Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu (COP28): Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM) kêu gọi hành động khẩn cấp như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu diễn ra tại Dubai, đại diện của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi các đại biểu hành động theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô về khí hậu, nhấn mạnh vai tới trò của Giáo hội trong việc xây dựng công lý.
(Tin Vatican - Francesca Merlo và Marine Henriot)
Kỳ vọng của SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar) đối với COP28 là một khẩn thiết phù hợp với “khuyến nghị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn mới Laudate Deum, vì không có hành động nào được thực hành sau Đại hội COP27”.
Trao đổi với nữ ký giả Marine Henriot ở Dubai, Linh mục Jean Germain Rajoelison, Phó Tổng thứ ký hai phụ của Ủy ban Công lý, Hòa bình và Phát triển của SECAM, nhấn mạnh nhu cầu quan trọng về thành quả thiết thực của Hội nghị này.
Đối với các nạn nhân của biến đổi khí hậu
Cha nhấn mạnh, một trong những lĩnh vực cần hành động ngay lập tức là giảm bớt lượng khí thải carbon, đặc biệt đối với các khu vực dễ bị tổn thương như Madagascar.
Cha lưu ý: “Madagascar, đặc biệt là ở miền nam, là nạn nhân của hạn hán và chúng ta cần cứu vãn thảm trạng này”.
Cha Rajoelison đã thu hút sự chú ý về nỗ lực cố gắng của một số quốc gia phát triển, vốn đã thể hiện sự quảng đại hỗ trợ các quốc gia nghèo, nhấn mạnh đến khái niệm quân bình về khí hậu.
Cha Rajoelison nói: “Đối với chúng tôi, sự quân bình khí hậu là quan trọng. “Chúng ta phải quan tâm đến những nạn nhân của sự biến đổi khí hậu.”
Cha kêu gọi điều này phải được thực hiện, đồng thời lặp lại những cảm xúc của Đức Thánh Cha Phanxicô về một cuộc tái hoàn sinh, một sự thay đổi hành động và não trạng suy tư.
Vai trò của Giáo hội
Cha Rajoelison tiếp tục nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Giáo hội trong việc vận động cho những nạn nhân không có tiếng nói của sự biến đổi khí hậu.
Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi, cùng với các hội nghị khu vực ở Châu Phi và các tín hữu cam kết, đang tích cực tham gia vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này”, cha nhấn mạnh, đồng thời củng cố sự cam kết của Giáo hội trong việc thúc đẩy nhân quyền và xóa đói giảm nghèo.
Cha Rajoelison nhấn mạnh: “Giáo Hội Công Giáo, thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình, là tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng!”
Cha nhấn mạnh đến những nỗ lực hợp tác với cả các tổ chức Công Giáo và các tổ chức phi chính phủ để truyền đạt hiệu năng thông điệp của Giáo hội và chống lại sự chênh lệch xã hội.
Khi được hỏi về nỗ lực của Châu Phi tại COP28, cha Rajoelison bày tỏ sự lạc quan mà nhấn mạnh rằng “các nước châu Phi thể hiện tình đoàn kết với nhau để thiết lập một thế giới mới ở châu Phi, nơi công lý, hòa bình và tình huynh đệ được ngự trị”.
Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu diễn ra tại Dubai, đại diện của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi các đại biểu hành động theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô về khí hậu, nhấn mạnh vai tới trò của Giáo hội trong việc xây dựng công lý.
(Tin Vatican - Francesca Merlo và Marine Henriot)
Kỳ vọng của SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar) đối với COP28 là một khẩn thiết phù hợp với “khuyến nghị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn mới Laudate Deum, vì không có hành động nào được thực hành sau Đại hội COP27”.
Trao đổi với nữ ký giả Marine Henriot ở Dubai, Linh mục Jean Germain Rajoelison, Phó Tổng thứ ký hai phụ của Ủy ban Công lý, Hòa bình và Phát triển của SECAM, nhấn mạnh nhu cầu quan trọng về thành quả thiết thực của Hội nghị này.
Đối với các nạn nhân của biến đổi khí hậu
Cha nhấn mạnh, một trong những lĩnh vực cần hành động ngay lập tức là giảm bớt lượng khí thải carbon, đặc biệt đối với các khu vực dễ bị tổn thương như Madagascar.
Cha lưu ý: “Madagascar, đặc biệt là ở miền nam, là nạn nhân của hạn hán và chúng ta cần cứu vãn thảm trạng này”.
Cha Rajoelison đã thu hút sự chú ý về nỗ lực cố gắng của một số quốc gia phát triển, vốn đã thể hiện sự quảng đại hỗ trợ các quốc gia nghèo, nhấn mạnh đến khái niệm quân bình về khí hậu.
Cha Rajoelison nói: “Đối với chúng tôi, sự quân bình khí hậu là quan trọng. “Chúng ta phải quan tâm đến những nạn nhân của sự biến đổi khí hậu.”
Cha kêu gọi điều này phải được thực hiện, đồng thời lặp lại những cảm xúc của Đức Thánh Cha Phanxicô về một cuộc tái hoàn sinh, một sự thay đổi hành động và não trạng suy tư.
Vai trò của Giáo hội
Cha Rajoelison tiếp tục nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Giáo hội trong việc vận động cho những nạn nhân không có tiếng nói của sự biến đổi khí hậu.
Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi, cùng với các hội nghị khu vực ở Châu Phi và các tín hữu cam kết, đang tích cực tham gia vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này”, cha nhấn mạnh, đồng thời củng cố sự cam kết của Giáo hội trong việc thúc đẩy nhân quyền và xóa đói giảm nghèo.
Cha Rajoelison nhấn mạnh: “Giáo Hội Công Giáo, thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình, là tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng!”
Cha nhấn mạnh đến những nỗ lực hợp tác với cả các tổ chức Công Giáo và các tổ chức phi chính phủ để truyền đạt hiệu năng thông điệp của Giáo hội và chống lại sự chênh lệch xã hội.
Khi được hỏi về nỗ lực của Châu Phi tại COP28, cha Rajoelison bày tỏ sự lạc quan mà nhấn mạnh rằng “các nước châu Phi thể hiện tình đoàn kết với nhau để thiết lập một thế giới mới ở châu Phi, nơi công lý, hòa bình và tình huynh đệ được ngự trị”.