Về tạp chí "The Atlantic"
Tạp chí "The Atlantic Monthly" là một tờ 'nguyệt san' (báo hàng tháng) xuất bản ở Boston từ năm 1857 và được coi là một tờ báo cuả những người trí thức ở Hoa Kỳ. Tờ báo đăng tải ý kiến cuả nhiều nhân vật nổi tiếng về đủ mọi vấn đề thời sự, phân chia theo tiết mục chính trị, ngoại giao, thương mại, kinh tế, văn học, nghệ thuật, kỹ thuật và khoa học.
Sau 144 năm, vì lỗ lã, tờ báo giảm số phát hành xuống còn 11 số mỗi năm (2001) rồi xuống 10 số (2003) và đổi tên là "The Atlantic" (2007, bỏ chữ Monthly). Trong thời gian đó tạp chí cũng đổi chủ nhiều lần. Chủ báo sau cùng (ngày nay) là bả quả phụ cuả ông Steve Jobs, bà Laurene Powell Jobs.
Từ những năm 2013 trở về sau, để kiếm lời, tờ báo bắt đầu đăng tải các tiết mục được bảo trợ (sponsor), thí dụ cuả giáo phái Church of Scientology, trình bày như là những bài bình luận, nhưng chỉ đăng những gì có lợi và cắt bỏ những gì bất lợi cho đương sự. Sự trá hình đó đã bị phản đối và tờ báo sau cùng đã phải xoá những bài như vậy trên website và "xin lỗi".
Năm 2019, thi hành một cú "đánh lớn", tờ báo liên tiếp trong 3 số, loan truyền những huyền thoại ghê gớm kiểu "#Me Too" về đạo diễn Bryan Singer làm cho sự nghiệp cuả ông này tiêu tán. Nhưng việc "tập trung đánh phá" ấy đã làm cho nhiều người đặt câu hỏi về sự nghiêm túc cuả nội dung tờ báo, và ngay cả ông chủ bút cuả tờ báo là Jeffrey Goldberg cũng phài thừa nhận rằng: "Họ (ban biên tập) phóng đại một câu chuyện mà đáng lẽ chỉ là một loại tin tức công cộng, vì lý do gì? tôi không rõ."
Cũng vì tìm kiếm những cái "giật gân" mà tháng 11 2020, tờ The Atlantic một lần nữa phải "cải chính" một bài có tên là ("The Mad, Mad World of Niche Sports Among Ivy League–Obsessed Parents". Bài viết dựa vào những sai lầm, và bị lật tẩy, cuả một phóng viên cuả tờ Washington Post. Trong mục 'ý kiến toà soạn', tờ báo viết "Chúng tôi không thể chứng minh rằng tác giả cuả bản tin là đáng tin cậy, do đó chúng tôi cũng không thể quả quyết tính xác thực cuả bản tin đó"
Nhưng điều làm cho tờ 'The Atlantic' mất vẻ nghiêm túc là việc họ trở thành một tờ báo tuyên truyền chính trị.
Năm 2016, 'toà soạn' chính thức ủng hộ ứng viên tổng thống cuả đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton chống lại ông Donald Trump. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử mà họ ủng hộ một ứng viên tổng thống, nhưng khác với 2 lần trước (Abraham Lincoln, Lyndon B. Johnson), lần này họ thua.
Sau 2016, tờ báo tiếp tục trở thành công cụ tuyên truyền chính trị cho đảng Dân Chủ để chống lại ông Trump, họ kêu gọi cách chức ông (2019), thậm chí đăng tải những nguồn tin vu vơ chống lại ông Trump như viết rằng 'ông gọi các cựu chiến binh HK là những người thất bại (losers)'. Ông Trump gọi đó là 'fake story' (tin phịa) và tiên đoán tờ báo sẽ 'out of business' (sạt nghiệp)không sớm thì chày.
Về kinh Mân Côi
Trong bối cảnh đó, tờ The Atlantic vào hôm Chúa Nhật vừa qua, 14/8/2022, đăng một bài 'nghiên cứu' cho rằng chuỗi hạt Mân Côi trở thành biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, bạo lực ở Hoa Kỳ.
Theo CNA thì bài báo gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội giữa những người theo đạo Công Giáo, một số người kết án đó là những tuyên truyền chống Công Giáo.
Tạp chí The Atlantic, cũng như những lần bị hố trước, vội vàng thay đổi tiêu đề của bài báo từ "Làm thế nào Kinh Mân Côi trở thành một biểu tượng cực đoan" thành "Văn hóa về vũ khí cực đoan đang cố gắng đồng sở hữu Kinh Mân Côi như thế nào."
Họ cũng sửa đối một số hình ảnh, thí dụ hình ảnh một tràng hại Mân Côi là các lỗ đạn đã được thay thế bằng hình ảnh một chuỗi hạt bình thường.
Tuy nhiên, những thay đổi bề ngoài này vẫn không giấu giếm được luận điểm của bài báo là kinh Mân Côi liên hệ với chủ nghĩa cực đoan.
Daniel Panneton, tác giả bài báo, viết: “Kinh Mân Côi đã mang một ý nghĩa quân phiệt đối với những người Công Giáo truyền thống cực đoan.”
“Văn hóa dân quân, chủ nghĩa cuồng tín của nền văn minh phương Tây và sự lo lắng về nam tính đã trở thành trụ cột của cánh hữu ở Mỹ — và những người Công Giáo (ông gọi là rad-trad) đã cư trú trong nhóm này,” Panneton viết.
Ông liên kết lập luận cuả mình với nhiều kết nối với những hàng hoá cuả một cửa hàng trực tuyến có tên là Roman Catholic Gear, là một cửa hàng Công Giáo bán cho những người lính trong quân đội.
Ông mô tả các chuỗi hạt Mân Côi “được làm bằng vỏ đạn và cây thánh giá sơn màu cuả một khẩu súng”, cùng với những (hình ảnh) meme có chủ đề chiến binh và các hàng hoá phục vụ cho những những đề tài 'thoát hiểm, sống còn'.
Phản ứng của người Công Giáo
Khi được yêu cầu bình luận về bài báo, Ông Robert P. George, giáo sư lý thuyết chính trị tại Đại học Princeton và cựu chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), nói với CNA:
"Đối với tôi, có vẻ như gã đang chính trị hóa chuỗi tràng hạt và coi nó như một vũ khí trong cuộc chiến văn hóa… Daniel Panneton là ai? Tôi không biết gì về anh ta ngoài những gì anh ta nói trong bài báo. Tôi chưa nghe nói về anh ta. Mặc dù thật khó để tha thứ những câu 'nói xéo' cổ điển chống Công Giáo trong bài viết, nhưng có lẽ anh ta thực sự không phải là một người cố chấp. Có lẽ anh ấy chỉ làm việc quá sức và cần phải uống một hoặc hai viên aspirin và nằm nghỉ một lúc. "
Ông Chad Pecknold, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nói với CNA rằng việc xuất bản bài báo cho thấy có một cuộc xung đột "chính trị" trong văn hóa.
"Tầng lớp chính trị ưu tú cuả cánh tả ghét nền văn minh phương Tây và họ có ý lật đổ mọi dấu hiệu tự nhiên và siêu nhiên của nó. Đó là lý do tại sao họ không chỉ đơn giản là viết một bài chống nền văn hóa về súng cuả cánh hữu, nhưng họ phải tìm cách gắn nó vào một cái gì đó vốn là trung tâm thần học của nền văn minh mà họ cảm thấy đe dọa nhất đến nền văn minh tiến bộ của họ. Đó là dấu hiệu của xung đột chính trị - chính trị hiện đang đeo bám chúng ta; thậm chí, họ còn đánh giá thấp quyền năng của Đức Mẹ trong việc chiến thắng cái ác ", Pecknold nói.
Cha Pious Pietrzyk, OP, một linh mục dòng Đa Minh của Tỉnh Dòng Thánh Giuse, nói với CNA, "Bài báo là một luồng dài hạn về những điều không chính xác, ngụy biện và xuyên tạc."
Ngài nói, tác giả không hiểu rằng "khái niệm 'chiến đấu tinh thần' đã có với Giáo hội từ thời xa xưa. Hãy nhớ rằng quan điểm về Bí tích Thêm sức là nó biến một người trở thành 'chiến sĩ cuả Chúa Kitô.'"
Cha Pietrzyk nói thêm: "Vấn đề là The Atlantic không hiểu ẩn dụ là gì. Chẳng bao giờ người Công Giáo coi cuộc chiến đấu bằng chuỗi Mân Côi là một hành động bạo lực thể chất."
Trên Twitter, Cha Aquinas Guilbeau, OP, đã trả lời bài báo bằng một bức ảnh chụp hai tu sĩ mặc áo dòng mầu trắng đeo chuỗi hạt Mân Côi trên thắt lưng với một chú thích châm biếm: “CẢNH BÁO: Hình ảnh bên dưới có chuỗi tràng hạt.”
Tiểu thuyết gia Walter Kirn nhận xét rằng căn bản cuả bài báo trên The Atlantic là một ví dụ về “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông Eduard Habsburg, Đại sứ của Hungary tại Tòa thánh, đã trả lời bằng cách thừa nhận rằng chuỗi hạt thực sự là một vũ khí - được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chống lại cái ác:
Niềm tin Công Giáo được coi là cực đoan
Panneton nói rõ trong bài báo của mình rằng ông ta không chỉ nói về chuỗi hạt.
Trong quá trình lập luận của mình, ông đề cập đến niềm tin Công Giáo như là bằng chứng của “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông thấy có quan điểm cực đoan về nam tính trong đức tin Công Giáo. Ông viết: “Chủ nghĩa quân phiệt tôn vinh tâm lý chiến binh và bản lĩnh đàn ông và sức mạnh nam giới. Sự kết hợp tính nam giới và quân đội bắt nguồn từ những lo lắng về nam giới cuả người Công Giáo. "
“Nhưng đối với những người đàn ông Công Giáo truyền thống cực đoan, những lo ngại như vậy có xu hướng cực đoan, đó là những tưởng tượng về việc bảo vệ gia đình và nhà thờ của một người đàn ông trước những toán quân cướp thô bạo,” ông tiếp tục.
Theo Panneton, việc Giáo hội bảo vệ quyền sống của trẻ sơ sinh là bằng chứng về mối quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu.
Ông viết: “Sự hội tụ trong chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc được củng cố bởi những nguyên nhân chung chẳng hạn như sự thù địch đối với những người ủng hộ quyền phá thai,”.
Cha Pietrzyk, linh mục dòng Đa Minh được CNA phỏng vấn cho biết, "Tác giả lấy những lập trường cơ bản của Công Giáo về bản chất của Giáo hội, đạo đức Kitô giáo, và những thứ tương tự, và cho rằng bằng cách nào đó họ 'cực đoan'." Đây là một hành động sai lạc rất thông thường. "
Chuỗi Mân Côi, một “vũ khí” được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ
Kinh mân côi, lần đầu tiên được Dòng Đa Minh quảng bá vào thế kỷ 16, là một hình thức cầu nguyện dựa trên những suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô. Chuỗi hạt là một công cụ để đếm các lời cầu nguyện.
Kể từ năm 1571, các vị giáo hoàng đã thúc giục người Công Giáo lần hạt Mân Côi. Khi làm như vậy, họ thường sử dụng các thuật ngữ quân sự cho những “vũ khí” cầu nguyện này. Năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII coi kinh Mân Côi như một liều thuốc giải độc cho tệ nạn bất bình đẳng sinh ra từ Cách mạng Công nghiệp, và trong Thế chiến II, Đức Piô XI đã thúc giục các tín hữu cầu nguyện kinh Mân Côi với hy vọng rằng “kẻ thù của thánh danh (... ) cuối cùng có thể bị bẻ cong và dẫn đến sự đền tội và trở lại con đường ngay thẳng, tin tưởng vào sự chăm sóc và bảo vệ của Mẹ Maria ”.
Gần đây hơn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến nghị Kinh Mân Côi như một công cụ tinh thần mạnh mẽ.
Tạp chí "The Atlantic Monthly" là một tờ 'nguyệt san' (báo hàng tháng) xuất bản ở Boston từ năm 1857 và được coi là một tờ báo cuả những người trí thức ở Hoa Kỳ. Tờ báo đăng tải ý kiến cuả nhiều nhân vật nổi tiếng về đủ mọi vấn đề thời sự, phân chia theo tiết mục chính trị, ngoại giao, thương mại, kinh tế, văn học, nghệ thuật, kỹ thuật và khoa học.
Sau 144 năm, vì lỗ lã, tờ báo giảm số phát hành xuống còn 11 số mỗi năm (2001) rồi xuống 10 số (2003) và đổi tên là "The Atlantic" (2007, bỏ chữ Monthly). Trong thời gian đó tạp chí cũng đổi chủ nhiều lần. Chủ báo sau cùng (ngày nay) là bả quả phụ cuả ông Steve Jobs, bà Laurene Powell Jobs.
Từ những năm 2013 trở về sau, để kiếm lời, tờ báo bắt đầu đăng tải các tiết mục được bảo trợ (sponsor), thí dụ cuả giáo phái Church of Scientology, trình bày như là những bài bình luận, nhưng chỉ đăng những gì có lợi và cắt bỏ những gì bất lợi cho đương sự. Sự trá hình đó đã bị phản đối và tờ báo sau cùng đã phải xoá những bài như vậy trên website và "xin lỗi".
Năm 2019, thi hành một cú "đánh lớn", tờ báo liên tiếp trong 3 số, loan truyền những huyền thoại ghê gớm kiểu "#Me Too" về đạo diễn Bryan Singer làm cho sự nghiệp cuả ông này tiêu tán. Nhưng việc "tập trung đánh phá" ấy đã làm cho nhiều người đặt câu hỏi về sự nghiêm túc cuả nội dung tờ báo, và ngay cả ông chủ bút cuả tờ báo là Jeffrey Goldberg cũng phài thừa nhận rằng: "Họ (ban biên tập) phóng đại một câu chuyện mà đáng lẽ chỉ là một loại tin tức công cộng, vì lý do gì? tôi không rõ."
Cũng vì tìm kiếm những cái "giật gân" mà tháng 11 2020, tờ The Atlantic một lần nữa phải "cải chính" một bài có tên là ("The Mad, Mad World of Niche Sports Among Ivy League–Obsessed Parents". Bài viết dựa vào những sai lầm, và bị lật tẩy, cuả một phóng viên cuả tờ Washington Post. Trong mục 'ý kiến toà soạn', tờ báo viết "Chúng tôi không thể chứng minh rằng tác giả cuả bản tin là đáng tin cậy, do đó chúng tôi cũng không thể quả quyết tính xác thực cuả bản tin đó"
Nhưng điều làm cho tờ 'The Atlantic' mất vẻ nghiêm túc là việc họ trở thành một tờ báo tuyên truyền chính trị.
Năm 2016, 'toà soạn' chính thức ủng hộ ứng viên tổng thống cuả đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton chống lại ông Donald Trump. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử mà họ ủng hộ một ứng viên tổng thống, nhưng khác với 2 lần trước (Abraham Lincoln, Lyndon B. Johnson), lần này họ thua.
Sau 2016, tờ báo tiếp tục trở thành công cụ tuyên truyền chính trị cho đảng Dân Chủ để chống lại ông Trump, họ kêu gọi cách chức ông (2019), thậm chí đăng tải những nguồn tin vu vơ chống lại ông Trump như viết rằng 'ông gọi các cựu chiến binh HK là những người thất bại (losers)'. Ông Trump gọi đó là 'fake story' (tin phịa) và tiên đoán tờ báo sẽ 'out of business' (sạt nghiệp)không sớm thì chày.
Về kinh Mân Côi
Trong bối cảnh đó, tờ The Atlantic vào hôm Chúa Nhật vừa qua, 14/8/2022, đăng một bài 'nghiên cứu' cho rằng chuỗi hạt Mân Côi trở thành biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, bạo lực ở Hoa Kỳ.
Theo CNA thì bài báo gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội giữa những người theo đạo Công Giáo, một số người kết án đó là những tuyên truyền chống Công Giáo.
Tạp chí The Atlantic, cũng như những lần bị hố trước, vội vàng thay đổi tiêu đề của bài báo từ "Làm thế nào Kinh Mân Côi trở thành một biểu tượng cực đoan" thành "Văn hóa về vũ khí cực đoan đang cố gắng đồng sở hữu Kinh Mân Côi như thế nào."
Họ cũng sửa đối một số hình ảnh, thí dụ hình ảnh một tràng hại Mân Côi là các lỗ đạn đã được thay thế bằng hình ảnh một chuỗi hạt bình thường.
Tuy nhiên, những thay đổi bề ngoài này vẫn không giấu giếm được luận điểm của bài báo là kinh Mân Côi liên hệ với chủ nghĩa cực đoan.
Daniel Panneton, tác giả bài báo, viết: “Kinh Mân Côi đã mang một ý nghĩa quân phiệt đối với những người Công Giáo truyền thống cực đoan.”
“Văn hóa dân quân, chủ nghĩa cuồng tín của nền văn minh phương Tây và sự lo lắng về nam tính đã trở thành trụ cột của cánh hữu ở Mỹ — và những người Công Giáo (ông gọi là rad-trad) đã cư trú trong nhóm này,” Panneton viết.
Ông liên kết lập luận cuả mình với nhiều kết nối với những hàng hoá cuả một cửa hàng trực tuyến có tên là Roman Catholic Gear, là một cửa hàng Công Giáo bán cho những người lính trong quân đội.
Ông mô tả các chuỗi hạt Mân Côi “được làm bằng vỏ đạn và cây thánh giá sơn màu cuả một khẩu súng”, cùng với những (hình ảnh) meme có chủ đề chiến binh và các hàng hoá phục vụ cho những những đề tài 'thoát hiểm, sống còn'.
Phản ứng của người Công Giáo
Khi được yêu cầu bình luận về bài báo, Ông Robert P. George, giáo sư lý thuyết chính trị tại Đại học Princeton và cựu chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), nói với CNA:
"Đối với tôi, có vẻ như gã đang chính trị hóa chuỗi tràng hạt và coi nó như một vũ khí trong cuộc chiến văn hóa… Daniel Panneton là ai? Tôi không biết gì về anh ta ngoài những gì anh ta nói trong bài báo. Tôi chưa nghe nói về anh ta. Mặc dù thật khó để tha thứ những câu 'nói xéo' cổ điển chống Công Giáo trong bài viết, nhưng có lẽ anh ta thực sự không phải là một người cố chấp. Có lẽ anh ấy chỉ làm việc quá sức và cần phải uống một hoặc hai viên aspirin và nằm nghỉ một lúc. "
Ông Chad Pecknold, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nói với CNA rằng việc xuất bản bài báo cho thấy có một cuộc xung đột "chính trị" trong văn hóa.
"Tầng lớp chính trị ưu tú cuả cánh tả ghét nền văn minh phương Tây và họ có ý lật đổ mọi dấu hiệu tự nhiên và siêu nhiên của nó. Đó là lý do tại sao họ không chỉ đơn giản là viết một bài chống nền văn hóa về súng cuả cánh hữu, nhưng họ phải tìm cách gắn nó vào một cái gì đó vốn là trung tâm thần học của nền văn minh mà họ cảm thấy đe dọa nhất đến nền văn minh tiến bộ của họ. Đó là dấu hiệu của xung đột chính trị - chính trị hiện đang đeo bám chúng ta; thậm chí, họ còn đánh giá thấp quyền năng của Đức Mẹ trong việc chiến thắng cái ác ", Pecknold nói.
Cha Pious Pietrzyk, OP, một linh mục dòng Đa Minh của Tỉnh Dòng Thánh Giuse, nói với CNA, "Bài báo là một luồng dài hạn về những điều không chính xác, ngụy biện và xuyên tạc."
Ngài nói, tác giả không hiểu rằng "khái niệm 'chiến đấu tinh thần' đã có với Giáo hội từ thời xa xưa. Hãy nhớ rằng quan điểm về Bí tích Thêm sức là nó biến một người trở thành 'chiến sĩ cuả Chúa Kitô.'"
Cha Pietrzyk nói thêm: "Vấn đề là The Atlantic không hiểu ẩn dụ là gì. Chẳng bao giờ người Công Giáo coi cuộc chiến đấu bằng chuỗi Mân Côi là một hành động bạo lực thể chất."
Trên Twitter, Cha Aquinas Guilbeau, OP, đã trả lời bài báo bằng một bức ảnh chụp hai tu sĩ mặc áo dòng mầu trắng đeo chuỗi hạt Mân Côi trên thắt lưng với một chú thích châm biếm: “CẢNH BÁO: Hình ảnh bên dưới có chuỗi tràng hạt.”
Tiểu thuyết gia Walter Kirn nhận xét rằng căn bản cuả bài báo trên The Atlantic là một ví dụ về “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông Eduard Habsburg, Đại sứ của Hungary tại Tòa thánh, đã trả lời bằng cách thừa nhận rằng chuỗi hạt thực sự là một vũ khí - được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chống lại cái ác:
Niềm tin Công Giáo được coi là cực đoan
Panneton nói rõ trong bài báo của mình rằng ông ta không chỉ nói về chuỗi hạt.
Trong quá trình lập luận của mình, ông đề cập đến niềm tin Công Giáo như là bằng chứng của “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông thấy có quan điểm cực đoan về nam tính trong đức tin Công Giáo. Ông viết: “Chủ nghĩa quân phiệt tôn vinh tâm lý chiến binh và bản lĩnh đàn ông và sức mạnh nam giới. Sự kết hợp tính nam giới và quân đội bắt nguồn từ những lo lắng về nam giới cuả người Công Giáo. "
“Nhưng đối với những người đàn ông Công Giáo truyền thống cực đoan, những lo ngại như vậy có xu hướng cực đoan, đó là những tưởng tượng về việc bảo vệ gia đình và nhà thờ của một người đàn ông trước những toán quân cướp thô bạo,” ông tiếp tục.
Theo Panneton, việc Giáo hội bảo vệ quyền sống của trẻ sơ sinh là bằng chứng về mối quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu.
Ông viết: “Sự hội tụ trong chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc được củng cố bởi những nguyên nhân chung chẳng hạn như sự thù địch đối với những người ủng hộ quyền phá thai,”.
Cha Pietrzyk, linh mục dòng Đa Minh được CNA phỏng vấn cho biết, "Tác giả lấy những lập trường cơ bản của Công Giáo về bản chất của Giáo hội, đạo đức Kitô giáo, và những thứ tương tự, và cho rằng bằng cách nào đó họ 'cực đoan'." Đây là một hành động sai lạc rất thông thường. "
Chuỗi Mân Côi, một “vũ khí” được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ
Kinh mân côi, lần đầu tiên được Dòng Đa Minh quảng bá vào thế kỷ 16, là một hình thức cầu nguyện dựa trên những suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô. Chuỗi hạt là một công cụ để đếm các lời cầu nguyện.
Kể từ năm 1571, các vị giáo hoàng đã thúc giục người Công Giáo lần hạt Mân Côi. Khi làm như vậy, họ thường sử dụng các thuật ngữ quân sự cho những “vũ khí” cầu nguyện này. Năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII coi kinh Mân Côi như một liều thuốc giải độc cho tệ nạn bất bình đẳng sinh ra từ Cách mạng Công nghiệp, và trong Thế chiến II, Đức Piô XI đã thúc giục các tín hữu cầu nguyện kinh Mân Côi với hy vọng rằng “kẻ thù của thánh danh (... ) cuối cùng có thể bị bẻ cong và dẫn đến sự đền tội và trở lại con đường ngay thẳng, tin tưởng vào sự chăm sóc và bảo vệ của Mẹ Maria ”.
Gần đây hơn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến nghị Kinh Mân Côi như một công cụ tinh thần mạnh mẽ.