Bài hát trong phim “Người Nữ tu tử đạo xứ Ấn đã lọt vào trong của danh sách giải Oscar”
Bộ phim nói về cuộc đời Sơ Rani Maria Vattali bị sát hại vì đấu tranh cho quyền lợi của dân nghèo vào năm 1995.
(Tin tức UCA)
Người Công Giáo Ấn bày tỏ sự vui mừng sau khi ba bài hát trong bộ phim dựa trên câu chuyện thực về một nữ tu bị sát hại đã lọt vào danh sách của giải Oscar về Bài hát hay nhất của giải Oscar năm 2024.
Ba bài hát này với tựa đề là “Diện Mạo của người không có mặt” (“The Face of the Faceless”) trong một bộ phim về cuộc đời và cuộc sát hại Sơ Rani Maria, một thành viên của Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC), thuộc Giáo Hội Công Giáo Phương đông Syro-Malabar, trụ sở tại bang Kerala ở miền nam Ấn Độ.
Trong Tuyên cáo ngày 19 tháng 12 Dòng cho biết các bài hát “Barala Tribal Song”, “Ek Sapna Mera Suhana” và “Jalta Hai Suraj” được sáng tác bởi nhạc sĩ Alphons Joseph cho Bộ phim tiếng Malayalam và Hindi đã được phát hành vào tháng trước (11/2023). Hàng nghìn người đổ xô đi xem phim tại các rạp ở Kerala, một miền đông người Công Giáo.
“Bộ phim đã được tuyển chọn cho các giải Oscar,” theo lời đạo diễn Shaison P. Ouseph cho hay.
Một nhân viên liên quan cho biết, Bộ phim được lồng tiếng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, bộ phim cho đến nay đã giành được hơn 30 giải thưởng tại nhiều hãng phim khác nhau trên thế giới.
Sơ Selmy Paul, em gái của nữ tu bị sát hại, cũng là thành viên của Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC) cho hay: “Thật là một niềm vui lớn cho chúng tôi khi biết rằng các bài hát trong bộ phim về Sơ Rani Maria được lọt vào cuộc tranh giải Oscar nổi tiếng”.
Sơ Paul nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12: “Tôi cảm thấy rất tự hào vì đây là một ân huệ đặc biệt từ Thiên Chúa, đây là một cơ hội tuyệt vời để nêu bật những hy sinh và đóng góp của Sr. Rani Maria cho sứ mạng của Giáo hội Ấn”.
Sơ Rani Maria Vattali sinh ra ở Kerala gia nhập Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC) vào năm 1971 và tuyên khấn trọn đời vào năm 1980.
Sơ bị đâm chết vào ngày 25 tháng 2 năm 1995, khi đang trên đường đến Kerala ở bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ.
Kẻ giết sơ là Samunder Singh, được thuê bởi những người chủ cho vay tiền, những kẻ chống đối lại công việc từ thiện của sơ cho dân làng nhằm giúp họ độc lập về kinh tế, nhưng lại đụng tới túi tiền của họ!
Tên Singh, lúc đó 22 tuổi, đã đâm sơ trên một chiếc chuyến xe buýt, ngay trước mặt những hành khách la hoảng và cố gắng ngăn cản hắn.
Nữ tu Rani 41 tuổi bị 54 vết đâm và chết bên lề đường ở Indore thuộc tỉnh Madhya Pradesh, một trong những bang của Ấn Độ có mức độ đàn áp Kitô giáo ở mức độ cao.
Tên sát thủ Singh đã bị kết án và bỏ tù vì tội giết người này. Tuy nhiên, gia đình sơ đã xin ân xá cho hắn và còn nhận hắn làm thành viên trong gia đình.
Năm 2002, Sơ Paul đến thăm Singh trong tù và cột một sợi dây thiêng gọi là “rakhi” trên cổ tay anh ta nhân dịp lễ hội huynh đệ của người Hindu, Rakshabandhan (mối ràng buộc thiêng liên), mở đường cho việc hắn được trả tự do sớm hơn.
