Trong cái rủi có cái may
Ở đời có những trường hợp như thế. Đó là điều đã xẩy ra vào năm 44 tại An-ti-ô-khi-a bên Hy Lạp, cho những người tin theo dạo Chúa.
Số là nhân vụ ông Tê-pha-nô bị ném đá, một cuộc bách hại các tín hữu đã nổ ra, khiến họ phải tản mác đi khắp nơi, dến tận miền Phê-ni-xi (nước Li-băng ngày nay) đảo Sýp và thành phố An-ti-ô-khi-a (nước Hy lạp bây giớ). Cái rủi là bị bách hại, còn cái may là cơ hội đem đạo Chúa đi giảng ở nơi xa. Những người rao giảng ở đây không phài là các Tông Đồ mà là một nhóm tín đồ. Họ là những người giáo dân đầu tiên làm việc truyền giáo mà ngày nay gọi là Tông Đồ Giáo Dân, một công việc rất được Hội Thánh coi trọng và cổ vũ. Nhờ những người này, cùng với sự trợ giúp của Chúa, “một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa”.
Việc làm của họ đến tai Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Ông Ba-na-ba được cử đi đến với họ. Thấy kết quả công việc họ làm, ông rất vui mừng và nhiệt tình khuyến khích họ “bền lòng gắn bó cùng Chúa”. Niềm phấn khởi khi đươc tận mắt chứng kiến thành công của những tín đồ này đã khiến ông “trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô” để cùng hợp tác. Tìm được ông Sao-lô rồi, ông đua ông này về An-ti-ô-khi-a, làm việc và trong một năm rao giảng cho rất nhiều người. Tại dây, các tín đồ được người ta gọi là Ki-tô hữu. (Cv 11,19-26)
Ki-tô hữu là người thuộc về Đức Ki-tô, mang danh Người, theo giáo huấn và lối sống của Người với niềm tin và lòng trung thành không lay chuyển. Có lẽ vì thấy những tín đồ này sống như thế nên người ta đã dùng danh xưng nay để goi họ.
Danh xưng này rất có ý nghĩa; nó biểu lộ con người mang danh đó. Vậy con người đó là ai và ý nghĩa là gì? Thưa là Đức Ki-tô, từ phiên âm chữ Khristos trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là người được được xức dầu. Trong Do Thái giáo, có ba hạng người được xức dầu: đó là vua, tư tế và ngôn sứ. Vì là người được xức dầu nên nơi Đức Ki-tô qui tụ cả ba chức danh đó. Mà Ki-tô hữu là những người thuộc về Đức Ki-tô, đi theo Người nên cũng được thừa hưởng danh vị này.
Ki-tô hữu lại chia làm ba loại người. Những người này cùng mang danh là Ki-tô hữu, nhưng lại thuôc ba Giáo Hôi khác nhau. Kỳ cựu nhất là Giáo Hội Công Giáo Rô-ma, rồi đến Giáo Hội Chính Thống Giáo và cuối cùng là Giáo Hội Cải Giáo {Thệ Phản). Ban đầu chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rô-ma thôi; thế kỷ X mới có Giáo Hội Chính Thống Giáo rồi thế kỷ XVI, Giáo Hội Cải Giáo.
Tuy cùng tin và xưng danh Chúa Ki-tô, nhưng kỷ luật, tổ chức, lễ nghi, khác nhau. Sự khác nhau này là một điều “nhức nhối” cho cả ba Giáo Hội nên hiện nay đang có phong trào Đại Kết để mong thu hẹp các khác biệt mà đi đến sự hợp nhất như ý Chúa muốn.
Vậy phải kết luận thế nào?
Trước hết, khi gặp tai ương hoạn nạn thì nên lấy đức tin mà bảo mình rằng trong cái họa cũng có thẻ có cái may do Chúa an bài.
Tiếp đến là hợp tác vào công việc loan báo Tin Mừng như các Ki-tô hữu phải di tản sau cơn bách hại ở Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ I.
Cuối cùng là ăn ở thế nào để người ta nhận thấy mình là Ki-tô hữu, những người theo và thuộc về Chúa Ki-tô.
Lm.. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Ở đời có những trường hợp như thế. Đó là điều đã xẩy ra vào năm 44 tại An-ti-ô-khi-a bên Hy Lạp, cho những người tin theo dạo Chúa.
Số là nhân vụ ông Tê-pha-nô bị ném đá, một cuộc bách hại các tín hữu đã nổ ra, khiến họ phải tản mác đi khắp nơi, dến tận miền Phê-ni-xi (nước Li-băng ngày nay) đảo Sýp và thành phố An-ti-ô-khi-a (nước Hy lạp bây giớ). Cái rủi là bị bách hại, còn cái may là cơ hội đem đạo Chúa đi giảng ở nơi xa. Những người rao giảng ở đây không phài là các Tông Đồ mà là một nhóm tín đồ. Họ là những người giáo dân đầu tiên làm việc truyền giáo mà ngày nay gọi là Tông Đồ Giáo Dân, một công việc rất được Hội Thánh coi trọng và cổ vũ. Nhờ những người này, cùng với sự trợ giúp của Chúa, “một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa”.
Việc làm của họ đến tai Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Ông Ba-na-ba được cử đi đến với họ. Thấy kết quả công việc họ làm, ông rất vui mừng và nhiệt tình khuyến khích họ “bền lòng gắn bó cùng Chúa”. Niềm phấn khởi khi đươc tận mắt chứng kiến thành công của những tín đồ này đã khiến ông “trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô” để cùng hợp tác. Tìm được ông Sao-lô rồi, ông đua ông này về An-ti-ô-khi-a, làm việc và trong một năm rao giảng cho rất nhiều người. Tại dây, các tín đồ được người ta gọi là Ki-tô hữu. (Cv 11,19-26)
Ki-tô hữu là người thuộc về Đức Ki-tô, mang danh Người, theo giáo huấn và lối sống của Người với niềm tin và lòng trung thành không lay chuyển. Có lẽ vì thấy những tín đồ này sống như thế nên người ta đã dùng danh xưng nay để goi họ.
Danh xưng này rất có ý nghĩa; nó biểu lộ con người mang danh đó. Vậy con người đó là ai và ý nghĩa là gì? Thưa là Đức Ki-tô, từ phiên âm chữ Khristos trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là người được được xức dầu. Trong Do Thái giáo, có ba hạng người được xức dầu: đó là vua, tư tế và ngôn sứ. Vì là người được xức dầu nên nơi Đức Ki-tô qui tụ cả ba chức danh đó. Mà Ki-tô hữu là những người thuộc về Đức Ki-tô, đi theo Người nên cũng được thừa hưởng danh vị này.
Ki-tô hữu lại chia làm ba loại người. Những người này cùng mang danh là Ki-tô hữu, nhưng lại thuôc ba Giáo Hôi khác nhau. Kỳ cựu nhất là Giáo Hội Công Giáo Rô-ma, rồi đến Giáo Hội Chính Thống Giáo và cuối cùng là Giáo Hội Cải Giáo {Thệ Phản). Ban đầu chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rô-ma thôi; thế kỷ X mới có Giáo Hội Chính Thống Giáo rồi thế kỷ XVI, Giáo Hội Cải Giáo.
Tuy cùng tin và xưng danh Chúa Ki-tô, nhưng kỷ luật, tổ chức, lễ nghi, khác nhau. Sự khác nhau này là một điều “nhức nhối” cho cả ba Giáo Hội nên hiện nay đang có phong trào Đại Kết để mong thu hẹp các khác biệt mà đi đến sự hợp nhất như ý Chúa muốn.
Vậy phải kết luận thế nào?
Trước hết, khi gặp tai ương hoạn nạn thì nên lấy đức tin mà bảo mình rằng trong cái họa cũng có thẻ có cái may do Chúa an bài.
Tiếp đến là hợp tác vào công việc loan báo Tin Mừng như các Ki-tô hữu phải di tản sau cơn bách hại ở Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ I.
Cuối cùng là ăn ở thế nào để người ta nhận thấy mình là Ki-tô hữu, những người theo và thuộc về Chúa Ki-tô.
Lm.. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.