Vai trò của người giới thiệu
(Suy niệm Chúa nhật II thường niên A)
Đọc Tin mừng của Chúa nhật 2 thường niên năm A hôm nay, chúng ta bắt gặp Thánh Gioan Tẩy Giả trong vai trò là người làm chứng, người giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa cho mọi người nhận biết. Để nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, và để trở thành người giới thiệu Ngài cho mọi người, tiên vàn Gioan Tẩy Giả phải có một lối sống thanh thoát và khiêm tốn; lối sống đơn giản và nghèo khó.
Để trở nên người giới thiệu, người làm chứng, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự thánh thiện khi Ông bước vào hoang địa, người mặc áo lông lạc đà. Thức ăn của ông là châu chấu và mật ong rừng. (x.Mc 1, 1-8). Hoang địa là nơi dễ dàng để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Nơi hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã được tu sửa và gặp gỡ được Thiên Chúa. Có thể nói rằng không thể trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác nếu trước đó Gioan Tẩy Giả chưa gặp được Thiên Chúa. Cũng nơi hoang địa, chính Gioan Tẩy Giả nhận ra bổn phận tiền hô và trách nhiệm kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón gặp Đấng Cứu Thế; kêu gọi con người sửa đường cho ngay để Chúa đi. (x.Mt 3,1-12).
Để trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự khiêm tốn: tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1, 27); Người phải lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ lại, (Ga 3,30)…Gioan Tẩy Giả đã trở nên nhỏ bé và đơn hèn để Chúa lớn lên. Chúa mới là đối tượng giới thiệu, Gioan Tẩy Giả chỉ là phương tiện và trung gian mà thôi. Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong hoang địa, còn Đức Giê-su mới chính là Lời. Lời mới đem lại sự sống còn tiếng thì không. Hay nói cách khác, Chúa Giê-su mới là Đấng đến để giải thoát và cứu sống con người, Gioan Tẩy Giả chỉ là người dọn đường, dọn tâm hồn để cho người khác nhận biết Thiên Chúa và đón nhận Người.
Để trở nên người giới thiệu, người trung gian, Gioan Tẩy Giả đã biết mình và biết Chúa. Biết mình chỉ là chiếc cầu để người ta đến với Chúa, là chiếc thuyền đưa người ta sang bến bờ Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất và muôn đời.
Nhờ cách sống đơn sơ, khiêm nhường và lối sống nhận biết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Chiên Thiên Chúa cách rõ ràng, Gioan Tẩy Giả đã dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho các môn đệ của mình. Nhìn hình ảnh những môn đệ đầu tiên theo Đức Giê-su là chúng ta cảm nhận được lối sống của Gioan Tẩy Giả. Ông không màng chi cho mình; không giữ các môn đệ cho riêng mình, nhưng sẵn sàng giới thiệu họ cho Đức Giê-su hay Đức Giê-su cho họ. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29). Ông nhận ra mình không là Đấng Cứu Chuộc, nhưng chính Đức Giê-su mới chính là Đấng Thiên Chúa sai đến ở giữa trần gian để cứu độ trần gian. Chính Đức Giê-su là Người Tôi Trung được Cựu Ước loan báo. Chính Đức Giê-su là Ánh Sáng cho muôn dân và là Đấng cứu độ duy nhất trên toàn cõi đất này.
Phần chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân, trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. (x. 2Tm 4,2). Tuy nhiên, để làm được như vậy, tiên vàn chúng ta phải ở lại với Chúa để lắng nghe, để học hỏi, để đụng chạm, để cảm nhận và trở nên giống Ngài trong mọi sự. (x. Ga 15, 1-8). Có như vậy, lời chứng của chúng ta, con người chúng ta mới toát lên hình ảnh đích thực về Chúa cho anh chị em chúng ta. Làm sao cho người khác cái mình không có. Làm sao trở nên người giới thiệu Chúa cho tha nhân, nếu trước đó chúng ta không gặp gỡ và cảm nghiệm sâu sắc về Ngài. Hơn nữa, người loan báo Tin mừng hay giới thiệu Chúa là người phải biết khiêm tốn và vui vẻ. Vì chỉ những ai biết sống khiêm nhường, mới đón nhận tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa. “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn.” (Mt 11,25); Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Khi đón nhận Bí Tích Rửa tội, mỗi chúng ta đều được giao sứ vụ phổ quát là ngôn sứ, là tư tế và là vương đế. Vai trò làm ngôn sứ là vai trò quan trọng và bắt buộc đối với những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Không ai được phép chối từ hay chậm trễ lên đường để loan báo và giới thiệu Chúa cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Chúa ngang qua cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Mỗi chúng ta đều là những Gioan Tẩy Giả của thời đại mới. Hãy mạnh dạn lên đường để nói vào ‘tai’ của thế giới đang bị ‘điếc’ bởi hận thù, chiến tranh và dịch bệnh,… để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa để biết yêu thương, tha thứ và sống tình hiệp hành. “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.” (Cl 3, 12-17). Mặt khác, điều cần thiết để trở nên kẻ loan tin, người giới thiệu, chúng ta cần có sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Chính nhờ Ngôi Ba Thiên Chúa, nhờ đón nhận 7 ơn cả của Người, chúng ta đủ sức lực, đủ nhiệt huyết, đủ hăng say ra đi làm chứng nhân của Chúa ở giữa một thế giới đầy nhiễu nhương này: một thế giới đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chính mình; một thế giới đang ‘bị bệnh hoạn’ bởi những trào lưu đi ngược lại Tin mừng sự sống, Tin mừng tình thương.
Quả thật, Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI muốn nói về việc sống và làm chứng cho tin mừng.“Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Để mong người ta nhận biết về Chúa và đón nhận Chúa, thiết tưởng cách sống của chúng ta quan trọng hơn lời rao giảng suông không muốn nói là vô hồn của chúng ta. Đời sống, con người, hành vi cử chỉ của chúng ta sẽ nói lên sự hiện diện của Chúa khi toàn bộ đều toát lên vẻ đẹp yêu thương và bình an. Người ta sẽ dễ dàng đón nhận lời nói của chúng ta hơn khi lối sống của chúng ta đi đôi với lời giảng dạy và loan báo. Người ta sẽ không thể chấp nhận lời chứng của chúng ta khi “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong nham hiểm giết người không dao”, nhưng chúng ta hãy cố gắng sống theo lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”. (1Ga 3, 18).
Một đề nghị thực tế cho vai trò làm người giới thiệu Chúa đối với các ki-tô hữu. Nơi gia đình, mỗi thành viên hãy biết sống cho nhau, quan tâm nhau, cảm thông, tha thứ và phục vụ lẫn nhau,…sống như thế, chúng ta đang chu toàn bổn phận việc giới thiệu Chúa cho những gia đình chung quanh. Nơi trường học, mỗi học sinh Công Giáo hãy biết hăng say học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và yêu thương bạn bè,…đó là cách thức sống chứng tá Tin mừng cách thiết thực cho quý thầy cô và các bạn cùng lứa tuổi. Nơi chợ búa, người Công Giáo đừng buôn gian bán lẫn, đừng lươn lẽo, đừng ăn cắp, đừng gian tham, nhưng biết sống thật thà, vui tươi, cởi mở và hoà nhã,…Phải chăng đó là cách thức loan báo Tin mừng đúng nghĩa và đúng cách? Nơi đồng ruộng và công xưởng, mỗi ki-tô hữu phải biết giới thiệu Chúa cho những người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin bằng những cử chỉ yêu thương, lời nói dịu dàng dễ nghe, thái độ đơn sơ và khiêm tốn,…
Thật vậy, hành động và việc làm của chúng ta sẽ là lời chứng hết sức thuyết phục cho tha nhân khi chúng ta loan tin hay giới thiệu Chúa cho họ. Phải chăng câu nhắn gửi của Đức Giám Mục đối với ứng sinh linh mục trong ngày lễ truyền chức sau đây đúng với mọi người ki-tô hữu, trong vai trò là người giới thiệu Chúa? “Các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật II thường niên A)
Đọc Tin mừng của Chúa nhật 2 thường niên năm A hôm nay, chúng ta bắt gặp Thánh Gioan Tẩy Giả trong vai trò là người làm chứng, người giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa cho mọi người nhận biết. Để nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, và để trở thành người giới thiệu Ngài cho mọi người, tiên vàn Gioan Tẩy Giả phải có một lối sống thanh thoát và khiêm tốn; lối sống đơn giản và nghèo khó.
Để trở nên người giới thiệu, người làm chứng, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự thánh thiện khi Ông bước vào hoang địa, người mặc áo lông lạc đà. Thức ăn của ông là châu chấu và mật ong rừng. (x.Mc 1, 1-8). Hoang địa là nơi dễ dàng để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Nơi hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã được tu sửa và gặp gỡ được Thiên Chúa. Có thể nói rằng không thể trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác nếu trước đó Gioan Tẩy Giả chưa gặp được Thiên Chúa. Cũng nơi hoang địa, chính Gioan Tẩy Giả nhận ra bổn phận tiền hô và trách nhiệm kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón gặp Đấng Cứu Thế; kêu gọi con người sửa đường cho ngay để Chúa đi. (x.Mt 3,1-12).
Để trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự khiêm tốn: tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1, 27); Người phải lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ lại, (Ga 3,30)…Gioan Tẩy Giả đã trở nên nhỏ bé và đơn hèn để Chúa lớn lên. Chúa mới là đối tượng giới thiệu, Gioan Tẩy Giả chỉ là phương tiện và trung gian mà thôi. Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong hoang địa, còn Đức Giê-su mới chính là Lời. Lời mới đem lại sự sống còn tiếng thì không. Hay nói cách khác, Chúa Giê-su mới là Đấng đến để giải thoát và cứu sống con người, Gioan Tẩy Giả chỉ là người dọn đường, dọn tâm hồn để cho người khác nhận biết Thiên Chúa và đón nhận Người.
Để trở nên người giới thiệu, người trung gian, Gioan Tẩy Giả đã biết mình và biết Chúa. Biết mình chỉ là chiếc cầu để người ta đến với Chúa, là chiếc thuyền đưa người ta sang bến bờ Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất và muôn đời.
Nhờ cách sống đơn sơ, khiêm nhường và lối sống nhận biết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Chiên Thiên Chúa cách rõ ràng, Gioan Tẩy Giả đã dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho các môn đệ của mình. Nhìn hình ảnh những môn đệ đầu tiên theo Đức Giê-su là chúng ta cảm nhận được lối sống của Gioan Tẩy Giả. Ông không màng chi cho mình; không giữ các môn đệ cho riêng mình, nhưng sẵn sàng giới thiệu họ cho Đức Giê-su hay Đức Giê-su cho họ. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29). Ông nhận ra mình không là Đấng Cứu Chuộc, nhưng chính Đức Giê-su mới chính là Đấng Thiên Chúa sai đến ở giữa trần gian để cứu độ trần gian. Chính Đức Giê-su là Người Tôi Trung được Cựu Ước loan báo. Chính Đức Giê-su là Ánh Sáng cho muôn dân và là Đấng cứu độ duy nhất trên toàn cõi đất này.
