Suy niệm Chúa nhật XIV thường niên – năm A
(Mt 11, 25 – 30)
Mở đầu đoạn Tin Mừng hôm nay là lời chúc tụng tạ ơn của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha. Khi Chúa cầm lấy chén, tạ ơn (x. Mt 26,27); Lời tạ ơn diễn tả tâm tình của tạo vật đối với Đấng Tạo Hóa. Chúa Kitô thường quen tạ ơn. Người tạ ơn vì biết trước rằng Chúa Cha đã nhận lời. Người tạ ơn vì sức mạnh uy quyền toàn năng của Thiên Chúa hiển hiện nơi Người để Người tỏ uy quyền toàn năng của Đấng Tạo Hóa ra trước mặt thiên hạ. Người tạ ơn vì công trình cứu chuộc Người đã hoàn tất, và Người tạ ơn vì việc Người làm để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
Như vậy, hiện tại hóa hy tế đời đời của Chúa Kitô trên thập giá trong Thánh Lễ được hiểu như là một hành động tạ ơn cao cả nhất. Chính trong nghĩa đó mà từ “Thánh Thể” là hành động tạ ơn được nên trọn vẹn. Chúa Giêsu đã dâng hiến thân mình thay cho mọi tạo vật trên thế giới. Người cũng mời gọi các tạo vật phải tạ ơn Đấng Tạo Hóa cho xứng.
Tiếp theo hành động tạ ơn là lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến trường Giêsu và học bài “Hiền Lành Và Khiêm Nhường”. Bài đọc I cho thấy, Đấng Messia mà Giacaria nói tới trong Cựu Ước, Đấng ấy không đến trong quyền uy với vũ khí hủy diệt, nhưng đến với một thứ vũ khí đặc biệt là “hiền lành và khiêm nhường”. Vua hòa bình ngồi trên lưng lừa, không đến để giết chết mà để cứu sống (x. Dcr 9,8-10).
Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Ngài quý chuộng những kẻ bé mọn, hiền lành và khiêm nhường. Chính Ngài đã mạc khải cho họ, trong khi lại giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy (x. Mt 11,25-30).
Nhân dịp này, Chúa Giêsu cũng khuyên những người bé mọn đó hãy “mang lấy ách của Chúa” và “hãy học cùng Chúa” bài học: “Hiền lành và khiêm nhường” trong cuộc sống hằng ngày để làm môn đệ Chúa.
Hiền lành, theo nguyên ngữ Hy lạp được dùng trong Kinh Thánh thì nó có nghĩa là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, cứng cỏi. Như thế hiền lành phải có cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong thì phải êm ái, hòa nhã, yêu thương, khoan dung, thông cảm. Bên ngoài thì phải nhẹ nhàng, không có hành động cứng rắn hay thô bạo. Hiền lành thì phải tránh tính nóng nảy. Hiền lành hay hiền hậu là đức tính tốt lành của người có lòng thương người, không độc ác, nhưng có đức hạnh và hay làm điều thiện.
Lịch sử minh chứng, con người ở mọi nơi mọi thời thường say mê quyền lực và muốn thống trị, sai khiến người khác theo ý mình, nên theo một số người thì hiền lành và khiêm nhường có thể bị coi như một thái độ hèn nhát, nhu nhược. Trái lại, cũng có rất nhiều người cho rằng, người có bản lĩnh vững vàng cao thượng mới có thể thực hiện được nhân đức khiêm nhường và hiền lành, họ đáng được ca tụng.
Hiền lành và khiêm nhường ngày nay không còn được đánh giá cao như xưa. Trước kia, lời khen ngợi tốt nhất mà ta có thể trao tặng cho người khác khi gọi họ là “người hiền lành khiêm nhường”. Nhưng ngày nay, bạo lực lại phổ biến hơn hiền lành dễ thương.
Người hiền triết và khôn ngoan, thường khó đi vào trong các mầu nhiệm Nước Trời, vì họ không mở lòng mình ra để đón nhận các mạc khải của Thiên Chúa; Thiên Chúa không ngừng mạc khải chính mình, nhưng họ thì lại tự tin vào hiểu biết của chính mình; vì thế, mạc khải của Thiên Chúa không làm họ ngỡ ngàng được. Trái lại, người đơn sơ như trẻ nhỏ lại đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa; họ giống như tấm bọt biển khô hấp thấm nước vậy, họ ngỡ ngàng và thán phục trước mạc khải của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp, họ là học giả khôn ngoan, nhưng khiêm tốn trước Thiên Chúa, họ có thể hiểu biết về Thiên Chúa.
Ngược lại với thái độ của những kẻ tầm thường chỉ biết hành động theo tình tư dục, những bậc hiền nhân quân tử có cái nhìn khác. Những kẻ tầm thường không có cái suy nghĩ và hành động như các vị đó.
Thánh Francois de Sales nói: “Tất cả đều được chinh phục bởi hiền lành chớ không phải bạo lực”.
Nhà hiền triết Mạnh Tử nói: “Thiên đạo vô thân. Thường dữ thiện nhân (Đạo trời không riêng một người, Luôn gia ân cho kẻ hiền lành).
Ông Gandhi nói: “… Tôi tin rằng Ấn độ không phải là vô lực. 100.000 người Anh làm gì mà đến 300 triệu người Ấn kia phải sợ? Bất bạo động đâu phải chịu lụy kẻ làm hại mình. Bất bạo động, là dùng sức mạnh của cả tâm hồn để chống lại với cường quyền của kẻ độc tài”.
“Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” là thông điệp Đức Giêsu gửi đến mỗi người chúng ta. Người đã làm gương trước, chúng ta chỉ việc học đòi bắt chước Người thôi.
Vậy, chúng ta hãy thực hiện được lời Chúa dạy, cố gắng vượt thắng tính nóng nảy và hay trả thù của mình. Đứng trước tấm gương của những người hiền lành nhịn nhục, không ai dám coi họ là những người hèn nhát mà phải suy tôn họ là anh hùng.
Trong bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” (Mt 5,1-12). Chúa Giêsu đã khẳng định: “Phúc cho ai có tinh thần hiền lành vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Chỉ có người theo học trường Giêsu, quyết học bài học hiền lành và khiêm nhường cả đời, chỉ có người biết cư xử với lòng khoan nhân, mới tìm được an bình và hạnh phúc trên cõi đời nầy cùng sự nghỉ ngơi miên viễn khi đã ‘ra trường’.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết khiêm nhường thật trong lòng, để chúng con được kể vào số những kẻ bé mọn của Tin Mừng, những người Thiên Chúa Cha hứa mạc khải cho biết mầu nhiệm Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 11, 25 – 30)
Mở đầu đoạn Tin Mừng hôm nay là lời chúc tụng tạ ơn của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha. Khi Chúa cầm lấy chén, tạ ơn (x. Mt 26,27); Lời tạ ơn diễn tả tâm tình của tạo vật đối với Đấng Tạo Hóa. Chúa Kitô thường quen tạ ơn. Người tạ ơn vì biết trước rằng Chúa Cha đã nhận lời. Người tạ ơn vì sức mạnh uy quyền toàn năng của Thiên Chúa hiển hiện nơi Người để Người tỏ uy quyền toàn năng của Đấng Tạo Hóa ra trước mặt thiên hạ. Người tạ ơn vì công trình cứu chuộc Người đã hoàn tất, và Người tạ ơn vì việc Người làm để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
Như vậy, hiện tại hóa hy tế đời đời của Chúa Kitô trên thập giá trong Thánh Lễ được hiểu như là một hành động tạ ơn cao cả nhất. Chính trong nghĩa đó mà từ “Thánh Thể” là hành động tạ ơn được nên trọn vẹn. Chúa Giêsu đã dâng hiến thân mình thay cho mọi tạo vật trên thế giới. Người cũng mời gọi các tạo vật phải tạ ơn Đấng Tạo Hóa cho xứng.
Tiếp theo hành động tạ ơn là lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến trường Giêsu và học bài “Hiền Lành Và Khiêm Nhường”. Bài đọc I cho thấy, Đấng Messia mà Giacaria nói tới trong Cựu Ước, Đấng ấy không đến trong quyền uy với vũ khí hủy diệt, nhưng đến với một thứ vũ khí đặc biệt là “hiền lành và khiêm nhường”. Vua hòa bình ngồi trên lưng lừa, không đến để giết chết mà để cứu sống (x. Dcr 9,8-10).
Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Ngài quý chuộng những kẻ bé mọn, hiền lành và khiêm nhường. Chính Ngài đã mạc khải cho họ, trong khi lại giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy (x. Mt 11,25-30).
