Faydra Shapiro, thành viên cấp cao của Dự án Philos và điều khiển Trung tâm Quan hệ Do Thái-Kitô giáo Israel, trên tạp chí First Things, ngày 12/07/23, nhận định rằng: Vào ngày 6 tháng 10, Israel là một quốc gia bị chia rẽ. Các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn đã làm rung chuyển đất nước trong nhiều tháng. Hàng trăm quân nhân dự bị đã từ chối phục vụ. Gia đình và tình bạn bắt đầu rạn nứt do niềm tin khác nhau. Cơ cấu xã hội của chúng tôi dường như đang bị tháo gỡ.
Vào ngày 7 tháng 10, tất cả đã thay đổi. Đêm hôm đó, ngay khi ngày lễ kết thúc, chúng tôi nhảy lên xe hơi và bắt đầu đưa binh lính về căn cứ của họ, đón họ từ nhà, bến xe buýt và điểm đón.
Hàng trăm ngàn quân nhân dự bị đã được triệu tập trở lại nghĩa vụ quân sự. Khoảng 150,000 người đã được sơ tán theo lệnh của chính phủ khỏi biên giới phía nam và phía bắc. Số lượng người di dời tự nguyện—những người đã chọn rời khỏi các thành phố đang bị đe dọa tên lửa hàng ngày nhưng không rời khỏi ngay gần biên giới—cũng rất đáng kể. Các căn hộ trống rỗng. Những chiếc ô tô bị bỏ rơi nằm dọc hai bên đường cao tốc. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị đóng cửa. Trong vài tuần qua, khoảng 50,000 người Israel đã mất việc hoặc phải nghỉ phép không lương do ảnh hưởng của chiến tranh.
Công chúng Israel ít tin tưởng vào chính phủ, định chế có nhiệm vụ bảo vệ công dân của mình. Với những rạn nứt trong xã hội Israel, người ta có thể mong đợi sẽ thấy những dấu hiệu tan vỡ xã hội: cướp bóc, đột nhập, bạo lực trên đường phố. Nhưng không có điều nào trong số đó đã xảy ra.
Thay vào đó, hàng triệu người Israel đang đóng gói bánh mì, giao thiết bị, quyên tiền, cho thuê xe, mở trường học đặc biệt cho người sơ tán, dọn dẹp hầm trú ẩn tên lửa, thu hoạch cà chua, v.v., tất cả đều trên cơ sở cộng đồng, tình nguyện, cấp cơ sở. Không việc nào trong số này được tổ chức bởi nhà nước. Đây là việc làm của cá nhân công dân. Trẻ và già, cực kỳ Chính thống và thế tục, giới tinh hoa chuyên nghiệp của Ashkenazi và những người Mizrahim, người Ả Rập và người Do Thái bị tước quyền công dân trong lịch sử — mọi người đều đang làm điều gì đó.
Một nghiên cứu gần đây do Viện Nghiên cứu Xã hội Dân sự và Từ thiện tại Đại học Do Thái công bố cho thấy trong vòng hai tuần, gần 50% công dân Israel đã tình nguyện bằng cách này hay cách khác. Con số đó bao gồm tỷ lệ tình nguyện viên là 29% trong số các công dân Ả Rập.
Phản ứng của Israel gợi nhớ đến phản ứng dân sự của Mỹ trong các cuộc chiến tranh thế giới. Các sáng kiến như thu gom phế liệu và vườn chiến thắng đã giúp ích cho nỗ lực chiến tranh. Tuy nhiên, nước Mỹ đã thay đổi. Trong các cuộc biểu tình BLM [mạng sống da đen đáng kể], ít nhất 30 bang đã triển khai hơn 43,000 lính Vệ binh Quốc gia vào đầu tháng 6 để duy trì luật pháp và trật tự. Hơn 200 thành phố cần phải áp đặt lệnh giới nghiêm và khoảng 14,000 vụ bắt giữ đã được thực hiện. Các vụ phá hoại, cướp bóc và đốt phá diễn ra trong hai tuần đã gây thiệt hại ít nhất một tỷ đô la.
Làm thế nào mà Israel không rơi vào tình trạng hỗn loạn tương tự? Trong cuốn sách mới The Genius of Israel [thiên tài Israel], Dan Senor và Saul Singer đưa ra câu trả lời: Bất chấp các mối đe dọa an ninh, thách thức kinh tế và tranh chấp nội bộ của Israel, người Israel nhìn chung hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và hài lòng hơn với cuộc sống so với công dân của các nước OECD [phương tây phát triển] khác. Người trẻ có nhiều cơ hội đảm nhận các vị trí lãnh đạo sớm hơn và có nhiều khả năng kết hôn hơn; hầu hết sống trong các cộng đồng đa thế hệ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có một ý thức chung về lịch sử và mục đích quốc gia. Thiên tài Israel được viết trước ngày 7 tháng 10, nhưng nhận xét của các tác giả vẫn đứng vững.
Nhiều năm trước, tôi đã đưa ra một quyết định cấp tiến. Tôi từ bỏ vị trí giáo sư đại học êm ái ở Canada và chuyển gia đình trẻ của chúng tôi đến Israel. Mọi người đều bị sốc. Suy cho cùng, chúng tôi sở hữu một ngôi nhà, có một cộng đồng Do Thái thoải mái, và tôi dạy học và viết sách để kiếm sống với công việc ổn định và mức lương cao.
Có những ngày, Israel giống như Đan Mạch. Những ngày khác, nó có cảm giác giống Nigeria hơn. Xe buýt có thể chạy ngang qua bạn ở điểm dừng nếu chúng đến; các ngân hàng và dịch vụ công cộng đóng cửa vào những giờ bất thường vào những ngày ngẫu nhiên trong tuần; mọi người lái xe thất thường. Không có nhiều ranh giới hoặc quyền riêng tư. (Tôi vẫn đang mang trong mình một số cân nặng sau khi sinh con thì một người phụ nữ mà tôi hầu như không biết đã chúc mừng tôi có thai và sau đó, sau khi được đính chính, đã không ngần ngại hỏi tôi tại sao tôi vẫn chưa có thai lại.)
Tôi chắc chắn chưa bao giờ mong đợi sẽ nuôi dạy con mình ở vùng đang có chiến sự. Tuy nhiên tôi tin rằng chúng ta sống ở đây một cuộc sống có ý nghĩa hơn so với ở Bắc Mỹ. Sự thoải mái của một xã hội lái xe [qua tiệm ăn] suốt 24 giờ và sự thoải mái với mức lương cao hơn và hàng tiêu dùng rẻ hơn sẽ không bao giờ đủ để ngăn chặn tình trạng bất ổn hiện hữu của phương Tây.
Những đứa con lớn của tôi khác với những người anh em họ Bắc Mỹ của chúng. Con gái 20 tuổi của tôi sắp sinh đứa cháu đầu lòng sau khi làm tình nguyện viên ở bệnh viện được một năm. Cô con gái không Chính thống của tôi và bạn trai của cô ấy dành phần lớn những ngày nghỉ lễ quý giá từ quân đội về nhà cùng với gia đình của họ - bao gồm cả ông bà - mà không cần suy nghĩ kỹ. Con trai 23 tuổi của tôi dự định kết hôn với người yêu trong năm nay, thậm chí trước cả khi bắt đầu học ban cử nhân, chỉ đến sau thời gian học ở chủng viện Chính thống Do thái giáo [yeshiva] và nghĩa vụ chiến đấu. Trẻ em Israel lớn lên với ý thức thuộc về, ý thức về nghĩa vụ. Họ là những người bảo vệ cộng đồng của chúng tôi và kiểm soát biên giới của chúng tôi. Họ đang định hình diễn ngôn quốc gia và nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo. Họ biết rằng họ được cần đến, rằng cuộc sống và những lựa chọn của họ rất quan trọng và họ không đơn độc.
Một bài bình luận của người Do Thái ở thế kỷ thứ năm về sách Lêvi đưa ra một câu chuyện đơn giản nhưng gợi hình được cho là của Rabbi Shimon bar Yohai. Nó minh họa mối quan hệ giữa tội lỗi cá nhân và dân tộc Israel: “Một người đàn ông trên thuyền bắt đầu khoan một lỗ dưới ghế ngồi. Những hành khách đồng hành của anh phản đối. ‘Anh quan tâm đến vấn đề gì?’ anh trả lời. ‘Tôi đang khoét một lỗ dưới ghế của tôi, không phải của bạn.’ Họ trả lời: ‘Đúng vậy, nhưng khi nước tràn vào, nó sẽ làm chìm cả chiếc thuyền và tất cả chúng ta sẽ chết đuối.’”
Ở Israel, chúng tôi biết rằng quyền lực thực sự không nằm ở cá nhân hay chính phủ mà ở đâu đó ở giữa. Nó cư trú trong gia đình, cộng đồng, khu phố. Đây là những không gian cho phép chúng ta sống đích thực và cá nhân, nhưng không cô đơn. Tích cực và xây dựng khi đối mặt với nguy hiểm. Và để tự do không đồng ý và chỉ trích mà không làm chìm con thuyền mà tất cả chúng tôi đều cùng đang ở trong với nhau.