ĐHY Parolin: Đức Thánh Cha bổ nhiệm giám mục Thượng Hải vì lợi ích của giáo phận và việc đối thoại
Trong một cuộc phỏng vấn với Truyền thông Vatican, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh giải thích lý do việc bổ nhiệm Giám mục Shen Bin, “một mục tử đáng kính” và nhắc lại mong muốn đối thoại của Giáo Hội Công Giáo, hy vọng mở văn phòng liên lạc thường trực của Tòa thánh tại Trung Quốc.
(Tin Vatican)
Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa Tòa thánh và Trung Quốc liên quan đến Thỏa thuận tạm thời kể từ tháng 9 năm 2018, và sau đó được gia hạn vào năm 2020 và 2022, quy định việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các giám mục ở quốc gia châu Á này. ĐHY nhắc lại “nguyên tắc cơ bản” phải được tôn trọng, đó là “các quyết định được đưa ra trong sự đồng thuận”. ĐHY mô tả đây là con đường phức tạp mà “những trở ngại” có thể làm sa sút “niềm tin và sáng kiến tích cực”. Nhưng đồng thời, ĐHY lưu ý, đó là “một con đường đòi buộc để ”vượt qua những khó khăn để có “lý do mà đối thoại”.
Sự kiện gần đây
Trong cái nhìn tổng quan của mình, ĐHY Quốc vụ khanh bắt đầu từ trường hợp của Giám mục Joseph Shen Bin của Thượng Hải, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm hôm nay, người mà chính quyền Trung Quốc trên thực tế đã thuyên chuyển đến chức vụ này từ Giáo phận Hải Môn trước đây, mà không có thỏa thuận với Tòa thánh như Thỏa thuận đã quy định. Điều này xảy ra khoảng một tháng sau khi gia hạn Thỏa thuận gần đây nhất! Bắc Kinh cũng đã bổ nhiệm Giám mục Yujiang, John Peng Weizhao, làm Phụ tá Giáo phận Giang Tây, giáo phận không được Tòa thánh công nhận, tin này là tin "bất ngờ và đáng tiếc”.
Vấn đề đang chờ để được giải quyết
Mô tả Giám mục Shen Bin là một “mục tử đáng kính”, trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Đức Thánh Cha “tuy đã hợp thức hóa trường hợp bất thường này về giáo luật” vì “lợi ích lớn hơn của giáo phận.” Tuy nhiên, ĐHY Ngoại trưởng lưu ý, cách hành xử này “dường như coi thường tinh thần đối thoại và hợp tác đã được thiết lập giữa Vatican và Trung Quốc trong nhiều năm và được đề cập đến trong Thỏa thuận.” Ví dụ, có những “vấn đề đang chờ xử lý” khác liên quan đến hai Giám Mục Phụ Tá - Thaddeus Ma Daqin, vẫn bị treo, và Joseph Xing Wenzhi, đã nghỉ hưu - đòi hỏi một “giải pháp công bằng và khôn ngoan”.
Đồng thuận để tránh những bất đồng
Trong câu trả lời của mình cho năm câu phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh tới sự cần thiết của “đối thoại cởi mở” và “gặp gỡ một cách tôn trọng về phía Trung Quốc.” Nếu việc thuyên chuyển là một phần “quyền của Giáo hội,” và không thấy có trở ngại nào cho việc này được diễn ra ở Trung Quốc, thì vấn đề, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại, “sẽ phát sinh nếu chúng được tiến hành một cách không có sự đồng thuận,” trong khi “việc áp dụng đúng Hiệp ước giúp tránh được những khó khăn như vậy.” Do đó, điều “không thể thiếu” là “tất cả việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, bao gồm cả việc thuyên chuyển, phải được thực hiện trên cơ sở đồng thuận, như đã thỏa thuận, và để duy trì tinh thần đối thoại giữa hai Bên. Cùng nhau, chúng ta phải tránh những tình huống bất hòa tạo ra những bất đồng và hiểu lầm.”
Ba vấn đề cấp bách
Sau đó, Đức Hồng Y Parolin tập trung vào một số vấn đề mà theo ý kiến của ngài “cần phải được giải quyết khẩn cấp”.
ĐHY nêu ra ba vấn đề: Hội đồng Giám mục, sự liên lạc của các giám mục Trung Quốc với Đức Giáo Hoàng, và truyền giáo. Ngài nhấn mạnh, việc thành lập một Hội đồng Giám mục sẽ giúp thực hiện những mong muốn của Tòa Thánh “để giúp phát triển trong trách vụ của các Giám mục trong việc lãnh đạo Giáo hội ở Trung Quốc”.
Trong bối cảnh này, ngài nói tiếp, “cần có sự giao tiếp thường xuyên của các Giám mục Trung Quốc với Giám mục Rôma, điều không thể thiếu để hiệp thông hiệu quả, dẫu biết rằng tất cả những điều này thuộc về cấu trúc và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, điều mà chính quyền Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ không muốn thay đổi.” Bất chấp “nhiều cảnh giác” có thể “làm chậm lại và cản trở công việc rao giảng Tin Mừng,” người Công Giáo Trung Quốc, “ngay cả những người được cho là ‘bí mật’, cũng đáng được tin tưởng,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định, “bởi vì họ chân thành muốn trở thành những công dân trung thành và được tôn trọng trong lương tâm và đức tin của họ.” Do đó, cần phải vượt qua “sự ngờ vực đối với Công Giáo, vốn không phải là một tôn giáo bị coi là xa lạ, chứ đừng nói đến việc đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc”.
Văn phòng liên lạc tại Trung Quốc
Đức Hồng Y Parolin nói ngài muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này, “bởi vì các tín hữu Công Giáo, không chỉ ở Trung Quốc, có quyền được thông tin chính xác.” ĐHY thừa nhận “những trở ngại được đặt ra đã làm xói mòn niềm tin và giảm sút tình hữu nghị, nhưng những lý do để đối thoại còn mạnh mẽ hơn.” Và để giúp cho việc đối thoại giữa hai bên “trôi chảy và hiệu quả hơn”, Đức Hồng Y Parolin đề xuất “việc mở một văn phòng liên lạc phải được thành lập tại Trung Quốc,” văn phòng này “không chỉ giúp cho việc đối thoại với chính quyền dân sự, mà còn góp phần vào sự hòa giải hoàn toàn giữa Giáo hội Trung Quốc và hành trình hướng tới một sự bình thường hóa.”
Để kết luận, ĐHY lưu ý "chúng ta đã ký một Thỏa thuận có thể nói là có tính cách lịch sử, tuy nhiên, nó cần được áp dụng toàn bộ và đúng đắn nhất có thể." ĐHY đảm bảo rằng Tòa thánh “quyết tâm thực hiện phần việc của mình để đảm bảo rằng cuộc hành trình vẫn được tiếp tục.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Truyền thông Vatican, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh giải thích lý do việc bổ nhiệm Giám mục Shen Bin, “một mục tử đáng kính” và nhắc lại mong muốn đối thoại của Giáo Hội Công Giáo, hy vọng mở văn phòng liên lạc thường trực của Tòa thánh tại Trung Quốc.
(Tin Vatican)
Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa Tòa thánh và Trung Quốc liên quan đến Thỏa thuận tạm thời kể từ tháng 9 năm 2018, và sau đó được gia hạn vào năm 2020 và 2022, quy định việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các giám mục ở quốc gia châu Á này. ĐHY nhắc lại “nguyên tắc cơ bản” phải được tôn trọng, đó là “các quyết định được đưa ra trong sự đồng thuận”. ĐHY mô tả đây là con đường phức tạp mà “những trở ngại” có thể làm sa sút “niềm tin và sáng kiến tích cực”. Nhưng đồng thời, ĐHY lưu ý, đó là “một con đường đòi buộc để ”vượt qua những khó khăn để có “lý do mà đối thoại”.
Sự kiện gần đây
Trong cái nhìn tổng quan của mình, ĐHY Quốc vụ khanh bắt đầu từ trường hợp của Giám mục Joseph Shen Bin của Thượng Hải, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm hôm nay, người mà chính quyền Trung Quốc trên thực tế đã thuyên chuyển đến chức vụ này từ Giáo phận Hải Môn trước đây, mà không có thỏa thuận với Tòa thánh như Thỏa thuận đã quy định. Điều này xảy ra khoảng một tháng sau khi gia hạn Thỏa thuận gần đây nhất! Bắc Kinh cũng đã bổ nhiệm Giám mục Yujiang, John Peng Weizhao, làm Phụ tá Giáo phận Giang Tây, giáo phận không được Tòa thánh công nhận, tin này là tin "bất ngờ và đáng tiếc”.
Vấn đề đang chờ để được giải quyết
Mô tả Giám mục Shen Bin là một “mục tử đáng kính”, trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Đức Thánh Cha “tuy đã hợp thức hóa trường hợp bất thường này về giáo luật” vì “lợi ích lớn hơn của giáo phận.” Tuy nhiên, ĐHY Ngoại trưởng lưu ý, cách hành xử này “dường như coi thường tinh thần đối thoại và hợp tác đã được thiết lập giữa Vatican và Trung Quốc trong nhiều năm và được đề cập đến trong Thỏa thuận.” Ví dụ, có những “vấn đề đang chờ xử lý” khác liên quan đến hai Giám Mục Phụ Tá - Thaddeus Ma Daqin, vẫn bị treo, và Joseph Xing Wenzhi, đã nghỉ hưu - đòi hỏi một “giải pháp công bằng và khôn ngoan”.
Đồng thuận để tránh những bất đồng
Trong câu trả lời của mình cho năm câu phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh tới sự cần thiết của “đối thoại cởi mở” và “gặp gỡ một cách tôn trọng về phía Trung Quốc.” Nếu việc thuyên chuyển là một phần “quyền của Giáo hội,” và không thấy có trở ngại nào cho việc này được diễn ra ở Trung Quốc, thì vấn đề, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại, “sẽ phát sinh nếu chúng được tiến hành một cách không có sự đồng thuận,” trong khi “việc áp dụng đúng Hiệp ước giúp tránh được những khó khăn như vậy.” Do đó, điều “không thể thiếu” là “tất cả việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, bao gồm cả việc thuyên chuyển, phải được thực hiện trên cơ sở đồng thuận, như đã thỏa thuận, và để duy trì tinh thần đối thoại giữa hai Bên. Cùng nhau, chúng ta phải tránh những tình huống bất hòa tạo ra những bất đồng và hiểu lầm.”
Ba vấn đề cấp bách
Sau đó, Đức Hồng Y Parolin tập trung vào một số vấn đề mà theo ý kiến của ngài “cần phải được giải quyết khẩn cấp”.
ĐHY nêu ra ba vấn đề: Hội đồng Giám mục, sự liên lạc của các giám mục Trung Quốc với Đức Giáo Hoàng, và truyền giáo. Ngài nhấn mạnh, việc thành lập một Hội đồng Giám mục sẽ giúp thực hiện những mong muốn của Tòa Thánh “để giúp phát triển trong trách vụ của các Giám mục trong việc lãnh đạo Giáo hội ở Trung Quốc”.
Trong bối cảnh này, ngài nói tiếp, “cần có sự giao tiếp thường xuyên của các Giám mục Trung Quốc với Giám mục Rôma, điều không thể thiếu để hiệp thông hiệu quả, dẫu biết rằng tất cả những điều này thuộc về cấu trúc và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, điều mà chính quyền Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ không muốn thay đổi.” Bất chấp “nhiều cảnh giác” có thể “làm chậm lại và cản trở công việc rao giảng Tin Mừng,” người Công Giáo Trung Quốc, “ngay cả những người được cho là ‘bí mật’, cũng đáng được tin tưởng,” Đức Hồng Y Parolin khẳng định, “bởi vì họ chân thành muốn trở thành những công dân trung thành và được tôn trọng trong lương tâm và đức tin của họ.” Do đó, cần phải vượt qua “sự ngờ vực đối với Công Giáo, vốn không phải là một tôn giáo bị coi là xa lạ, chứ đừng nói đến việc đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc”.
Văn phòng liên lạc tại Trung Quốc
Đức Hồng Y Parolin nói ngài muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này, “bởi vì các tín hữu Công Giáo, không chỉ ở Trung Quốc, có quyền được thông tin chính xác.” ĐHY thừa nhận “những trở ngại được đặt ra đã làm xói mòn niềm tin và giảm sút tình hữu nghị, nhưng những lý do để đối thoại còn mạnh mẽ hơn.” Và để giúp cho việc đối thoại giữa hai bên “trôi chảy và hiệu quả hơn”, Đức Hồng Y Parolin đề xuất “việc mở một văn phòng liên lạc phải được thành lập tại Trung Quốc,” văn phòng này “không chỉ giúp cho việc đối thoại với chính quyền dân sự, mà còn góp phần vào sự hòa giải hoàn toàn giữa Giáo hội Trung Quốc và hành trình hướng tới một sự bình thường hóa.”
Để kết luận, ĐHY lưu ý "chúng ta đã ký một Thỏa thuận có thể nói là có tính cách lịch sử, tuy nhiên, nó cần được áp dụng toàn bộ và đúng đắn nhất có thể." ĐHY đảm bảo rằng Tòa thánh “quyết tâm thực hiện phần việc của mình để đảm bảo rằng cuộc hành trình vẫn được tiếp tục.”