Liên Hợp Quốc cho hay cứ bảy người Kitô hữu thì có một người bị bách hại
Giám mục Fortunatus Nwachukwu, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc cho hay: “Tình trạng thật đáng lo ngại khi người ta bị bách hại chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin”.
(ZENIT – Aid to the Church in Need / Rome, 30.03.2023).
Thông tấn xã Zenit cho hay “Cứ bảy tín hữu thì có một người bị bách hại,” Sứ thần Tòa thánh Fortunatus Nwachukwu, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, cho biết trong bài phát biểu của ngài tại Geneva, trong Phiên họp thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa tin.
TGM Nwachukwu, người vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Thư ký Thánh Bộ Truyền giáo, đã có bản tường trình về “tình hình của nhiều người và cộng đồng đang bị bách hại vì tín ngưỡng tôn giáo của họ.”
Tông Giám mục, trích dẫn lời của Đức Thánh Cha cho hay: “Hòa bình đòi hỏi sự công nhận phổ quát về tự do tôn giáo,” “Điều đáng lo ngại là mọi người bị đàn áp chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin, và ở nhiều quốc gia, tự do tôn giáo bị hạn chế. Gần một phần ba dân số thế giới sống trong những điều kiện này. “
Gia tăng đàn áp
ĐTGM cho hay trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự tái diễn của các biện pháp đàn áp và lạm dụng, bao gồm cả của Chính quyền, chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các tín hữu thường bị từ chối quyền thể hiện và thực hành đức tin của mình, ngay cả khi điều đó không gây nguy hiểm cho an ninh công cộng hoặc vi phạm quyền của các nhóm hoặc cá nhân khác.”
Ngoài ra, Đức cha Nwachukwu cho hay: “việc xúc phạm và phá hủy các nơi thờ phượng và địa điểm tôn giáo, cũng như các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, gần đây đã gia tăng và thường xuyên xảy ra hơn bao giờ hết”. Mặt khác, mặc dù không kém lo ngại, “là tình trạng của các tín hữu ở một số quốc gia, nơi ẩn nấp sau vẻ bề ngoài của sự khoan dung và hòa nhập, một sự phân biệt đối xử tinh vi và ngấm ngầm hơn đang được thực hiện!”
Phân biệt đối xử tinh vi và kiểm soát
ĐTGM cho hay “Ở nhiều quốc gia, chúng ta chứng kiến việc áp đặt các hình thức kiểm duyệt khác nhau, làm giảm khả năng bày tỏ niềm tin của một người cả về mặt công khai cũng như về mặt chính trị, với lý do tránh xúc phạm đến sự nhạy cảm của người khác!”
ĐTGM kết luận: “Nhiều nơi đã không còn các cuộc đối thoại lành mạnh và công khai và chúng ta có bị cắt giảm quyền cơ bản về tự do tôn giáo, cũng như tự do tư tưởng và lương tâm, đây là một yếu tố không thể thiếu để đạt được hòa bình và xây dựng một xã hội công bằng!”
Giám mục Fortunatus Nwachukwu, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc cho hay: “Tình trạng thật đáng lo ngại khi người ta bị bách hại chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin”.
(ZENIT – Aid to the Church in Need / Rome, 30.03.2023).
Thông tấn xã Zenit cho hay “Cứ bảy tín hữu thì có một người bị bách hại,” Sứ thần Tòa thánh Fortunatus Nwachukwu, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, cho biết trong bài phát biểu của ngài tại Geneva, trong Phiên họp thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa tin.
TGM Nwachukwu, người vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Thư ký Thánh Bộ Truyền giáo, đã có bản tường trình về “tình hình của nhiều người và cộng đồng đang bị bách hại vì tín ngưỡng tôn giáo của họ.”
Tông Giám mục, trích dẫn lời của Đức Thánh Cha cho hay: “Hòa bình đòi hỏi sự công nhận phổ quát về tự do tôn giáo,” “Điều đáng lo ngại là mọi người bị đàn áp chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin, và ở nhiều quốc gia, tự do tôn giáo bị hạn chế. Gần một phần ba dân số thế giới sống trong những điều kiện này. “
Gia tăng đàn áp
ĐTGM cho hay trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự tái diễn của các biện pháp đàn áp và lạm dụng, bao gồm cả của Chính quyền, chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các tín hữu thường bị từ chối quyền thể hiện và thực hành đức tin của mình, ngay cả khi điều đó không gây nguy hiểm cho an ninh công cộng hoặc vi phạm quyền của các nhóm hoặc cá nhân khác.”
Ngoài ra, Đức cha Nwachukwu cho hay: “việc xúc phạm và phá hủy các nơi thờ phượng và địa điểm tôn giáo, cũng như các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, gần đây đã gia tăng và thường xuyên xảy ra hơn bao giờ hết”. Mặt khác, mặc dù không kém lo ngại, “là tình trạng của các tín hữu ở một số quốc gia, nơi ẩn nấp sau vẻ bề ngoài của sự khoan dung và hòa nhập, một sự phân biệt đối xử tinh vi và ngấm ngầm hơn đang được thực hiện!”
Phân biệt đối xử tinh vi và kiểm soát
ĐTGM cho hay “Ở nhiều quốc gia, chúng ta chứng kiến việc áp đặt các hình thức kiểm duyệt khác nhau, làm giảm khả năng bày tỏ niềm tin của một người cả về mặt công khai cũng như về mặt chính trị, với lý do tránh xúc phạm đến sự nhạy cảm của người khác!”
ĐTGM kết luận: “Nhiều nơi đã không còn các cuộc đối thoại lành mạnh và công khai và chúng ta có bị cắt giảm quyền cơ bản về tự do tôn giáo, cũng như tự do tư tưởng và lương tâm, đây là một yếu tố không thể thiếu để đạt được hòa bình và xây dựng một xã hội công bằng!”