Tòa Thánh kiên quyết lên án việc báng bổ các biểu tượng tôn giáo
Trong một tuyên cáo tại Phiên họp thông thường lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia, đại diện Vatican, Đức ông David Putzer tái khẳng định quyền tự do ngôn luận không bao giờ được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Tòa thánh đã lên án mạnh mẽ “việc xúc phạm, đốt phá hoặc thiếu tôn trọng đối với các đồ vật thánh, biểu tượng và nơi thờ phượng tôn giáo”, Thông cáo cho hay những hành vi này là lạm dụng “món quà quý giá là tự do ngôn luận”, vốn “nuôi dưỡng hận thù, không khoan dung và tạo ra sự phân rẽ sâu xa trong xã hội”.
Phát biểu vào đầu tuần này tại phiên họp thường kỳ lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Đại diện lâm thời của Phái đoàn Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác ở Geneva, Đức ông David Putzer, nói rằng “cố ý xúc phạm niềm tin tôn giáo, truyền thống hoặc vật linh thiêng là xâm phạm tới phẩm giá con người của các giáo phái...”
Phiên họp đã tranh luận về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia châu Âu và các quốc gia khác, đồng thời thông qua một nghị quyết thúc giục các quốc gia thành viên kiên quyết truy tố các hành vi đối kháng với tôn giáo.
Tài liệu cũng đề cập đến vụ việc ở Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 28 tháng 6, khi một người đàn ông dàn dựng vụ đốt các trang sách kinh Hồi giáo bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo, gây ra sự lên án trên toàn thế giới, bao gồm cả các Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Nghị quyết của Liên Hợp Quốc kêu gọi những thủ phạm phải chịu trách nhiệm, phù hợp với “luật nhân quyền quốc tế.”
Nghị quyết lưu ý rằng hành động “kinh hoàng” “đặc biệt đáng lo ngại”, vì nó bôi nhọ ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, trong phát biểu của mình, Đức ông Putzer đã nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc phỏng vấn gần đây với nhật báo của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 'Al-Ittihad.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 3 tháng 7, ĐTC bày tỏ tâm tình “phản kháng và lên án” trước hành động báng bổ này, ĐTC nhận xét: “Bất kỳ cuốn sách nào được người dân coi là thiêng liêng thì phải được tôn trọng vì sự tôn trọng đối với các tín đồ của nó, và quyền tự do ngôn luận không bao giờ được được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác, và cho phép các hành vi xúc phạm xảy ra!”
“Những người có đức tin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới đề cao phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy lợi ích chung.”
Vị đại diện của Vatican kết thúc tuyên cáo của mình bằng trích lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ngày nay chúng ta cần những người kiến tạo hòa bình, chứ không phải những người chế tạo vũ khí; chúng ta cần những người xây dựng hòa bình, chứ không phải những kẻ xúi giục xung đột; chúng ta cần những người lính cứu hỏa, chứ không phải những kẻ đốt phá; chúng ta cần những người ủng hộ hòa giải, chứ không phải những người đe dọa hủy diệt.”
Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 12 tháng 7 với 28 phiếu thuận và 12 phiếu chống, kêu gọi các quốc gia thành viên “xem xét luật pháp, chính sách và khuôn khổ thực thi pháp luật quốc gia của họ” để xác định và khắc phục “những lỗ hổng có thể cản trở việc ngăn ngừa và truy tố các hành vi hận thù tôn giáo.”
Nó được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nhưng bị phản bác bởi các phái đoàn của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác, bao gồm cả Pháp và Đức, dựa trên cơ sở tự do ngôn luận.
Trong một tuyên cáo tại Phiên họp thông thường lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia, đại diện Vatican, Đức ông David Putzer tái khẳng định quyền tự do ngôn luận không bao giờ được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Tòa thánh đã lên án mạnh mẽ “việc xúc phạm, đốt phá hoặc thiếu tôn trọng đối với các đồ vật thánh, biểu tượng và nơi thờ phượng tôn giáo”, Thông cáo cho hay những hành vi này là lạm dụng “món quà quý giá là tự do ngôn luận”, vốn “nuôi dưỡng hận thù, không khoan dung và tạo ra sự phân rẽ sâu xa trong xã hội”.
Phát biểu vào đầu tuần này tại phiên họp thường kỳ lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Đại diện lâm thời của Phái đoàn Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác ở Geneva, Đức ông David Putzer, nói rằng “cố ý xúc phạm niềm tin tôn giáo, truyền thống hoặc vật linh thiêng là xâm phạm tới phẩm giá con người của các giáo phái...”
Phiên họp đã tranh luận về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia châu Âu và các quốc gia khác, đồng thời thông qua một nghị quyết thúc giục các quốc gia thành viên kiên quyết truy tố các hành vi đối kháng với tôn giáo.
Tài liệu cũng đề cập đến vụ việc ở Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 28 tháng 6, khi một người đàn ông dàn dựng vụ đốt các trang sách kinh Hồi giáo bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo, gây ra sự lên án trên toàn thế giới, bao gồm cả các Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Nghị quyết của Liên Hợp Quốc kêu gọi những thủ phạm phải chịu trách nhiệm, phù hợp với “luật nhân quyền quốc tế.”
Nghị quyết lưu ý rằng hành động “kinh hoàng” “đặc biệt đáng lo ngại”, vì nó bôi nhọ ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, trong phát biểu của mình, Đức ông Putzer đã nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc phỏng vấn gần đây với nhật báo của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 'Al-Ittihad.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 3 tháng 7, ĐTC bày tỏ tâm tình “phản kháng và lên án” trước hành động báng bổ này, ĐTC nhận xét: “Bất kỳ cuốn sách nào được người dân coi là thiêng liêng thì phải được tôn trọng vì sự tôn trọng đối với các tín đồ của nó, và quyền tự do ngôn luận không bao giờ được được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác, và cho phép các hành vi xúc phạm xảy ra!”
“Những người có đức tin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới đề cao phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy lợi ích chung.”
Vị đại diện của Vatican kết thúc tuyên cáo của mình bằng trích lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ngày nay chúng ta cần những người kiến tạo hòa bình, chứ không phải những người chế tạo vũ khí; chúng ta cần những người xây dựng hòa bình, chứ không phải những kẻ xúi giục xung đột; chúng ta cần những người lính cứu hỏa, chứ không phải những kẻ đốt phá; chúng ta cần những người ủng hộ hòa giải, chứ không phải những người đe dọa hủy diệt.”
Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 12 tháng 7 với 28 phiếu thuận và 12 phiếu chống, kêu gọi các quốc gia thành viên “xem xét luật pháp, chính sách và khuôn khổ thực thi pháp luật quốc gia của họ” để xác định và khắc phục “những lỗ hổng có thể cản trở việc ngăn ngừa và truy tố các hành vi hận thù tôn giáo.”
Nó được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nhưng bị phản bác bởi các phái đoàn của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác, bao gồm cả Pháp và Đức, dựa trên cơ sở tự do ngôn luận.