Giải Gaza, không an toàn cả, hiện có 19 người Úc kẹt tại đây!
Bà Fidaa Alraj của Tổ chức Từ thiện Oxfam mô tả tình hình nguy hiểm ở Gaza, nơi các cuộc không kích và tấn công của Israel tiếp tục tấn công và phong tỏa các nguồn cung cấp thiết yếu. “Đêm qua,” bà nói, “tôi không tin là chúng tôi sẽ sống sót để nhìn thấy ngày mới.”
(Tin Vatican - Alessandro Guarasci và Linda Bordoni)
Các cơ quan nhân đạo cảnh báo rằng các nguồn nhu yếu cấp thiết đang cạn kiệt ở giải Gaza sau khi Israel bao vây toàn bộ khu vực vào hôm thứ Hai; họ đã cắt điện; ngăn chặn thực phẩm, nhiên liệu và nước; và đóng cửa tất cả các điểm ra vào sau các cuộc tấn công cuối tuần của Hamas khiến hơn 1.300 người thiệt mạng.
Trong khi đó, như Fidaa Alraj kể lại, người dân sống tại Gaza đang sống trong nỗi kinh hoàng khi các cuộc không kích và đánh bom trút xuống như mưa xuống vùng làng mạc và thành thị!
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hòa bình và đôi bên Israel-Hamas hãy kiềm chế…
Bà Fidaa Alraj của Oxfam nói: “Tôi không mô tả nổi tình hình ở Gaza,” Điều phối viên An ninh Lương thực, Tài chánh & An toàn của Oxfam tại khu vực cho biết, đồng thời giải thích rằng Gaza "là một giải đất có diện tích không quá 360 km2" nhưng là lãnh thổ có mật số cao nhất trên thế giới.
Một địa ngục sống
Bà nói, đã 16 năm qua, kể từ ngày giải Gaza bị phong tỏa nhưng ba ngày qua nó đã trở nên “địa ngục trần gian”.
“Đêm qua, thực lòng tôi không tin là chúng tôi sẽ sống xót để nhìn thấy mặt trời mọc vào buổi sáng nay. Đó là một đêm kinh hoàng. Những vụ đánh bom không ngừng, những cuộc không kích không ngơi, những vụ đánh bom từ biển, dưới đất, trên không, khắp mọi nơi khiến bạn mất phương hướng!”
“Đêm qua, thực lòng tôi không tin chúng ta sẽ sống để nhìn thấy mặt trời mọc vào buổi sáng nay.”
“Chúng tôi không biết bom từ đâu và đi đâu. Nó có thể rơi xuống đầu chúng tôi bất cứ lúc nào.”
Bà Alraj cho biết cả gia đình, thường dân đang trú ẩn trong nhà đều có thể bị bom. Trong nhiều trường hợp, bà ấy tiếp tục, “Nhà của họ đã bị san bằng trước mặt họ!”
Bà giải thích, những người sống sót, là những người may mắn có được tầng hầm che chở, nhưng rồi lại bị kẹt dưới đống đổ nát của những tòa nhà bị xập quanh đó.
Bà ấy cho hay điều này đang xảy ra, tại các “quảng trường, khu dân cư, trung tâm thành phố,” những nơi được coi là an toàn nhất ở Gaza! Mọi người được yêu cầu rời khỏi nhà của mình...
Hoàn toàn nhầm lẫn
Bà Alraj tiếp tục, cách mọi người được yêu cầu sơ tán là không thể tin được, vì những dòng tweet của người phát ngôn Israel xuất hiện cho hay quảng trường này hoặc quảng trường kia phải được sơ tán hoặc mọi người sẽ nhận được tin nhắn trên mạng xã hội hoặc nghe qua các thông báo...
“Vì vậy, không ai nghĩ rằng họ phải sơ tán, khi nào, tại sao và quan trọng nhất là di tản đi đâu,” bà ấy nhấn mạnh trên thực tế “không có nơi nào để đi tại Gaza mà bạn có thể nói là an toàn hơn những nơi khác. Chẳng có nơi nào để trú ẩn cả!”
“Không có nơi nào ở Gaza mà bạn có thể nói là an toàn hơn nơi nào. Chẳng có nơi nào để trú ẩn cả.”
Bà Alraj mô tả tình huống “đêm qua mọi người đã phải chạy ra đường… mà không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
Bà ấy nói: “Những ngôi nhà, những con đường, những quảng trường đây đó đều bị đánh bom!” Người người chứng kiến và bị giết, bị thương và xe cứu thương không thể đến được với họ.
Bà cho biết thêm, xe cứu thương cũng bị bắn, nhắm mục tiêu trực tiếp, giết cả những người bị thương và các nhân viên y tế.
Theo thống kế của chính phủ Úc thì tại Thánh địa có tới 10,000 người Úc sinh sống và làm việc, không tính tới những người du lịch hành hương. Trong số đó có 19 người báo đang kẹt ở giải Gaza.
Sống trong bóng đêm
Người dân đã trải nghiệm chỉ có một hoặc hai giờ có điện trong 24 giờ, Bà Alraj cho biết toàn vùng Gaza đã sống trong bóng tối hoàn toàn trong hai ngày qua và máy phát điện nào tồn tại đều sắp hết nhiên liệu.
Bà cho biết thêm, nước cũng đã bị cắt hoàn toàn trên toàn giải Gaza, “vì vậy chúng tôi đang xử dụng nước một cách rất tiết kiệm”.
Bà cho hay thực phẩm và vật tư đang cạn kiệt và kể từ thứ Tư, các vụ thảm sát đã diễn ra ở các khu chợ trung tâm, nơi mọi người đang cố gắng mua chút thực phẩm dự trữ.
“Các vụ thảm sát đã xảy ra ở các khu chợ trung tâm, nơi người dân đang cố gắng mua thực phẩm.”
Vì vậy, bây giờ họ đang cố gắng xử dụng những gì họ có trong nhà, với những gì “họ đã dự trữ được trong ngày đầu tiên hoặc những giờ đầu tiên của sự kiện bắt đầu vào thứ Bảy”.
Tình hình tại các bệnh viện
Quan chức của Oxfam mô tả tình hình tại các bệnh viện thật là “quá tải”, khi họ không còn nhân viên, vật tư y tế, thiết bị, trong khi số người bị thương lên tới hàng nghìn người.
Bà ấy nói rằng hôm thứ Tư, Bộ Y tế đã đưa ra lời kêu gọi chính thức các tình nguyện viên yêu cầu bất kỳ ai có chứng chỉ y tế hoặc bất kỳ kinh nghiệm y tế nào hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc y tế gần nhất “để được cung cấp dịch vụ chữa trị cho họ vì các bệnh viện đều quá tải”.
“Tôi biết bạn bè và gia đình,” bà Fidaa Alraj kết luận, “những người vẫn chưa nhận được thi thể của người thân đã chết vì có quá nhiều người trong bệnh viện và không có đủ nhân viên để cho biết ai là ai, để nhận dạng thi thể, hoặc thực hiện những thu xếp cần thiết để trao thi thể cho các gia đình.”
Người chết
Theo Bộ Y tế Palestine, hơn 1.400 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương, sau khi Israel bắt đầu phong tỏa giải Gaza, đáp trả lại các cuộc tấn công do phong trào Hồi giáo Hamas thực hiện nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10. Theo các nguồn tin quân sự Israel và các quan chức Palestine, hơn 4.000 người, trong đó có 1.500 chiến binh Hamas, đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương ở Gaza và Israel kể từ ngày 7 tháng 10.
Bà Fidaa Alraj của Tổ chức Từ thiện Oxfam mô tả tình hình nguy hiểm ở Gaza, nơi các cuộc không kích và tấn công của Israel tiếp tục tấn công và phong tỏa các nguồn cung cấp thiết yếu. “Đêm qua,” bà nói, “tôi không tin là chúng tôi sẽ sống sót để nhìn thấy ngày mới.”
(Tin Vatican - Alessandro Guarasci và Linda Bordoni)
Các cơ quan nhân đạo cảnh báo rằng các nguồn nhu yếu cấp thiết đang cạn kiệt ở giải Gaza sau khi Israel bao vây toàn bộ khu vực vào hôm thứ Hai; họ đã cắt điện; ngăn chặn thực phẩm, nhiên liệu và nước; và đóng cửa tất cả các điểm ra vào sau các cuộc tấn công cuối tuần của Hamas khiến hơn 1.300 người thiệt mạng.
Trong khi đó, như Fidaa Alraj kể lại, người dân sống tại Gaza đang sống trong nỗi kinh hoàng khi các cuộc không kích và đánh bom trút xuống như mưa xuống vùng làng mạc và thành thị!
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hòa bình và đôi bên Israel-Hamas hãy kiềm chế…
Bà Fidaa Alraj của Oxfam nói: “Tôi không mô tả nổi tình hình ở Gaza,” Điều phối viên An ninh Lương thực, Tài chánh & An toàn của Oxfam tại khu vực cho biết, đồng thời giải thích rằng Gaza "là một giải đất có diện tích không quá 360 km2" nhưng là lãnh thổ có mật số cao nhất trên thế giới.
Một địa ngục sống
Bà nói, đã 16 năm qua, kể từ ngày giải Gaza bị phong tỏa nhưng ba ngày qua nó đã trở nên “địa ngục trần gian”.
“Đêm qua, thực lòng tôi không tin là chúng tôi sẽ sống xót để nhìn thấy mặt trời mọc vào buổi sáng nay. Đó là một đêm kinh hoàng. Những vụ đánh bom không ngừng, những cuộc không kích không ngơi, những vụ đánh bom từ biển, dưới đất, trên không, khắp mọi nơi khiến bạn mất phương hướng!”
“Đêm qua, thực lòng tôi không tin chúng ta sẽ sống để nhìn thấy mặt trời mọc vào buổi sáng nay.”
“Chúng tôi không biết bom từ đâu và đi đâu. Nó có thể rơi xuống đầu chúng tôi bất cứ lúc nào.”
