Luke Coppen, trên tờ The Pillar, Ngày 5 tháng 5 năm 2023, cho hay: Hàng triệu người sẽ theo dõi lễ đăng quang của Vua Charles III khi nó được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới vào thứ Bảy tuần này.
Nhưng họ sẽ không được chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng nhất của buổi lễ Anh giáo được tổ chức vào ngày 6 tháng 5 tại Tu viện Westminster.
Các máy quay sẽ không quay cảnh xức dầu cho quốc vương Anh, người đã kế vị Nữ hoàng Elizabeth II phục vụ lâu dài sau khi bà qua đời vào ngày 8 tháng 9.
Chính xác thì điều gì sẽ xảy ra ngoài tầm mắt của thế giới đang theo dõi? Và điều đó có nghĩa là gì? The Pillar xin trình bầy qua.
Nguồn gốc của nghi thức đăng quang
Lễ đăng quang vào thứ Bảy không chỉ bắt nguồn từ quá khứ Công Giáo của nước Anh, mà còn xa hơn nữa, từ thời Kinh thánh.
Theo hướng dẫn trên trang web của Hiệp hội Sách Cầu nguyện, “Lễ đăng quang là một loạt các nghi lễ cổ xưa, một số trong đó có liên quan trực tiếp đến việc xức dầu cho Vua Salômôn” của tư tế Xađốc và tiên tri Nathan, như được mô tả trong Sách các vua của Kinh thánh Do Thái.
Hầu hết các nghi lễ khác có từ trước Cuộc chinh phạt của người Norman ở Anh vào thế kỷ 11. Vào thế kỷ thứ 10, giám mục người Anh, Thánh Dunstan, đã tạo ra một nghi thức, với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, bắt nguồn từ Đế quốc Byzantine.
Trong những thế kỷ tiếp theo, lễ đăng quang của các vị vua Anh đã phát triển nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc ba phần, ngay cả sau Cải cách Anh.
Buổi lễ bao gồm:
• Lời tuyên hứa của nhà vua và sự tung hô của nhân dân;
• Lễ thánh hiến và xức dầu nhà vua;
• Lễ mặc áo, đăng quang và lên ngôi của nhà vua, sau đó là nghi thức tôn kính và rước lễ.
Mục sư Marcus Walker, Cha sở nhà thờ Thánh Bartholomew Cả, một nhà thờ Anh giáo ở Thành phố Luân Đôn, nói với The Pillar trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Thật đáng lưu ý khi [lễ xức dầu] đã được giữ lại — và giữ lại một cách có ý thức — và thậm chí các vị quân chủ theo Thệ phản hơn, chẳng hạn như Elizabeth I, không có tra vấn gì về việc xức dầu”.
Theo sách hướng dẫn, “chỉ có các Hoàng đế La Mã Thần thánh, Vua Pháp và Vua Anh mới được vinh dự xức dầu và đội vương miện. Và Nghi thức Đăng quang của Anh là nghi thức duy nhất thuộc loại này còn tồn tại trong thế giới Kitô giáo.”
Cho đến ngày nay, quốc vương Anh có cả bản sắc chính trị lẫn tôn giáo. Nhà vua không chỉ là nguyên thủ quốc gia, mà còn là nhà cai quản tối cao của Giáo Hội Anh, Giáo Hội lâu đời của đất nước và là Giáo Hội mẹ của Hiệp thông Anh giáo, hiệp thông Kitô giáo lớn thứ ba sau Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính thống giáo Đông phương.
Chuyện gì sẽ xảy ra
Lễ đăng quang của Charles III sẽ bắt đầu bằng một đám rước vào Tu viện Westminster. Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá Wales mới được làm, có chứa thánh tích Thánh giá thật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng.
Việc xức dầu sẽ tiếp theo lời tuyên thệ của nhà vua (bao gồm lời tuyên hứa duy trì “Tôn giáo Cải cách Thệ phản được thành lập theo luật”), một bài đọc Tin Mừng và một bài giảng của Justin Welby, Tổng Giám mục Canterbury, giám mục cao cấp nhất của Giáo hội Anh và là lãnh đạo tinh thần của Cộng đồng Anh giáo.
Lễ xức dầu sẽ được bắt đầu bằng bài thánh ca Veni, Creator Spritus [Hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần Tạo dựng].
Welby sẽ được trình dầu đăng quang, được thu hoạch từ những lùm cây trên Núi Ôliu, nơi Chúa Giêsu đã trải qua một phần cuộc đời trần thế của Người và bà của Charles III, Công chúa Alice của Battenberg, được chôn cất.
Ô liu được ép bên ngoài Bêlem, và dầu được nêm với vừng, hoa hồng, hoa nhài, quế, dầu hoa cam, benzoin, hổ phách và hoa cam. (Và không như trong quá khứ, với các sản phẩm động vật cầy hương và long diên hương.)
Dầu đã được thánh hiến trong Nhà thờ Mộ Thánh của Giêrusalem bởi tổng giám mục Anh giáo của thành phố và Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp.
Walker nhận định, “Đây có lẽ là lễ đăng quang đại kết duy nhất trong lịch sử, với thánh tích Thánh Giá Thật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tặng để dẫn nhà vua vào, và dầu được Thượng phụ Giêrusalem xức dầu để xức cho nhà vua.”
Dầu cũng sẽ được dùng để xức dầu cho Camilla, hoàng hậu Anh. Khi được hỏi tại sao bà ấy sẽ được xức dầu khi chồng của Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử Philip, thì không, Walker nói: “Bởi vì ông ấy không phải là vua còn bà ấy thì là nữ hoàng. Nó đơn giản như vậy."
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, lễ xức dầu của hoàng hậu sẽ diễn ra trước công chúng, trái ngược với lễ xức dầu của nhà vua.
Để chuẩn bị cho việc xức dầu của mình, nhà vua sẽ cởi bỏ quốc phục, để mặc quần áo đơn giản.
Khi dàn hợp xướng hát bài “Xađốc Tư tế” của Handel, gợi lại việc xức dầu của Vua Salômôn, bốn bức vách sẽ được dựng lên xung quanh quốc vương, người sẽ ngồi trên chiếc ghế đăng quang, được sử dụng trong các buổi lễ đăng quang trong tu viện từ năm 1399.
Một bài chú giải chính thức mô tả điều này như “thời điểm riêng tư duy nhất của nhà vua trong buổi lễ, khi ông suy gẫm về việc ông được Thiên Chúa kêu gọi ra sao”.
Bài chú giải nói: “Những tán dù như thế này có thể được truy nguyên từ Cựu Ước. Vào thời Trung cổ, theo phong tục, các vị vua thường du hành dưới tán dù như vậy. Trong bối cảnh này, nó biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa trên giao ước xức dầu này.”
Dầu sẽ được rót từ một chiếc bình nhỏ - một chiếc bình bằng vàng nguyên khối có hình con đại bàng - vào một chiếc thìa đăng quang bằng bạc mạ vàng.
Sau đó, Tổng giám mục Canterbury sẽ nhúng hai ngón tay vào dầu và xức dầu lên tay, ngực và đầu của nhà vua, đồng thời nói với giọng nhỏ nhẹ:
“Các bàn tay của ngài hãy được xức bằng dầu thánh.
Ngực của ngài hãy được xức bằng dầu thánh.
Đầu của ngài hãy được xức bằng dầu thánh, như các vị vua, tư tế và tiên tri đã được xức dầu.
Và cũng như Salômôn được tư tế Xađốc và tiên tri Nathan xức dầu làm vua, thì cầu mong ngài được xức dầu, ban phước và được thánh hiến làm Vua trên các dân tộc mà Chúa, Thiên Chúa của ngài, đã ban cho ngài để cai trị và cai quản; nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.”
Bài chú giải chính thức nói rằng việc xức dầu khiến nhà vua “được đặt riêng ra để hoàn thành thiên chức và bắt đầu một cuộc sống mới với tư cách là Vua, tận tụy phục vụ mọi người”.