Sơ Paul chia sẻ: “Về mặt nhân loại, chúng ta không thể tưởng tượng được việc dàn dựng một bộ phim về cuộc tử đạo của một nữ tu Công Giáo trong môi trường thù địch hiện nay ở đất nước này, nhưng điều đó đã xảy ra, vì có sự can thiệp của Thiên Chúa”.
“Đây là một dịp rất tự hào đối với chúng tôi”, Cha Anand Chirayath, một linh mục của giáo phận Indore nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12.
Vị linh mục, một cộng tác viên của nhóm sản xuất phim cho biết: “Bộ phim đã giúp làm nổi bật sự tranh đấu của một nhà truyền giáo và góp phần rất lớn trong việc dẹp tan các chiến dịch tiêu cực chống lại những người truyền giáo đang làm việc ở miền bắc Ấn Độ”.
Cha nói thêm: “Chắc chắn tranh giải thưởng toàn cầu này về các bài hát sẽ giúp làm nổi bật hơn nữa cuộc sống truyền giáo tại Ấn Độ vì bộ phim dựa trên câu chuyện đời thực chứ không giống như bất kỳ bộ phim hư cấu nào”.
Cha Patrick Joseph, một linh mục thế giá của giáo phận Indore, người quen biết với nữ tu Rani cho biết: “Thật là một niềm vui lớn khi bộ phim đang thu hút được sự chú ý của quốc tế”.
Cha Joseph nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12: “Bộ phim phơi bày những khó khăn mà những người truyền giáo của xứ Ấn phải trải qua trong thời gian đó, thậm chí không có đường sá, phương tiện di chuyển thích hợp và các cơ sở”.
Tòa thánh Vatican đã công nhận sự tử đạo của Sơ Rani và đã tôn phong chân phước cho sơ vào năm 2017.
Bộ phim nói về cuộc đời Sơ Rani Maria Vattali bị sát hại vì đấu tranh cho quyền lợi của dân nghèo vào năm 1995.
(Tin tức UCA)
Người Công Giáo Ấn bày tỏ sự vui mừng sau khi ba bài hát trong bộ phim dựa trên câu chuyện thực về một nữ tu bị sát hại đã lọt vào danh sách của giải Oscar về Bài hát hay nhất của giải Oscar năm 2024.
Ba bài hát này với tựa đề là “Diện Mạo của người không có mặt” (“The Face of the Faceless”) trong một bộ phim về cuộc đời và cuộc sát hại Sơ Rani Maria, một thành viên của Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC), thuộc Giáo Hội Công Giáo Phương đông Syro-Malabar, trụ sở tại bang Kerala ở miền nam Ấn Độ.
Trong Tuyên cáo ngày 19 tháng 12 Dòng cho biết các bài hát “Barala Tribal Song”, “Ek Sapna Mera Suhana” và “Jalta Hai Suraj” được sáng tác bởi nhạc sĩ Alphons Joseph cho Bộ phim tiếng Malayalam và Hindi đã được phát hành vào tháng trước (11/2023). Hàng nghìn người đổ xô đi xem phim tại các rạp ở Kerala, một miền đông người Công Giáo.
“Bộ phim đã được tuyển chọn cho các giải Oscar,” theo lời đạo diễn Shaison P. Ouseph cho hay.
Một nhân viên liên quan cho biết, Bộ phim được lồng tiếng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, bộ phim cho đến nay đã giành được hơn 30 giải thưởng tại nhiều hãng phim khác nhau trên thế giới.
Sơ Selmy Paul, em gái của nữ tu bị sát hại, cũng là thành viên của Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC) cho hay: “Thật là một niềm vui lớn cho chúng tôi khi biết rằng các bài hát trong bộ phim về Sơ Rani Maria được lọt vào cuộc tranh giải Oscar nổi tiếng”.
Sơ Paul nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12: “Tôi cảm thấy rất tự hào vì đây là một ân huệ đặc biệt từ Thiên Chúa, đây là một cơ hội tuyệt vời để nêu bật những hy sinh và đóng góp của Sr. Rani Maria cho sứ mạng của Giáo hội Ấn”.
Sơ Rani Maria Vattali sinh ra ở Kerala gia nhập Dòng Phan Sinh thánh Clara (FCC) vào năm 1971 và tuyên khấn trọn đời vào năm 1980.
Sơ bị đâm chết vào ngày 25 tháng 2 năm 1995, khi đang trên đường đến Kerala ở bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ.
Kẻ giết sơ là Samunder Singh, được thuê bởi những người chủ cho vay tiền, những kẻ chống đối lại công việc từ thiện của sơ cho dân làng nhằm giúp họ độc lập về kinh tế, nhưng lại đụng tới túi tiền của họ!
Tên Singh, lúc đó 22 tuổi, đã đâm sơ trên một chiếc chuyến xe buýt, ngay trước mặt những hành khách la hoảng và cố gắng ngăn cản hắn.
Nữ tu Rani 41 tuổi bị 54 vết đâm và chết bên lề đường ở Indore thuộc tỉnh Madhya Pradesh, một trong những bang của Ấn Độ có mức độ đàn áp Kitô giáo ở mức độ cao.
Tên sát thủ Singh đã bị kết án và bỏ tù vì tội giết người này. Tuy nhiên, gia đình sơ đã xin ân xá cho hắn và còn nhận hắn làm thành viên trong gia đình.
Năm 2002, Sơ Paul đến thăm Singh trong tù và cột một sợi dây thiêng gọi là “rakhi” trên cổ tay anh ta nhân dịp lễ hội huynh đệ của người Hindu, Rakshabandhan (mối ràng buộc thiêng liên), mở đường cho việc hắn được trả tự do sớm hơn.
Sơ Paul chia sẻ: “Về mặt nhân loại, chúng ta không thể tưởng tượng được việc dàn dựng một bộ phim về cuộc tử đạo của một nữ tu Công Giáo trong môi trường thù địch hiện nay ở đất nước này, nhưng điều đó đã xảy ra, vì có sự can thiệp của Thiên Chúa”.
“Đây là một dịp rất tự hào đối với chúng tôi”, Cha Anand Chirayath, một linh mục của giáo phận Indore nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12.
Vị linh mục, một cộng tác viên của nhóm sản xuất phim cho biết: “Bộ phim đã giúp làm nổi bật sự tranh đấu của một nhà truyền giáo và góp phần rất lớn trong việc dẹp tan các chiến dịch tiêu cực chống lại những người truyền giáo đang làm việc ở miền bắc Ấn Độ”.
Cha nói thêm: “Chắc chắn tranh giải thưởng toàn cầu này về các bài hát sẽ giúp làm nổi bật hơn nữa cuộc sống truyền giáo tại Ấn Độ vì bộ phim dựa trên câu chuyện đời thực chứ không giống như bất kỳ bộ phim hư cấu nào”.
Cha Patrick Joseph, một linh mục thế giá của giáo phận Indore, người quen biết với nữ tu Rani cho biết: “Thật là một niềm vui lớn khi bộ phim đang thu hút được sự chú ý của quốc tế”.
Cha Joseph nói với Thông tấn xã Á châu (UCA) vào ngày 21 tháng 12: “Bộ phim phơi bày những khó khăn mà những người truyền giáo của xứ Ấn phải trải qua trong thời gian đó, thậm chí không có đường sá, phương tiện di chuyển thích hợp và các cơ sở”.
Tòa thánh Vatican đã công nhận sự tử đạo của Sơ Rani và đã tôn phong chân phước cho sơ vào năm 2017.