Dan Hitchens, biên tập viên kỳ cựu của First Things, ngày 13 tháng 1, 2023, không ngần ngại trình bầy hai phương thức sống nhưng cùng một đích đến: Chúa Kitô, của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Pell.
Một người nhỏ bé, cả thẹn, sống nội tâm, về già trông như thể một cơn gió mạnh thổi qua Vườn Vatican có thể tạm thời nhấc bổng ngài lên. Người kia, dù đã ngoài tám mươi, trông giống như võ sĩ chuyên nghiệp của môn túc cầu Úc, một người mà ngài suýt trở thành: một người đàn ông cao như núi, sừng sững trong bất cứ căn phòng nào ngài bước vào.
Một người là trí thức bậc nhất, có khả năng dễ dàng chuyển từ những huyền thoại về sự sáng tạo của người Babylon sang nhận thức luận của Kant; nhiều cuốn sách của ngài, chiếu rõi một thứ ánh sáng rõ ràng và bất ngờ lên những chủ đề quen thuộc, sẽ có giá trị lâu dài đối với các Kitô hữu và bất cứ ai khác đang tìm kiếm sự khôn ngoan thực sự. Người kia không phải là một nhà tư tưởng độc đáo mà là một người quảng bá sắc sảo, một người có thể trích dẫn lời của Thánh Augustinô trước một cộng đoàn đông đúc ở nhà thờ chính tòa và khiến nó trở thành như in.
Một người khó có thể là một biểu tượng văn hóa, một anh hùng đối với các nghệ sĩ như Patti Smith và Werner Herzog. Không thể đoán trước về mặt chính trị, lúc thì ngài chỉ trích cuộc cách mạng tình dục, lúc lại chỉ trích sự hâm nóng hoàn cầu; ngài có thể phê phán chủ nghĩa Mác trong khi nhận xét rằng “chủ nghĩa xã hội dân chủ đã và đang gần với học thuyết xã hội Công Giáo.” Người kia ít là biểu tượng văn hóa cho bằng là chiến binh văn hóa, một con người cánh hữu kề vai sát cánh với những người bạn chính trị của mình và chấp nhận cơn thịnh nộ của kẻ thù như một phần của cuộc chơi.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Đức Hồng Y George Pell, cả hai vừa qua đời trong khoảng thời gian cách nhau hai tuần, đã trở thành những vị giáo phẩm có quyền lực bằng những lộ trình tương phản. Tất cả những ai biết Pell trẻ tuổi đều mong đợi ngài sẽ vươn lên và vươn cao. Ngài đã làm mọi thứ xẩy ra. Khi một cánh cửa bị khóa trước mặt ngài, ngài đặt vai lên và đẩy nó ra khỏi bản lề — đáng chú ý nhất là trong vai trò quan trọng cuối cùng của ngài, với tư cách là sa hoàng tài chính của Vatican. Mặt khác, Đức Bênêđíctô bị bắt cóc khỏi công việc học thuật mà ngài yêu thích và bị sai đến cung điện giám mục ở Munich - ngày mà hạnh phúc của ngài kết thúc, ngài nói như thế.
Trong thập niên cuối cùng của cuộc đời mình, cả hai vị đều đã sống qua cảnh hỗn mang của thời đại chúng ta, nhưng theo những cách rất khác nhau. Đức Bênêđíctô, sau khi thề trung thành và im lặng vâng lời người kế nhiệm, đã phải nhìn phần lớn di sản của chính mình bị phá bỏ: tùy theo cách bạn nhìn vấn đề, một là ngài đã trở thành một nhân vật phục tùng một cách bi thảm, hai là ngài trở thành một điển hình tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa ngay cả khi “thuyền đã ngập nước đến mức sắp lật úp”. Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đã phải ngồi tù hơn một năm, nạn nhân của một vụ hoài thai công lý đáng kinh ngạc mà hầu như không được chỉnh sửa. Một Hoàng tử của Giáo hội bị biệt giam, thậm chí không được phép cử hành Thánh lễ —giống như một thứ gì đó ở Anh thế kỷ mười sáu hoặc ở Khối Đông Âu, nhưng được nghe những lời chế nhạo của đám đông du thủ du thực trên trực tuyến rất thế kỷ hai mươi mốt. Pell đã có những lúc giận dữ riêng tư, nhưng ngài nhanh chóng một cách đáng lưu ý tìm được sự bình an và tha thứ.
Cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott đã mô tả Đức Hồng Y Pell là “một vị thánh của thời đại chúng ta,” và khá nhiều người Công Giáo đã kêu gọi phong thánh cho Đức Bênêđictô. Không phải tất cả mọi người đều đi xa như vậy. Bản thân Pell từng nói rằng đáng lẽ ngài phải làm nhiều hơn nữa, trong những năm đầu của ngài, để giám sát việc lạm dụng trẻ em: Đó có phải là một con người mà lương tâm buộc mình phải có một tiêu chuẩn thật cao, hay đó chỉ là lời thừa nhận một thất bại nghiêm trọng đã che mờ di sản của ngài? Từ những tiết lộ gần đây, dường như Đức Bênêđíctô đã bắt đầu nhận ra rằng ngài đã trao quyền lực cho kẻ thù của mình: Việc sẵn lòng không mệt mỏi, suốt đời của ngài để giúp đỡ đối thủ của mình chỉ đơn giản là lòng bác ái Kitô giáo, hay đó là một sự ngây thơ đáng trách?
Chúng ta có thể tranh luận về những điều đó, trong khi vẫn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với hai con người này về thông điệp mà các ngài đã rao giảng từ đầu đến cuối. Như các ngài thấy, nếu niềm tin vào Thiên Chúa tình yêu đang biến mất khỏi thế giới, thì đó không phải vì bất cứ thách thức trực tiếp nào, mà vì một tai họa tinh vi đe dọa làm khô héo gốc rễ của đức tin. Giữa sự ồn ào của các phương tiện truyền thông hiện đại và chủ nghĩa tương đối của thế giới hiện đại, thật dễ dàng để bắt đầu nghĩ rằng có lẽ người ta có thể an tâm làm ngơ mặc khải của Thiên Chúa. Từ đó, chỉ còn một bước rất ngắn nữa là hoàn toàn quên Thiên Chúa. Và vì thế nhiều lần các ngài nhắc nhở chúng ta phải kiên trì trong đức tin mà chúng ta đã nhận được.
Như Đức Hồng Y Pell đã nói một cách trực tiếp cố hữu trên trang mạng First Things:
Chính Giáo huấn Công Giáo đã dạy rằng giáo hoàng, các giám mục và tất cả các tín hữu là đầy tớ và người bảo vệ truyền thống tông đồ, không có quyền bác bỏ hoặc bóp méo các yếu tố thiết yếu, đặc biệt là khi truyền thống đang được phát triển và giải thích. Điều gây tranh cãi khi chúng ta bác bỏ giáo huấn luân lý căn bản về tính dục (chẳng hạn) không phải là một đoạn trong Sách Giáo lý Công Giáo, hoặc một giáo luật của Giáo hội, hoặc thậm chí là một sắc lệnh của công đồng. Chính Lời Chúa, được trao phó cho các tông đồ, đang bị bác bỏ. Chúng ta không biết rõ hơn Thiên Chúa.
Và như Đức Bênêđíctô đã viết, trong một di chúc thiêng liêng được công bố sau khi ngài qua đời: “Điều tôi đã nói trước đây với đồng bào của tôi, giờ đây tôi muốn nói với tất cả những người trong Giáo hội đã được giao phó cho tôi phục vụ: Hãy đứng vững trong đức tin! Đừng để mình bị nhầm lẫn!... Chúa Giêsu Kitô thực sự là con đường, sự thật và sự sống—và Giáo hội, với tất cả những khiếm khuyết của nó, thực sự là thân thể của Người.”
Đó là bài học tuyệt vời mà các ngài đã dạy, đã sống, và thậm chí, bạn có thể nói, đã hiện thân. Nếu ai đó trông giống như một thành lũy, thì đó là Đức Hồng Y Pell; và nếu có điều gì trong phong thái cầu nguyện, suy tư của Đức Bênêđíctô gợi ý sự thuần khiết thực sự của tâm hồn — thì điều ấy, như Kierkegaard từng nói, có nghĩa là “mong muốn một điều.”
Một người nhỏ bé, cả thẹn, sống nội tâm, về già trông như thể một cơn gió mạnh thổi qua Vườn Vatican có thể tạm thời nhấc bổng ngài lên. Người kia, dù đã ngoài tám mươi, trông giống như võ sĩ chuyên nghiệp của môn túc cầu Úc, một người mà ngài suýt trở thành: một người đàn ông cao như núi, sừng sững trong bất cứ căn phòng nào ngài bước vào.
Một người là trí thức bậc nhất, có khả năng dễ dàng chuyển từ những huyền thoại về sự sáng tạo của người Babylon sang nhận thức luận của Kant; nhiều cuốn sách của ngài, chiếu rõi một thứ ánh sáng rõ ràng và bất ngờ lên những chủ đề quen thuộc, sẽ có giá trị lâu dài đối với các Kitô hữu và bất cứ ai khác đang tìm kiếm sự khôn ngoan thực sự. Người kia không phải là một nhà tư tưởng độc đáo mà là một người quảng bá sắc sảo, một người có thể trích dẫn lời của Thánh Augustinô trước một cộng đoàn đông đúc ở nhà thờ chính tòa và khiến nó trở thành như in.
Một người khó có thể là một biểu tượng văn hóa, một anh hùng đối với các nghệ sĩ như Patti Smith và Werner Herzog. Không thể đoán trước về mặt chính trị, lúc thì ngài chỉ trích cuộc cách mạng tình dục, lúc lại chỉ trích sự hâm nóng hoàn cầu; ngài có thể phê phán chủ nghĩa Mác trong khi nhận xét rằng “chủ nghĩa xã hội dân chủ đã và đang gần với học thuyết xã hội Công Giáo.” Người kia ít là biểu tượng văn hóa cho bằng là chiến binh văn hóa, một con người cánh hữu kề vai sát cánh với những người bạn chính trị của mình và chấp nhận cơn thịnh nộ của kẻ thù như một phần của cuộc chơi.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Đức Hồng Y George Pell, cả hai vừa qua đời trong khoảng thời gian cách nhau hai tuần, đã trở thành những vị giáo phẩm có quyền lực bằng những lộ trình tương phản. Tất cả những ai biết Pell trẻ tuổi đều mong đợi ngài sẽ vươn lên và vươn cao. Ngài đã làm mọi thứ xẩy ra. Khi một cánh cửa bị khóa trước mặt ngài, ngài đặt vai lên và đẩy nó ra khỏi bản lề — đáng chú ý nhất là trong vai trò quan trọng cuối cùng của ngài, với tư cách là sa hoàng tài chính của Vatican. Mặt khác, Đức Bênêđíctô bị bắt cóc khỏi công việc học thuật mà ngài yêu thích và bị sai đến cung điện giám mục ở Munich - ngày mà hạnh phúc của ngài kết thúc, ngài nói như thế.
Trong thập niên cuối cùng của cuộc đời mình, cả hai vị đều đã sống qua cảnh hỗn mang của thời đại chúng ta, nhưng theo những cách rất khác nhau. Đức Bênêđíctô, sau khi thề trung thành và im lặng vâng lời người kế nhiệm, đã phải nhìn phần lớn di sản của chính mình bị phá bỏ: tùy theo cách bạn nhìn vấn đề, một là ngài đã trở thành một nhân vật phục tùng một cách bi thảm, hai là ngài trở thành một điển hình tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa ngay cả khi “thuyền đã ngập nước đến mức sắp lật úp”. Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đã phải ngồi tù hơn một năm, nạn nhân của một vụ hoài thai công lý đáng kinh ngạc mà hầu như không được chỉnh sửa. Một Hoàng tử của Giáo hội bị biệt giam, thậm chí không được phép cử hành Thánh lễ —giống như một thứ gì đó ở Anh thế kỷ mười sáu hoặc ở Khối Đông Âu, nhưng được nghe những lời chế nhạo của đám đông du thủ du thực trên trực tuyến rất thế kỷ hai mươi mốt. Pell đã có những lúc giận dữ riêng tư, nhưng ngài nhanh chóng một cách đáng lưu ý tìm được sự bình an và tha thứ.
Cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott đã mô tả Đức Hồng Y Pell là “một vị thánh của thời đại chúng ta,” và khá nhiều người Công Giáo đã kêu gọi phong thánh cho Đức Bênêđictô. Không phải tất cả mọi người đều đi xa như vậy. Bản thân Pell từng nói rằng đáng lẽ ngài phải làm nhiều hơn nữa, trong những năm đầu của ngài, để giám sát việc lạm dụng trẻ em: Đó có phải là một con người mà lương tâm buộc mình phải có một tiêu chuẩn thật cao, hay đó chỉ là lời thừa nhận một thất bại nghiêm trọng đã che mờ di sản của ngài? Từ những tiết lộ gần đây, dường như Đức Bênêđíctô đã bắt đầu nhận ra rằng ngài đã trao quyền lực cho kẻ thù của mình: Việc sẵn lòng không mệt mỏi, suốt đời của ngài để giúp đỡ đối thủ của mình chỉ đơn giản là lòng bác ái Kitô giáo, hay đó là một sự ngây thơ đáng trách?
Chúng ta có thể tranh luận về những điều đó, trong khi vẫn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với hai con người này về thông điệp mà các ngài đã rao giảng từ đầu đến cuối. Như các ngài thấy, nếu niềm tin vào Thiên Chúa tình yêu đang biến mất khỏi thế giới, thì đó không phải vì bất cứ thách thức trực tiếp nào, mà vì một tai họa tinh vi đe dọa làm khô héo gốc rễ của đức tin. Giữa sự ồn ào của các phương tiện truyền thông hiện đại và chủ nghĩa tương đối của thế giới hiện đại, thật dễ dàng để bắt đầu nghĩ rằng có lẽ người ta có thể an tâm làm ngơ mặc khải của Thiên Chúa. Từ đó, chỉ còn một bước rất ngắn nữa là hoàn toàn quên Thiên Chúa. Và vì thế nhiều lần các ngài nhắc nhở chúng ta phải kiên trì trong đức tin mà chúng ta đã nhận được.
Như Đức Hồng Y Pell đã nói một cách trực tiếp cố hữu trên trang mạng First Things:
Chính Giáo huấn Công Giáo đã dạy rằng giáo hoàng, các giám mục và tất cả các tín hữu là đầy tớ và người bảo vệ truyền thống tông đồ, không có quyền bác bỏ hoặc bóp méo các yếu tố thiết yếu, đặc biệt là khi truyền thống đang được phát triển và giải thích. Điều gây tranh cãi khi chúng ta bác bỏ giáo huấn luân lý căn bản về tính dục (chẳng hạn) không phải là một đoạn trong Sách Giáo lý Công Giáo, hoặc một giáo luật của Giáo hội, hoặc thậm chí là một sắc lệnh của công đồng. Chính Lời Chúa, được trao phó cho các tông đồ, đang bị bác bỏ. Chúng ta không biết rõ hơn Thiên Chúa.
Và như Đức Bênêđíctô đã viết, trong một di chúc thiêng liêng được công bố sau khi ngài qua đời: “Điều tôi đã nói trước đây với đồng bào của tôi, giờ đây tôi muốn nói với tất cả những người trong Giáo hội đã được giao phó cho tôi phục vụ: Hãy đứng vững trong đức tin! Đừng để mình bị nhầm lẫn!... Chúa Giêsu Kitô thực sự là con đường, sự thật và sự sống—và Giáo hội, với tất cả những khiếm khuyết của nó, thực sự là thân thể của Người.”
Đó là bài học tuyệt vời mà các ngài đã dạy, đã sống, và thậm chí, bạn có thể nói, đã hiện thân. Nếu ai đó trông giống như một thành lũy, thì đó là Đức Hồng Y Pell; và nếu có điều gì trong phong thái cầu nguyện, suy tư của Đức Bênêđíctô gợi ý sự thuần khiết thực sự của tâm hồn — thì điều ấy, như Kierkegaard từng nói, có nghĩa là “mong muốn một điều.”