Walker giải thích rằng việc xức dầu sẽ diễn ra ngoài máy quay phim không hẳn chỉ vì tính thực tế của việc xức dầu lên đầu, tay và ngực của quốc vương.
Ngài nói, “Tôi nghĩ còn có ý niệm cho rằng đây là phần thiêng liêng nhất. Vì vậy, Elizabeth II cũng yêu cầu điều đó. Và, mặc dù nó không được quay trực tiếp, nhưng George VI cũng yêu cầu việc xức dầu không được trình chiếu. Và điều đó thậm chí còn xảy ra sớm hơn khi một tán dù - và thực sự là thế - được hạ xuống, để tránh những con mắt tò mò khỏi khoảnh khắc thân mật giữa Thiên Chúa và quốc vương".
Nó có nghĩa gì?
Giáo hội Anh công nhận hai "bí tích chính": Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể, được gọi là bí tích "của Chúa" vì liên kết với Chúa Giêsu.
Trang web chính thức của Giáo Hội cho biết có “năm thừa tác vụ ân sủng bí tích khác cũng được coi là kênh thể hiện sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa”: Thêm sức, hòa giải, xức dầu cho bệnh nhân, hôn nhân và truyền chức.
Walker nói với The Pillar rằng Hiệp thông Anh giáo đã chứng kiến sự hồi sinh của việc thực hành xức dầu trong 50 năm qua, trong cả bối cảnh bí tích và phi bí tích.
Ngài nói, “Có lẽ bây giờ nó có nhiều mối liên hệ đặc biệt hơn, trong đó việc xức dầu đã quay trở lại với hầu hết Giáo hội Anh, tại lễ Rửa tội và lễ Thêm sức, và việc sử dụng dầu thánh khi chúng ta bắt đầu trở thành Kitô hữu, và việc nhà vua bắt đầu trở thành quốc vương thì điều đó rõ ràng hơn nhiều.”
Ngài lưu ý rằng sự đánh giá cao mới đối với việc xức dầu đến từ “hai đầu” của mọi thống thuộc Anh giáo.
Ngài nói “Bạn đã khám phá lại việc xức dầu với phong trào Anh-Công Giáo và tái tập chú vào đời sống bí tích của Giáo hội. Nhưng trong phong trào đặc sủng, xức dầu cũng là một điều lớn lao. Đó là điều mà họ sẽ thường xuyên nói đến vì tất nhiên nó hợp với kinh thánh”.
Walker mô tả lễ đăng quang là “một cơ hội tuyệt vời để dạy người ta về ý nghĩa của việc xức dầu.”
Ngài nói: “Hầu hết cùng những lời dùng trong Bí tích Thêm sức sẽ được sử dụng tại lúc xức dầu. Việc cầu xin bảy ơn Chúa Thánh Thần, qua bài hát 'Hãy đến, lạy Chúa Thánh Thần, linh hứng linh hồn chúng con'... quả là mối liên hệ trực tiếp giữa điều chúng ta hy vọng sẽ xảy ra với tất cả chúng ta trong phép thêm sức và điều chúng ta hy vọng sẽ xảy ra với nhà vua khi được xức dầu.”
Walker cho rằng việc xức dầu cũng là một biểu hiện hùng hồn cho thấy thẩm quyền thực sự nằm ở đâu.
Ngài nói: “Việc xức dầu gần như thực sự là biểu tượng cuối cùng cho thấy thẩm quyền của nhà vua bắt nguồn từ một điều sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với ngài, hơn cả nhân dân hay bất cứ điều gì khác. Đây là một sự thừa nhận thực sự rằng nơi phát xuất quyền lực là thể thần linh, là Thiên Chúa.”
Ngài nói thêm: “Tôi nghĩ rằng đây là lời tuyên xưng Kitô giáo công khai nhất bởi bất cứ nhân vật công cộng nào, ở bất cứ quốc gia nào trên thực tế không đồng thời là giám mục như giáo hoàng trên khắp thế giới ngày nay. Đó là một sự khẳng định khá táo bạo một cách đáng kinh ngạc của Kitô giáo.”
