Đưa Mẹ Về Nhà Từ Hôm Nay
(Đức Maria Mẹ Giáo Hội – Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống 2022)
Dẫn nhập đầu lễ:
Mặc dầu tước hiệu “Đức Maria Mẹ Giáo Hội” đã được Hội Thánh đưa vào Kinh Cầu Đức Mẹ từ năm 1980; và trước đó khá lâu, từ năm 1965, Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã tuyên xưng tước hiệu nầy trong diễn từ khi bế mạc phiên thứ ba của Công Đồng Vaticano II. Tuy nhiên, mới đây, chính thức là vào ngày lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, 11.2.2018, Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các bí tích thừa lệnh Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ký sắc lệnh về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, và cử hành hằng năm vào ngày thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, theo lịch chung của Giáo Hội.
Cộng đoàn chúng ta hôm nay dâng lễ mừng Mẹ không ngoài mục đích noi gương Mẹ trong việc yêu mến và phục vụ Gáo Hội; đồng thời nhờ Mẹ chăm sóc chuyển cầu để luôn được bình yên vững tiến trong đời sống làm con cái Chúa và là chiến sĩ của Mẹ trong sứ vụ tông đồ.
Giò đây….
Chia sẻ Lời Chúa:
Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, bài thơ, khúc hát… về Mẹ; trong số đó, tôi nhớ có câu nầy:
Dù ta đi suốt cuộc đời,
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.
Dù ta đi trọn kiếp người,
Cũng không đi hết những lời mẹ khuyên.
Riêng trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, suốt hai ngàn năm lữ hành dưới thế gian này, cũng không có biết bao khúc hát, bài thơ, ca kinh, tượng đài, sách vở nói về Đức Mẹ, viết về Mẹ Maria. Vâng, Giáo Hội ngay từ đầu đến hôm nay và cho đến mãi tới ngày tận thế luôn sống và giữ mối tương quan với Mẹ Maria như “Mẹ của mình”; và chân lý nầy đã được Công Đồng Vatican xác nhận trong Hiến Chế Giáo Hội: “Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người tình con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu (LG 53).
Và để minh chứng cho “thái độ đức tin” đúng đắn nầy, Giáo Hội thường nêu ra ba lý do căn bản trong truyền thống đức tin đặt nền tảng trên mạc khải:
- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi nhận làm Mẹ Chúa Giêsu: “Đức Maria, với tư cách là Mẹ Đức Kitô cũng là Mẹ của tất cả mọi tín hữu và các chủ chăn, nghĩa là Mẹ Giáo Hội” (Đức phaolô VI).
- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô: “Đây là con Bà… Đây là mẹ con” (Ga 19,26-27).
- Mẹ là Mẹ Giáo Hội khi ở nhà Tiệc Ly, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 1,14).
Riêng trong chiều kích Phụng Vụ, chúng ta dễ dàng nhận ra mối tương quan của Đức Maria với Đức Kitô và với Hội Thánh trong Nhiệm Cục Cứu Độ:
- Kết thúc Mùa Giáng Sinh có lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa: để Hội Thánh tuyên xưng vai trò của Đức Mẹ trong chương trình Nhập Thể của Con Một Chúa để Nước Thiên Chúa khai mở giữa trần gian: Giai đoạn lịch sử cứu độ thời Chúa Giêsu.
- Kết thúc Mùa Phục Sinh có lễ Đức Maria Mẹ Giáo Hội để chiêm ngắm vai trò của Đức Mẹ trong chương trình hoạt động của Chúa Thánh Thần để Nước Thiên Chúa lớn lên và phát triển: Giai đoạn lịch sử cứu độ thời Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần.
Riêng trong sứ điệp lời Chúa vừa được công bố, quả thật, hình bóng của Mẹ, vai trò của Mẹ đã thấp thoáng ngay từ thuở khai thiên lập địa; đặc biệt, trong biến cố ông bà nguyên tổ phạm tội mất lòng Chúa. Tuy nhiên, cũng ngay từ giây phút ban đầu oái ăm và bi đát ấy, một “tin mừng” đã được Thiên Chúa loan báo cùng với vai trò cọng tác của Đức Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ Bà, người miêu duệ này sẽ đạp đầu mi, còn mi sẽ cắn gót chân người”.
Và “Tin Mừng nguyên thủy” đó đã bắt đầu hiện thực từ sau tiếng “xin vâng” của biến cố Truyền Tin để rồi được hiện thực hóa sâu đậm và trọn hảo vào buổi chiều thứ sau trước lễ Vượt Qua trên đồi Sọ, khi Mẹ nhận lãnh lời trăn trối của Con Một dấu yêu: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.”. Và Thánh Gioan đã long trọng xác nhận mối tương quan Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh mà chính ngài là người đại diện để thực thi lời “trăn trối” và cũng là “cam kết quan trọng” nầy: Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Và kể từ đó, đặc biệt, kể từ biến cố “Chúa Về trời”, Đức Mẹ đã sát cánh cùng các môn đệ Chúa Kitô, trước là tĩnh tâm, cầu nguyện, đợi chờ Chúa Thánh Thần hiện xuống, như sách Công vụ Tông Đồ kể lại: Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su. (Cv 1,14).
Sau sự kiện đó, mặc dầu các sách Tân ước không nói gì về hoạt động của Đức Mẹ, nhưng theo Truyền Thống, Đức Mẹ luôn đồng hành với các Tông đồ trên mọi bước đường rao giảng của các ông và chia sẻ tất cả những niềm vui nỗi khổ của Giáo Hội thuở ban đầu.
Và sau khi Mẹ được Chúa đem cả hồn và xác lên trời, Mẹ vẫn luôn luôn đưa mắt nhìn xuống Giáo Hội để đỡ nâng, yên ủi, hướng dẫn mà bao nhiêu dấu tích, nhân chứng sống động vẫn còn ghi lại trong lịch sử Giáo Hội như Lộ Đức, Fatima, La Vang, Trà Kiệu, Tà Bao, Măng Đen…
Và hôm nay, khi cộng đoàn chúng ta họp nhau mừng lễ Mẹ, chắc chắn chúng ta là những người trước tiên cảm nhận và xác tín sự hiện diện đầy từ ái của Mẹ giữa cộng đoàn chúng ta và luôn đồng hành, nâng đỡ những bước chân tông đồ của anh chị em trong mọi nơi mọi lúc. Đức Mẹ sẽ giúp Hội Thánh và mỗi người chúng ta làm được những chuyện mà tự sức mình chúng ta hoàn toàn bất lực (như chuyện kể của một nhà thừa sai truyền giáo tại Canada): Giám mục Emile Crôa, Ngài thú nhận: Ngay từ thuở nhỏ, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách và cứng đầu, lười biếng. Có một lần thầy giáo đã phải giận dữ thốt lên rằng: “Chưa bao giờ tao thấy một học sinh nào quá quắt như mày”. Ngày nọ, thay vì đến trường, tôi lại trốn học ra đồng. Cha tôi biết được, ông giận dữ và thay vì đưa tôi về nhà, ông lại dẫn tôi vào một nhà nguyện. Ông xô tôi đến trước bàn thờ Đức Mẹ đang mỉm cười và quát: “Thằng khốn nạn, qùy xuống”. Và rồi ông ngước nhìn lên tượng Đức Mẹ và nói: “Xin Mẹ nhận lại thằng nhỏ này, vì quả thực con không còn biết phải làm gì với nó nữa. Xin Mẹ lo lắng cho nó để một ngày kia, nó khỏi trở thành một tướng cướp, bị treo cổ trên dây”.
Nhưng lời nói của cha tôi như một làn roi quất mạnh vào tôi. Tôi cảm thấy đau hơn tất cả các trận đòn từng bị đánh trước đây. Và nhìn lên Đức Mẹ đang mỉm cười tôi tự nhủ: “Nếu cha tôi đã phó thác tôi cho Đức Mẹ thì tôi phải minh chứng được Đức Mẹ đã làm điều gì đó tốt đẹp cho tôi’. Với sự trợ giúp của Đức Mẹ, Emile đã thay đổi, đi tu, thụ phong Linh mục, Giám mục và truyền giáo ở vùng thổ dân ngoại giáo ở Canada…
Vâng, Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh cũng là Mẹ tất cả mọi người chúng ta. Vì thế, từ ngày lễ hôm nay, mỗi người chúng ta cần một lần nữa, thực hành chính nghĩa cử của Thánh Gioan Tông Đồ dưới chân thập giá cách đây 2000 năm: Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Amen.
LM. Trương Đình Hiền
(Đức Maria Mẹ Giáo Hội – Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống 2022)
Dẫn nhập đầu lễ:
Mặc dầu tước hiệu “Đức Maria Mẹ Giáo Hội” đã được Hội Thánh đưa vào Kinh Cầu Đức Mẹ từ năm 1980; và trước đó khá lâu, từ năm 1965, Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã tuyên xưng tước hiệu nầy trong diễn từ khi bế mạc phiên thứ ba của Công Đồng Vaticano II. Tuy nhiên, mới đây, chính thức là vào ngày lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, 11.2.2018, Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các bí tích thừa lệnh Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ký sắc lệnh về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, và cử hành hằng năm vào ngày thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, theo lịch chung của Giáo Hội.
Cộng đoàn chúng ta hôm nay dâng lễ mừng Mẹ không ngoài mục đích noi gương Mẹ trong việc yêu mến và phục vụ Gáo Hội; đồng thời nhờ Mẹ chăm sóc chuyển cầu để luôn được bình yên vững tiến trong đời sống làm con cái Chúa và là chiến sĩ của Mẹ trong sứ vụ tông đồ.
Giò đây….
Chia sẻ Lời Chúa:
Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, bài thơ, khúc hát… về Mẹ; trong số đó, tôi nhớ có câu nầy:
Dù ta đi suốt cuộc đời,
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.
Dù ta đi trọn kiếp người,
Cũng không đi hết những lời mẹ khuyên.
Riêng trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, suốt hai ngàn năm lữ hành dưới thế gian này, cũng không có biết bao khúc hát, bài thơ, ca kinh, tượng đài, sách vở nói về Đức Mẹ, viết về Mẹ Maria. Vâng, Giáo Hội ngay từ đầu đến hôm nay và cho đến mãi tới ngày tận thế luôn sống và giữ mối tương quan với Mẹ Maria như “Mẹ của mình”; và chân lý nầy đã được Công Đồng Vatican xác nhận trong Hiến Chế Giáo Hội: “Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người tình con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu (LG 53).
Và để minh chứng cho “thái độ đức tin” đúng đắn nầy, Giáo Hội thường nêu ra ba lý do căn bản trong truyền thống đức tin đặt nền tảng trên mạc khải:
- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi nhận làm Mẹ Chúa Giêsu: “Đức Maria, với tư cách là Mẹ Đức Kitô cũng là Mẹ của tất cả mọi tín hữu và các chủ chăn, nghĩa là Mẹ Giáo Hội” (Đức phaolô VI).
- Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô: “Đây là con Bà… Đây là mẹ con” (Ga 19,26-27).
- Mẹ là Mẹ Giáo Hội khi ở nhà Tiệc Ly, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 1,14).
Riêng trong chiều kích Phụng Vụ, chúng ta dễ dàng nhận ra mối tương quan của Đức Maria với Đức Kitô và với Hội Thánh trong Nhiệm Cục Cứu Độ:
- Kết thúc Mùa Giáng Sinh có lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa: để Hội Thánh tuyên xưng vai trò của Đức Mẹ trong chương trình Nhập Thể của Con Một Chúa để Nước Thiên Chúa khai mở giữa trần gian: Giai đoạn lịch sử cứu độ thời Chúa Giêsu.
- Kết thúc Mùa Phục Sinh có lễ Đức Maria Mẹ Giáo Hội để chiêm ngắm vai trò của Đức Mẹ trong chương trình hoạt động của Chúa Thánh Thần để Nước Thiên Chúa lớn lên và phát triển: Giai đoạn lịch sử cứu độ thời Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần.
Riêng trong sứ điệp lời Chúa vừa được công bố, quả thật, hình bóng của Mẹ, vai trò của Mẹ đã thấp thoáng ngay từ thuở khai thiên lập địa; đặc biệt, trong biến cố ông bà nguyên tổ phạm tội mất lòng Chúa. Tuy nhiên, cũng ngay từ giây phút ban đầu oái ăm và bi đát ấy, một “tin mừng” đã được Thiên Chúa loan báo cùng với vai trò cọng tác của Đức Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ Bà, người miêu duệ này sẽ đạp đầu mi, còn mi sẽ cắn gót chân người”.
Và “Tin Mừng nguyên thủy” đó đã bắt đầu hiện thực từ sau tiếng “xin vâng” của biến cố Truyền Tin để rồi được hiện thực hóa sâu đậm và trọn hảo vào buổi chiều thứ sau trước lễ Vượt Qua trên đồi Sọ, khi Mẹ nhận lãnh lời trăn trối của Con Một dấu yêu: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.”. Và Thánh Gioan đã long trọng xác nhận mối tương quan Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh mà chính ngài là người đại diện để thực thi lời “trăn trối” và cũng là “cam kết quan trọng” nầy: Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Và kể từ đó, đặc biệt, kể từ biến cố “Chúa Về trời”, Đức Mẹ đã sát cánh cùng các môn đệ Chúa Kitô, trước là tĩnh tâm, cầu nguyện, đợi chờ Chúa Thánh Thần hiện xuống, như sách Công vụ Tông Đồ kể lại: Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su. (Cv 1,14).
Sau sự kiện đó, mặc dầu các sách Tân ước không nói gì về hoạt động của Đức Mẹ, nhưng theo Truyền Thống, Đức Mẹ luôn đồng hành với các Tông đồ trên mọi bước đường rao giảng của các ông và chia sẻ tất cả những niềm vui nỗi khổ của Giáo Hội thuở ban đầu.
Và sau khi Mẹ được Chúa đem cả hồn và xác lên trời, Mẹ vẫn luôn luôn đưa mắt nhìn xuống Giáo Hội để đỡ nâng, yên ủi, hướng dẫn mà bao nhiêu dấu tích, nhân chứng sống động vẫn còn ghi lại trong lịch sử Giáo Hội như Lộ Đức, Fatima, La Vang, Trà Kiệu, Tà Bao, Măng Đen…
Và hôm nay, khi cộng đoàn chúng ta họp nhau mừng lễ Mẹ, chắc chắn chúng ta là những người trước tiên cảm nhận và xác tín sự hiện diện đầy từ ái của Mẹ giữa cộng đoàn chúng ta và luôn đồng hành, nâng đỡ những bước chân tông đồ của anh chị em trong mọi nơi mọi lúc. Đức Mẹ sẽ giúp Hội Thánh và mỗi người chúng ta làm được những chuyện mà tự sức mình chúng ta hoàn toàn bất lực (như chuyện kể của một nhà thừa sai truyền giáo tại Canada): Giám mục Emile Crôa, Ngài thú nhận: Ngay từ thuở nhỏ, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách và cứng đầu, lười biếng. Có một lần thầy giáo đã phải giận dữ thốt lên rằng: “Chưa bao giờ tao thấy một học sinh nào quá quắt như mày”. Ngày nọ, thay vì đến trường, tôi lại trốn học ra đồng. Cha tôi biết được, ông giận dữ và thay vì đưa tôi về nhà, ông lại dẫn tôi vào một nhà nguyện. Ông xô tôi đến trước bàn thờ Đức Mẹ đang mỉm cười và quát: “Thằng khốn nạn, qùy xuống”. Và rồi ông ngước nhìn lên tượng Đức Mẹ và nói: “Xin Mẹ nhận lại thằng nhỏ này, vì quả thực con không còn biết phải làm gì với nó nữa. Xin Mẹ lo lắng cho nó để một ngày kia, nó khỏi trở thành một tướng cướp, bị treo cổ trên dây”.
Nhưng lời nói của cha tôi như một làn roi quất mạnh vào tôi. Tôi cảm thấy đau hơn tất cả các trận đòn từng bị đánh trước đây. Và nhìn lên Đức Mẹ đang mỉm cười tôi tự nhủ: “Nếu cha tôi đã phó thác tôi cho Đức Mẹ thì tôi phải minh chứng được Đức Mẹ đã làm điều gì đó tốt đẹp cho tôi’. Với sự trợ giúp của Đức Mẹ, Emile đã thay đổi, đi tu, thụ phong Linh mục, Giám mục và truyền giáo ở vùng thổ dân ngoại giáo ở Canada…
Vâng, Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh cũng là Mẹ tất cả mọi người chúng ta. Vì thế, từ ngày lễ hôm nay, mỗi người chúng ta cần một lần nữa, thực hành chính nghĩa cử của Thánh Gioan Tông Đồ dưới chân thập giá cách đây 2000 năm: Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Amen.
LM. Trương Đình Hiền