Tưởng nhớ Tô Văn Lai: Một người bạn cùng lớp Đại Học Sư Phạm Triết Đà Lạt
Trước hết, xin nói qua về việc thành lập Đại học Đà Lạt nơi chúng tôi đã thành đạt. Nó chỉ bắt đầu từ niên khóa 1957-1958 với hai ban Đại học Sư phạm quốc gia: Triết Học và Pháp Văn. Cơ sở trường Đại Học Đà Lạt vốn là Trung tâm an dưỡng của Sĩ quan Pháp có tên là Camp Robert. Camp Robert có hai khu. Một ở phía trường Yersin, một phía trong rừng, xa thành phố, rộng 40 mẫu, nơi có 40 ngôi nhà lớn nhỏ. Nơi đây được gọi là Thụ Nhân (trồng người) đã đào tạo tất cả chúng tôi thành những trí thức miền Nam, đi gieo trồng môn triết học lan tỏa khắp các tỉnh thành miền Nam (Xem thêm đầy đủ bài của Đỗ Hữu Nghiêm (Kỷ niệm 10 năm Viện Đại Học Đà Lạt).
Từ cơ sở ấy, linh mục Nguyễn Văn Lập đã nhiều năm xây dựng và phát triển nên cơ ngơi ngày hôm nay. Nhất là khi mở thêm phân khoa chính trị, Kinh Doanh mà sỉ số sinh viên lên cả ngàn.
· Số giáo sư giảng dạy về môn Triết còn nhớ được
– Thật ra, việc học ra trường với thứ bậc cao thấp chẳng có gì để đáng nói. Chỉ cần chăm một chút là có thể đạt được. Sự thành công sau này chủ yếu là lúc ra đời. Việc học chỉ là giai đoạn chuẩn bị như bước nhảy vào đời. Nó giống như cái ván nhún trong hồ bơi (tremplin). Cái vấn đề không phải là cái ván nhún, mà là sự thao luyện giày công trong nhiều tư thế nhào lộn đúng chuẩn mực, để ngụp sâu và ngoi dậy. Sự thành công bao giờ cũng có giá phải trả bằng nhiều cách khác nhau.
Khởi đầu, tôi nhớ lại lớp Triết Đà Lạt có các vị giảng dạy sau đây. Về phía giáo sư người Việt: Ông Lý Chánh Trung, ông Trần Văn Toàn, ông Bửu Lịch, bs Đào Huy Hách, giám mục Hoàng Văn Đoàn (OP), các linh mục Bửu Dưỡng, Lê Tôn Nghiêm, Sư huynh Pierre Trần Văn Nghiêm Lasan.
Cung cách giảng dạy của giáo sư người Việt mỗi người một kiểu. Như Lý Chánh Trung, tiếng là dạy môn Đạo Đức học lại cố tình chệch hướng với: Bạo động và lịch sử. Ông vận dụng triết học cho một xu hướng chủ nghĩa xã hội không cộng sản. Trần Văn Toàn thì cố nhồi nhét triết học Karl Marx với ba tác phẩm: Hành Trình đi vào triết học, Xã hội và con người và Tìm hiểu Triết học Karl Marx. Bửu Lịch mới ở ngoại quốc về nói tiếng Tây như gió. Bs Đào Huy Hách thì vừa giảng bằng tiếng Tây, vừa dậm chân trên bục giảng nên chẳng nghe rõ được gì. Giám mục Hoàng Văn Đoàn để bộ râu như người ngoại quốc luôn có nụ cười hiền từ. Lm Bửu Dưỡng thận trọng và nghiêm chỉnh. Lm Lê Tôn Nghiêm dạy triết học Heidegger trước sự phá sản của Tây Phương như người mở đường, như kẻ gieo trồng mà không được mùa. Ngoài hai linh mục dòng Đa Minh (OP) là linh mục Alexis Gras cũng di cư từ Bắc vào Nam, ông là người xây dựng lên Câu Lạc Bộ Phục Hưng, trong đó sau này nhiều trí thức miền Nam từ đó xuất thân. Còn có linh mục Marie-Bernard Pineau, đẹp trai và ăn nói có duyên. Còn lại là phần lớn các linh mục Dòng tên, chạy trốn khỏi Bắc Kinh, khi Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền vào năm 1949. Họ là hai người gốc Trung Hoa như Joseph Tchen, SJ và Mathias Tchen, SJ, C.Larre, SJ, Palacios, SJ, Raguin, SJ, Gaultier, SJ, người Pháp.
– Đây cũng là nỗi nhọc nhằn của chúng tôi khi nghe người Trung Hoa nói tiếng Pháp. Họ nói mà y như họ đang nói tiếng Tàu lổn nhổn, với giọng điệu lên xuống. Nỗi khốn khổ ít hơn khi nghe giáo sư Palacios, dạy luận lý, gốc Tây Ban Nha. Chữ o, chữ e, ông phát âm như tiếng Việt thật buồn cười. Raguin, SJ, người gốc Đức dạy môn triết học Ấn Độ- như một tỳ kheo thứ thiệt- một cách hồn nhiên và say mê. Gaultier, SJ dạy lịch sử triết học- một loại ông già gân kiểu cụ Trần Văn Hương- dạy một cách bài bản và nghiêm nghị, ít khi cười.
– Một vài kỷ niệm không quên về cha Đỗ Minh Vọng. Ông ngồi xe Lambretta, từ Sài gòn lên Đà Lạt trong bộ áo dòng màu trắng và có mặt vào buổi chiều chủ nhật để sáng thứ hai dạy học. Rồi cũng một cách như thế, quay về Sài gòn. Ông có thể đi máy bay như phần đông các giáo sư khác, nhưng ông đã từ chối để tiết kiệm cho Đại Học. Vậy mà buồn thay, giờ của cha Alexis Gras (tên Việt Đỗ Minh Vọng) sinh viên trốn hết, chỉ còn lại vài mống trong đó có tôi vì nể hơn là vì học. Ngài viết đầy bảng các chữ nho nào ai hiểu. Có lần, ngài khôi hài nói: ‘’Các anh mới đúng là những triết gia chân chính”. Nói chung, cái mà chúng tôi học được chưa hẳn là kiến thức, chính là sự say mê truyền dạy, thái độ sống và ứng xử khiêm tốn trí thức đáng kính nể, sự quảng bác về triết học.
– Nhắc lại như một hồi ức không quên mà anh em nhiều người cũng không còn nhớ.
– Có thể chính những đức tính đó, những gương mẫu đó của mỗi vị giáo sư đã làm hành trang cho chúng tôi- tất cả không trừ- để vào đời.
– Phần lớn thì giờ của tôi còn lại lên thư viện đọc và ở nơi đây có 5000 cuốn sách đủ loại. Đọc lõm bõm được chút gì hay chút ấy.
· Đời sống thường ngày của nam nữ sinh viên
– Có lẽ cũng nên dành đôi dòng về đời sống sinh viên như học hành, ăn ở, bạn bè trai gái vốn dĩ là lẽ thường. Nó biểu hiện nhiều cá tính ngay từ thời sinh viên. Nhà trường lo ăn ở nên có đại học xá dành cho nữ sinh viên và đại học xá dành cho khoảng 100 nam sinh viên. Học xá cho nữ sinh viên nằm trong khu phố xá của Đà Lạt. Nam sinh viên thì được ở trong các phòng rộng rãi, ngay trong khuôn viên Đại học bốn người một phòng, mỗi người có một bàn để học, một giường gỗ và một ngăn tủ áo. Mỗi tháng tiền thuê phòng là 200. Tiền ăn ở ngoài Học xá tại Lữ Quán Thanh Niên rất rẻ, chỉ 5 đồng một bữa. Tổng cộng chi phí là khoảng 350 đồng một tháng trong khi học bổng là 1500 đồng một tháng. Hoang phí một tý cuối tuần có thể ra phố ngồi cà phê Tùng. Đời sống sinh viên khá là thoải mái. Những sinh viên ở chung trong học xá dễ thân nhau hơn là với các sinh viên ngoại trú. Tôi còn nhớ các buổi học khuya đói bụng có các chú bé mang bánh mì còn nóng hổi vào bán trong học xá, 2 đồng một ổ. Tôi mua một ổ, trét ‘’bơ”, gọi là bơ cho sang chứ thật ra mỡ Shortening, mỡ còn sót lại từ cuộc di cư năm 1955 của viện trợ Mỹ. Tôi có một cái nhất hơn mọi người là ăn mặc tuềnh toàng, chân đi dép dù trời lạnh. Bên ngoài khoác một áo bốn túi nhà binh, rộng chùm xuống gần đầu gối. Cả năm tứ thời bát tiết chỉ có một cái áo choàng nhà binh không giống ai. Nó như cái style của sự bất cần trong cách ăn mặc. Sau này, tôi vẫn giữ cái phong cách đó khi đi dạy. Nó cũng gây phiền lụy không ít.
– Phần các sinh viên khá giả hơn ở ngoài, tự do hơn. Họ ăn mặc cũng chỉnh tề hơn. Tối thiểu cũng áo len, hoặc blouson. Con nhà giàu như Hồ Mạnh Trinh thì áo blouson da, kính đen như điệp viên 009. Riêng Tô Văn Lai là một trong những sinh viên ăn mặc chỉnh tề hơn cả dưới mắt tôi. Có thể có một tự trọng trong cách thức ăn mặc. Có thể biểu lộ một cá tính nào đó.
– Phần nữ sinh viên, nhất là ban Pháp văn, phần đông con nhà khán giả, học Yersin, hoặc bên Couvent, hoặc JJ. Rousseau hay Marie-Curie, Sài gòn. Những người đẹp này, tôi gọi chung là “diễn hành phái tính”, họ đi từng nhóm một như một cuộc rước đèn, bên cạnh một số sinh viên lẽo đẽo đi kèm.
– Phi Loan, người đẹp duy nhất trong lớp chúng tôi, như hoa lạc giữa rừng con trai, nghe nói đã có chủ nên lúc nào cô cũng tỏ ra nghiêm nghị mà không một anh nào dám sàm sỡ. Được biết sau khi ra trường Phi Loan qua đời rất sớm vì bạo bệnh.
– Ôi, cả một thời tuổi trẻ quá khứ vàng son. Sau này tứ tán khắp nơi. Có rất nhiều bạn cùng lớp, cùng thời, tôi đã chưa bao giờ gặp lại họ, dù chỉ một lần. Một lần thôi cũng không có, dù biết họ vẫn hiện diện tại các trường trung học khắp nước.
– Hôm nay ngồi nhắc lại truyện này không khỏi bùi ngùi, nuối tiếc dĩ vãng tàn phai.
* Những ngả rẽ trong cuộc đời
– Hành trang vào đời muôn ngả như kẻ gieo trồng. Kẻ gieo trồng chọn được mảnh đất tốt thì sinh hoa kết trái. Kẻ chọn mảnh đất xấu, đầy bụi gai, cỏ dại thì thân nghiệp bị đọa đầy.
– Tôi nhắc lại hai bạn Nguyễn Trọng Văn và Dương Văn Ba, chỉ vì họ nổi tiếng, kể cả trên chốn máu tanh mưa máu sau này khi thời cuộc thay đổi.
Nguyễn Trọng Văn chọn đứng vào thành phần thứ ba, viết trên tờ Đất Nước, viết trước 1975: Phạm Duy đã chết như thế nào, vào năm 1971. Chọn lựa Phạm Duy là chọn lựa có chủ đích, đánh vào thành phần tiêu biểu của trí thức miền Nam. Sau này theo hẳn phía bên kia trở thành kiêu binh, phản vợ và phản thầy. Rất tiếc, tôi lại là một trong những người bạn thân tình nhất của NTV. Những lúc ngồi trên bãi cỏ đồi thông với những cao vọng ngút trời. Khi đi dạy, đến nhà, NTV chia sẻ lý do gì anh theo cộng sản. Tôi biết từ đầu mà chẳng nói. Cũng con người ấy, sau này gặp lại tôi, tôi xỉ vả hết lời, đăng đàn trên diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài, hoặc trên dcvon line.net.. Gần như một mặt trận ý thức hệ giữa chúng tôi, bạn thành thù địch. Gặp lại NTV trong một bữa ăn do tôi khoản đãi. Một anh bạn khóa đàn em, chỉ thẳng mặt NTV hài tội. Anh chỉ cúi đầu, rồi ấm ức cười rồi khóc. Tiếng khóc ấy muộn màng không thay đổi được cuộc đời oan nghiệt mà anh phải gánh chịu dưới ách cộng sản. Anh đã chết vì tai biến mạch máu. Chỉ có một điều an ủi, anh lấy được người vợ thứ hai hiền thục, hết lòng chăm sóc chồng. Thôi cũng xong một cuộc đời chọn lầm bên.
– Dương Văn Ba, người vô địch thời sinh viên Đà Lạt mà đã đùm đề vợ con. Đây là con người hay gõ cửa phòng cha Viện Trưởng để mượn tiền nhất, vì lúc nào cũng thiếu tiền. Hình như đến khi ra trường vẫn chưa trả hết nợ. Sau này khi rời chức vụ, cha Nguyễn Văn Lập đã nói văn phòng quản lý đốt hết hồ sơ sinh viên nợ.
– Sau 1975, Dương Văn Ba nổi lên như cồn. Tôi đi xe đạp, anh đi xe díp Land Rover gặp nhau. Nhất là từ khi làm phó Giám đốc công ty Minh Hải, khai thác gỗ bên Vientiane, Lào. Câu truyện dài lắm, cả một cuốn sách, sau này trở thành Vụ án Cimexcol đưa đến bản án tù sai oan cho DVB. (Xin đọc cuốn Đời của Hồ Ngọc Nhuận, một người gắn bó với DVB cho đến cuối đời)
– Thoạt khởi đầu thời gian mới ra trường, DVB chạy theo nhóm Liên trường, kết bè với Lý Chánh Trung, cũng ăn nói táo tợn, cũng viết báo hung hăng trên tờ Đại Dân Tộc. Là một dân biểu đối lập ở Hạ Viện VNCH, kết thân với Ngô Công Đức, nhất là Hồ Ngọc Nhuận. Sau 1975, chạy theo Võ Văn Kiệt, rồi sau cùng bị Nguyễn Văn Linh (Bắc Kỳ) trù dập đến thân tàn ma dại. Đến không chỗ dung thân, đến tù tội, đến của cải tiền bạc sạch nhẵn. Những kẻ chọn lầm bên thì số phận họ đã được định sẵn. Như lời bà Christiane d’Anival đã than: Cruauté Asiatique (Sự đôc ác của người Á Đông).
– Cả hai anh đều có tài ăn nói và cầm bút. Nhất là Dương Văn Ba, còn có tài kết nối, xoay sở, tính toán. Trước 1975, anh phải trú ẩn ở Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh, nơi trú ẩn an toàn nhất, vì bị lùng bắt bởi TT. Nguyễn Văn Thiệu.
– Phần còn lại, may mắn thay và hạnh phúc thay, đa số chúng tôi vẫn chọn mình là dân miền Nam như Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh, Nguyễn Văn Lục, Hồ Công Danh và nhiều bạn bè khác.
· Trường hợp Tô Văn Lai.
– Anh là một trong số sinh viên xuất sắc trong lớp chúng tôi về nhiều mặt. Nhuần nhuyễn tiếng Pháp, tiếng Anh, giỏi toán. Tính tình điềm đạm, ăn nói chuẩn mực, ảnh hưởng văn hóa Pháp một cách rõ nét. Sự say mê âm nhạc khởi đầu từ việc mở một quán bán băng nhạc khi về dạy học trường nữ trung học ở Mỹ Tho. Cộng thêm có người vợ cùng chí hướng. Sang Pháp năm 1976, khởi đầu sự nghiệp bằng tiệm bán xăng, rồi cứ thế mà lên.
– Những cái duyên gọi là may mắn, anh đổ cho Chúa sắp đặt, tôi nghe mà ngỡ ngàng. Cái gì cũng Chúa lo liệu, sắp đặt hết. Anh có niềm tin tôn giáo vượt xa nhiều người trong đó có tôi.
– Sự thành công trong Paris by Night của anh do lòng say mê nghệ thuật và âm nhạc mà chủ yếu anh đã chọn lựa được mảnh đất lành là đất Cali, nơi có đông cộng đồng người Viêt. Anh đã bắt mạch được thời đại. Anh đã đáp ứng nhu cầu của người nghe nhạc, vun trồng giới ca sĩ từ nhiều phía. Có lần anh đã lặn lội về Việt Nam mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như nhiều người đã biết. Nhưng anh còn nói với tôi là anh muốn dựng lại những nhạc sĩ “cổ thụ” như nhạc sĩ Hùng Lân, tiếp xúc với gia đình nhạc sĩ quá cố để vinh danh ông.
– Lòng say mê ấy còn tiến xa hơn nhiều trung tâm băng nhạc khác bằng cách đầu tư vào kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, dàn dựng sân khấu, y phục thời trang cách tân đổi mới chiếc áo dài. Tô Văn Lai sẵn sàng chịu tốn kém mà phần lớn thuê mướn nhân công ngoại quốc có tay nghề. Anh đã chọn đúng người, đúng việc mà trong đó góp mặt cộng sinh với Nguyễn Ngọc Ngan-Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
– Anh đã có lần nhờ tôi viết bài về chương trình Paris By Night. Anh đã cẩn thận trao cho tôi đầy đủ băng nhạc, cất công đến nhà, giải thích mỗi chủ đề. Nhưng bài viết của tôi đã không đạt được tiêu chuẩn của anh. Thật lấy làm tiếc. Tôi cũng đã cất công đi tìm lại bài viết, nhưng thất lạc chưa tìm được. Khi tôi ra mắt sách: Hai mươi năm miền Nam 1955-1975. Anh đã cho một cô nhân viên đến phỏng vấn tôi và nhà báo Trần Phong Vũ. Tôi vẫn ghi nhớ.
– Tôi cũng tự mình đặt một câu hỏi, hình như anh đã không có lần nào đề cập đến trường hợp Trịnh Công Sơn vốn âm nhạc cũng nổi tiếng một thời. Phải chăng anh có thể mời các ca sĩ trong nước như Bằng Kiều và nhiều người khác mà không bao giờ đả động đến Trịnh Công Sơn?
– Sự thành công của anh không chỉ thuộc về anh và gia đình, nay nó trở thành di sản chung của người Việt hải ngoại và cả trong nước. Nó vượt biên giới chính trị mà cái còn lại chỉ là tình người muôn thuở. Nó chẳng những đem lại một sưởi ấm quê hương với hương vị ngọt ngào mà còn là niềm tự hào của di sản người Việt.
– Trong những buổi họp mặt anh em, anh thường có mặt. Tôi nhớ có lần ở khu mobile của Phạm Phú Minh. Bữa đó thật vui và khó quên. Nhớ lại, có hai người để lại di sản văn hóa đáng nói ở đây. Ngoài Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh bị cộng sảm giam tù mút mùa, sau khi đến Hoa Kỳ đã lo chăm sóc tạp chí Thế Kỷ 21, và nay đang điều hành tờ Diễn Đàn Thế Kỷ thu góp gió bốn phương từ nhiều nguồn, từ nhiều phía để lại một di sản văn hóa đúng nghĩa.
– Nhưng hơn tất cả, vượt tất cả là Tô Văn Lai có viễn kiến, có tầm nhìn cao. Một niềm hy vọng trước cả nỗi tuyệt vọng và khó khăn trước mặt. Không có cao vọng đó, anh không thể đạt được những thành tích trên người và vượt người. Tham vọng lớn, chiều kích lớn đưa đến thành công lớn như một quy trình logic.
– Một chi tiết nhỏ là anh muốn mở một tiệm bánh kiểu Tây với loại bánh mì baguette, ruột mỏng và và vỏ cứng dòn. Và những chiến bánh croissant thơm ngậy mùi bơ. Anh nghĩ đến để cho cậu con trai trông coi tiệm bánh Tây này. Sở nguyện này chắc anh chưa thực hiện được như lòng mong muốn, đem văn hóa ẩm thực Paris vào cộng đồng người Việt hải ngoại.
– Tôi cũng chẳng muốn đi vào nhiều chi tiết mà khán giả ái mộ đã dành cho anh. Tôi nghĩ như thế đã là đủ.
· Đôi dòng kết luận
– Miền Nam và hải ngoại thấm nhuần tinh thần tự do tư tưởng, nhân bản đã dẫn đường cho những người như Tô Văn Lai như ngọn đuốc soi sáng. Di sản văn hóa và âm nhạc như một chúc thư để lại cho đời. Anh đúng là người mở đường cho dòng âm nhạc đa dạng của người Việt Nam.
– Tôi là dân Triết – như anh, như bạn bè cùng khóa -, xin gửi lại người bạn Tô Văn Lai mà chắn chắn anh và bạn bè anh cũng cũng biết triết gia E. Mounier – một triết gia hữu thần chủ trương tâp san Esprit chống lại J.P.Sartre – trong tinh thần triết học, tôi nghĩ anh Tô Văn Lai thật xứng đáng lãnh nhận câu nhận xét sau đây. “Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng cả một dòng sông”(Emmanuel Mounier). Anh là một hòn đá cương nghị, tin tưởng vào việc mình làm, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
– Có lẽ, đây là lời lẽ chân thành và đúng nghĩa nhất mà anh mong đợi như lời tiễn biệt anh.
– Giờ phút tiễn biệt này, cùng các bạn khóa Triết Đà Lạt còn ở lại dương thế này, cầu chúc anh Phêrô Tô Văn Lai lên đường bình an và hưởng nhan thánh Chúa. Và mong con cái dâu rể của anh nối nghiệp cha trong một sự nghiệp hiển hách để lại cho đời. Anh như một vì sao vừa mới rụng. Amen
– Các bạn anh: Trương Đình Tấn, Nguyễn Văn Lục, Phạm Phú Minh, Vĩnh Phiếu, Minh Pat Boon và Hồ Công Danh.
Tưởng nhớ bạn TÔ VĂN LAI
Chúng tôi một số anh em cựu sinh viên khóa thứ ba Đại Học Sư Phạm ban Triết Học tại Đại học Đà Lạt (1961-1964), đau buồn được tin bạn đồng khóa của chúng tôi:
Anh Phêrô TÔ VĂN LAI
Giáo sư Triết học tại Việt Nam trước 1975
Là người sáng lập Trung Tâm Thúy Nga tại Hoa Kỳ và chương trình ca nhạc nổi tiếng hải ngoại “Thúy Nga Paris By Night”
Đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2022
Tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ
Thọ 85 tuổi.
Chúng tôi thành kính chia buồn cùng gia đình anh Tô Văn Lai và xin nguyện cầu Linh Hồn Phêrô Tô Văn Lai sớm về Nước Chúa.
Để tưởng nhớ đến thời kỳ đèn sách xa xưa, chúng tôi xin đăng lại dưới đây tấm hình ngày ra trường của lớp Đại Học Sư Phạm ban Triết học chúng tôi tại Đại Học Đà Lạt, vào mùa hè năm 1964 (không hoàn toàn đầy đủ tất cả anh em trong lớp).
Tôi viết với tư cách một trong những người bạn lâu năm của Tô Văn Lai về những gì còn nhớ trong tình trạng hiện nay bạn bè cùng lớp rơi rụng gần hết. Và chỉ còn dăm người còn liên lạc với nhau: Trương Đình Tấn, Phạm Phú Minh, còn có bút hiệu Phạm Xuân Đài, Nguyễn Văn Lục, Minh Pat Boon, Vĩnh Phiếu, Hồ Công Danh (ở trong nước). Tôi cũng xin nói thật là tôi e ngại viết về một người bạn đã thành đạt ở một tầm kích vượt trội từ trong nước ra hải ngoại. Sự e ngại ấy có cái lý của nó. Hễ một người có danh vọng, khi nằm xuống thì sẽ có nhiều người lên tiếng ca ngợi như một thứ ‘’Văn chương phúng điiếu”. Ca ngợi người mà chính là gián tiếp cho mình. Tôi cũng chẳng muốn làm công việc mà bạn mình không cần. Nhiều khi người chết cũng chẳng cần thứ gia tài đó. Vì thế, tôi ráng giữ giữ nguyên tắc cho riêng mình là: Bài học ngữ pháp về tang chế (Grammaire du Deuil). Như thế rồi thì tôi có thể thong dong viết về bạn mình.
Trước hết, xin nói qua về việc thành lập Đại học Đà Lạt nơi chúng tôi đã thành đạt. Nó chỉ bắt đầu từ niên khóa 1957-1958 với hai ban Đại học Sư phạm quốc gia: Triết Học và Pháp Văn. Cơ sở trường Đại Học Đà Lạt vốn là Trung tâm an dưỡng của Sĩ quan Pháp có tên là Camp Robert. Camp Robert có hai khu. Một ở phía trường Yersin, một phía trong rừng, xa thành phố, rộng 40 mẫu, nơi có 40 ngôi nhà lớn nhỏ. Nơi đây được gọi là Thụ Nhân (trồng người) đã đào tạo tất cả chúng tôi thành những trí thức miền Nam, đi gieo trồng môn triết học lan tỏa khắp các tỉnh thành miền Nam (Xem thêm đầy đủ bài của Đỗ Hữu Nghiêm (Kỷ niệm 10 năm Viện Đại Học Đà Lạt).
Từ cơ sở ấy, linh mục Nguyễn Văn Lập đã nhiều năm xây dựng và phát triển nên cơ ngơi ngày hôm nay. Nhất là khi mở thêm phân khoa chính trị, Kinh Doanh mà sỉ số sinh viên lên cả ngàn.
· Số giáo sư giảng dạy về môn Triết còn nhớ được
– Thật ra, việc học ra trường với thứ bậc cao thấp chẳng có gì để đáng nói. Chỉ cần chăm một chút là có thể đạt được. Sự thành công sau này chủ yếu là lúc ra đời. Việc học chỉ là giai đoạn chuẩn bị như bước nhảy vào đời. Nó giống như cái ván nhún trong hồ bơi (tremplin). Cái vấn đề không phải là cái ván nhún, mà là sự thao luyện giày công trong nhiều tư thế nhào lộn đúng chuẩn mực, để ngụp sâu và ngoi dậy. Sự thành công bao giờ cũng có giá phải trả bằng nhiều cách khác nhau.
Khởi đầu, tôi nhớ lại lớp Triết Đà Lạt có các vị giảng dạy sau đây. Về phía giáo sư người Việt: Ông Lý Chánh Trung, ông Trần Văn Toàn, ông Bửu Lịch, bs Đào Huy Hách, giám mục Hoàng Văn Đoàn (OP), các linh mục Bửu Dưỡng, Lê Tôn Nghiêm, Sư huynh Pierre Trần Văn Nghiêm Lasan.
Cung cách giảng dạy của giáo sư người Việt mỗi người một kiểu. Như Lý Chánh Trung, tiếng là dạy môn Đạo Đức học lại cố tình chệch hướng với: Bạo động và lịch sử. Ông vận dụng triết học cho một xu hướng chủ nghĩa xã hội không cộng sản. Trần Văn Toàn thì cố nhồi nhét triết học Karl Marx với ba tác phẩm: Hành Trình đi vào triết học, Xã hội và con người và Tìm hiểu Triết học Karl Marx. Bửu Lịch mới ở ngoại quốc về nói tiếng Tây như gió. Bs Đào Huy Hách thì vừa giảng bằng tiếng Tây, vừa dậm chân trên bục giảng nên chẳng nghe rõ được gì. Giám mục Hoàng Văn Đoàn để bộ râu như người ngoại quốc luôn có nụ cười hiền từ. Lm Bửu Dưỡng thận trọng và nghiêm chỉnh. Lm Lê Tôn Nghiêm dạy triết học Heidegger trước sự phá sản của Tây Phương như người mở đường, như kẻ gieo trồng mà không được mùa. Ngoài hai linh mục dòng Đa Minh (OP) là linh mục Alexis Gras cũng di cư từ Bắc vào Nam, ông là người xây dựng lên Câu Lạc Bộ Phục Hưng, trong đó sau này nhiều trí thức miền Nam từ đó xuất thân. Còn có linh mục Marie-Bernard Pineau, đẹp trai và ăn nói có duyên. Còn lại là phần lớn các linh mục Dòng tên, chạy trốn khỏi Bắc Kinh, khi Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền vào năm 1949. Họ là hai người gốc Trung Hoa như Joseph Tchen, SJ và Mathias Tchen, SJ, C.Larre, SJ, Palacios, SJ, Raguin, SJ, Gaultier, SJ, người Pháp.
– Đây cũng là nỗi nhọc nhằn của chúng tôi khi nghe người Trung Hoa nói tiếng Pháp. Họ nói mà y như họ đang nói tiếng Tàu lổn nhổn, với giọng điệu lên xuống. Nỗi khốn khổ ít hơn khi nghe giáo sư Palacios, dạy luận lý, gốc Tây Ban Nha. Chữ o, chữ e, ông phát âm như tiếng Việt thật buồn cười. Raguin, SJ, người gốc Đức dạy môn triết học Ấn Độ- như một tỳ kheo thứ thiệt- một cách hồn nhiên và say mê. Gaultier, SJ dạy lịch sử triết học- một loại ông già gân kiểu cụ Trần Văn Hương- dạy một cách bài bản và nghiêm nghị, ít khi cười.
– Một vài kỷ niệm không quên về cha Đỗ Minh Vọng. Ông ngồi xe Lambretta, từ Sài gòn lên Đà Lạt trong bộ áo dòng màu trắng và có mặt vào buổi chiều chủ nhật để sáng thứ hai dạy học. Rồi cũng một cách như thế, quay về Sài gòn. Ông có thể đi máy bay như phần đông các giáo sư khác, nhưng ông đã từ chối để tiết kiệm cho Đại Học. Vậy mà buồn thay, giờ của cha Alexis Gras (tên Việt Đỗ Minh Vọng) sinh viên trốn hết, chỉ còn lại vài mống trong đó có tôi vì nể hơn là vì học. Ngài viết đầy bảng các chữ nho nào ai hiểu. Có lần, ngài khôi hài nói: ‘’Các anh mới đúng là những triết gia chân chính”. Nói chung, cái mà chúng tôi học được chưa hẳn là kiến thức, chính là sự say mê truyền dạy, thái độ sống và ứng xử khiêm tốn trí thức đáng kính nể, sự quảng bác về triết học.
– Nhắc lại như một hồi ức không quên mà anh em nhiều người cũng không còn nhớ.
– Có thể chính những đức tính đó, những gương mẫu đó của mỗi vị giáo sư đã làm hành trang cho chúng tôi- tất cả không trừ- để vào đời.
– Phần lớn thì giờ của tôi còn lại lên thư viện đọc và ở nơi đây có 5000 cuốn sách đủ loại. Đọc lõm bõm được chút gì hay chút ấy.
· Đời sống thường ngày của nam nữ sinh viên
– Có lẽ cũng nên dành đôi dòng về đời sống sinh viên như học hành, ăn ở, bạn bè trai gái vốn dĩ là lẽ thường. Nó biểu hiện nhiều cá tính ngay từ thời sinh viên. Nhà trường lo ăn ở nên có đại học xá dành cho nữ sinh viên và đại học xá dành cho khoảng 100 nam sinh viên. Học xá cho nữ sinh viên nằm trong khu phố xá của Đà Lạt. Nam sinh viên thì được ở trong các phòng rộng rãi, ngay trong khuôn viên Đại học bốn người một phòng, mỗi người có một bàn để học, một giường gỗ và một ngăn tủ áo. Mỗi tháng tiền thuê phòng là 200. Tiền ăn ở ngoài Học xá tại Lữ Quán Thanh Niên rất rẻ, chỉ 5 đồng một bữa. Tổng cộng chi phí là khoảng 350 đồng một tháng trong khi học bổng là 1500 đồng một tháng. Hoang phí một tý cuối tuần có thể ra phố ngồi cà phê Tùng. Đời sống sinh viên khá là thoải mái. Những sinh viên ở chung trong học xá dễ thân nhau hơn là với các sinh viên ngoại trú. Tôi còn nhớ các buổi học khuya đói bụng có các chú bé mang bánh mì còn nóng hổi vào bán trong học xá, 2 đồng một ổ. Tôi mua một ổ, trét ‘’bơ”, gọi là bơ cho sang chứ thật ra mỡ Shortening, mỡ còn sót lại từ cuộc di cư năm 1955 của viện trợ Mỹ. Tôi có một cái nhất hơn mọi người là ăn mặc tuềnh toàng, chân đi dép dù trời lạnh. Bên ngoài khoác một áo bốn túi nhà binh, rộng chùm xuống gần đầu gối. Cả năm tứ thời bát tiết chỉ có một cái áo choàng nhà binh không giống ai. Nó như cái style của sự bất cần trong cách ăn mặc. Sau này, tôi vẫn giữ cái phong cách đó khi đi dạy. Nó cũng gây phiền lụy không ít.
– Phần các sinh viên khá giả hơn ở ngoài, tự do hơn. Họ ăn mặc cũng chỉnh tề hơn. Tối thiểu cũng áo len, hoặc blouson. Con nhà giàu như Hồ Mạnh Trinh thì áo blouson da, kính đen như điệp viên 009. Riêng Tô Văn Lai là một trong những sinh viên ăn mặc chỉnh tề hơn cả dưới mắt tôi. Có thể có một tự trọng trong cách thức ăn mặc. Có thể biểu lộ một cá tính nào đó.
– Phần nữ sinh viên, nhất là ban Pháp văn, phần đông con nhà khán giả, học Yersin, hoặc bên Couvent, hoặc JJ. Rousseau hay Marie-Curie, Sài gòn. Những người đẹp này, tôi gọi chung là “diễn hành phái tính”, họ đi từng nhóm một như một cuộc rước đèn, bên cạnh một số sinh viên lẽo đẽo đi kèm.
– Phi Loan, người đẹp duy nhất trong lớp chúng tôi, như hoa lạc giữa rừng con trai, nghe nói đã có chủ nên lúc nào cô cũng tỏ ra nghiêm nghị mà không một anh nào dám sàm sỡ. Được biết sau khi ra trường Phi Loan qua đời rất sớm vì bạo bệnh.
– Ôi, cả một thời tuổi trẻ quá khứ vàng son. Sau này tứ tán khắp nơi. Có rất nhiều bạn cùng lớp, cùng thời, tôi đã chưa bao giờ gặp lại họ, dù chỉ một lần. Một lần thôi cũng không có, dù biết họ vẫn hiện diện tại các trường trung học khắp nước.
– Hôm nay ngồi nhắc lại truyện này không khỏi bùi ngùi, nuối tiếc dĩ vãng tàn phai.
* Những ngả rẽ trong cuộc đời
– Hành trang vào đời muôn ngả như kẻ gieo trồng. Kẻ gieo trồng chọn được mảnh đất tốt thì sinh hoa kết trái. Kẻ chọn mảnh đất xấu, đầy bụi gai, cỏ dại thì thân nghiệp bị đọa đầy.
– Tôi nhắc lại hai bạn Nguyễn Trọng Văn và Dương Văn Ba, chỉ vì họ nổi tiếng, kể cả trên chốn máu tanh mưa máu sau này khi thời cuộc thay đổi.
Nguyễn Trọng Văn chọn đứng vào thành phần thứ ba, viết trên tờ Đất Nước, viết trước 1975: Phạm Duy đã chết như thế nào, vào năm 1971. Chọn lựa Phạm Duy là chọn lựa có chủ đích, đánh vào thành phần tiêu biểu của trí thức miền Nam. Sau này theo hẳn phía bên kia trở thành kiêu binh, phản vợ và phản thầy. Rất tiếc, tôi lại là một trong những người bạn thân tình nhất của NTV. Những lúc ngồi trên bãi cỏ đồi thông với những cao vọng ngút trời. Khi đi dạy, đến nhà, NTV chia sẻ lý do gì anh theo cộng sản. Tôi biết từ đầu mà chẳng nói. Cũng con người ấy, sau này gặp lại tôi, tôi xỉ vả hết lời, đăng đàn trên diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài, hoặc trên dcvon line.net.. Gần như một mặt trận ý thức hệ giữa chúng tôi, bạn thành thù địch. Gặp lại NTV trong một bữa ăn do tôi khoản đãi. Một anh bạn khóa đàn em, chỉ thẳng mặt NTV hài tội. Anh chỉ cúi đầu, rồi ấm ức cười rồi khóc. Tiếng khóc ấy muộn màng không thay đổi được cuộc đời oan nghiệt mà anh phải gánh chịu dưới ách cộng sản. Anh đã chết vì tai biến mạch máu. Chỉ có một điều an ủi, anh lấy được người vợ thứ hai hiền thục, hết lòng chăm sóc chồng. Thôi cũng xong một cuộc đời chọn lầm bên.
– Dương Văn Ba, người vô địch thời sinh viên Đà Lạt mà đã đùm đề vợ con. Đây là con người hay gõ cửa phòng cha Viện Trưởng để mượn tiền nhất, vì lúc nào cũng thiếu tiền. Hình như đến khi ra trường vẫn chưa trả hết nợ. Sau này khi rời chức vụ, cha Nguyễn Văn Lập đã nói văn phòng quản lý đốt hết hồ sơ sinh viên nợ.
– Sau 1975, Dương Văn Ba nổi lên như cồn. Tôi đi xe đạp, anh đi xe díp Land Rover gặp nhau. Nhất là từ khi làm phó Giám đốc công ty Minh Hải, khai thác gỗ bên Vientiane, Lào. Câu truyện dài lắm, cả một cuốn sách, sau này trở thành Vụ án Cimexcol đưa đến bản án tù sai oan cho DVB. (Xin đọc cuốn Đời của Hồ Ngọc Nhuận, một người gắn bó với DVB cho đến cuối đời)
– Thoạt khởi đầu thời gian mới ra trường, DVB chạy theo nhóm Liên trường, kết bè với Lý Chánh Trung, cũng ăn nói táo tợn, cũng viết báo hung hăng trên tờ Đại Dân Tộc. Là một dân biểu đối lập ở Hạ Viện VNCH, kết thân với Ngô Công Đức, nhất là Hồ Ngọc Nhuận. Sau 1975, chạy theo Võ Văn Kiệt, rồi sau cùng bị Nguyễn Văn Linh (Bắc Kỳ) trù dập đến thân tàn ma dại. Đến không chỗ dung thân, đến tù tội, đến của cải tiền bạc sạch nhẵn. Những kẻ chọn lầm bên thì số phận họ đã được định sẵn. Như lời bà Christiane d’Anival đã than: Cruauté Asiatique (Sự đôc ác của người Á Đông).
– Cả hai anh đều có tài ăn nói và cầm bút. Nhất là Dương Văn Ba, còn có tài kết nối, xoay sở, tính toán. Trước 1975, anh phải trú ẩn ở Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh, nơi trú ẩn an toàn nhất, vì bị lùng bắt bởi TT. Nguyễn Văn Thiệu.
– Phần còn lại, may mắn thay và hạnh phúc thay, đa số chúng tôi vẫn chọn mình là dân miền Nam như Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh, Nguyễn Văn Lục, Hồ Công Danh và nhiều bạn bè khác.
· Trường hợp Tô Văn Lai.
– Anh là một trong số sinh viên xuất sắc trong lớp chúng tôi về nhiều mặt. Nhuần nhuyễn tiếng Pháp, tiếng Anh, giỏi toán. Tính tình điềm đạm, ăn nói chuẩn mực, ảnh hưởng văn hóa Pháp một cách rõ nét. Sự say mê âm nhạc khởi đầu từ việc mở một quán bán băng nhạc khi về dạy học trường nữ trung học ở Mỹ Tho. Cộng thêm có người vợ cùng chí hướng. Sang Pháp năm 1976, khởi đầu sự nghiệp bằng tiệm bán xăng, rồi cứ thế mà lên.
– Những cái duyên gọi là may mắn, anh đổ cho Chúa sắp đặt, tôi nghe mà ngỡ ngàng. Cái gì cũng Chúa lo liệu, sắp đặt hết. Anh có niềm tin tôn giáo vượt xa nhiều người trong đó có tôi.
– Sự thành công trong Paris by Night của anh do lòng say mê nghệ thuật và âm nhạc mà chủ yếu anh đã chọn lựa được mảnh đất lành là đất Cali, nơi có đông cộng đồng người Viêt. Anh đã bắt mạch được thời đại. Anh đã đáp ứng nhu cầu của người nghe nhạc, vun trồng giới ca sĩ từ nhiều phía. Có lần anh đã lặn lội về Việt Nam mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như nhiều người đã biết. Nhưng anh còn nói với tôi là anh muốn dựng lại những nhạc sĩ “cổ thụ” như nhạc sĩ Hùng Lân, tiếp xúc với gia đình nhạc sĩ quá cố để vinh danh ông.
– Lòng say mê ấy còn tiến xa hơn nhiều trung tâm băng nhạc khác bằng cách đầu tư vào kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, dàn dựng sân khấu, y phục thời trang cách tân đổi mới chiếc áo dài. Tô Văn Lai sẵn sàng chịu tốn kém mà phần lớn thuê mướn nhân công ngoại quốc có tay nghề. Anh đã chọn đúng người, đúng việc mà trong đó góp mặt cộng sinh với Nguyễn Ngọc Ngan-Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
– Anh đã có lần nhờ tôi viết bài về chương trình Paris By Night. Anh đã cẩn thận trao cho tôi đầy đủ băng nhạc, cất công đến nhà, giải thích mỗi chủ đề. Nhưng bài viết của tôi đã không đạt được tiêu chuẩn của anh. Thật lấy làm tiếc. Tôi cũng đã cất công đi tìm lại bài viết, nhưng thất lạc chưa tìm được. Khi tôi ra mắt sách: Hai mươi năm miền Nam 1955-1975. Anh đã cho một cô nhân viên đến phỏng vấn tôi và nhà báo Trần Phong Vũ. Tôi vẫn ghi nhớ.
– Tôi cũng tự mình đặt một câu hỏi, hình như anh đã không có lần nào đề cập đến trường hợp Trịnh Công Sơn vốn âm nhạc cũng nổi tiếng một thời. Phải chăng anh có thể mời các ca sĩ trong nước như Bằng Kiều và nhiều người khác mà không bao giờ đả động đến Trịnh Công Sơn?
– Sự thành công của anh không chỉ thuộc về anh và gia đình, nay nó trở thành di sản chung của người Việt hải ngoại và cả trong nước. Nó vượt biên giới chính trị mà cái còn lại chỉ là tình người muôn thuở. Nó chẳng những đem lại một sưởi ấm quê hương với hương vị ngọt ngào mà còn là niềm tự hào của di sản người Việt.
– Trong những buổi họp mặt anh em, anh thường có mặt. Tôi nhớ có lần ở khu mobile của Phạm Phú Minh. Bữa đó thật vui và khó quên. Nhớ lại, có hai người để lại di sản văn hóa đáng nói ở đây. Ngoài Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh bị cộng sảm giam tù mút mùa, sau khi đến Hoa Kỳ đã lo chăm sóc tạp chí Thế Kỷ 21, và nay đang điều hành tờ Diễn Đàn Thế Kỷ thu góp gió bốn phương từ nhiều nguồn, từ nhiều phía để lại một di sản văn hóa đúng nghĩa.
– Nhưng hơn tất cả, vượt tất cả là Tô Văn Lai có viễn kiến, có tầm nhìn cao. Một niềm hy vọng trước cả nỗi tuyệt vọng và khó khăn trước mặt. Không có cao vọng đó, anh không thể đạt được những thành tích trên người và vượt người. Tham vọng lớn, chiều kích lớn đưa đến thành công lớn như một quy trình logic.
– Một chi tiết nhỏ là anh muốn mở một tiệm bánh kiểu Tây với loại bánh mì baguette, ruột mỏng và và vỏ cứng dòn. Và những chiến bánh croissant thơm ngậy mùi bơ. Anh nghĩ đến để cho cậu con trai trông coi tiệm bánh Tây này. Sở nguyện này chắc anh chưa thực hiện được như lòng mong muốn, đem văn hóa ẩm thực Paris vào cộng đồng người Việt hải ngoại.
– Tôi cũng chẳng muốn đi vào nhiều chi tiết mà khán giả ái mộ đã dành cho anh. Tôi nghĩ như thế đã là đủ.
· Đôi dòng kết luận
– Miền Nam và hải ngoại thấm nhuần tinh thần tự do tư tưởng, nhân bản đã dẫn đường cho những người như Tô Văn Lai như ngọn đuốc soi sáng. Di sản văn hóa và âm nhạc như một chúc thư để lại cho đời. Anh đúng là người mở đường cho dòng âm nhạc đa dạng của người Việt Nam.
– Tôi là dân Triết – như anh, như bạn bè cùng khóa -, xin gửi lại người bạn Tô Văn Lai mà chắn chắn anh và bạn bè anh cũng cũng biết triết gia E. Mounier – một triết gia hữu thần chủ trương tâp san Esprit chống lại J.P.Sartre – trong tinh thần triết học, tôi nghĩ anh Tô Văn Lai thật xứng đáng lãnh nhận câu nhận xét sau đây. “Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng cả một dòng sông”(Emmanuel Mounier). Anh là một hòn đá cương nghị, tin tưởng vào việc mình làm, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
– Có lẽ, đây là lời lẽ chân thành và đúng nghĩa nhất mà anh mong đợi như lời tiễn biệt anh.
– Giờ phút tiễn biệt này, cùng các bạn khóa Triết Đà Lạt còn ở lại dương thế này, cầu chúc anh Phêrô Tô Văn Lai lên đường bình an và hưởng nhan thánh Chúa. Và mong con cái dâu rể của anh nối nghiệp cha trong một sự nghiệp hiển hách để lại cho đời. Anh như một vì sao vừa mới rụng. Amen
– Các bạn anh: Trương Đình Tấn, Nguyễn Văn Lục, Phạm Phú Minh, Vĩnh Phiếu, Minh Pat Boon và Hồ Công Danh.
Tưởng nhớ bạn TÔ VĂN LAI
Chúng tôi một số anh em cựu sinh viên khóa thứ ba Đại Học Sư Phạm ban Triết Học tại Đại học Đà Lạt (1961-1964), đau buồn được tin bạn đồng khóa của chúng tôi:
Anh Phêrô TÔ VĂN LAI
Giáo sư Triết học tại Việt Nam trước 1975
Là người sáng lập Trung Tâm Thúy Nga tại Hoa Kỳ và chương trình ca nhạc nổi tiếng hải ngoại “Thúy Nga Paris By Night”
Đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2022
Tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ
Thọ 85 tuổi.
Chúng tôi thành kính chia buồn cùng gia đình anh Tô Văn Lai và xin nguyện cầu Linh Hồn Phêrô Tô Văn Lai sớm về Nước Chúa.
Để tưởng nhớ đến thời kỳ đèn sách xa xưa, chúng tôi xin đăng lại dưới đây tấm hình ngày ra trường của lớp Đại Học Sư Phạm ban Triết học chúng tôi tại Đại Học Đà Lạt, vào mùa hè năm 1964 (không hoàn toàn đầy đủ tất cả anh em trong lớp).