1. Anh Giáo chính thức tan rã: Các nhà lãnh đạo Anh giáo bảo thủ bác bỏ thẩm quyền của tổng giám mục Canterbury
Một nhóm các nhà lãnh đạo tôn giáo đại diện cho một phần đáng kể người Anh giáo trên thế giới đã bỏ phiếu trong tuần này để bác bỏ sự lãnh đạo của Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby sau khi Thượng Hội Đồng Giáo hội Anh vào đầu tháng Hai đã bỏ phiếu chúc lành cho các cặp đồng giới.
Tổ chức Global South Fellowship of Anglican Churches, gọi tắt là GSFA, bao gồm 14 trong số 25 tỉnh Anh giáo ở các khu vực như Phi Châu và Châu Đại Dương, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 20 tháng 2 cáo buộc Giáo hội Anh, do Đức Tổng Giám Mục Welby lãnh đạo, phá vỡ sự hiệp thông với các tỉnh vẫn trung thành với quan điểm trong Kinh thánh về hôn nhân là giữa một nam và một nữ.
Các nhà lãnh đạo GSFA cho biết Đức Cha Welby, khi cho phép việc kết hợp các chúc lành của các cặp đồng giới trong phụng vụ Anh giáo, đã mất vị trí lãnh đạo “đầu tiên trong số những người bình đẳng” của Hiệp thông Anh giáo toàn cầu.
“Với hành động này của Đại hội đồng Giáo hội Anh, chúng tôi tin rằng không thể tiếp tục hiệp thông như thế này được nữa. Chúng tôi không chấp nhận quan điểm rằng chúng tôi vẫn có thể 'đồng hành' với các tỉnh theo chủ nghĩa xét lại,” tuyên bố ngày 20 tháng 2 của GSFA nhấn mạnh.
“Với việc Giáo hội Anh và tổng giám mục Canterbury từ bỏ vai trò lãnh đạo của họ đối với Hiệp thông toàn cầu, các vị các tổng giám mục đứng đầu mỗi tỉnh sẽ nhanh chóng gặp gỡ, tham khảo ý kiến và làm việc với các vị giáo chủ chính thống khác trong Giáo hội Anh giáo trên khắp các quốc gia để thiết lập lại Hiệp thông Anh Giáo trên nền tảng Kinh thánh của nó”. Nói cho dễ hiểu là khối Hiệp thông Anh giáo như hiện nay, ngừng tồn tại từ ngày 20 tháng Hai.
Kể từ khi Hiệp thông Anh giáo được thành lập vào năm 1867 - bao gồm 42 Giáo Hội Anh giáo trên khắp thế giới - tổng giám mục Canterbury đã được coi là nhà lãnh đạo tinh thần và đạo đức của hiệp thông toàn cầu, mặc dù ông không có thẩm quyền ràng buộc.
Đức Cha Welby và Tổng Giám mục York Stephen Cottrell đã thông báo vào ngày 9 tháng 2 rằng Giáo hội Anh sẽ “công khai, không hạn chế và hân hoan chào đón các cặp đồng giới trong Giáo Hội”. Điều này xảy ra sau khi Đại hội đồng của Giáo hội Anh, bao gồm các giám mục, giáo sĩ và giáo dân, đã bỏ phiếu với tỷ lệ 250-181 để chấp thuận việc chúc lành cho các cặp đồng giới trong hôn nhân dân sự, trong khi vẫn giữ nguyên định nghĩa về hôn nhân giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.
Sau cuộc bỏ phiếu, GSFA cho biết họ “rất lấy làm tiếc” về quyết định của Đức Tổng Giám Mục Welby, cáo buộc rằng nó “đi ngược lại ý chí áp đảo của Cộng đồng Anh giáo”. Người ta hoài nghi về tuyên bố rằng giáo lý Anh giáo về hôn nhân không thay đổi, viện dẫn nguyên tắc rằng “phụng vụ Anh giáo thể hiện giáo lý của nó”.
GSFA, được thành lập vào năm 1994, tuyên bố đại diện cho phần lớn người Anh giáo trên thế giới — khoảng 75%, tương đương khoảng 64 triệu người Anh giáo. GSFA được chủ trì bởi Đức Tổng Giám Mục Justin Badi, tổng giám mục của Nam Sudan.
