1. Nữ tu thừa sai tại Tunisi: Nhiều thuyền nhân thiệt mạng khi tìm đường vào Âu châu
Nữ tu Maria Rohner, Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, thừa sai tại Tunisi ở Bắc Phi, cho biết trong thời gian gần đây, cộng đoàn Công Giáo địa phương ngày nào cũng nghe tin về những thuyền nhân bị thiệt mạng khi tìm đường vượt biên vào Âu châu.
Nữ tu Maria Rohner, người Thụy Sĩ Đức, năm nay 76 tuổi, hoạt động từ 40 năm nay tại Phi châu và hiện phụ trách việc mục vụ cho các nữ sinh từ Phi châu đen trong giáo xứ Công Giáo ở thủ đô Tunis. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức bác ái “Giới trẻ một thế giới” (Jugend Eine Welt), truyền đi ngày 10 tháng Tư vừa rồi, chị cho biết từ tháng hai năm nay, những người di dân bất hợp pháp không còn được dung thứ tại Tunisi, khiến nhiều người phải tìm đường sang Âu châu và “nhiều người không bao giờ tới đích. Chưa bao giờ chúng ta nghe nói có nhiều người chết như vậy”.
Trong ba tuần gần đây, không có ngày nào mà giáo xứ Công Giáo ở Tunis không có tin về một người trong những người quen biết trong xứ đạo bị thiệt mạng khi vượt biên. Trong số những người chết gần đây có 6 sinh viên, nhiều phụ nữ nội trợ, cha mẹ với hai đứa con, một đôi vợ chồng mới cưới; một cặp vợ chồng khác, chồng thì chết đuối, vợ được cứu thoát. “Trong nhà thờ nhiều chỗ trống, các căn hộ của họ im bặt, cửa tiệm nhỏ của họ đóng cửa”.
Nữ tu Rohrer cho biết tình trạng đặc biệt bi thảm tại thành phố Sfax là cửa ngõ quan trọng nhất để các thuyền tị nạn khởi hành tiến về đảo Lampedusa, ở miền cực nam Ý, nhưng vùng biển này bị coi là rất nguy hiểm. Một con thuyền có tối đa 35 chỗ đã bị đắm, trong đó người ta thấy có 42 người chết đuối và được đưa vào bờ, hôm Chúa nhật Lễ Lá vừa qua. Tuần trước đó, có 70 người chết đuối. Nữ tu cho biết các giới hữu trách đã xin các tổ chức quốc tế cho xe tải chở đồ đông lạnh để giữ các thi hài ấy, giống như thời đại dịch”.
Phần lớn các tử thi trôi dạt vào bờ biển Tunisi là những người Phi châu da đen, chính quyền địa phương coi là tín hữu Kitô, và chở tới giáo xứ để an táng trong những nấm mộ tập thể, mặc dù họ không có giấy tờ nào trong người.
Tại Ý, báo chí cho biết từ Chúa nhật Phục sinh đến Thứ Hai Phục sinh vừa qua, đã có 1.000 thuyền nhân từ Tunisi đến đảo Lampedusa. Theo cơ quan tuần duyên của Tunisi, từ đầu năm nay có khoảng hơn 14.000 người, đi trên 500 chiếc thuyền, đã bị ngăn cản trong toan tính vượt biên vào Âu châu, phần lớn trong số họ là những người đến từ Phi châu, nam sa mạc Sahara. Con số này tăng quá gấp năm lần so với cùng thời kỳ trong năm ngoái.
Mặc dù nguy hiểm, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 28.000 người di dân và tị nạn đi thuyền tới Ý, so với 6.832 người đến nước này cùng khoảng thời gian như thế trong năm ngoái, 2022.
2. Tu sĩ dòng truyền giáo Claret bị trục xuất khỏi Nicaragua
Nhà truyền giáo Dòng Claret là Cha Donaciano Alarcón Valdés đã bị trục xuất khỏi Nicaragua mà không được thông báo trước.
Nhà độc tài Daniel Ortega trong chính sách kiên quyết, liên tục bịt miệng những tiếng nói bất đồng ở Nicaragua đã nhắm trực tiếp vào Giáo Hội Công Giáo một cách có hệ thống trong ít nhất 5 năm qua. Trong số các mệnh lệnh gần đây nhất của ông ta có lệnh cấm tuyệt đối các cuộc rước kiệu Công cộng theo truyền thống tại tất cả các giáo xứ trong Tuần Thánh, và trục xuất đột ngột và mạnh mẽ một tu sĩ truyền giáo Claret người Panama.
Đêm thứ Hai, ngày 3 tháng 4, nhà độc tài Ortega bất ngờ trục xuất nhà truyền giáo dòng Claret, là Cha Donaciano Alarcón Valdés. Xuất thân từ Colón, Panama, cha sở 49 tuổi của Giáo xứ María Auxiliadora ở San José de Cusmapa buộc phải rời Nicaragua và tìm nơi ẩn náu ở Honduras.
Vị linh mục phải rời Nicaragua mà không có bất kỳ vật dụng cá nhân nào. Chế độ của Ortega tuyên bố Cha Alarcón đã tổ chức các đám rước trong Tuần Thánh (do đó bất chấp lệnh cấm của chính phủ) và nói về chính trị trong các bài giảng của mình.
“Tôi không quan tâm đến chính trị, nhưng nếu Tin Mừng nói về công lý, thì tôi phải nói về công lý,” Cha. Alarcón nói với Radio Hogar.
Theo truyền thông Công Giáo Panama, Cha Alarcón có sức khỏe tốt và đang ở một nơi an toàn ở San Pedro Sula, Honduras. Khi đến đó, trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Panama, ngài giải thích rằng ngài không tổ chức bất kỳ đám rước nào hoặc sử dụng các bài giảng của mình để thảo luận về chính trị.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Hogar của Panama, Cha Alarcón giải thích rằng ngài không được phép lấy tài liệu cá nhân hoặc một số đồ dùng cá nhân mà ngài có trong giáo xứ. Theo báo chí địa phương, cảnh sát đã tịch thu máy tính cá nhân và điện thoại di động của ngài trước khi đưa ngài ra biên giới.
“Họ nói với tôi rằng tôi đã bị đuổi ra khỏi đất nước và tôi không thể quay lại được nữa […] Tôi không biết phải làm gì. Tôi đã khóc. Một số giáo dân đã giúp tôi tìm một chiếc điện thoại để tôi có thể liên lạc”
Trước Thánh Lễ Truyền Dầu, Cha. Alarcón bị quản thúc trong một thời gian ngắn. Cảnh sát cảnh báo ngài rằng “nếu ngài tiếp tục làm những gì ngài đang làm, ngài có thể bị bỏ tù hoặc bị trục xuất khỏi Nicaragua”.
Source:AleteiaClaretian friar forced to leave Nicaragua
3. Vào năm 2023, 63 cộng đồng của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã gia nhập Chính Thống Giáo Ukraine
214 cộng đồng tôn giáo đã gia nhập Nhà thờ Chính thống Ukraine từ khi bắt đầu chiến tranh toàn diện cho đến cuối năm 2022. Ngoài ra, từ đầu năm 2023 đến nay, 63 tổ chức tôn giáo Ukraine đã chuyển từ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa sang OCU.
Tổng cộng, hiện có 8.505 nhà thờ ở Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Trong các miền đất của Ukraine bị tạm chiếm, số lượng các nhà thờ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa không thay đổi kể từ cuối năm 2022 là các khu vực Donetsk, với 683 cơ sở tôn giáo, Khmelnytskyi, 613 và Vinnytsia, 563. Cá biệt, có các trường hợp số nhà thờ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã tăng lên như tại thành phố Melitopol và trong vùng Kherson nơi nhiều nhà thờ thuộc OCU bị bắt buộc gia nhập UOC.
Khuynh hướng chung có thể dễ thấy là UOC sẽ tan rã vì sự liên kết quá chặt chẽ với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Không chỉ tại Ukraine, ở các nước khác như Lithuania chẳng hạn, người ta lo ngại sự len lỏi của tình báo Nga và ý thức hệ “Russkiy Mir” hay “Thế giới Nga”, trong đó không coi các quốc gia này là các nước có chủ quyền nhưng chỉ là một tỉnh hay cùng lắm là một tiểu bang trong Liên Bang Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại là thế giới Chính Thống Giáo không có Giáo Hoàng, nhưng có 9 vị Thượng Phụ tại các Tòa Thượng Phụ Constantinople, Alexandria, Antiôkia, Giêrusalem, Mạc Tư Khoa, Georgia, Serbia, Rumani, và Bảo Gia Lợi hay Bulgary. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô được xem là vị đứng đầu, danh dự chứ không có quyền tài phán trên các vị khác.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa được thiết lập vào năm 1589 nhưng đến năm 1721 đã bị Peter Đại Đế bãi bỏ. Trong nhiều thế kỷ tòa này không tồn tại trong thế giới Chính Thống Giáo. Ngày 28 tháng 10, 1917, trong bối cảnh của cuộc cách mạng của cộng sản, tòa này được tái lập và được cộng sản dùng như một công cụ của chế độ, như một thứ Chính Thống Giáo Yêu Nước. Nói cách khác yếu tố truyền giảng Tin Mừng thì nhạt nhoà, mầu sắc chính trị thì đậm nét. Dưới thời Putin, khi nồng nhiệt ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cũng vẫn là một công cụ chính trị của chế độ hơn là một tổ chức tôn giáo thực sự.
Source:RISUIn 2023, 63 communities of the Moscow Patriarchate joined the OCU.
4. Thứ Sáu Tuần Thánh: 8 người thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở thành phố phía đông Sloviansk
Chính quyền Ukraine đã cập nhật số người chết trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở thành phố phía đông Sloviansk, với người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Donetsk cho biết 8 người đã thiệt mạng và 21 người bị thương.
Ông Pavlo Kyrylenko nói với đài truyền hình quốc gia Ukraine rằng ít nhất 7 địa điểm đã bị hỏa tiễn đất đối không S-300 tấn công ngay trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh Chính Thống Giáo.
“Chúng tôi xác nhận rằng 7 hỏa tiễn S-300 đã được phóng vào các tòa nhà chung cư,” ông nói.
Kyrylenko nói: “Một em bé đã được kéo ra khỏi đống đổ nát ngay trước mắt tôi khi cậu ấy vẫn còn sống. Thật không may, cháu ấy đã chết trong xe cứu thương trên đường đến bệnh viện.”
Vadym Liakh, người đứng đầu chính quyền quân sự thành phố Sloviansk, cho biết: “Cuộc tấn công hôm nay vào Sloviansk là một trong những cuộc tấn công lớn nhất kể từ đầu năm nay. Có một số cuộc tấn công ở các quận khác nhau của thành phố.”
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, các hỏa tiễn đã tấn công các khu dân cư và “các tòa nhà dân sự bình thường”.
“Mọi người đang ở dưới đống đổ nát. Mọi thứ đã được thực hiện để cứu họ, mọi thứ đã được thực hiện để cứu những người bị thương,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm của mình.
Tổng thống nói trên Telegram chính thức của mình rằng vụ tấn công chỉ là một ví dụ khác về sự tàn bạo của Nga trong cuộc xâm lược.
“Nhà nước tà ác một lần nữa thể hiện bản chất của nó. Chúng giết người giữa thanh thiên bạch nhật. Hủy hoại, hủy diệt tất cả sự sống. Sẽ có trách nhiệm giải trình công bằng cho mọi biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta sẽ không để lại một dấu vết nào của Nga trên đất của chúng ta. Và chúng ta cũng sẽ không cho phép bất kỳ đối phương nào không bị trừng phạt.”
Các hoạt động cấp cứu tại các khu vực bị tấn công vẫn đang tiếp diễn.
Kyrylenko cho biết những sự việc này không phải là hiếm, đồng thời kêu gọi dân thường di tản đến các vùng của đất nước cách xa chiến tuyến hơn.
“Việc di tản được cung cấp; địa điểm cho vị trí tạm thời được cung cấp,” ông nói thêm.
Theo Kyrylenko, Kramatorsk cũng bị trúng hỏa tiễn S-300, còn Kostianynivka bị pháo của hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt tấn công.
Nữ tu Maria Rohner, Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, thừa sai tại Tunisi ở Bắc Phi, cho biết trong thời gian gần đây, cộng đoàn Công Giáo địa phương ngày nào cũng nghe tin về những thuyền nhân bị thiệt mạng khi tìm đường vượt biên vào Âu châu.
Nữ tu Maria Rohner, người Thụy Sĩ Đức, năm nay 76 tuổi, hoạt động từ 40 năm nay tại Phi châu và hiện phụ trách việc mục vụ cho các nữ sinh từ Phi châu đen trong giáo xứ Công Giáo ở thủ đô Tunis. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức bác ái “Giới trẻ một thế giới” (Jugend Eine Welt), truyền đi ngày 10 tháng Tư vừa rồi, chị cho biết từ tháng hai năm nay, những người di dân bất hợp pháp không còn được dung thứ tại Tunisi, khiến nhiều người phải tìm đường sang Âu châu và “nhiều người không bao giờ tới đích. Chưa bao giờ chúng ta nghe nói có nhiều người chết như vậy”.
Trong ba tuần gần đây, không có ngày nào mà giáo xứ Công Giáo ở Tunis không có tin về một người trong những người quen biết trong xứ đạo bị thiệt mạng khi vượt biên. Trong số những người chết gần đây có 6 sinh viên, nhiều phụ nữ nội trợ, cha mẹ với hai đứa con, một đôi vợ chồng mới cưới; một cặp vợ chồng khác, chồng thì chết đuối, vợ được cứu thoát. “Trong nhà thờ nhiều chỗ trống, các căn hộ của họ im bặt, cửa tiệm nhỏ của họ đóng cửa”.
Nữ tu Rohrer cho biết tình trạng đặc biệt bi thảm tại thành phố Sfax là cửa ngõ quan trọng nhất để các thuyền tị nạn khởi hành tiến về đảo Lampedusa, ở miền cực nam Ý, nhưng vùng biển này bị coi là rất nguy hiểm. Một con thuyền có tối đa 35 chỗ đã bị đắm, trong đó người ta thấy có 42 người chết đuối và được đưa vào bờ, hôm Chúa nhật Lễ Lá vừa qua. Tuần trước đó, có 70 người chết đuối. Nữ tu cho biết các giới hữu trách đã xin các tổ chức quốc tế cho xe tải chở đồ đông lạnh để giữ các thi hài ấy, giống như thời đại dịch”.
Phần lớn các tử thi trôi dạt vào bờ biển Tunisi là những người Phi châu da đen, chính quyền địa phương coi là tín hữu Kitô, và chở tới giáo xứ để an táng trong những nấm mộ tập thể, mặc dù họ không có giấy tờ nào trong người.
Tại Ý, báo chí cho biết từ Chúa nhật Phục sinh đến Thứ Hai Phục sinh vừa qua, đã có 1.000 thuyền nhân từ Tunisi đến đảo Lampedusa. Theo cơ quan tuần duyên của Tunisi, từ đầu năm nay có khoảng hơn 14.000 người, đi trên 500 chiếc thuyền, đã bị ngăn cản trong toan tính vượt biên vào Âu châu, phần lớn trong số họ là những người đến từ Phi châu, nam sa mạc Sahara. Con số này tăng quá gấp năm lần so với cùng thời kỳ trong năm ngoái.
Mặc dù nguy hiểm, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 28.000 người di dân và tị nạn đi thuyền tới Ý, so với 6.832 người đến nước này cùng khoảng thời gian như thế trong năm ngoái, 2022.
2. Tu sĩ dòng truyền giáo Claret bị trục xuất khỏi Nicaragua
Nhà truyền giáo Dòng Claret là Cha Donaciano Alarcón Valdés đã bị trục xuất khỏi Nicaragua mà không được thông báo trước.
Nhà độc tài Daniel Ortega trong chính sách kiên quyết, liên tục bịt miệng những tiếng nói bất đồng ở Nicaragua đã nhắm trực tiếp vào Giáo Hội Công Giáo một cách có hệ thống trong ít nhất 5 năm qua. Trong số các mệnh lệnh gần đây nhất của ông ta có lệnh cấm tuyệt đối các cuộc rước kiệu Công cộng theo truyền thống tại tất cả các giáo xứ trong Tuần Thánh, và trục xuất đột ngột và mạnh mẽ một tu sĩ truyền giáo Claret người Panama.
Đêm thứ Hai, ngày 3 tháng 4, nhà độc tài Ortega bất ngờ trục xuất nhà truyền giáo dòng Claret, là Cha Donaciano Alarcón Valdés. Xuất thân từ Colón, Panama, cha sở 49 tuổi của Giáo xứ María Auxiliadora ở San José de Cusmapa buộc phải rời Nicaragua và tìm nơi ẩn náu ở Honduras.
Vị linh mục phải rời Nicaragua mà không có bất kỳ vật dụng cá nhân nào. Chế độ của Ortega tuyên bố Cha Alarcón đã tổ chức các đám rước trong Tuần Thánh (do đó bất chấp lệnh cấm của chính phủ) và nói về chính trị trong các bài giảng của mình.
“Tôi không quan tâm đến chính trị, nhưng nếu Tin Mừng nói về công lý, thì tôi phải nói về công lý,” Cha. Alarcón nói với Radio Hogar.
Theo truyền thông Công Giáo Panama, Cha Alarcón có sức khỏe tốt và đang ở một nơi an toàn ở San Pedro Sula, Honduras. Khi đến đó, trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Panama, ngài giải thích rằng ngài không tổ chức bất kỳ đám rước nào hoặc sử dụng các bài giảng của mình để thảo luận về chính trị.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Hogar của Panama, Cha Alarcón giải thích rằng ngài không được phép lấy tài liệu cá nhân hoặc một số đồ dùng cá nhân mà ngài có trong giáo xứ. Theo báo chí địa phương, cảnh sát đã tịch thu máy tính cá nhân và điện thoại di động của ngài trước khi đưa ngài ra biên giới.
“Họ nói với tôi rằng tôi đã bị đuổi ra khỏi đất nước và tôi không thể quay lại được nữa […] Tôi không biết phải làm gì. Tôi đã khóc. Một số giáo dân đã giúp tôi tìm một chiếc điện thoại để tôi có thể liên lạc”
Trước Thánh Lễ Truyền Dầu, Cha. Alarcón bị quản thúc trong một thời gian ngắn. Cảnh sát cảnh báo ngài rằng “nếu ngài tiếp tục làm những gì ngài đang làm, ngài có thể bị bỏ tù hoặc bị trục xuất khỏi Nicaragua”.
Source:Aleteia
3. Vào năm 2023, 63 cộng đồng của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã gia nhập Chính Thống Giáo Ukraine
214 cộng đồng tôn giáo đã gia nhập Nhà thờ Chính thống Ukraine từ khi bắt đầu chiến tranh toàn diện cho đến cuối năm 2022. Ngoài ra, từ đầu năm 2023 đến nay, 63 tổ chức tôn giáo Ukraine đã chuyển từ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa sang OCU.
Tổng cộng, hiện có 8.505 nhà thờ ở Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Trong các miền đất của Ukraine bị tạm chiếm, số lượng các nhà thờ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa không thay đổi kể từ cuối năm 2022 là các khu vực Donetsk, với 683 cơ sở tôn giáo, Khmelnytskyi, 613 và Vinnytsia, 563. Cá biệt, có các trường hợp số nhà thờ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã tăng lên như tại thành phố Melitopol và trong vùng Kherson nơi nhiều nhà thờ thuộc OCU bị bắt buộc gia nhập UOC.
Khuynh hướng chung có thể dễ thấy là UOC sẽ tan rã vì sự liên kết quá chặt chẽ với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Không chỉ tại Ukraine, ở các nước khác như Lithuania chẳng hạn, người ta lo ngại sự len lỏi của tình báo Nga và ý thức hệ “Russkiy Mir” hay “Thế giới Nga”, trong đó không coi các quốc gia này là các nước có chủ quyền nhưng chỉ là một tỉnh hay cùng lắm là một tiểu bang trong Liên Bang Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại là thế giới Chính Thống Giáo không có Giáo Hoàng, nhưng có 9 vị Thượng Phụ tại các Tòa Thượng Phụ Constantinople, Alexandria, Antiôkia, Giêrusalem, Mạc Tư Khoa, Georgia, Serbia, Rumani, và Bảo Gia Lợi hay Bulgary. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô được xem là vị đứng đầu, danh dự chứ không có quyền tài phán trên các vị khác.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa được thiết lập vào năm 1589 nhưng đến năm 1721 đã bị Peter Đại Đế bãi bỏ. Trong nhiều thế kỷ tòa này không tồn tại trong thế giới Chính Thống Giáo. Ngày 28 tháng 10, 1917, trong bối cảnh của cuộc cách mạng của cộng sản, tòa này được tái lập và được cộng sản dùng như một công cụ của chế độ, như một thứ Chính Thống Giáo Yêu Nước. Nói cách khác yếu tố truyền giảng Tin Mừng thì nhạt nhoà, mầu sắc chính trị thì đậm nét. Dưới thời Putin, khi nồng nhiệt ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cũng vẫn là một công cụ chính trị của chế độ hơn là một tổ chức tôn giáo thực sự.
Source:RISU
4. Thứ Sáu Tuần Thánh: 8 người thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở thành phố phía đông Sloviansk
Chính quyền Ukraine đã cập nhật số người chết trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở thành phố phía đông Sloviansk, với người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Donetsk cho biết 8 người đã thiệt mạng và 21 người bị thương.
Ông Pavlo Kyrylenko nói với đài truyền hình quốc gia Ukraine rằng ít nhất 7 địa điểm đã bị hỏa tiễn đất đối không S-300 tấn công ngay trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh Chính Thống Giáo.
“Chúng tôi xác nhận rằng 7 hỏa tiễn S-300 đã được phóng vào các tòa nhà chung cư,” ông nói.
Kyrylenko nói: “Một em bé đã được kéo ra khỏi đống đổ nát ngay trước mắt tôi khi cậu ấy vẫn còn sống. Thật không may, cháu ấy đã chết trong xe cứu thương trên đường đến bệnh viện.”
Vadym Liakh, người đứng đầu chính quyền quân sự thành phố Sloviansk, cho biết: “Cuộc tấn công hôm nay vào Sloviansk là một trong những cuộc tấn công lớn nhất kể từ đầu năm nay. Có một số cuộc tấn công ở các quận khác nhau của thành phố.”
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, các hỏa tiễn đã tấn công các khu dân cư và “các tòa nhà dân sự bình thường”.
“Mọi người đang ở dưới đống đổ nát. Mọi thứ đã được thực hiện để cứu họ, mọi thứ đã được thực hiện để cứu những người bị thương,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm của mình.
Tổng thống nói trên Telegram chính thức của mình rằng vụ tấn công chỉ là một ví dụ khác về sự tàn bạo của Nga trong cuộc xâm lược.
“Nhà nước tà ác một lần nữa thể hiện bản chất của nó. Chúng giết người giữa thanh thiên bạch nhật. Hủy hoại, hủy diệt tất cả sự sống. Sẽ có trách nhiệm giải trình công bằng cho mọi biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta sẽ không để lại một dấu vết nào của Nga trên đất của chúng ta. Và chúng ta cũng sẽ không cho phép bất kỳ đối phương nào không bị trừng phạt.”
Các hoạt động cấp cứu tại các khu vực bị tấn công vẫn đang tiếp diễn.
Kyrylenko cho biết những sự việc này không phải là hiếm, đồng thời kêu gọi dân thường di tản đến các vùng của đất nước cách xa chiến tuyến hơn.
“Việc di tản được cung cấp; địa điểm cho vị trí tạm thời được cung cấp,” ông nói thêm.
Theo Kyrylenko, Kramatorsk cũng bị trúng hỏa tiễn S-300, còn Kostianynivka bị pháo của hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt tấn công.