Tông Đồ: Sự Gặp Gỡ Của Tình Yêu
(Chúa Nhật 11 TN A 2023)
Một chân lý nền tảng mà toàn bộ nội dung của Kinh Thánh, cả Cựu lẫn Tân ước, đều quy chiếu và diễn dịch đó chính là: Thiên Chúa là Đấng yêu thương và muốn cứu độ con người. Và dĩ nhiên, đó không là một con người đơn lẻ, riêng biệt… mà là một tập thể, một đoàn dân… như như cách diễn tả của hai đoạn Lời Chúa tiêu biểu sau:
- “Ta đã thấy nỗi khổ của Dân ta bên Ai Cập…, và Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập và đem chúng vào vùng đất tốt tươi… Bây giờ ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với vua Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập” (Xh 3, 7-8).
- Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng, liền động lòng xót thương họ: vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, (…). Và Người liền triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. (Mt 9,36-10,8).
Nếu “Thiên Chúa của Cựu ước” là một Thiên Chúa “thấy nỗi khổ của Dân” và Ngài đã sai Mô-sê lên đường “giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập”, thì “Thiên Chúa của Tân Ước” lại là một “Giêsu động lòng xót thương một đoàn lũ dân chúng tất tưởi bơ vơ” và truyền cho các môn đệ ra đi “giải thoát và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Qua hai trích đoạn Lời Chúa tiêu biểu đó chúng ta chợt nhận ra rằng: tình thương cứu độ của Thiên Chúa luôn gắn liền với ơn gọi và sứ vụ: Thiên Chúa muốn thi thố quyền năng giải thoát, muốn “thể hiện tình yêu cứu độ”… qua trung gia của những “kẻ được kêu gọi và sai đi”, như Môsê thời Cựu ước hay như các Tông Đồ thời Tân ước.
Cho nên, có thể nói được rằng: tâm điểm của “Tin Mừng Cứu độ” và “sứ vụ loan báo và làm chứng cho Tin Mừng” đó chính là một Giao Ước mang tính thiên linh và vĩnh cửu. Và đây chính là nội dung cốt yếu mà sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 11 thường niên hôm nay muốn chuyển tải đến cộng đoàn chúng ta.
Thật vậy, Lời Chúa nơi Bài đọc 1 với trích đoạn sách Xuất Hành, đã khẳng định rằng: Giao Ước Sinai là trọng tâm của tình thương cứu độ dành cho Dân Chúa qua ơn gọi và sứ vụ của Môsê: Từ trên núi, Chúa gọi ông và bảo: “Ngươi hãy nói với nhà Giacóp và thông báo cho con cái Israel thế này:… Ta đã mang các ngươi trên cánh phượng hoàng và đem các ngươi đến với Ta. Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta. Ðối với Ta, các ngươi sẽ là một vương quốc tư tế, một dân tộc hiến thánh”.
Giao ước nầy chính là hình bóng của Giao Ước mới bằng Máu của Đức Kitô, Giao ước Núi Sọ, Giao ước của tình thương cứu độ vĩnh viễn, là “sự cụ thể hóa tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài”, là sự bảo đảm tuyệt đối cho sự trung thành của Trái tim Thiên Chúa bất chấp sự bội phản vong ân của trái tim con người. Và đó chính là sự thật, một sự thật mà thánh Phaolô trong trích đoạn thư Rôma nơi BĐ 2 hôm nay đã cố gắng thuyết minh: “Anh em thân mến, Chúa Kitô theo kỳ hẹn đã chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay người công chính, hoạ chăng có những người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể định nghĩa thêm: “ơn gọi Tông đồ” chính là sự “gặp gỡ của tình yêu”. Đúng hơn, đó chính là loan báo và làm chứng cách cụ thể và xác tín rằng: trên thế giới muôn nơi muôn thuở nầy vẫn luôn đang có tia nhìn yêu thương của Thiên Chúa chiếu trên thân phận khốn khổ lạc loài của tất cả loài người chúng ta. Làm Tông đồ phải chăng là đi loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa, là đoan chứng rằng: Thiên Chúa đã thấy nỗi khổ của chúng ta, Thiên Chúa đã thấy cảnh bơ vơ lạc loài của chúng ta, Thiên Chúa đã xót thương chúng ta và Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta bằng chính tình yêu tự hiến của Ngài.