Phần chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân, trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. (x. 2Tm 4,2). Tuy nhiên, để làm được như vậy, tiên vàn chúng ta phải ở lại với Chúa để lắng nghe, để học hỏi, để đụng chạm, để cảm nhận và trở nên giống Ngài trong mọi sự. (x. Ga 15, 1-8). Có như vậy, lời chứng của chúng ta, con người chúng ta mới toát lên hình ảnh đích thực về Chúa cho anh chị em chúng ta. Làm sao cho người khác cái mình không có. Làm sao trở nên người giới thiệu Chúa cho tha nhân, nếu trước đó chúng ta không gặp gỡ và cảm nghiệm sâu sắc về Ngài. Hơn nữa, người loan báo Tin mừng hay giới thiệu Chúa là người phải biết khiêm tốn và vui vẻ. Vì chỉ những ai biết sống khiêm nhường, mới đón nhận tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa. “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn.” (Mt 11,25); Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Khi đón nhận Bí Tích Rửa tội, mỗi chúng ta đều được giao sứ vụ phổ quát là ngôn sứ, là tư tế và là vương đế. Vai trò làm ngôn sứ là vai trò quan trọng và bắt buộc đối với những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Không ai được phép chối từ hay chậm trễ lên đường để loan báo và giới thiệu Chúa cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Chúa ngang qua cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Mỗi chúng ta đều là những Gioan Tẩy Giả của thời đại mới. Hãy mạnh dạn lên đường để nói vào ‘tai’ của thế giới đang bị ‘điếc’ bởi hận thù, chiến tranh và dịch bệnh,… để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa để biết yêu thương, tha thứ và sống tình hiệp hành. “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.” (Cl 3, 12-17). Mặt khác, điều cần thiết để trở nên kẻ loan tin, người giới thiệu, chúng ta cần có sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Chính nhờ Ngôi Ba Thiên Chúa, nhờ đón nhận 7 ơn cả của Người, chúng ta đủ sức lực, đủ nhiệt huyết, đủ hăng say ra đi làm chứng nhân của Chúa ở giữa một thế giới đầy nhiễu nhương này: một thế giới đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chính mình; một thế giới đang ‘bị bệnh hoạn’ bởi những trào lưu đi ngược lại Tin mừng sự sống, Tin mừng tình thương.
Quả thật, Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI muốn nói về việc sống và làm chứng cho tin mừng.“Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Để mong người ta nhận biết về Chúa và đón nhận Chúa, thiết tưởng cách sống của chúng ta quan trọng hơn lời rao giảng suông không muốn nói là vô hồn của chúng ta. Đời sống, con người, hành vi cử chỉ của chúng ta sẽ nói lên sự hiện diện của Chúa khi toàn bộ đều toát lên vẻ đẹp yêu thương và bình an. Người ta sẽ dễ dàng đón nhận lời nói của chúng ta hơn khi lối sống của chúng ta đi đôi với lời giảng dạy và loan báo. Người ta sẽ không thể chấp nhận lời chứng của chúng ta khi “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong nham hiểm giết người không dao”, nhưng chúng ta hãy cố gắng sống theo lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”. (1Ga 3, 18).
Một đề nghị thực tế cho vai trò làm người giới thiệu Chúa đối với các ki-tô hữu. Nơi gia đình, mỗi thành viên hãy biết sống cho nhau, quan tâm nhau, cảm thông, tha thứ và phục vụ lẫn nhau,…sống như thế, chúng ta đang chu toàn bổn phận việc giới thiệu Chúa cho những gia đình chung quanh. Nơi trường học, mỗi học sinh Công Giáo hãy biết hăng say học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và yêu thương bạn bè,…đó là cách thức sống chứng tá Tin mừng cách thiết thực cho quý thầy cô và các bạn cùng lứa tuổi. Nơi chợ búa, người Công Giáo đừng buôn gian bán lẫn, đừng lươn lẽo, đừng ăn cắp, đừng gian tham, nhưng biết sống thật thà, vui tươi, cởi mở và hoà nhã,…Phải chăng đó là cách thức loan báo Tin mừng đúng nghĩa và đúng cách? Nơi đồng ruộng và công xưởng, mỗi ki-tô hữu phải biết giới thiệu Chúa cho những người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin bằng những cử chỉ yêu thương, lời nói dịu dàng dễ nghe, thái độ đơn sơ và khiêm tốn,…
Thật vậy, hành động và việc làm của chúng ta sẽ là lời chứng hết sức thuyết phục cho tha nhân khi chúng ta loan tin hay giới thiệu Chúa cho họ. Phải chăng câu nhắn gửi của Đức Giám Mục đối với ứng sinh linh mục trong ngày lễ truyền chức sau đây đúng với mọi người ki-tô hữu, trong vai trò là người giới thiệu Chúa? “Các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương