Các thiền sư Thái Lan thăm viếng Tòa Thánh Vatican để xiết chặt tình huynh đệ
Hòa thượng Somdet Phra Mahathirachan đã gặp gỡ Đức Hồng Y Miguel Ángel Ayuso khi thăm viếng TT Vatican vào ngày 15 tháng 6.
(Tin Vatican)
Phái đoàn Thái Lan do các thiền sư Phật giáo dẫn đầu viếng thăm Vatican, như một “cuộc hành hương của những người bạn”.
Phái đoàn đã gặp gỡ các quan chức hàng đầu của Vatican và cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm hai ngày vào 15 & 16/6/2023.
Phái đoàn gồm tám mươi thành viên đã gặp gỡ các đại diện Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn của Vatican tại Viện Augustinianum vào ngày 15 tháng Sáu.
Các thành viên của Bộ Đối thoại Liên tôn, bao gồm Đức Hồng Y Miguel Angel Ayuso, Tổng trưởng Bộ, và Đức ông Indunil Kodithuwakku, thư ký.
Thiền sư Ayuso cho biết chuyến thăm là một “cuộc hành hương của những người bạn”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chứng kiến sự gắn bó giữa người Công Giáo và Phật giáo khi ngài tông du Thái Lan vào tháng 11 năm 2019.
Các thiền sư đã có chương trình triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng điều đó đã không xảy ra vì Đức Thánh Cha còn đang bình phục trong bệnh viện sau ca phẫu thuật.
Phái đòan đã để lại một lá thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó đoàn đảm bảo những lời cầu nguyện cho sức khỏe của ĐTC.
Phái đoàn Thái Lan bao gồm các thành viên của Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan, Hội đồng Tăng già của Wat Phra Chetuphon, Văn phòng Điều hành dành cho các Tỳ kheo Dhammaduta Hải ngoại và Nhân viên của Học viện Vua Prajadhipok.
Các chức sắc khác bao gồm Đức Tổng Giám Mục Francesco Saverio Vira Arpondratana của Chiang Mai, và các quan chức của Đại sứ quán Thái Lan tại Ý và Tòa thánh.
Các thiền sư cho hay họ tiếp tục cầu kinh cho Đức Thánh Cha Phanxicô qua tâm tình cầu nguyện, cầu mong cho ĐTC mau hồi phục.
Bên cạnh cuộc gặp, phái đoàn đã viếng mộ cố Giáo hoàng Bênêđictô XVI và tham gia buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Đức Hồng Y Ayuso cảm ơn phái đoàn về chuyến thăm và lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Thánh Cha.
Thiền sư Ayuso nói trong nhận xét của mình rằng Phật tử và Công Giáo là những người bạn chia sẻ “cùng niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm và tầm nhìn”.
Chuyến viếng thăm Thái Lan của Đức Thánh Cha năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 350 năm sứ vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha đến Siam, tên cũ của Thái Lan.
Đức tin Công Giáo được rao giảng tại Thái Lan, một đất nước đại đa số là Phật tử vào giữa thế kỷ 16 với các nhà truyền giáo và thương nhân Bồ Đào Nha.
Giáo hội đã được phát triển, nên ngày 4 tháng 7 năm 1669, Đức Thánh Cha Clêmentê IX đã tuyên bố thành lập Vùng truyền Giáo Thái Lan (Mission de Siam) và giao cho Hội Truyền giáo Ba lê trông coi (MEP).
Giám mục Louis Laneau, một hội viên của Hội Truyền giáo Ba lê (MEP) được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa đầu tiên của Siam và Nankin vào năm 1673. Ngài trở thành giám mục đầu tiên của Siam vào năm 1974.
Giáo Hội Công Giáo được quí trọng vì những đóng góp cho sự phát triển xã hội, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục qua các trường sở và bệnh viện danh tiếng cho đất nước trong những năm qua.
Người Công Giáo chưa đến 2% dân số của 71 triệu dân của một quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo.
Hòa thượng Somdet Phra Mahathirachan đã gặp gỡ Đức Hồng Y Miguel Ángel Ayuso khi thăm viếng TT Vatican vào ngày 15 tháng 6.
(Tin Vatican)
Phái đoàn Thái Lan do các thiền sư Phật giáo dẫn đầu viếng thăm Vatican, như một “cuộc hành hương của những người bạn”.
Phái đoàn đã gặp gỡ các quan chức hàng đầu của Vatican và cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm hai ngày vào 15 & 16/6/2023.
Phái đoàn gồm tám mươi thành viên đã gặp gỡ các đại diện Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn của Vatican tại Viện Augustinianum vào ngày 15 tháng Sáu.
Các thành viên của Bộ Đối thoại Liên tôn, bao gồm Đức Hồng Y Miguel Angel Ayuso, Tổng trưởng Bộ, và Đức ông Indunil Kodithuwakku, thư ký.
Thiền sư Ayuso cho biết chuyến thăm là một “cuộc hành hương của những người bạn”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chứng kiến sự gắn bó giữa người Công Giáo và Phật giáo khi ngài tông du Thái Lan vào tháng 11 năm 2019.
Các thiền sư đã có chương trình triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng điều đó đã không xảy ra vì Đức Thánh Cha còn đang bình phục trong bệnh viện sau ca phẫu thuật.
Phái đòan đã để lại một lá thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó đoàn đảm bảo những lời cầu nguyện cho sức khỏe của ĐTC.
Phái đoàn Thái Lan bao gồm các thành viên của Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan, Hội đồng Tăng già của Wat Phra Chetuphon, Văn phòng Điều hành dành cho các Tỳ kheo Dhammaduta Hải ngoại và Nhân viên của Học viện Vua Prajadhipok.
Các chức sắc khác bao gồm Đức Tổng Giám Mục Francesco Saverio Vira Arpondratana của Chiang Mai, và các quan chức của Đại sứ quán Thái Lan tại Ý và Tòa thánh.
Các thiền sư cho hay họ tiếp tục cầu kinh cho Đức Thánh Cha Phanxicô qua tâm tình cầu nguyện, cầu mong cho ĐTC mau hồi phục.
Bên cạnh cuộc gặp, phái đoàn đã viếng mộ cố Giáo hoàng Bênêđictô XVI và tham gia buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Đức Hồng Y Ayuso cảm ơn phái đoàn về chuyến thăm và lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Thánh Cha.
Thiền sư Ayuso nói trong nhận xét của mình rằng Phật tử và Công Giáo là những người bạn chia sẻ “cùng niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm và tầm nhìn”.
Chuyến viếng thăm Thái Lan của Đức Thánh Cha năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 350 năm sứ vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha đến Siam, tên cũ của Thái Lan.
Đức tin Công Giáo được rao giảng tại Thái Lan, một đất nước đại đa số là Phật tử vào giữa thế kỷ 16 với các nhà truyền giáo và thương nhân Bồ Đào Nha.
Giáo hội đã được phát triển, nên ngày 4 tháng 7 năm 1669, Đức Thánh Cha Clêmentê IX đã tuyên bố thành lập Vùng truyền Giáo Thái Lan (Mission de Siam) và giao cho Hội Truyền giáo Ba lê trông coi (MEP).
Giám mục Louis Laneau, một hội viên của Hội Truyền giáo Ba lê (MEP) được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa đầu tiên của Siam và Nankin vào năm 1673. Ngài trở thành giám mục đầu tiên của Siam vào năm 1974.
Giáo Hội Công Giáo được quí trọng vì những đóng góp cho sự phát triển xã hội, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục qua các trường sở và bệnh viện danh tiếng cho đất nước trong những năm qua.
Người Công Giáo chưa đến 2% dân số của 71 triệu dân của một quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo.