Qua Rồi “Một Thời Dơ Nhớp Ai Cập”
(Chúa Nhật 4 MC năm C 2022)
Trong những ngày nầy, không chỉ người dân Ukraina hay Nga mà gần như mọi dân tộc trên toàn thế giới đang mong ước cuộc chiến tàn khốc tại Ukraina phải kết thúc, để nhường chỗ cho một giai đoạn mới, thời khắc mới: hòa bình, hòa giải. Quả thật, không ai muốn chiến tranh kéo dài; không ai muốn mãi mãi bị đọa đầy, tủi cực bởi bom đạn, bới đói khát, bởi chết chóc, chia ly…; ai cũng mơ một “vùng đất hứa” để bắt đầu một trang sử mới, một cuộc đời mới… !
Và đây cũng chính là kinh nghiệm của dân tộc Israel từ mấy ngàn năm trước; kinh ngiệm đắng cay, khổ cực của một thời “nô lệ Ai Cập” với nước mắt và mồ hôi, với thương đau và khổ nạn. Và Thiên Chúa đã ra tay giải thoát họ cho khỏi kiếp nô lệ cay đắng, khỏi cái thời gian nan khổ ải để dẫn đưa họ về vùng “đất hứa” yên bình để bắt đầu một trang sử mới của một dân tộc độc lập và là “Dân ưu tuyển”, “Dân Giao ước” của Đấng Toàn Năng.
Thế nhưng để thực hiện được mục tiêu nầy, Thiên Chúa đã bắt dân Israel phải trải qua một “đoạn đường gian khổ” với “40 năm trường hành hoang mạc” cũng đầy thử thách gian nan. Và rồi, cuộc hành trình xuyên hoang mạc suốt 40 năm của dân Do Thái đã đến lúc khép lại, nhường chỗ cho cuộc định cự tại một “vùng đất mới”; nơi đây, nơi “Đất Hứa chảy sữa và mật ong”, họ đã có những ngày mới, cuộc sống mới, vận hội mới ! Từ đây, bóng mây đen của một thời nô lệ Ai Cập đã tan, hay như ngôn ngữ của sách Giosuê trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, “Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi” !
Trong kinh nghiệm của dân Chúa hay kinh nghiệm của mỗi một con người đều có một “thời dơ nhớp Ai Cập” cần được Thiên Chúa “cất đi”. Vâng, đó chính là thời con người bị giam cầm dưới ách nô lệ của tội lỗi, của sự đánh mất Thiên Chúa, của sự “lầm than thiêng liêng”.
Thì ra ! Cái “thời dơ nhớp Ai Cập” của dân Ít-ra-en lại là hệ luỵ của cái thuở xa xưa, khi mà dưới mái nhà của cụ tổ Giacóp đã xảy ra điều tồi tệ “nồi da xáo thịt”, khi các anh em một nhà đành tâm “bán bỏ” người em ruột thịt Giuse ! (St 37,12-28).
Những nỗi khổ đau, nhục nhã, lầm than của một thời “nô lệ Ai Cập” phải chăng là cái giá của “giận hờn, ganh ghét, đố kỵ…”? Cái giá của sự ác tâm, vô cảm muốn xa lìa, xé nát mọi mối tương quan phụ tử, và huynh đệ tình thâm?
Người ta bảo, dân tộc Ukraina và Nga vốn là “hai dân tộc anh em” đã có từ thời đế quốc mang tên Kievan Rus (Thế kỷ 10-13); và vào thời đế chế Sa Hoàng, cả ba dân tộc Russia (Nga lớn), Ukraina (Nga nhỏ), Belaruss (Nga trắng) đều là ba dân tộc anh em. Thế nhưng, cũng do bao hệ lụy của tham vọng và ích kỷ, của nhỏ nhen, tị hiềm… họ đã trở thành thù địch đến độ không muốn đội trời chung; và cái kết cay đắng đã đạt tới cao điểm là cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra trong hơn một tháng nay !
Trong lịch sử cứu rối, để “cất đi cái thời dơ nhớp Ai Cập” nầy, Thiên Chúa đã phải chọn “con đường vòng sa mạc” với 40 năm hành trình của thanh luyện, thử thách. Vâng, phải “40 năm” đằng đẵng của khát đói, nắng nôi, thiên tai, địch hoạ… để “Dân được chọn” biết khát khao, biết mong chờ… một “bến bờ đất hứa” của thanh bình, tự do, yêu thương, vui sướng; biết kiếm tìm, mong mỏi… “một mái nhà cha” của bảo bọc khoan dung, của huynh đệ thâm tình, của tiệc vui đoàn tụ !
Hy vọng, qua cái giá đắt đỏ mà cuộc chiến tàn khốc kéo dài hơn một tháng qua cùng với bao nhiêu trang dài lịch sử máu xương và nước mắt, đã chia đều cho hai dân tộc Nga và Ukraina, người ta sẽ lại hoàn hồn để cảm nhận và ý thức, để khát khao và hy vọng những giá trị của hòa bình, yên vui; của hiệp thông huynh đệ.
Khi chính thức loan báo cuộc “khai mào của Triều Đại Nước Chúa”, phải chăng Đức Kitô cũng muốn “đoàn dân mới” đi lại cuộc hành trình Vượt qua xưa bằng một tâm thức mới: “Đất hứa” của “triều đại Nước Chúa” chỉ được dành cho những ai nhất quyết quay lưng với “củ hành củ tỏi Ai Cập”, sẵn sàng làm cuộc “Metanoia” để “đứng dậy lên đường tìm lại mái nhà Cha”, như “đứa con hoang” dứt khoát đứng lên làm lại cuộc đời !
Cuộc hành trình Mùa Chay của người Kitô hữu hôm nay đang trong giai đoạn sắp tiến về đích điểm chính là mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô !
– Những anh chị em dự tòng, trong giai đoạn Khảo hạch để chuẩn bị sẵn sàng cho biến cố “Nhập Đạo”, không thể cù cưa giữ lại “chiếc áo dơ nhớp Ai Cập” là những thói tục, nếp nghĩ, tâm thức của những ngày còn trong cõi “mông lung ngoại giáo”; mà nhất quyết, phải mạnh mẽ, can đảm đứng lên tiến về phía trước, nơi “mái nhà Hội Thánh”, nơi “vòng tay Thiên Chúa” đang mở rộng đón chờ trong bữa “Tiệc Vui Nhập Đạo”.
– Với những Kitô hữu, đã chắc gì mình là “những đứa con ngoan vì luôn ở trong mái nhà Cha?”. Có những “cuộc đi hoang” âm thầm, trơ trẻn mang “lớp áo loè loẹt” nhưng đầy “dơ nhớp Ai Cập” của kiêu căng giả hình, của hẹp hòi đố kỵ, của keo kiệt ích kỷ, của bất chính mánh mung…! Chẳng khác nào “thái độ chãnh chẹ, tự hào của người con cả”, sống thường xuyên bên cạnh cha như “một cái xác không hồn” !
Bi đát nhất cho con người đó là khi “không còn dám tin vào tình thương của Thiên Chúa để quay gót trở về”; và cũng bi đát như thế, khi nhốt kín trái tim trong cái tôi tự hào rằng: “mình hoàn toàn công chính nên không cần gì phải hoán cải !”
Và như thế, lời tha thiết kêu mời “làm hoà với Thiên Chúa” (Bđ 2) của Thánh Phaolô dành cho cộng đoàn tín hữu Côrintô của những ngày khai sinh Giáo Hội lại trở nên thiết thân cho tất cả chúng ta ngày hôm nay, nhất là trong Mùa Chay thánh nầy. “Làm hòa với Thiên Chúa” hay “đứng dậy trở về với Cha” chính là một chuyển động tích cực để hướng tới một cùng đích đó là được “ở trong Đức Kitô” và trở nên “một tạo vật mới” (Bđ 2).
Quả thật, những ai đã được đổi mới trong Đức Kitô nhờ Nhiệm tích Thanh Tẩy và được tham dự vào “huyền nhiệm Vượt Qua” của Ngài không thể “ở lỳ” trong chiếc “chiếc áo dơ dớp của một thời Ai Cập”, không thể “ngồi lại” trong thân phận của “đứa con hoang” với nỗi nhục nhằn của “kiếp chăn heo”; không thể mang mãi cái tôi tự hào, ích kỷ và vô cảm của “người con cả” ! Bởi vì “những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới”.
Giày mới, nhẫn mới, áo mới, với vòng tay nhân ái của Cha… và bữa tiệc hoan vui Phục Sinh đang mở cửa đợi chờ ! “Bữa Tiệc Vượt Qua của miền Đất Hứa” với rượu mới dầu tươi thay cho một thời “hoang mạc đói khát khô cằn…”.
Nếu ngày 25.3, Lễ Truyền Tin vừa qua, toàn thế dân Chúa đã cầu nguyện và dâng hiến Nước Nga và Ukraina cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ Maria, thì hôm nay, “Chúa Nhật hồng” mang dấu chỉ của một niềm hy vọng Phục Sinh đã gần kề, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho cuộc chiến tranh tại Ukraina và nhiều nơi khác trên thế giới mau kết thúc để mọi người được đoàn tụ và hoan vui trong cảnh thái bình thịnh trị.
Riêng với cộng đoàn chúng ta giờ nầy, Bàn Tiệc Thánh Thể cũng đang mở ra đợi chờ chúng ta trở về trong hân hoan đoàn tụ, trong huynh đệ hiệp thông, trong đón nhận và sẻ chia ân sủng chính là tấm bánh, ly rượu đã trở thành Mình Máu Chúa Kitô. Bữa Tiệc Vượt Qua nầy cao quý và giá trị bội phần so với “bữa tiệc vượt qua” mà dân Israel cùng với thủ lãnh Giosuê đã cử hành lần đầu tiên khi cập bến bờ “Đất Hứa”. Amen.
Lm.Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 4 MC năm C 2022)
Trong những ngày nầy, không chỉ người dân Ukraina hay Nga mà gần như mọi dân tộc trên toàn thế giới đang mong ước cuộc chiến tàn khốc tại Ukraina phải kết thúc, để nhường chỗ cho một giai đoạn mới, thời khắc mới: hòa bình, hòa giải. Quả thật, không ai muốn chiến tranh kéo dài; không ai muốn mãi mãi bị đọa đầy, tủi cực bởi bom đạn, bới đói khát, bởi chết chóc, chia ly…; ai cũng mơ một “vùng đất hứa” để bắt đầu một trang sử mới, một cuộc đời mới… !
Và đây cũng chính là kinh nghiệm của dân tộc Israel từ mấy ngàn năm trước; kinh ngiệm đắng cay, khổ cực của một thời “nô lệ Ai Cập” với nước mắt và mồ hôi, với thương đau và khổ nạn. Và Thiên Chúa đã ra tay giải thoát họ cho khỏi kiếp nô lệ cay đắng, khỏi cái thời gian nan khổ ải để dẫn đưa họ về vùng “đất hứa” yên bình để bắt đầu một trang sử mới của một dân tộc độc lập và là “Dân ưu tuyển”, “Dân Giao ước” của Đấng Toàn Năng.
Thế nhưng để thực hiện được mục tiêu nầy, Thiên Chúa đã bắt dân Israel phải trải qua một “đoạn đường gian khổ” với “40 năm trường hành hoang mạc” cũng đầy thử thách gian nan. Và rồi, cuộc hành trình xuyên hoang mạc suốt 40 năm của dân Do Thái đã đến lúc khép lại, nhường chỗ cho cuộc định cự tại một “vùng đất mới”; nơi đây, nơi “Đất Hứa chảy sữa và mật ong”, họ đã có những ngày mới, cuộc sống mới, vận hội mới ! Từ đây, bóng mây đen của một thời nô lệ Ai Cập đã tan, hay như ngôn ngữ của sách Giosuê trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay, “Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi” !
Trong kinh nghiệm của dân Chúa hay kinh nghiệm của mỗi một con người đều có một “thời dơ nhớp Ai Cập” cần được Thiên Chúa “cất đi”. Vâng, đó chính là thời con người bị giam cầm dưới ách nô lệ của tội lỗi, của sự đánh mất Thiên Chúa, của sự “lầm than thiêng liêng”.
Thì ra ! Cái “thời dơ nhớp Ai Cập” của dân Ít-ra-en lại là hệ luỵ của cái thuở xa xưa, khi mà dưới mái nhà của cụ tổ Giacóp đã xảy ra điều tồi tệ “nồi da xáo thịt”, khi các anh em một nhà đành tâm “bán bỏ” người em ruột thịt Giuse ! (St 37,12-28).
Những nỗi khổ đau, nhục nhã, lầm than của một thời “nô lệ Ai Cập” phải chăng là cái giá của “giận hờn, ganh ghét, đố kỵ…”? Cái giá của sự ác tâm, vô cảm muốn xa lìa, xé nát mọi mối tương quan phụ tử, và huynh đệ tình thâm?
Người ta bảo, dân tộc Ukraina và Nga vốn là “hai dân tộc anh em” đã có từ thời đế quốc mang tên Kievan Rus (Thế kỷ 10-13); và vào thời đế chế Sa Hoàng, cả ba dân tộc Russia (Nga lớn), Ukraina (Nga nhỏ), Belaruss (Nga trắng) đều là ba dân tộc anh em. Thế nhưng, cũng do bao hệ lụy của tham vọng và ích kỷ, của nhỏ nhen, tị hiềm… họ đã trở thành thù địch đến độ không muốn đội trời chung; và cái kết cay đắng đã đạt tới cao điểm là cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra trong hơn một tháng nay !
Trong lịch sử cứu rối, để “cất đi cái thời dơ nhớp Ai Cập” nầy, Thiên Chúa đã phải chọn “con đường vòng sa mạc” với 40 năm hành trình của thanh luyện, thử thách. Vâng, phải “40 năm” đằng đẵng của khát đói, nắng nôi, thiên tai, địch hoạ… để “Dân được chọn” biết khát khao, biết mong chờ… một “bến bờ đất hứa” của thanh bình, tự do, yêu thương, vui sướng; biết kiếm tìm, mong mỏi… “một mái nhà cha” của bảo bọc khoan dung, của huynh đệ thâm tình, của tiệc vui đoàn tụ !
Hy vọng, qua cái giá đắt đỏ mà cuộc chiến tàn khốc kéo dài hơn một tháng qua cùng với bao nhiêu trang dài lịch sử máu xương và nước mắt, đã chia đều cho hai dân tộc Nga và Ukraina, người ta sẽ lại hoàn hồn để cảm nhận và ý thức, để khát khao và hy vọng những giá trị của hòa bình, yên vui; của hiệp thông huynh đệ.
Khi chính thức loan báo cuộc “khai mào của Triều Đại Nước Chúa”, phải chăng Đức Kitô cũng muốn “đoàn dân mới” đi lại cuộc hành trình Vượt qua xưa bằng một tâm thức mới: “Đất hứa” của “triều đại Nước Chúa” chỉ được dành cho những ai nhất quyết quay lưng với “củ hành củ tỏi Ai Cập”, sẵn sàng làm cuộc “Metanoia” để “đứng dậy lên đường tìm lại mái nhà Cha”, như “đứa con hoang” dứt khoát đứng lên làm lại cuộc đời !
Cuộc hành trình Mùa Chay của người Kitô hữu hôm nay đang trong giai đoạn sắp tiến về đích điểm chính là mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô !
– Những anh chị em dự tòng, trong giai đoạn Khảo hạch để chuẩn bị sẵn sàng cho biến cố “Nhập Đạo”, không thể cù cưa giữ lại “chiếc áo dơ nhớp Ai Cập” là những thói tục, nếp nghĩ, tâm thức của những ngày còn trong cõi “mông lung ngoại giáo”; mà nhất quyết, phải mạnh mẽ, can đảm đứng lên tiến về phía trước, nơi “mái nhà Hội Thánh”, nơi “vòng tay Thiên Chúa” đang mở rộng đón chờ trong bữa “Tiệc Vui Nhập Đạo”.
– Với những Kitô hữu, đã chắc gì mình là “những đứa con ngoan vì luôn ở trong mái nhà Cha?”. Có những “cuộc đi hoang” âm thầm, trơ trẻn mang “lớp áo loè loẹt” nhưng đầy “dơ nhớp Ai Cập” của kiêu căng giả hình, của hẹp hòi đố kỵ, của keo kiệt ích kỷ, của bất chính mánh mung…! Chẳng khác nào “thái độ chãnh chẹ, tự hào của người con cả”, sống thường xuyên bên cạnh cha như “một cái xác không hồn” !
Bi đát nhất cho con người đó là khi “không còn dám tin vào tình thương của Thiên Chúa để quay gót trở về”; và cũng bi đát như thế, khi nhốt kín trái tim trong cái tôi tự hào rằng: “mình hoàn toàn công chính nên không cần gì phải hoán cải !”
Và như thế, lời tha thiết kêu mời “làm hoà với Thiên Chúa” (Bđ 2) của Thánh Phaolô dành cho cộng đoàn tín hữu Côrintô của những ngày khai sinh Giáo Hội lại trở nên thiết thân cho tất cả chúng ta ngày hôm nay, nhất là trong Mùa Chay thánh nầy. “Làm hòa với Thiên Chúa” hay “đứng dậy trở về với Cha” chính là một chuyển động tích cực để hướng tới một cùng đích đó là được “ở trong Đức Kitô” và trở nên “một tạo vật mới” (Bđ 2).
Quả thật, những ai đã được đổi mới trong Đức Kitô nhờ Nhiệm tích Thanh Tẩy và được tham dự vào “huyền nhiệm Vượt Qua” của Ngài không thể “ở lỳ” trong chiếc “chiếc áo dơ dớp của một thời Ai Cập”, không thể “ngồi lại” trong thân phận của “đứa con hoang” với nỗi nhục nhằn của “kiếp chăn heo”; không thể mang mãi cái tôi tự hào, ích kỷ và vô cảm của “người con cả” ! Bởi vì “những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới”.
Giày mới, nhẫn mới, áo mới, với vòng tay nhân ái của Cha… và bữa tiệc hoan vui Phục Sinh đang mở cửa đợi chờ ! “Bữa Tiệc Vượt Qua của miền Đất Hứa” với rượu mới dầu tươi thay cho một thời “hoang mạc đói khát khô cằn…”.
Nếu ngày 25.3, Lễ Truyền Tin vừa qua, toàn thế dân Chúa đã cầu nguyện và dâng hiến Nước Nga và Ukraina cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ Maria, thì hôm nay, “Chúa Nhật hồng” mang dấu chỉ của một niềm hy vọng Phục Sinh đã gần kề, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho cuộc chiến tranh tại Ukraina và nhiều nơi khác trên thế giới mau kết thúc để mọi người được đoàn tụ và hoan vui trong cảnh thái bình thịnh trị.
Riêng với cộng đoàn chúng ta giờ nầy, Bàn Tiệc Thánh Thể cũng đang mở ra đợi chờ chúng ta trở về trong hân hoan đoàn tụ, trong huynh đệ hiệp thông, trong đón nhận và sẻ chia ân sủng chính là tấm bánh, ly rượu đã trở thành Mình Máu Chúa Kitô. Bữa Tiệc Vượt Qua nầy cao quý và giá trị bội phần so với “bữa tiệc vượt qua” mà dân Israel cùng với thủ lãnh Giosuê đã cử hành lần đầu tiên khi cập bến bờ “Đất Hứa”. Amen.
Lm.Giuse Trương Đình Hiền