Nhưng họ sẽ không được chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng nhất của buổi lễ Anh giáo được tổ chức vào ngày 6 tháng 5 tại Tu viện Westminster.
Các máy quay sẽ không quay cảnh xức dầu cho quốc vương Anh, người đã kế vị Nữ hoàng Elizabeth II phục vụ lâu dài sau khi bà qua đời vào ngày 8 tháng 9.
Chính xác thì điều gì sẽ xảy ra ngoài tầm mắt của thế giới đang theo dõi? Và điều đó có nghĩa là gì? The Pillar xin trình bầy qua.
Nguồn gốc của nghi thức đăng quang
Lễ đăng quang vào thứ Bảy không chỉ bắt nguồn từ quá khứ Công Giáo của nước Anh, mà còn xa hơn nữa, từ thời Kinh thánh.
Theo hướng dẫn trên trang web của Hiệp hội Sách Cầu nguyện, “Lễ đăng quang là một loạt các nghi lễ cổ xưa, một số trong đó có liên quan trực tiếp đến việc xức dầu cho Vua Salômôn” của tư tế Xađốc và tiên tri Nathan, như được mô tả trong Sách các vua của Kinh thánh Do Thái.
Hầu hết các nghi lễ khác có từ trước Cuộc chinh phạt của người Norman ở Anh vào thế kỷ 11. Vào thế kỷ thứ 10, giám mục người Anh, Thánh Dunstan, đã tạo ra một nghi thức, với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, bắt nguồn từ Đế quốc Byzantine.
Trong những thế kỷ tiếp theo, lễ đăng quang của các vị vua Anh đã phát triển nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc ba phần, ngay cả sau Cải cách Anh.
Buổi lễ bao gồm:
• Lời tuyên hứa của nhà vua và sự tung hô của nhân dân;
• Lễ thánh hiến và xức dầu nhà vua;
• Lễ mặc áo, đăng quang và lên ngôi của nhà vua, sau đó là nghi thức tôn kính và rước lễ.
Mục sư Marcus Walker, Cha sở nhà thờ Thánh Bartholomew Cả, một nhà thờ Anh giáo ở Thành phố Luân Đôn, nói với The Pillar trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Thật đáng lưu ý khi [lễ xức dầu] đã được giữ lại — và giữ lại một cách có ý thức — và thậm chí các vị quân chủ theo Thệ phản hơn, chẳng hạn như Elizabeth I, không có tra vấn gì về việc xức dầu”.
Theo sách hướng dẫn, “chỉ có các Hoàng đế La Mã Thần thánh, Vua Pháp và Vua Anh mới được vinh dự xức dầu và đội vương miện. Và Nghi thức Đăng quang của Anh là nghi thức duy nhất thuộc loại này còn tồn tại trong thế giới Kitô giáo.”
Cho đến ngày nay, quốc vương Anh có cả bản sắc chính trị lẫn tôn giáo. Nhà vua không chỉ là nguyên thủ quốc gia, mà còn là nhà cai quản tối cao của Giáo Hội Anh, Giáo Hội lâu đời của đất nước và là Giáo Hội mẹ của Hiệp thông Anh giáo, hiệp thông Kitô giáo lớn thứ ba sau Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính thống giáo Đông phương.
Chuyện gì sẽ xảy ra
Lễ đăng quang của Charles III sẽ bắt đầu bằng một đám rước vào Tu viện Westminster. Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá Wales mới được làm, có chứa thánh tích Thánh giá thật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng.
Việc xức dầu sẽ tiếp theo lời tuyên thệ của nhà vua (bao gồm lời tuyên hứa duy trì “Tôn giáo Cải cách Thệ phản được thành lập theo luật”), một bài đọc Tin Mừng và một bài giảng của Justin Welby, Tổng Giám mục Canterbury, giám mục cao cấp nhất của Giáo hội Anh và là lãnh đạo tinh thần của Cộng đồng Anh giáo.
Lễ xức dầu sẽ được bắt đầu bằng bài thánh ca Veni, Creator Spritus [Hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần Tạo dựng].
Welby sẽ được trình dầu đăng quang, được thu hoạch từ những lùm cây trên Núi Ôliu, nơi Chúa Giêsu đã trải qua một phần cuộc đời trần thế của Người và bà của Charles III, Công chúa Alice của Battenberg, được chôn cất.
Ô liu được ép bên ngoài Bêlem, và dầu được nêm với vừng, hoa hồng, hoa nhài, quế, dầu hoa cam, benzoin, hổ phách và hoa cam. (Và không như trong quá khứ, với các sản phẩm động vật cầy hương và long diên hương.)
Dầu đã được thánh hiến trong Nhà thờ Mộ Thánh của Giêrusalem bởi tổng giám mục Anh giáo của thành phố và Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp.
Walker nhận định, “Đây có lẽ là lễ đăng quang đại kết duy nhất trong lịch sử, với thánh tích Thánh Giá Thật do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tặng để dẫn nhà vua vào, và dầu được Thượng phụ Giêrusalem xức dầu để xức cho nhà vua.”
Dầu cũng sẽ được dùng để xức dầu cho Camilla, hoàng hậu Anh. Khi được hỏi tại sao bà ấy sẽ được xức dầu khi chồng của Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử Philip, thì không, Walker nói: “Bởi vì ông ấy không phải là vua còn bà ấy thì là nữ hoàng. Nó đơn giản như vậy."
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, lễ xức dầu của hoàng hậu sẽ diễn ra trước công chúng, trái ngược với lễ xức dầu của nhà vua.
Để chuẩn bị cho việc xức dầu của mình, nhà vua sẽ cởi bỏ quốc phục, để mặc quần áo đơn giản.
Khi dàn hợp xướng hát bài “Xađốc Tư tế” của Handel, gợi lại việc xức dầu của Vua Salômôn, bốn bức vách sẽ được dựng lên xung quanh quốc vương, người sẽ ngồi trên chiếc ghế đăng quang, được sử dụng trong các buổi lễ đăng quang trong tu viện từ năm 1399.
Một bài chú giải chính thức mô tả điều này như “thời điểm riêng tư duy nhất của nhà vua trong buổi lễ, khi ông suy gẫm về việc ông được Thiên Chúa kêu gọi ra sao”.
Bài chú giải nói: “Những tán dù như thế này có thể được truy nguyên từ Cựu Ước. Vào thời Trung cổ, theo phong tục, các vị vua thường du hành dưới tán dù như vậy. Trong bối cảnh này, nó biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa trên giao ước xức dầu này.”
Dầu sẽ được rót từ một chiếc bình nhỏ - một chiếc bình bằng vàng nguyên khối có hình con đại bàng - vào một chiếc thìa đăng quang bằng bạc mạ vàng.
Sau đó, Tổng giám mục Canterbury sẽ nhúng hai ngón tay vào dầu và xức dầu lên tay, ngực và đầu của nhà vua, đồng thời nói với giọng nhỏ nhẹ:
“Các bàn tay của ngài hãy được xức bằng dầu thánh.
Ngực của ngài hãy được xức bằng dầu thánh.
Đầu của ngài hãy được xức bằng dầu thánh, như các vị vua, tư tế và tiên tri đã được xức dầu.
Và cũng như Salômôn được tư tế Xađốc và tiên tri Nathan xức dầu làm vua, thì cầu mong ngài được xức dầu, ban phước và được thánh hiến làm Vua trên các dân tộc mà Chúa, Thiên Chúa của ngài, đã ban cho ngài để cai trị và cai quản; nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.”
Bài chú giải chính thức nói rằng việc xức dầu khiến nhà vua “được đặt riêng ra để hoàn thành thiên chức và bắt đầu một cuộc sống mới với tư cách là Vua, tận tụy phục vụ mọi người”.
Walker giải thích rằng việc xức dầu sẽ diễn ra ngoài máy quay phim không hẳn chỉ vì tính thực tế của việc xức dầu lên đầu, tay và ngực của quốc vương.
Ngài nói, “Tôi nghĩ còn có ý niệm cho rằng đây là phần thiêng liêng nhất. Vì vậy, Elizabeth II cũng yêu cầu điều đó. Và, mặc dù nó không được quay trực tiếp, nhưng George VI cũng yêu cầu việc xức dầu không được trình chiếu. Và điều đó thậm chí còn xảy ra sớm hơn khi một tán dù - và thực sự là thế - được hạ xuống, để tránh những con mắt tò mò khỏi khoảnh khắc thân mật giữa Thiên Chúa và quốc vương".
Nó có nghĩa gì?
Giáo hội Anh công nhận hai "bí tích chính": Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể, được gọi là bí tích "của Chúa" vì liên kết với Chúa Giêsu.
Trang web chính thức của Giáo Hội cho biết có “năm thừa tác vụ ân sủng bí tích khác cũng được coi là kênh thể hiện sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa”: Thêm sức, hòa giải, xức dầu cho bệnh nhân, hôn nhân và truyền chức.
Walker nói với The Pillar rằng Hiệp thông Anh giáo đã chứng kiến sự hồi sinh của việc thực hành xức dầu trong 50 năm qua, trong cả bối cảnh bí tích và phi bí tích.
Ngài nói, “Có lẽ bây giờ nó có nhiều mối liên hệ đặc biệt hơn, trong đó việc xức dầu đã quay trở lại với hầu hết Giáo hội Anh, tại lễ Rửa tội và lễ Thêm sức, và việc sử dụng dầu thánh khi chúng ta bắt đầu trở thành Kitô hữu, và việc nhà vua bắt đầu trở thành quốc vương thì điều đó rõ ràng hơn nhiều.”
Ngài lưu ý rằng sự đánh giá cao mới đối với việc xức dầu đến từ “hai đầu” của mọi thống thuộc Anh giáo.
Ngài nói “Bạn đã khám phá lại việc xức dầu với phong trào Anh-Công Giáo và tái tập chú vào đời sống bí tích của Giáo hội. Nhưng trong phong trào đặc sủng, xức dầu cũng là một điều lớn lao. Đó là điều mà họ sẽ thường xuyên nói đến vì tất nhiên nó hợp với kinh thánh”.
Walker mô tả lễ đăng quang là “một cơ hội tuyệt vời để dạy người ta về ý nghĩa của việc xức dầu.”
Ngài nói: “Hầu hết cùng những lời dùng trong Bí tích Thêm sức sẽ được sử dụng tại lúc xức dầu. Việc cầu xin bảy ơn Chúa Thánh Thần, qua bài hát 'Hãy đến, lạy Chúa Thánh Thần, linh hứng linh hồn chúng con'... quả là mối liên hệ trực tiếp giữa điều chúng ta hy vọng sẽ xảy ra với tất cả chúng ta trong phép thêm sức và điều chúng ta hy vọng sẽ xảy ra với nhà vua khi được xức dầu.”
Walker cho rằng việc xức dầu cũng là một biểu hiện hùng hồn cho thấy thẩm quyền thực sự nằm ở đâu.
Ngài nói: “Việc xức dầu gần như thực sự là biểu tượng cuối cùng cho thấy thẩm quyền của nhà vua bắt nguồn từ một điều sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với ngài, hơn cả nhân dân hay bất cứ điều gì khác. Đây là một sự thừa nhận thực sự rằng nơi phát xuất quyền lực là thể thần linh, là Thiên Chúa.”
Ngài nói thêm: “Tôi nghĩ rằng đây là lời tuyên xưng Kitô giáo công khai nhất bởi bất cứ nhân vật công cộng nào, ở bất cứ quốc gia nào trên thực tế không đồng thời là giám mục như giáo hoàng trên khắp thế giới ngày nay. Đó là một sự khẳng định khá táo bạo một cách đáng kinh ngạc của Kitô giáo.”