Lịch sử cứu độ phải chăng là một bản trường ca của những lời loan báo và làm chứng như thế. Kể từ Môsê đến dân Ít-ra-en, từ các ngôn sứ thời Cựu Ước đến Đức Kitô và từ các Tông đồ đến dân Chúa xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử... không bao giờ vắng những bước chân Tông Đồ, những bước chân đi loan truyền tình thương cứu độ của Thiên Chúa; những bước chân mà ngôn sứ Isaia đã từng hát lên những lời có cánh: “Đẹp thay bước chân người loan báo Tin mừng” (Is 52,7-10).
Nhưng những ai là người xứng đáng với ơn gọi và sứ mệnh cao quý nầy? Tin Mừng Matthêô vừa được công bố sẽ là câu trả lời đúng nghĩa: để “xua đuổi các thần ô uế, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”, Chúa Giêsu đã chọn mười hai Tông Đồ mà trong số đó hầu hết là những anh dân chài dốt nát xứ Galilê cọng thêm tờ lý lịch cá nhân cũng chẳng hay ho gì: bán nước chạy theo ngoại bang như Mathêô thu thuế hay, cuồng nhiệt đối kháng cách mạng như Si-mon nhiệt thành, yếu đuối, bốc đồng, bất nhất chối Thầy như Phêrô, hay cứng lòng, duy lý như Tôma… Thì ra, tiêu chí để Đức Kitô chọn gọi các Tông Đồ hôm xưa cũng như các thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo muôn nơi và muôn thuở cuối cùng đọng lại một đòi hỏi duy nhất: Tình Yêu: “Anh có yêu mến Thầy không”… (Ga 21,15-17).
Thế giới hôm nay vẫn là mảnh đất của sự tranh chấp giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những thế lực của ma quỷ, tội ác và của vương quốc yêu thương, công bình thánh thiện. Chính trong bối cảnh phức tạp đó, sự ô uế đang hiện diện gần như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống: dối trá, tham lam, trộm cắp, ăn chơi sa đoạ, giết người, ngoại tình, ly dị, phá thai…
Tuy nhiên, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa chọn gọi Môsê để giải phóng Dân Israel khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, hay như Chúa Giêsu sai các Tông Đồ ra đi công bố Tin Mừng Cứu độ với hành trang là những đặc ân: trừ khử mọi ô uế và chữa lành mọi bệnh tật, thì hôm nay, đặc ân ấy, sứ vụ ấy cũng được trao ban cho mọi tín hữu, như Hiến Chế Giáo Hội của Công Đồng Vatcanô II khẳng định: “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh… Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật… theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
Để sống và trung thành với ơn gọi và sứ vụ Tông Đồ hôm nay, điều đầu tiên đó chính là mỗi người Kitô hữu phải nhận lấy nhiệm vụ trừ khử ô uế nơi chính mình và giúp anh em thoát khỏi mọi điều ô uế. Nếu không, sự ô uế sẽ bào mòn trái tim, sẽ làm vẫn đục lương tâm đến độ phản bội trâng tráo như Giuđa Ít-ca-ri-ốt. Vâng, Chúa cũng chọn Giuđa, cũng ban quyền cho Giuđa và cũng sai Giuđa đi rao giảng Tin Mừng… nhưng Giuđa đã không đáp lại niềm tin tưởng và hy vọng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng đang tin tưởng và hy vọng nơi mỗi người chúng ta.
Ước gì không ai trong chúng ta phụ lòng Chúa… để có một kết cục như Giuđa ! Nhưng phải là một Phêrô, cho dù có “ba lần chối Chúa” thì vẫn cứ mạnh mẽ đứng lên để khiêm hạ thân thưa: “Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”; hay như một Phaolô luôn tự nhận mình là một Tông đồ hèn mọn: Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
Vâng, thế giới, Giáo Hội luôn cần những “tông đồ mạt hạng” như thế để “quỷ ma bị xua trừ” và để con người chạm được vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 11 TN A 2023)
Một chân lý nền tảng mà toàn bộ nội dung của Kinh Thánh, cả Cựu lẫn Tân ước, đều quy chiếu và diễn dịch đó chính là: Thiên Chúa là Đấng yêu thương và muốn cứu độ con người. Và dĩ nhiên, đó không là một con người đơn lẻ, riêng biệt… mà là một tập thể, một đoàn dân… như như cách diễn tả của hai đoạn Lời Chúa tiêu biểu sau:
- “Ta đã thấy nỗi khổ của Dân ta bên Ai Cập…, và Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập và đem chúng vào vùng đất tốt tươi… Bây giờ ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với vua Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập” (Xh 3, 7-8).
- Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng, liền động lòng xót thương họ: vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, (…). Và Người liền triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. (Mt 9,36-10,8).
Nếu “Thiên Chúa của Cựu ước” là một Thiên Chúa “thấy nỗi khổ của Dân” và Ngài đã sai Mô-sê lên đường “giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập”, thì “Thiên Chúa của Tân Ước” lại là một “Giêsu động lòng xót thương một đoàn lũ dân chúng tất tưởi bơ vơ” và truyền cho các môn đệ ra đi “giải thoát và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Qua hai trích đoạn Lời Chúa tiêu biểu đó chúng ta chợt nhận ra rằng: tình thương cứu độ của Thiên Chúa luôn gắn liền với ơn gọi và sứ vụ: Thiên Chúa muốn thi thố quyền năng giải thoát, muốn “thể hiện tình yêu cứu độ”… qua trung gia của những “kẻ được kêu gọi và sai đi”, như Môsê thời Cựu ước hay như các Tông Đồ thời Tân ước.
Cho nên, có thể nói được rằng: tâm điểm của “Tin Mừng Cứu độ” và “sứ vụ loan báo và làm chứng cho Tin Mừng” đó chính là một Giao Ước mang tính thiên linh và vĩnh cửu. Và đây chính là nội dung cốt yếu mà sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 11 thường niên hôm nay muốn chuyển tải đến cộng đoàn chúng ta.
Thật vậy, Lời Chúa nơi Bài đọc 1 với trích đoạn sách Xuất Hành, đã khẳng định rằng: Giao Ước Sinai là trọng tâm của tình thương cứu độ dành cho Dân Chúa qua ơn gọi và sứ vụ của Môsê: Từ trên núi, Chúa gọi ông và bảo: “Ngươi hãy nói với nhà Giacóp và thông báo cho con cái Israel thế này:… Ta đã mang các ngươi trên cánh phượng hoàng và đem các ngươi đến với Ta. Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta. Ðối với Ta, các ngươi sẽ là một vương quốc tư tế, một dân tộc hiến thánh”.
Giao ước nầy chính là hình bóng của Giao Ước mới bằng Máu của Đức Kitô, Giao ước Núi Sọ, Giao ước của tình thương cứu độ vĩnh viễn, là “sự cụ thể hóa tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài”, là sự bảo đảm tuyệt đối cho sự trung thành của Trái tim Thiên Chúa bất chấp sự bội phản vong ân của trái tim con người. Và đó chính là sự thật, một sự thật mà thánh Phaolô trong trích đoạn thư Rôma nơi BĐ 2 hôm nay đã cố gắng thuyết minh: “Anh em thân mến, Chúa Kitô theo kỳ hẹn đã chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay người công chính, hoạ chăng có những người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể định nghĩa thêm: “ơn gọi Tông đồ” chính là sự “gặp gỡ của tình yêu”. Đúng hơn, đó chính là loan báo và làm chứng cách cụ thể và xác tín rằng: trên thế giới muôn nơi muôn thuở nầy vẫn luôn đang có tia nhìn yêu thương của Thiên Chúa chiếu trên thân phận khốn khổ lạc loài của tất cả loài người chúng ta. Làm Tông đồ phải chăng là đi loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa, là đoan chứng rằng: Thiên Chúa đã thấy nỗi khổ của chúng ta, Thiên Chúa đã thấy cảnh bơ vơ lạc loài của chúng ta, Thiên Chúa đã xót thương chúng ta và Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta bằng chính tình yêu tự hiến của Ngài.
Lịch sử cứu độ phải chăng là một bản trường ca của những lời loan báo và làm chứng như thế. Kể từ Môsê đến dân Ít-ra-en, từ các ngôn sứ thời Cựu Ước đến Đức Kitô và từ các Tông đồ đến dân Chúa xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử... không bao giờ vắng những bước chân Tông Đồ, những bước chân đi loan truyền tình thương cứu độ của Thiên Chúa; những bước chân mà ngôn sứ Isaia đã từng hát lên những lời có cánh: “Đẹp thay bước chân người loan báo Tin mừng” (Is 52,7-10).
Nhưng những ai là người xứng đáng với ơn gọi và sứ mệnh cao quý nầy? Tin Mừng Matthêô vừa được công bố sẽ là câu trả lời đúng nghĩa: để “xua đuổi các thần ô uế, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”, Chúa Giêsu đã chọn mười hai Tông Đồ mà trong số đó hầu hết là những anh dân chài dốt nát xứ Galilê cọng thêm tờ lý lịch cá nhân cũng chẳng hay ho gì: bán nước chạy theo ngoại bang như Mathêô thu thuế hay, cuồng nhiệt đối kháng cách mạng như Si-mon nhiệt thành, yếu đuối, bốc đồng, bất nhất chối Thầy như Phêrô, hay cứng lòng, duy lý như Tôma… Thì ra, tiêu chí để Đức Kitô chọn gọi các Tông Đồ hôm xưa cũng như các thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo muôn nơi và muôn thuở cuối cùng đọng lại một đòi hỏi duy nhất: Tình Yêu: “Anh có yêu mến Thầy không”… (Ga 21,15-17).
Thế giới hôm nay vẫn là mảnh đất của sự tranh chấp giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những thế lực của ma quỷ, tội ác và của vương quốc yêu thương, công bình thánh thiện. Chính trong bối cảnh phức tạp đó, sự ô uế đang hiện diện gần như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống: dối trá, tham lam, trộm cắp, ăn chơi sa đoạ, giết người, ngoại tình, ly dị, phá thai…
Tuy nhiên, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa chọn gọi Môsê để giải phóng Dân Israel khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, hay như Chúa Giêsu sai các Tông Đồ ra đi công bố Tin Mừng Cứu độ với hành trang là những đặc ân: trừ khử mọi ô uế và chữa lành mọi bệnh tật, thì hôm nay, đặc ân ấy, sứ vụ ấy cũng được trao ban cho mọi tín hữu, như Hiến Chế Giáo Hội của Công Đồng Vatcanô II khẳng định: “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh… Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật… theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
Để sống và trung thành với ơn gọi và sứ vụ Tông Đồ hôm nay, điều đầu tiên đó chính là mỗi người Kitô hữu phải nhận lấy nhiệm vụ trừ khử ô uế nơi chính mình và giúp anh em thoát khỏi mọi điều ô uế. Nếu không, sự ô uế sẽ bào mòn trái tim, sẽ làm vẫn đục lương tâm đến độ phản bội trâng tráo như Giuđa Ít-ca-ri-ốt. Vâng, Chúa cũng chọn Giuđa, cũng ban quyền cho Giuđa và cũng sai Giuđa đi rao giảng Tin Mừng… nhưng Giuđa đã không đáp lại niềm tin tưởng và hy vọng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng đang tin tưởng và hy vọng nơi mỗi người chúng ta.
Ước gì không ai trong chúng ta phụ lòng Chúa… để có một kết cục như Giuđa ! Nhưng phải là một Phêrô, cho dù có “ba lần chối Chúa” thì vẫn cứ mạnh mẽ đứng lên để khiêm hạ thân thưa: “Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”; hay như một Phaolô luôn tự nhận mình là một Tông đồ hèn mọn: Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
Vâng, thế giới, Giáo Hội luôn cần những “tông đồ mạt hạng” như thế để “quỷ ma bị xua trừ” và để con người chạm được vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
Trương Đình Hiền