Chúa Nhật 21 Tháng Năm, Ý và nhiều nước trên thế giới mừng Lễ Chúa Lên Trời hay còn gọi là Lễ Thăng Thiên trong khi một số nước khác đã mừng ngày lễ này vào ngày thứ Năm trước đó.
Kết thúc Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Ngày hôm nay, tại Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành. Đó là một ngày lễ mà chúng ta biết rõ, nhưng có thể đặt ra một số câu hỏi – ít nhất là hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chúng ta lại kỷ niệm việc Chúa Giêsu rời khỏi trái đất? Có vẻ như sự ra đi của Ngài phải là một khoảnh khắc đáng buồn, không hẳn là điều đáng vui mừng! Tại sao lại ăn mừng một sự ra đi? Đó là câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi thứ hai là bây giờ Chúa Giêsu làm gì ở trên trời? Câu hỏi đầu tiên: Tại sao lại ăn mừng? Câu hỏi thứ hai: Chúa Giêsu làm gì ở trên trời?
Tại sao chúng ta đang ăn mừng. Bởi vì với việc Thăng Thiên, một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp đã xảy ra: Chúa Giêsu đã mang nhân tính của chúng ta, xác thịt của chúng ta, vào thiên đàng – đây là lần đầu tiên – nghĩa là Người đã mang nhân tính đó vào trong Thiên Chúa. Nhân tính mà Ngài mặc lấy trên trái đất đã không còn ở đây. Chúa Giêsu phục sinh không phải là một linh hồn, không. Ngài có cơ thể con người, bằng xương bằng thịt, mọi thứ. Ngài sẽ ở đó trong Chúa. Chúng ta có thể nói rằng từ ngày Thăng Thiên trở đi, chính Thiên Chúa đã “thay đổi” – từ thời điểm đó, Ngài không chỉ là thần linh, mà còn yêu chúng ta đến nỗi Ngài mang xác thịt của chúng ta trong chính Ngài, nhân tính của chúng ta! Do đó, nơi đang chờ đợi chúng ta được chỉ định; đó là phần phúc của chúng ta. Một Giáo Phụ đã viết như thế này: “Thật là một tin tuyệt vời! Đấng đã làm người vì chúng ta […] để biến chúng ta thành anh em của Người, Người tự giới thiệu mình như một con người trước mặt Chúa Cha để gánh vác tất cả những ai liên kết với Người” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Diễn văn về Sự Phục sinh của Chúa Kitô, 1). Hôm nay, chúng ta cử hành “cuộc chinh phục thiên đàng” – Chúa Giêsu, Đấng trở về với Chúa Cha, nhưng với nhân tính của chúng ta. Và như vậy, thiên đường đã là của chúng ta một chút. Chúa Giêsu đã mở cửa và xác của Người ở đó.
Câu hỏi thứ hai: Vậy Chúa Giêsu lên trời làm gì? Ngài ở đó vì chúng ta trước mặt Chúa Cha, liên tục cho Ngài thấy nhân tính của chúng ta – cho Ngài thấy những vết thương của Ngài. Tôi thích nghĩ rằng Chúa Giêsu, cầu nguyện như thế này trước mặt Chúa Cha – khiến Người nhìn thấy những vết thương của mình. “Đây là những gì con phải gánh chịu vì nhân loại: Xin hãy làm điều gì đó!” Ngài chỉ cho Chúa Cha cái giá của sự cứu chuộc chúng ta. Chúa Cha xúc động. Đây là một cái gì đó tôi thích nghĩ về. Nhưng anh chị em hãy tự suy nghĩ về điều đó. Đây là cách Chúa Giêsu cầu nguyện. Ngài đã không để chúng ta một mình. Thật vậy, trước khi thăng thiên, Người đã nói với chúng ta, như Tin Mừng hôm nay nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài luôn ở với chúng ta, nhìn đến chúng ta, và “Ngài hằng sống để chuyển cầu” (Dt 7:25) cho chúng ta. Để làm cho Chúa Cha nhìn thấy vết thương của mình, cho chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu cầu thay. Ngài đang ở một “chỗ” tốt hơn, trước Cha của Ngài và là Cha của chúng ta, để chuyển cầu cho chúng ta.
Sự cầu bầu cho chúng ta là điều cơ bản. Đức tin này cũng giúp chúng ta – không đánh mất hy vọng, không nản lòng. Trước mặt Chúa Cha, có Đấng làm cho Người thấy những vết thương của Người và chuyển cầu. Xin Nữ Vương Thiên Đàng cầu bầu cho chúng ta bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Thật đáng buồn, nhưng, một tháng sau khi bạo lực bùng phát ở Sudan, tình hình vẫn tiếp tục nghiêm trọng. Trong khi khuyến khích các thỏa thuận từng phần đã đạt được cho đến nay, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của mình về việc hạ vũ khí, và tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đối thoại thắng thế và xoa dịu nỗi đau khổ của người dân. Và chúng ta hãy tiếp tục ở gần người dân Ukraine đang bị bao vây.
Hôm nay, Ngày Truyền thông Thế giới được cử hành với chủ đề “Nói bằng trái tim”. Chính trái tim đưa chúng ta tới sự giao tiếp cởi mở và dễ tiếp thu. Tôi chào các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, cảm ơn họ vì công việc của họ. Và tôi hy vọng rằng họ có thể luôn làm việc để phục vụ sự thật và vì lợi ích chung. Xin ace một tràng pháo tay cho tất cả các nhà báo!
Hôm nay, Tuần lễ Laudato si' bắt đầu. Tôi cảm ơn Bộ Cổ võ Sự Phát triển Con người Toàn diện và nhiều tổ chức tham gia. Và tôi mời tất cả mọi người cộng tác trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Cần phải kết hợp khả năng và sự sáng tạo của chúng ta lại với nhau! Những thảm họa gần đây nhắc nhở chúng ta về điều này, chẳng hạn như lũ lụt đã tấn công người dân Emiglia Romagna trong những ngày này, những người mà tôi hết lòng lập lại sự gần gũi với họ. Hôm nay, các tập sách về Laudato si', mà Bộ đã chuẩn bị với sự hợp tác của Viện Môi trường Stockholm, sẽ được phân phát tại Quảng trường.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ nhiều quốc gia – tôi thấy nhiều lá cờ ở đó, xin chào mừng! Tôi đặc biệt chào các nữ tu Phan Sinh Thánh Elizabeth đến từ Indonesia – từ rất xa; các tín hữu đến từ Malta, Mali, Á Căn Đình, đảo Curaçao thuộc vùng Caribe, và ban nhạc đến từ Puerto Rico. Chúng tôi muốn nghe các bạn chơi sau nhé!
Ngoài ra, tôi chào mừng cuộc hành hương của giáo phận từ Alessandria; các ứng viên Thêm Sức từ giáo phận Genoa mà tôi đã gặp ngày hôm qua. Hôm qua, tôi đã gặp họ, với những chiếc mũ đỏ đằng kia, ở Santa Marta – họ thật tuyệt vời!; các nhóm giáo xứ từ Molise, Scandicci, Grotte và Grumo Nevano; các hiệp hội cam kết bảo vệ sự sống con người; Ca đoàn thanh niên “Emil Komel” từ Gorizia; từ trường “Catherine của Thánh Rose” và “Thánh Ursula” từ Rome; và những người trong phong trào Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin đừng quên. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaREGINA CAELI Saint Peter's Square Sunday, 21 May 2023
Kết thúc Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Ngày hôm nay, tại Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành. Đó là một ngày lễ mà chúng ta biết rõ, nhưng có thể đặt ra một số câu hỏi – ít nhất là hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chúng ta lại kỷ niệm việc Chúa Giêsu rời khỏi trái đất? Có vẻ như sự ra đi của Ngài phải là một khoảnh khắc đáng buồn, không hẳn là điều đáng vui mừng! Tại sao lại ăn mừng một sự ra đi? Đó là câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi thứ hai là bây giờ Chúa Giêsu làm gì ở trên trời? Câu hỏi đầu tiên: Tại sao lại ăn mừng? Câu hỏi thứ hai: Chúa Giêsu làm gì ở trên trời?
Tại sao chúng ta đang ăn mừng. Bởi vì với việc Thăng Thiên, một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp đã xảy ra: Chúa Giêsu đã mang nhân tính của chúng ta, xác thịt của chúng ta, vào thiên đàng – đây là lần đầu tiên – nghĩa là Người đã mang nhân tính đó vào trong Thiên Chúa. Nhân tính mà Ngài mặc lấy trên trái đất đã không còn ở đây. Chúa Giêsu phục sinh không phải là một linh hồn, không. Ngài có cơ thể con người, bằng xương bằng thịt, mọi thứ. Ngài sẽ ở đó trong Chúa. Chúng ta có thể nói rằng từ ngày Thăng Thiên trở đi, chính Thiên Chúa đã “thay đổi” – từ thời điểm đó, Ngài không chỉ là thần linh, mà còn yêu chúng ta đến nỗi Ngài mang xác thịt của chúng ta trong chính Ngài, nhân tính của chúng ta! Do đó, nơi đang chờ đợi chúng ta được chỉ định; đó là phần phúc của chúng ta. Một Giáo Phụ đã viết như thế này: “Thật là một tin tuyệt vời! Đấng đã làm người vì chúng ta […] để biến chúng ta thành anh em của Người, Người tự giới thiệu mình như một con người trước mặt Chúa Cha để gánh vác tất cả những ai liên kết với Người” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Diễn văn về Sự Phục sinh của Chúa Kitô, 1). Hôm nay, chúng ta cử hành “cuộc chinh phục thiên đàng” – Chúa Giêsu, Đấng trở về với Chúa Cha, nhưng với nhân tính của chúng ta. Và như vậy, thiên đường đã là của chúng ta một chút. Chúa Giêsu đã mở cửa và xác của Người ở đó.
Câu hỏi thứ hai: Vậy Chúa Giêsu lên trời làm gì? Ngài ở đó vì chúng ta trước mặt Chúa Cha, liên tục cho Ngài thấy nhân tính của chúng ta – cho Ngài thấy những vết thương của Ngài. Tôi thích nghĩ rằng Chúa Giêsu, cầu nguyện như thế này trước mặt Chúa Cha – khiến Người nhìn thấy những vết thương của mình. “Đây là những gì con phải gánh chịu vì nhân loại: Xin hãy làm điều gì đó!” Ngài chỉ cho Chúa Cha cái giá của sự cứu chuộc chúng ta. Chúa Cha xúc động. Đây là một cái gì đó tôi thích nghĩ về. Nhưng anh chị em hãy tự suy nghĩ về điều đó. Đây là cách Chúa Giêsu cầu nguyện. Ngài đã không để chúng ta một mình. Thật vậy, trước khi thăng thiên, Người đã nói với chúng ta, như Tin Mừng hôm nay nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài luôn ở với chúng ta, nhìn đến chúng ta, và “Ngài hằng sống để chuyển cầu” (Dt 7:25) cho chúng ta. Để làm cho Chúa Cha nhìn thấy vết thương của mình, cho chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu cầu thay. Ngài đang ở một “chỗ” tốt hơn, trước Cha của Ngài và là Cha của chúng ta, để chuyển cầu cho chúng ta.
Sự cầu bầu cho chúng ta là điều cơ bản. Đức tin này cũng giúp chúng ta – không đánh mất hy vọng, không nản lòng. Trước mặt Chúa Cha, có Đấng làm cho Người thấy những vết thương của Người và chuyển cầu. Xin Nữ Vương Thiên Đàng cầu bầu cho chúng ta bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Thật đáng buồn, nhưng, một tháng sau khi bạo lực bùng phát ở Sudan, tình hình vẫn tiếp tục nghiêm trọng. Trong khi khuyến khích các thỏa thuận từng phần đã đạt được cho đến nay, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của mình về việc hạ vũ khí, và tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đối thoại thắng thế và xoa dịu nỗi đau khổ của người dân. Và chúng ta hãy tiếp tục ở gần người dân Ukraine đang bị bao vây.
Hôm nay, Ngày Truyền thông Thế giới được cử hành với chủ đề “Nói bằng trái tim”. Chính trái tim đưa chúng ta tới sự giao tiếp cởi mở và dễ tiếp thu. Tôi chào các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, cảm ơn họ vì công việc của họ. Và tôi hy vọng rằng họ có thể luôn làm việc để phục vụ sự thật và vì lợi ích chung. Xin ace một tràng pháo tay cho tất cả các nhà báo!
Hôm nay, Tuần lễ Laudato si' bắt đầu. Tôi cảm ơn Bộ Cổ võ Sự Phát triển Con người Toàn diện và nhiều tổ chức tham gia. Và tôi mời tất cả mọi người cộng tác trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Cần phải kết hợp khả năng và sự sáng tạo của chúng ta lại với nhau! Những thảm họa gần đây nhắc nhở chúng ta về điều này, chẳng hạn như lũ lụt đã tấn công người dân Emiglia Romagna trong những ngày này, những người mà tôi hết lòng lập lại sự gần gũi với họ. Hôm nay, các tập sách về Laudato si', mà Bộ đã chuẩn bị với sự hợp tác của Viện Môi trường Stockholm, sẽ được phân phát tại Quảng trường.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ nhiều quốc gia – tôi thấy nhiều lá cờ ở đó, xin chào mừng! Tôi đặc biệt chào các nữ tu Phan Sinh Thánh Elizabeth đến từ Indonesia – từ rất xa; các tín hữu đến từ Malta, Mali, Á Căn Đình, đảo Curaçao thuộc vùng Caribe, và ban nhạc đến từ Puerto Rico. Chúng tôi muốn nghe các bạn chơi sau nhé!
Ngoài ra, tôi chào mừng cuộc hành hương của giáo phận từ Alessandria; các ứng viên Thêm Sức từ giáo phận Genoa mà tôi đã gặp ngày hôm qua. Hôm qua, tôi đã gặp họ, với những chiếc mũ đỏ đằng kia, ở Santa Marta – họ thật tuyệt vời!; các nhóm giáo xứ từ Molise, Scandicci, Grotte và Grumo Nevano; các hiệp hội cam kết bảo vệ sự sống con người; Ca đoàn thanh niên “Emil Komel” từ Gorizia; từ trường “Catherine của Thánh Rose” và “Thánh Ursula” từ Rome; và những người trong phong trào Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin đừng quên. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana