1. Thống đốc do Nga cài đặt tại Crimea nói rằng quân Ukraine tấn công Crimea trong thời gian ngưng bắn
Một thống đốc do Nga bổ nhiệm tại thành phố Sevastopol của Crimea cho biết một máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên Bến tàu phía Bắc của thành phố trong thời gian ngừng bắn do Nga đề xuất.
Hôm thứ Bẩy, cho biết vào lúc 2 giờ sáng ngày thứ Bảy, theo giờ địa phương “lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay không người lái trên Bến tàu phía Bắc”.
“Ngay cả ngày lễ thiêng liêng – là lễ Giáng Sinh đối với những kẻ không phải là con người này – cũng không phải là lý do để ngăn chặn nỗ lực tấn công Thành phố Anh hùng của chúng ta,” ông ta nói thêm.
Lệnh ngừng bắn do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất, nhưng bị tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine từ chối, được cho là kéo dài trong 36 giờ kể từ 12 giờ trưa theo giờ Mạc Tư Khoa vào ngày thứ Sáu.
Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa phản hồi cáo buộc của Razvozhaev.
Sevastopol phục vụ như một căn cứ cho hải quân Nga ở Crimea, cung cấp một ngôi nhà cho hạm đội Hắc Hải của Nga. Cảng đã bị tấn công trước đó trong chiến tranh với một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái diễn ra vào tháng Mười.
Các tàu chiến và tàu ngầm thường xuất phát từ Sevastopol mang theo hỏa tiễn hành trình phóng từ biển để tấn công cơ sở hạ tầng và đặc biệt là lưới điện của Ukraine.
Trong các vụ tấn công bằng các thiết bị không người lái, vụ tấn công vào ngày 29 tháng 10 được kể là nghiêm trọng nhất. Căn cứ Hải quân Sevastopol, do Nga chiếm đóng, đã bị tấn công bởi máy bay không người lái và thuyền không người lái. Theo TASS của Nga, vào lúc 4h20 sáng 29/10, một tiếng nổ mạnh vang lên, sau đó nhiều tiếng nổ khác vang lên. Các video bắt đầu lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy khói đen bao trùm Sevastopol và người ta có thể nghe thấy tiếng nổ rất lớn. Theo các quan chức Nga, 9 máy bay không người lái và 7 thuyền không người lái đã tham gia cuộc tấn công. Các nhà phân tích của GeoConfirmed tin rằng có từ sáu đến tám máy bay không người lái đã tham gia vào cuộc tấn công tàu Nga và chúng đã bắn trúng ít nhất ba tàu trong đó có chiếc soái hạm Đô đốc Makarov, là soái hạm mới của Hạm đội Hắc Hải của Nga, sau vụ chìm tàu Moskva.
2. Con của đặc sứ Kadyrov tử trận trong vùng Zaporizhzhia
“Dzhambulat Zauraev, 34 tuổi, một đứa con của đặc sứ Kadyrov đã bị loại khỏi vòng chiến trong vùng Zaporizhzhia”, Serhii Bratchuk, phát ngôn nhân của Cơ quan quản lý quân sự khu vực Odesa, cho biết như trên. Dzhambulat Zauraev đã tham chiến ở Ukraine với tư cách là một tình nguyện viên.
Putin đã bổ nhiệm Abubakar Zauraev, một người cháu của Kadyrov làm người đứng đầu các khu vực tạm chiếm thuộc quận Melitopol và vùng Kherson.
Serhii Bratchuk nói thêm rằng cha của kẻ xâm lược đã xác nhận cái chết của con trai mình “trong chiến dịch đặc biệt”. Dzhambulat Zauraev được tường trình đã tốt nghiệp Đại Học dầu mỏ Grozny.
Cộng hòa Chechnya là một khu vực ở Bắc Caucasus của Nga. Kadyrov, một đồng minh nổi bật của Tổng thống Nga Putin, đã gửi nhiều binh sĩ của mình đến chiến đấu cho Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Điều đáng chú ý là người Chechnya chiến đấu cho cả hai bên trong cuộc chiến tại Ukraine. Chechnya đã bị Nga xâm lược và Ramzan Kadyrov được nhiều người Chechnya coi là bù nhìn của Nga. Chính cha của Ramzan Kadyrov là ông Akhmad Kadyrov đã bị Putin ra lệnh giết chết vào ngày 9 tháng 5, năm 2004. Kadyrov biết điều đó nhưng sẵn sàng làm tay sai cho giặc để hưởng vinh hoa phú quý.
Những người Chechnya kháng chiến chống Nga tình nguyện chiến đấu cho quân Ukraine. Trong khi quân đội Chechnya do Kadyrov lãnh đạo chiến đấu cho quân Nga và được gọi là Kadyrovites để phân biệt với quân Chechnya kháng chiến.
Người Nga cũng gọi quân của Kadyrov là quân TikTok vì họ thường chơi TikTok dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Hôm 25 tháng 10 vừa qua, Serhii Khlan, một cố vấn của thống đốc Ukraine ở vùng Kherson cho biết các chiến binh Chechnya đã bị pháo kích khiến 23 người chết và 58 người bị thương. “Họ đã chết vì ngu dại, khi tiết lộ vị trí của họ trên các mạng xã hội như TikTok.”
Trong một lúc ngông cuồng, Kadyrov đã gởi chính đứa con mới 14 tuổi của mình sang Ukraine chiến đấu.
Hành động gởi con mới 14 tuổi sang Ukraine chiến đấu dường như để đáp lại các chỉ trích cho rằng Ramzan Kadyrov đang lợi dụng cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine để thanh lọc chủng tộc. Cụ thể là ông ta bị chỉ trích là đã gởi sang Ukraine một số lượng lớn binh sĩ Chechnya từ các vùng nổi tiếng là không thần phục sự lãnh đạo của mình.
Phát biểu trước các thành viên chính quyền, ông ta nói, “Nếu bạn được định sẵn để rơi vào một cuộc thánh chiến, thì đây là một vinh dự và một niềm vui lớn đối với mỗi người Hồi giáo chân chính.”
Đến nay, vẫn chưa biết Dzhambulat Zauraev bị quân Ukraine bắn chết hay bị chính quân Nga bắn chết. Không thiếu các trường hợp quân của Kadyrov bị quân Nga bắn chết.
Nhiều lần Kadyrov tuyên bố rằng khi Putin qua đời, Chechnya sẽ trở thành một quốc gia độc lập tách khỏi Liên Bang Nga. Có thể là để xoa dịu Kadyrov, gần đây, quân Kadyrov được giao làm nhiệm vụ quân cảnh hơn là trực tiếp chiến đấu. Trong vai trò này, họ thường mâu thuẫn với quân Nga, vốn thường đánh giá thấp người Chechnya. Giao tranh giữa hai bên không phải là hiếm.
3. Ukraine cần xe tăng Leopard 2. Các đồng minh của họ đang tiến gần hơn đến việc cung cấp chúng.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine Needs Leopard 2 Tanks. Its Allies Are Getting Closer To Providing Them”, nghĩa là “Ukraine cần xe tăng Leopard 2. Các đồng minh của họ đang tiến gần hơn đến việc cung cấp chúng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chỉ trong vài ngày trong tuần này, Pháp, Mỹ và Đức đều tuyên bố sẽ viện trợ cho Ukraine các phương tiện bọc thép mạnh mẽ: xe trinh sát AMX-10RC của Pháp, xe chiến đấu bộ binh M-2 của Mỹ và xe Marder IFV của Đức.
Vậy đồng minh nào của Ukraine sẽ là những người đầu tiên trao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine? Có một số ứng cử viên, và có thể chỉ là vấn đề thời gian — và không nhiều thời gian — trước khi một trong số họ mở kho vũ khí của mình và khởi động động cơ của những chiếc Leopard dư thừa đã được cất giữ từ lâu.
Rõ ràng, với một loạt ba quyết định quan trọng được đưa ra chỉ trong vài ngày, đã có điều gì đó thay đổi trên mặt trận chính trị trong cuộc chiến kéo dài 11 tháng của Nga với Ukraine. Các đồng minh NATO của Kyiv đã cam kết cung cấp hàng ngàn phương tiện chủ yếu là đồ cũ cho nỗ lực chiến tranh, nhưng cho đến nay hầu hết các phương tiện đó đều là pháo hoặc xe bọc thép nhẹ hơn phù hợp nhất cho vai trò hỗ trợ.
Giờ đây, NATO đang cung cấp các phương tiện nặng hơn, khí tài chiến tranh nguy hiểm hơn có thể bổ sung cho kho xe tăng và phương tiện chiến đấu cũ kỹ thời Liên Xô trước chiến tranh của Ukraine và tạo ra sự cân bằng chiến thuật trong các trận chiến với các phương tiện cũ kỹ của Liên Xô.
Nhưng cho đến nay, không có đồng minh nào của Ukraine đề nghị cung cấp xe tăng phương Tây. Vâng, Ba Lan, Cộng hòa Tiệp và Macedonia đã tặng vài trăm chiếc xe tăng T-72 dư thừa do Liên Xô sản xuất. Và Slovenia đã gửi tới Ukraine vài chục chiếc M-55S—về cơ bản là những chiếc T-55 cổ điển của Liên Xô những năm 1960, được siêu nâng cấp.
Trong khi quân đội Ukraine đã có những chiếc T-72 trong kho của mình và chắc chắn hoan nghênh các xe tăng mới để vừa gây tổn thất tốt trên chiến trường vừa thành lập các tiểu đoàn xe tăng mới, thì quân đội đang khao khát có thêm nhiều xe tăng tốt hơn. Những chiếc Leopard 2 dư thừa, trong đó có hàng trăm chiếc trên khắp Âu Châu, là giải pháp rõ ràng. “Chúng tôi cần những chiếc xe tăng này,” Oleksii Makeiev, đại sứ Ukraine tại Berlin, cho biết hồi tháng Năm.
Không khó để hiểu tại sao lính tăng Ukraine lại khao khát những chiếc Leopard 2. Chúng dễ dàng vượt qua các xe tăng Nga như T-72, T-80 và T-90.
Tây Đức đã phát triển Leopard 2 vào những năm 1970 và đưa ra thị trường những mẫu đầu tiên vào những năm 1980. Một loạt các bản cập nhật đã giữ cho chiếc xe tăng 69 tấn, chở được 4 người với khẩu pháo 120 ly ở vị trí dẫn đầu trong chiến tranh bọc thép trong suốt 5 thập kỷ.
Với sự cân bằng tinh tế giữa tốc độ, lớp giáp và hỏa lực, nó được nhiều người coi là ít nhất ngang bằng với M-1 của Mỹ, bản thân nó là tiêu chuẩn vàng cho xe tăng hiện đại.
Và không thiếu những chiếc Leopard 2. Hãng Rheinmetall của Đức đã chế tạo 3.600 chiếc Leopard 2. Hàng trăm mẫu cũ hơn, bao gồm nhiều chiếc Leopard 2A4 phổ biến nhất, đang được cất giữ ở Đức, Phần Lan, Hà Lan và Tây Ban Nha, cùng các quốc gia khác.
Các thành viên NATO khác đã giữ tất cả những chiếc Leopard 2 của họ đang hoạt động, nhưng cũng sở hữu các loại xe tăng khác và do đó, về lý thuyết, có thể loại bỏ những chiếc Leopard 2 của họ mà không phải hy sinh hoàn toàn khả năng chiến đấu hạng nặng của mình. Ví dụ, Ba Lan vận hành cả Leopard 2 và M-1.
Có quá nhiều Leopard 2 nhàn rỗi ở Âu Châu để tái trang bị cho tất cả các lữ đoàn xe tăng đang hoạt động của quân đội Ukraine. Có đủ Leopard 2 là hoàn toàn thay đổi cục diện chiến trường khi các lữ đoàn Ukraine đụng độ với các lữ đoàn Nga.
Ngày nay, người Ukraine và người Nga sử dụng những chiếc xe tăng cũ của Liên Xô. Khả năng lãnh đạo, chiến thuật và hậu cần—chứ không phải vũ khí—quyết định đội quân nào thắng trong trận chiến cơ giới hóa. Với Leopard 2, người Ukraine sẽ bắt đầu cuộc chiến với lợi thế về công nghệ.
Vì vậy, khó khăn trong việc cung cấp là gì? Đức kiểm soát giấy phép xuất khẩu cho tất cả những chiếc Leopard 2, vì vậy, Berlin cuối cùng sẽ quyết định liệu bất kỳ quốc gia nào có thể bán hoặc tặng xe tăng của mình hay không. Cho đến nay, thủ tướng Đức Olaf Scholz không sẵn lòng chấp thuận bất kỳ việc chuyển giao Leopard 2 nào cho Ukraine. Scholz rõ ràng coi xe tăng là “sự leo thang”.
Đã có rất nhiều áp lực buộc Scholz phải thay đổi quyết định. “Không có một lập luận hợp lý nào về lý do tại sao những vũ khí này không thể được cung cấp, chỉ có những lo ngại và những lý do trừu tượng,” Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đã tweet. “Berlin sợ điều gì mà Kyiv không sợ?”
Ở Phần Lan, các chính trị gia Anders Adlercreutz và Atte Harjanne đã thành lập một nhóm vận động có nhiệm vụ duy nhất là khiến các chính phủ Âu Châu phải xấu hổ khi không cung cấp Leopard 2 cho Ukraine đồng thời cũng khiến chính phủ Đức phải xấu hổ khi không chấp thuận các đề nghị. Adlercreutz và Harjanne viết: “Thông qua một nỗ lực chung của Âu Châu, theo một cách có thể mang tính quyết định, chúng ta có thể góp phần giúp Ukraine có thể duy trì động lực trong cuộc chiến.”
Phải mất vài tháng, nhưng một cái gì đó đang thay đổi. Người Mỹ hiện đang cung cấp các phương tiện hạng nặng hơn, cũng như người Pháp và vâng, người Đức. Trong một dòng tweet cảm ơn tổng thống Pháp Emmanuel Macron về một loạt phương tiện trinh sát AMX-10RC, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ám chỉ về những vũ khí lớn hơn sẽ xuất hiện. “Tăng cường công việc với các đối tác theo cùng một hướng,” là cách diễn đạt chính xác của anh ấy.
Có lẽ lấy một gợi ý từ thái độ thay đổi ở Berlin, các quan chức Ba Lan được cho là đang xem xét lại yêu cầu của Ukraine đối với một số chiếc Leopard 2 của Ba Lan.
Nếu những khó khăn được vượt qua và Berlin đóng dấu tất cả các hoạt động chuyển giao xe tăng tiềm năng, hàng trăm chiếc Leopard 2 có thể bắt đầu đến Ukraine sớm nhất là vào mùa xuân này. Đúng lúc thời tiết ấm hơn... và một cuộc phản công mới của Ukraine có thể xảy ra.
4. Mỹ đã đề nghị Ý cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine trong cuộc điện đàm giữa quan chức hai nước.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã yêu cầu Francesco Talo, cố vấn của Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, cung cấp các hệ thống phòng không càng sớm càng tốt, theo tờ La Repubblica của Ý.
Sullivan đề cập đến hệ thống phòng không SAMPT của Ý-Pháp, theo các nguồn tin bí mật ở Washington được tờ báo trích dẫn.
Sau cuộc trò chuyện với Meloni, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 27/12 tuyên bố Ý đang xem xét cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine.
Các tin tức về việc cung cấp các khí tài chiến tranh hạng nặng cho Ukraine đã diễn ra liên tục trong vài ngày qua. Hoa Kỳ đã quyết định cung cấp xe chiến đấu bộ binh loại Bradley cho Ukraine. Trong khi các quân nhân Đức đang lái các xe chiến đấu bộ binh Marder sang Ba Lan để trao cho quân Ukraine. Cả hai nước đều có kế hoạch huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine trên các hệ thống tương ứng tại Hoa Kỳ, Đức và Ba Lan.
Ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Sáu đã công bố một khoản hỗ trợ mới trị giá 2,85 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó sẽ bao gồm “xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống pháo binh, xe bọc thép chở quân, hỏa tiễn đất đối không, đạn dược và các mặt hàng khác để hỗ trợ Ukraine khi họ dũng cảm bảo vệ người dân, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”
5. Volodymyr Zelenskiy, đã ký sắc lệnh thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã ký sắc lệnh thi hành các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với một số nhân vật nổi tiếng của Nga ủng hộ cuộc chiến, văn phòng của ông thông báo hôm thứ Bảy.
Danh sách nhắm vào 119 cá nhân, bao gồm ca sĩ, diễn viên và nhân vật truyền hình Nga.
Trên Twitter, cố vấn tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, gọi những nhân vật bị trừng phạt là “những kẻ tuyên truyền cho cái chết”, những người đã được thêm vào danh sách “những lời kêu gọi trực tiếp hoặc gián tiếp giết, bắt, cướp ở Ukraine”.
6. Cựu chỉ huy Nga nhận định: Mạc Tư Khoa chứng kiến sự 'chia rẽ quyền lực' ngày càng tăng giữa cuộc chiến của Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Moscow Sees Growing 'Split in Power' Amid Putin's War: Ex-Russian Commander”, nghĩa là “Cựu chỉ huy Nga nhận định: Mạc Tư Khoa chứng kiến sự 'chia rẽ quyền lực' ngày càng tăng giữa cuộc chiến của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một cựu chỉ huy của Điện Cẩm Linh, giới lãnh đạo Mạc Tư Khoa đang chứng kiến sự chia rẽ ngày càng lớn trong bối cảnh nước này đang xâm lược Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, với ý đồ giành chiến thắng nhanh chóng trước nước láng giềng Đông Âu. Tuy nhiên, hơn 10 tháng sau, quân đội của ông vẫn đang tiếp tục vất vả để đạt được những tiến bộ nhỏ nhoi. Ngoài ra, cuộc chiến đã phơi bày những điểm yếu trong quân đội của Putin, cho phép Ukraine chiếm lại đáng kể những phần lãnh thổ bị xâm lược.
Theo cựu chỉ huy Igor Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh, người ngày càng trở nên gay gắt trong các chỉ trích việc thực hiện cuộc xâm lược, giờ đây, sự thiếu tiến bộ này dường như đang gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo Nga.
Girkin, trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Bảy, đã chia sẻ một báo cáo chỉ ra rằng Yevgeny Prigozhin — người lãnh đạo Tập đoàn Wagner — đã gợi ý rằng “các nhà tài phiệt kiếm tiền” có thể chịu trách nhiệm về việc “làm mất uy tín” công việc của tổ chức của ông ta ở Ukraine.
Tập đoàn Wagner của Prigozhin là một nhóm lính đánh thuê thuộc sở hữu tư nhân, bao gồm những cựu tù nhân, đã được tuyển dụng để chiến đấu ở Ukraine nhằm bù đắp cho những tổn thất ngày càng tăng của Nga. Nhóm này đã phải đối mặt với cáo buộc vi phạm nhân quyền và tấn công dân thường, và gần đây đã thấy mình có mâu thuẫn với một số nhân vật trong chính quyền Nga.
Girkin đã viết rằng những nhận xét của Prigozhin đổ lỗi cho các nhà tài phiệt về những lời chỉ trích mới đối với Tập đoàn Wagner là minh họa cho sự chia rẽ ngày càng tăng.
Girkin viết: “Nếu tôi biết vẽ, tôi sẽ tạo ra một bức tranh biếm họa trên đó hai người đứng đầu quốc huy của chúng ta, được trang bị khuôn mặt, đang mổ vào nhau. Sự chia rẽ quyền lực ngày càng lớn.”
Girkin cũng tăng cường những lời chỉ trích của chính mình đối với các nhà lãnh đạo Nga. Trong một bài đăng riêng, ông chỉ trích giới lãnh đạo Nga vì những gì ông cho là dấu hiệu cho thấy Putin có thể không đủ cứng rắn với Ukraine, tìm kiếm các cuộc đàm phán hơn là một cuộc chinh phục quân sự đối với Kyiv.
“Họ không tin vào 'Ukraine' và (thậm chí còn hơn thế) không có ý định nỗ lực đánh bại nó, vẫn ấp ủ hy vọng ngu ngốc về một 'thỏa hiệp cuối cùng'. Và đó là lý do tại sao bài phát biểu của một cựu quan chức đạo đức giả đội mũ chóp nhọn nghe rất giống động vật ăn cỏ và bò sát,” ông viết, đề cập đến lời cầu nguyện Giáng Sinh của Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga.
Nhận xét mới nhất của Girkin không phải là dấu hiệu đầu tiên cho thấy giới lãnh đạo Nga không hoàn toàn thống nhất về đường lối cuộc chiến Ukraine, khi Putin đối mặt với áp lực phải thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến theo hướng có lợi cho người Nga.
Prigozhin cũng đổ lỗi cho Bộ Quốc phòng Nga vì không thể giành được lợi ích ở Bakhmut, một thành phố ở tỉnh Donetsk của Ukraine, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông nhà nước Nga, anh ta nói rằng quân đội của anh ta không thể tiến vào thành phố vì quân đội của Putin chưa dọn sạch các tòa nhà, điều mà ISW viết đã tạo cơ hội cho Prigozhin đổ lỗi cho Bộ Quốc Phòng Nga về những thất bại của quân Wagner.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.