Phát ngôn nhân của Cung điện Lambeth nói với BBC rằng họ “hoàn toàn đánh giá cao” lập trường của GSFA nhưng nói thêm rằng “những bất đồng sâu sắc” giữa những người Anh giáo về tình dục và hôn nhân đã có từ lâu và những cải cách ở một tỉnh không ảnh hưởng đến các quy tắc ở những tỉnh khác.
Mặc dù các cuộc tranh luận về hôn nhân đồng giới đã tồn tại trong Anh giáo trong nhiều thập kỷ, nhưng Hiệp thông Anh giáo đã bị rạn nứt đáng kể vào năm 2003 khi Nhà thờ Tân giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ bỏ phiếu tấn phong giám mục Gene Robinson, một người đồng tính nam có quan hệ đồng giới.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Anh đã gặp gỡ các thành viên khác của cộng đồng Anh giáo vào mùa hè năm ngoái tại Hội nghị Lambeth mỗi thập kỷ một lần, trong đó hàng giáo phẩm đã thảo luận về các câu hỏi liên quan đến tình dục và hôn nhân đồng giới. Welby kết luận vào thời điểm đó rằng phần lớn các giáo sĩ khẳng định giáo lý rằng hôn nhân là giữa một nam và một nữ, mặc dù một số thành viên không đồng ý.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo, đặc biệt là ở Tây Âu, cũng đã thúc đẩy việc chúc lành cho các cặp đồng giới. Với sự đồng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Giáo lý Đức tin vào tháng 3 năm 2021 đã phán quyết rằng Giáo Hội Công Giáo không có quyền chúc lành cho các cặp đồng giới. Mặc dù Bộ Giáo Lý Đức Tin công nhận “mong muốn chân thành được chào đón và đồng hành cùng những người đồng tính luyến ái”, nhưng Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích rằng Thiên Chúa “không và không thể chúc lành cho tội lỗi”.
Source:Catholic News Agency
2. “HÒA NHẬP” VÀ Công Giáo
Một thuật ngữ thường được nhắc đến trong những ngày này là “inclusion” hay “hòa nhập”, hoặc nôm na hơn là “bao gồm”, được ví von trong Tài Liệu Làm Việc về Thượng Hội Đồng về đồng nghị như cái lều thật to bao gồm càng nhiều người càng tốt.
Hòa nhập đã là chiêu bài để vào ngày 9 tháng 2 vừa qua, Thượng hội đồng của Anh Giáo đã bỏ phiếu ủng hộ các đề xuất của Hạ viện về việc chấp thuận chúc lành cho các cuộc hôn nhân đồng giới. Phản ứng lại diễn biến này 25 trong số 42 Giáo tỉnh trong Hiệp thông, trải rộng trên 165 quốc gia quyết định tách ra khỏi khối Hiệp Thông Anh Giáo.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “INCLUSION” AND CATHOLICISM, nghĩa là “‘HÒA NHẬP’ VÀ Công Giáo”.
Ngày trước, những trẻ nhỏ Công Giáo được dạy rằng Giáo Hội có bốn “dấu ấn”: Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo (hay “phổ quát”) và tông truyền. Những dấu ấn này bắt nguồn từ Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê-Constantinople, mà chúng ta đọc trong các Thánh Lễ Chúa Nhật và các lễ trọng phụng vụ. Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội “không sở hữu” những thuộc tính “liên kết bất khả phân ly” này “của chính mình”; đúng hơn, “chính Chúa Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần, làm cho Giáo Hội của Người trở nên duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, và chính Người kêu gọi Giáo Hội thể hiện các thuộc tính ấy” (GLCG 811).
Bạn sẽ lưu ý rằng “bao gồm” không phải là một trong những dấu ấn của Giáo Hội do Chúa Kitô ban cho, mặc dù “phổ quát” là một dấu ấn như vậy. Sự khác biệt, như mọi khi, là quan trọng.
Tính phổ quát phải là đặc điểm của sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, vì Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải đi và “làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mat. 28:19). Và một loại bao gồm nhất định biểu thị một thực tế quan trọng của Giáo Hội: “Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Galat 3:27-28). Hơn nữa, Giáo Hội được Chúa mời gọi để phục vụ mọi người chứ không chỉ phục vụ những người của riêng Giáo Hội; như nhà xã hội học lịch sử Rodney Stark đã chỉ ra, việc chăm sóc những bệnh nhân không phải Kitô Hữu trong thời tiên khởi đã thu hút nhiều người cải đạo sang Kitô Giáo trong thời cổ đại, khi người bệnh thường bị bỏ rơi, ngay cả bởi chính gia đình của họ.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận, những biểu hiện về tính bao gồm của Giáo Hội (hay còn gọi là tính Công Giáo, hoặc tính phổ quát) không phải là điều mà nền văn hóa thức thời đương đại muốn nói trong thuật ngữ “bao gồm”. Như thường được sử dụng ngày nay, “bao gồm” là mật mã để chấp nhận định nghĩa về bản thân của mọi người như thể định nghĩa về bản thân đó rõ ràng gắn liền với thực tế, vốn dĩ không thể thách thức, và do đó là sự khẳng định mang tính mệnh lệnh.
Điều đáng lưu ý trong bối cảnh này là đôi khi chính Chúa Giêsu thực hành một số loại trừ nghiêm trọng. Chẳng hạn, Ngài đã loại trừ khỏi các mối phúc một loại tội nhân: “Ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần, thì không bao giờ được tha thứ” (Mc 3:29). Và sự lên án của Ngài cũng rất nghiêm khắc đối với những kẻ tàn ác: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.”(Mt. 25:41). Và đây là số phận của những kẻ cám dỗ những người đơn sơ: “Thà buộc cối đá vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn” (Lc 17,2). Và quyết tâm của Ngài là ném “lửa xuống thế gian” (Lc 12:49) và thiêu rụi tất cả những gì chống lại Nước Đức Chúa Trời.
Câu hỏi về “sự hòa nhập” và sự tự hiểu của Giáo Hội gần đây đã được nêu lên trong một bài báo xuất bản ở Mỹ của Đức Hồng Y Robert McElroy, bởi vì tính nhạy cảm được thể hiện trong bài báo của Đức Hồng Y không phải là tính nhạy cảm của Kinh thánh, của các Giáo phụ trong Giáo Hội, của Công Đồng Vatican, hay Sách Giáo Lý Công Giáo. Đó là sự nhạy cảm của nỗi ám ảnh về “sự hòa nhập” của nền văn hóa thức thời.
Một cách giản lược, bài báo gợi ý rằng, vì những lo ngại về tính bao gồm, việc phong chức linh mục thừa tác cho phụ nữ và sự nhất quán đạo đức liên quan đến tình dục đồng giới phải là những câu hỏi mở. Nhưng đó không phải là giáo huấn đã được thiết định của Giáo Hội Công Giáo. Làm sao một người đàn ông cực kỳ thông minh, là người đã long trọng tuyên thệ chấp nhận giáo lý đó và hứa sẽ tuân giữ nó, lại có thể nghĩ khác được?
Giống như nền văn hóa thức thời đương đại, bài báo của Đức Hồng Y dường như coi lý thuyết giới tính là một hình thức thế tục của chân lý được mặc khải. Trên thực tế, các lý thuyết về “giới tính” và “tính linh hoạt của giới tính” được xây dựng theo văn hóa hoàn toàn mâu thuẫn với sự mặc khải của Thiên Chúa: “Ngài dựng nên họ có nam và nữ” (Sáng. 1:27).
Bài báo đưa ra những tuyên bố ngông cuồng (và không có nguồn gốc) về “những động cơ” phổ biến chống lại “cộng đồng LGBT”, coi những thái độ “nội tạng” như vậy là “ma quỷ”. Nhưng Đức Hồng Y McElroy không có gì để nói về những áp lực văn hóa, nghề nghiệp và luật pháp nghiêm trọng (và dễ ghi chép lại) mà người ta đang gây ra cho những người xiển dương trật tự đúng đắn của tình yêu con người, và từ chối chạy theo não trạng thức thời.
Bài ca của cơn cuồng hòa nhập thức thời là khái niệm tự do trẻ con của Frank Sinatra: “Tôi đã làm theo cách của mình.” Thắp hương trước bàn thờ của chủ nghĩa ấu trĩ như vậy sẽ không đưa những người nam nữ đến với Chúa Kitô, Đấng đã liên kết tự do với sự thật: “anh em sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng anh em” (Gioan 8:32). Giáo Hội Công Giáo là một sự hiệp thông giữa những người nam và nữ, tất cả đều đấu tranh với sự yếu đuối của con người khi đối mặt với những thăng trầm của thân phận con người. Nhưng sự hiệp thông các môn đệ ấy cũng đã được chính Chúa ban cho những chân lý thực sự giải thoát – những chân lý không bị các nhóm thảo luận khẳng định hay phủ nhận. Như tác giả Kinh Thánh đã nhắc nhở độc giả của mình (và cả chúng ta), “Đừng để bị lôi cuốn bởi đủ thứ giáo huấn lạ lùng” (Dt 13:9), vốn đe dọa việc rao giảng Tin Mừng.
“Bao gồm” theo kiểu thức thời không phải là Công Giáo đích thực.
Source:First Things
3. Nhật Ký Trừ Tà số 229: Các Thiên Thần Trong Buổi Trừ Tà
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary number 229: Angels in an Exorcism”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 229: Các Thiên Thần Trong Buổi Trừ Tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phiên trừ tà đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Con người đau khổ, biểu hiện đầy đủ, đã thoát ra khỏi những dây buộc rất chắc chắn một cách đáng kinh ngạc. Nắm đấm của anh ta bắt đầu bay và người trừ tà lo sợ cho sự an toàn của mọi người. Bằng một giọng chắc nịch, ngài cầu khẩn Quyền năng Thiên thần để kiềm chế lũ quỷ. Ngay lập tức, cánh tay của người hung hăng này buông xuống và cơ thể anh ta mềm nhũn. Đội trừ tà đã nhanh chóng đặt các dây buộc trở lại vị trí. Anh ta lại bắt đầu vùng vẫy, nhưng lần này, anh ta thậm chí còn bị giữ chặt hơn.
Một linh mục khác của chúng tôi đang cầu nguyện cho một nhóm nhỏ những người bị quỷ ám bằng những lời cầu nguyện giải thoát và chữa lành. Ngài đã gọi đích danh chín phẩm thiên thần và đặc biệt kêu gọi các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Raphael và Gabriel. Sau đó, mỗi người trong nhóm đều cảm nhận được sự hiện diện mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần và được yên nghỉ trong bình an và an ủi sâu xa. Hai người trong số họ cho biết đã được chữa lành về thể chất - một người cảm thấy như có lửa đốt ở đầu gối bị viêm khớp của mình và cho đến nay, cô có thể đi lại mà không bị đau. Người kia tuyên bố đã được chữa lành khỏi một khối u.
Nhận thức rõ hơn về sự can thiệp mạnh mẽ của các thiên thần trong các phiên trừ tà của mình, chúng tôi thường xuyên sử dụng “Áo che ngực của Thánh Patrick”. Khi chúng tôi cầu khẩn các thánh thiên thần, chúng tôi thường xuyên lặp lại nhiều lần để có hiệu quả cao hơn: “Hôm nay, tôi phó dâng người này cho sức mạnh của đội binh các thiên thần Cherubim, cho chín phẩm Thiên thần, cho các Tổng lãnh thiên thần…”.
Là một nhà trừ quỷ, tôi cảm thấy gần gũi với các thiên thần. Các ngài là những người bạn đồng hành không ngừng của chúng tôi. Nhưng đôi khi tôi quên mất sự can thiệp của các ngài mạnh mẽ như thế nào. Những khoảnh khắc như thế này nhắc nhở chúng ta rằng các ngài được ban cho để sử dụng quyền năng của Thiên Chúa và thanh gươm của Thánh Linh. Tôi cảm ơn Chúa vì những người bạn mạnh mẽ và xinh đẹp như vậy. Tôi sẽ kêu gọi các ngài trong mỗi phiên trừ tà.
Source:Catholic Exorcism