Nhân dịp này, Chúa Giêsu cũng khuyên những người bé mọn đó hãy “mang lấy ách của Chúa” và “hãy học cùng Chúa” bài học: “Hiền lành và khiêm nhường” trong cuộc sống hằng ngày để làm môn đệ Chúa.
Hiền lành, theo nguyên ngữ Hy lạp được dùng trong Kinh Thánh thì nó có nghĩa là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, cứng cỏi. Như thế hiền lành phải có cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong thì phải êm ái, hòa nhã, yêu thương, khoan dung, thông cảm. Bên ngoài thì phải nhẹ nhàng, không có hành động cứng rắn hay thô bạo. Hiền lành thì phải tránh tính nóng nảy. Hiền lành hay hiền hậu là đức tính tốt lành của người có lòng thương người, không độc ác, nhưng có đức hạnh và hay làm điều thiện.
Lịch sử minh chứng, con người ở mọi nơi mọi thời thường say mê quyền lực và muốn thống trị, sai khiến người khác theo ý mình, nên theo một số người thì hiền lành và khiêm nhường có thể bị coi như một thái độ hèn nhát, nhu nhược. Trái lại, cũng có rất nhiều người cho rằng, người có bản lĩnh vững vàng cao thượng mới có thể thực hiện được nhân đức khiêm nhường và hiền lành, họ đáng được ca tụng.
Hiền lành và khiêm nhường ngày nay không còn được đánh giá cao như xưa. Trước kia, lời khen ngợi tốt nhất mà ta có thể trao tặng cho người khác khi gọi họ là “người hiền lành khiêm nhường”. Nhưng ngày nay, bạo lực lại phổ biến hơn hiền lành dễ thương.
Người hiền triết và khôn ngoan, thường khó đi vào trong các mầu nhiệm Nước Trời, vì họ không mở lòng mình ra để đón nhận các mạc khải của Thiên Chúa; Thiên Chúa không ngừng mạc khải chính mình, nhưng họ thì lại tự tin vào hiểu biết của chính mình; vì thế, mạc khải của Thiên Chúa không làm họ ngỡ ngàng được. Trái lại, người đơn sơ như trẻ nhỏ lại đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa; họ giống như tấm bọt biển khô hấp thấm nước vậy, họ ngỡ ngàng và thán phục trước mạc khải của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp, họ là học giả khôn ngoan, nhưng khiêm tốn trước Thiên Chúa, họ có thể hiểu biết về Thiên Chúa.
Ngược lại với thái độ của những kẻ tầm thường chỉ biết hành động theo tình tư dục, những bậc hiền nhân quân tử có cái nhìn khác. Những kẻ tầm thường không có cái suy nghĩ và hành động như các vị đó.
Thánh Francois de Sales nói: “Tất cả đều được chinh phục bởi hiền lành chớ không phải bạo lực”.
Nhà hiền triết Mạnh Tử nói: “Thiên đạo vô thân. Thường dữ thiện nhân (Đạo trời không riêng một người, Luôn gia ân cho kẻ hiền lành).
Ông Gandhi nói: “… Tôi tin rằng Ấn độ không phải là vô lực. 100.000 người Anh làm gì mà đến 300 triệu người Ấn kia phải sợ? Bất bạo động đâu phải chịu lụy kẻ làm hại mình. Bất bạo động, là dùng sức mạnh của cả tâm hồn để chống lại với cường quyền của kẻ độc tài”.
“Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” là thông điệp Đức Giêsu gửi đến mỗi người chúng ta. Người đã làm gương trước, chúng ta chỉ việc học đòi bắt chước Người thôi.
Vậy, chúng ta hãy thực hiện được lời Chúa dạy, cố gắng vượt thắng tính nóng nảy và hay trả thù của mình. Đứng trước tấm gương của những người hiền lành nhịn nhục, không ai dám coi họ là những người hèn nhát mà phải suy tôn họ là anh hùng.
Trong bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” (Mt 5,1-12). Chúa Giêsu đã khẳng định: “Phúc cho ai có tinh thần hiền lành vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Chỉ có người theo học trường Giêsu, quyết học bài học hiền lành và khiêm nhường cả đời, chỉ có người biết cư xử với lòng khoan nhân, mới tìm được an bình và hạnh phúc trên cõi đời nầy cùng sự nghỉ ngơi miên viễn khi đã ‘ra trường’.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết khiêm nhường thật trong lòng, để chúng con được kể vào số những kẻ bé mọn của Tin Mừng, những người Thiên Chúa Cha hứa mạc khải cho biết mầu nhiệm Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