Bà Alraj cho biết cả gia đình, thường dân đang trú ẩn trong nhà đều có thể bị bom. Trong nhiều trường hợp, bà ấy tiếp tục, “Nhà của họ đã bị san bằng trước mặt họ!”
Bà giải thích, những người sống sót, là những người may mắn có được tầng hầm che chở, nhưng rồi lại bị kẹt dưới đống đổ nát của những tòa nhà bị xập quanh đó.
Bà ấy cho hay điều này đang xảy ra, tại các “quảng trường, khu dân cư, trung tâm thành phố,” những nơi được coi là an toàn nhất ở Gaza! Mọi người được yêu cầu rời khỏi nhà của mình...
Hoàn toàn nhầm lẫn
Bà Alraj tiếp tục, cách mọi người được yêu cầu sơ tán là không thể tin được, vì những dòng tweet của người phát ngôn Israel xuất hiện cho hay quảng trường này hoặc quảng trường kia phải được sơ tán hoặc mọi người sẽ nhận được tin nhắn trên mạng xã hội hoặc nghe qua các thông báo...
“Vì vậy, không ai nghĩ rằng họ phải sơ tán, khi nào, tại sao và quan trọng nhất là di tản đi đâu,” bà ấy nhấn mạnh trên thực tế “không có nơi nào để đi tại Gaza mà bạn có thể nói là an toàn hơn những nơi khác. Chẳng có nơi nào để trú ẩn cả!”
“Không có nơi nào ở Gaza mà bạn có thể nói là an toàn hơn nơi nào. Chẳng có nơi nào để trú ẩn cả.”
Bà Alraj mô tả tình huống “đêm qua mọi người đã phải chạy ra đường… mà không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
Bà ấy nói: “Những ngôi nhà, những con đường, những quảng trường đây đó đều bị đánh bom!” Người người chứng kiến và bị giết, bị thương và xe cứu thương không thể đến được với họ.
Bà cho biết thêm, xe cứu thương cũng bị bắn, nhắm mục tiêu trực tiếp, giết cả những người bị thương và các nhân viên y tế.
Theo thống kế của chính phủ Úc thì tại Thánh địa có tới 10,000 người Úc sinh sống và làm việc, không tính tới những người du lịch hành hương. Trong số đó có 19 người báo đang kẹt ở giải Gaza.
Sống trong bóng đêm
Người dân đã trải nghiệm chỉ có một hoặc hai giờ có điện trong 24 giờ, Bà Alraj cho biết toàn vùng Gaza đã sống trong bóng tối hoàn toàn trong hai ngày qua và máy phát điện nào tồn tại đều sắp hết nhiên liệu.
Bà cho biết thêm, nước cũng đã bị cắt hoàn toàn trên toàn giải Gaza, “vì vậy chúng tôi đang xử dụng nước một cách rất tiết kiệm”.
Bà cho hay thực phẩm và vật tư đang cạn kiệt và kể từ thứ Tư, các vụ thảm sát đã diễn ra ở các khu chợ trung tâm, nơi mọi người đang cố gắng mua chút thực phẩm dự trữ.
“Các vụ thảm sát đã xảy ra ở các khu chợ trung tâm, nơi người dân đang cố gắng mua thực phẩm.”
Vì vậy, bây giờ họ đang cố gắng xử dụng những gì họ có trong nhà, với những gì “họ đã dự trữ được trong ngày đầu tiên hoặc những giờ đầu tiên của sự kiện bắt đầu vào thứ Bảy”.
Tình hình tại các bệnh viện
Quan chức của Oxfam mô tả tình hình tại các bệnh viện thật là “quá tải”, khi họ không còn nhân viên, vật tư y tế, thiết bị, trong khi số người bị thương lên tới hàng nghìn người.
Bà ấy nói rằng hôm thứ Tư, Bộ Y tế đã đưa ra lời kêu gọi chính thức các tình nguyện viên yêu cầu bất kỳ ai có chứng chỉ y tế hoặc bất kỳ kinh nghiệm y tế nào hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc y tế gần nhất “để được cung cấp dịch vụ chữa trị cho họ vì các bệnh viện đều quá tải”.
“Tôi biết bạn bè và gia đình,” bà Fidaa Alraj kết luận, “những người vẫn chưa nhận được thi thể của người thân đã chết vì có quá nhiều người trong bệnh viện và không có đủ nhân viên để cho biết ai là ai, để nhận dạng thi thể, hoặc thực hiện những thu xếp cần thiết để trao thi thể cho các gia đình.”
Người chết
Theo Bộ Y tế Palestine, hơn 1.400 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương, sau khi Israel bắt đầu phong tỏa giải Gaza, đáp trả lại các cuộc tấn công do phong trào Hồi giáo Hamas thực hiện nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10. Theo các nguồn tin quân sự Israel và các quan chức Palestine, hơn 4.000 người, trong đó có 1.500 chiến binh Hamas, đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương ở Gaza và Israel kể từ ngày 7 tháng 10.