Các Mối Tương Quan
(Thứ Hai sau Chúa Nhật II Phục Sinh – Ga 3,1-8)
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra một lần nữa bởi ơn trên” (Ga 3,3).
Nicôđêmô, vị tôn sư lỗi lạc bấy giờ hiểu nhầm việc tái sinh mà Chúa Giêsu nói là trở vào lòng mẹ để được sinh ra một lần nữa. Thực ra Chúa Giêsu muốn nói đến cách thế hiện hữu của chúng ta với các mối tương quan.
Một trong những kiểu xác định căn tính của con người, của một ai đó là xác định các mối tương quan của họ. Anh A hay chị B là con của ai, cháu của ai, là anh em, chị em ruột của những ai..., nơi sinh nào, quê quán nào, dân tộc gì, quốc tịch gì...
Sinh ra lần đầu là được hiện hữu trong một số tương quan nào đó cụ thể và sự hiện hữu này bị hạn chế. Cha mẹ ruột chỉ có hai. Ông bà nội ngoại chỉ có bốn. Số anh chị em ruột cũng trên dưới mười ngón tay... Dân tộc thì chỉ có một và Quốc tịch thì giỏi lắm cũng hai hoặc ba hoặc bốn.
Được tái sinh bởi ơn trên là hiện hữu trong một mối tương quan mới phổ quát: Chúng ta được nhận làm con của Cha trên trời, Đấng là Cha của hết mọi người. Được tái sinh bởi ơn trên thì chúng ta có một người Anh cả là Đức Giêsu Kitô, Đấng là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh. Hệ quả kéo theo đó là chúng ta có mọi người là anh chị em của mình, bất phân màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, chính kiến lẫn niềm tin...
Nước Trời là Vương quốc đầy tràn hạnh phúc vĩnh hằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người. Nếu chỉ nhìn nhận và lo giữ các mối tương quan trong lần được sinh ra “bởi huyết nhục” thì rất có thể chúng ta sẽ loại trừ những ai đó vì nhiều “cái khác” như khác lợi ích, khác chính kiến...
Chuyện kể: Có một ông Kitô hữu da trắng xem ra rất ngoan đạo nhưng lại nặng óc kỳ thị màu da. Óc kỳ thị này lại được dệt xây bằng hiện tượng “nhà thờ da trắng – nhà thờ da đen” một thời ở quê hương ông. Sau khi chết và xong thời gian thanh luyện ông được vào thiên đàng. Mới bước qua cửa thiên đàng thì thánh Phêrô kinh ngạc thấy ông tất tả chạy ra. Thánh Phêrô chận lại hỏi vì sao thì ông ta hổn hễn: “Dạ, dạ, dạ... tụi da đen đầy ở trỏng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật II Phục Sinh – Ga 3,1-8)
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra một lần nữa bởi ơn trên” (Ga 3,3).
Nicôđêmô, vị tôn sư lỗi lạc bấy giờ hiểu nhầm việc tái sinh mà Chúa Giêsu nói là trở vào lòng mẹ để được sinh ra một lần nữa. Thực ra Chúa Giêsu muốn nói đến cách thế hiện hữu của chúng ta với các mối tương quan.
Một trong những kiểu xác định căn tính của con người, của một ai đó là xác định các mối tương quan của họ. Anh A hay chị B là con của ai, cháu của ai, là anh em, chị em ruột của những ai..., nơi sinh nào, quê quán nào, dân tộc gì, quốc tịch gì...
Sinh ra lần đầu là được hiện hữu trong một số tương quan nào đó cụ thể và sự hiện hữu này bị hạn chế. Cha mẹ ruột chỉ có hai. Ông bà nội ngoại chỉ có bốn. Số anh chị em ruột cũng trên dưới mười ngón tay... Dân tộc thì chỉ có một và Quốc tịch thì giỏi lắm cũng hai hoặc ba hoặc bốn.
Được tái sinh bởi ơn trên là hiện hữu trong một mối tương quan mới phổ quát: Chúng ta được nhận làm con của Cha trên trời, Đấng là Cha của hết mọi người. Được tái sinh bởi ơn trên thì chúng ta có một người Anh cả là Đức Giêsu Kitô, Đấng là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh. Hệ quả kéo theo đó là chúng ta có mọi người là anh chị em của mình, bất phân màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, chính kiến lẫn niềm tin...
Nước Trời là Vương quốc đầy tràn hạnh phúc vĩnh hằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người. Nếu chỉ nhìn nhận và lo giữ các mối tương quan trong lần được sinh ra “bởi huyết nhục” thì rất có thể chúng ta sẽ loại trừ những ai đó vì nhiều “cái khác” như khác lợi ích, khác chính kiến...
Chuyện kể: Có một ông Kitô hữu da trắng xem ra rất ngoan đạo nhưng lại nặng óc kỳ thị màu da. Óc kỳ thị này lại được dệt xây bằng hiện tượng “nhà thờ da trắng – nhà thờ da đen” một thời ở quê hương ông. Sau khi chết và xong thời gian thanh luyện ông được vào thiên đàng. Mới bước qua cửa thiên đàng thì thánh Phêrô kinh ngạc thấy ông tất tả chạy ra. Thánh Phêrô chận lại hỏi vì sao thì ông ta hổn hễn: “Dạ, dạ, dạ... tụi da đen đầy ở trỏng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột