Ngày thế giới 2022 về Nguồn Nước Ngọt: Quản lý nước bắt đầu ngay từ gia đình chúng ta.
Ông Richard Connor, Tổng biên tập báo cáo về việc Phát triển Nước Ngọt Thế giới của Liên hợp quốc, khuyến khích việc xử dụng nước và các nguồn tài nguyên của nó nhân Ngày Thế giới bàn về Nước Ngọt, năm nay đặc biệt tập chú vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki SJ)
“Tiết kiệm nước có vẻ là một việc nhỏ, nhưng nó thực là một việc quan trọng khi mọi người cùng góp công sức của mình vào… Khi bạn tiết kiệm nước, bạn không chỉ bảo vệ nguồn nước trong nơi bạn đang sống mà bạn còn đang bảo vệ hệ sinh thái khí hậu cho hành tinh này và cho các thế hệ tương lai...”
Ông Richard Connor, Tổng biên tập bàn Báo cáo Phát triển về nguồn Nước Thế giới của Liên hợp quốc, đã gửi thông điệp tới cho toàn cầu, nhân Ngày Thế giới về nguồn Nước Ngọt được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm. Ông mời gọi chúng ta hãy ý thức về việc xử dụng nước để bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiết yếu này.
Nước và vệ sinh môi trường
Việc tổ chức Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cho hơn 2 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng không có nước sạch an toàn, họ là những người nghèo khổ nhất trên thế giới.
Ông Connor nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nước đặc biệt ở một số khu vực như châu Phi, vùng sa mạc Sahara và Đông Nam Á, nơi nhiều người không được hửng nguồn nước sạch an toàn.
Ông lưu ý rằng: Một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng này, là vấn đề vệ sinh, vì ước tính có khoảng 4 tỷ người không có đủ nước cho việc vệ sinh an toàn và hơn 800 triệu người phải đi đại tiện mà không có nhà vệ sinh - con số đó nhắc nhớ cho chúng ta một chặng đường dài cần đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững về nguồn nước sạch và vệ sinh.
Nguồn Nước ngầm
Chủ đề của Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch là “Nguồn Nước ngầm – đem lại cho chúng ta niềm hy vọng”.
Chủ đề tập chung vào nguồn nước ngầm trong lòng đất mà chúng ta đang sống. Nguồn nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta mặc dù chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy nó hoặc ý thức nó có ở đó, do đó chủ đề dành riêng cho việc làm cho cái vô hình này có thể được hiện thực...
Ông Connor giải thích rằng nguồn nước ngầm là nguồn nước chính, có thể cung cấp đủ nguồn nước cho nông dân và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển cộng đồng. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nó phải được cung cấp với giá cả phải chăng hoặc miễn phí. Ngay cả ở các thành phố, sự phụ thuộc vào nguồn nước ngầm đang gia tăng vì khoảng 50% dân số thành thị hiện sống dựa vào các nguồn nước ngầm.
Việc xử dụng nguồn nước ngầm
Trong khi nước mặn, chiếm phần lớn lượng nước trong hành tinh chúng ta đang sống, nguồn nước như sông ngòi không đủ, vì có tới 99% nước ngọt đang được tiêu dùng hôm nay là do nguồn nước ngầm vì nó có ưu điểm về chất lượng cao.
Ông Connor lưu ý rằng nguồn nước ngầm có lợi thế là không bị ảnh hưởng tới việc biến đổi khí hậu, bởi vì nó nằm sâu dưới đất và nó không bị bốc hơi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử dụng lâu dài nguồn tài nguyên quý giá này trong sự bảo vệ nó khỏi bị ô nhiễm.
“Khi bạn xử dụng nguồn nước ngầm, bạn phải xử dụng nó một cách lâu bền. Bạn không nên dùng hết một nguồn nào đó mà không để cho nó kịp thời sản sinh ra nguồn nước tiếp theo...
Nguồn nước: là mấu chốt xung đột đe dọa hòa bình
Nước, đặc biệt nước ngọt, là thứ không thể thiếu cho cuộc sống con người, tuy nguồn nước dồi dào nhưng nó lại có hạn và có thể trở thành nguồn tranh giành, thậm chí bạo lực, đặc biệt ở những nơi mà nguồn nước trải rộng ra nhiều quốc gia, khiến các quốc gia ở cuối nguồn bị cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Ông Connor cho hay nguồn nước gốc xảy ra xung đột vì sự chiếm hữu quản lý nó, đặc biệt ở những nơi nguồn nước này trải rộng trên nhiều quốc gia.
Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc công nhận có hệ thống của các chính phủ như Ủy ban nghiên cứu về tầng chứa nước (đối với các tầng chứa nước rộng hơn 5.000 km vuông) hoặc Ủy ban về Lưu vực nguồn nước giữa các quốc gia mà nguồn nước ấy chảy qua, nhằm chia sẻ thông tin về tài nguyên và tìm cách quản lý tài nguyên đó một cách lâu bền.
Hơn nữa, ông cũng nêu ra rằng: nước “có thể là môi giới hòa bình” giữa các quốc gia tranh chấp vì mọi người đều công nhận rằng “nước là sự sống” và cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội. Ông lưu ý rằng ngay cả khi có xung đột, các cộng đồng đã và đang hợp tác về nguồn nước được xử dụng như đào ra các kinh để có thể chia sẻ nguồn nước hầu giải quyết các xung đột.
Quản lý và bảo tồn nước
Ông Connor nhấn mạnh: “Quản lý nước bắt đầu từ trong nhà”. Ông lưu ý rằng rất nhiều nước trong nhà, nước được “xử dụng” chứ không phải “tiêu thụ”. Ông cho hay nước đã được xử dụng sau đó muốn được tái chế đòi hỏi một quá trình năng lượng gấp 5 lần hơn là dùng nước từ môi trường thiên nhiên, vì nước đã được xử dụng qua rồi có chứa nhiều chất ô nhiễm cần phải được lọc tẩy… Cho nên ông cho hay: “Khi bạn tiết kiệm nước, bạn đang góp phần giảm năng lượng tiêu thụ. Vì vậy, hãy tiết kiệm nước, đây là con đường cứu nguy môi trường và tránh hậu họa biến đổi khí hậu!”
Ông Richard Connor, Tổng biên tập báo cáo về việc Phát triển Nước Ngọt Thế giới của Liên hợp quốc, khuyến khích việc xử dụng nước và các nguồn tài nguyên của nó nhân Ngày Thế giới bàn về Nước Ngọt, năm nay đặc biệt tập chú vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki SJ)
“Tiết kiệm nước có vẻ là một việc nhỏ, nhưng nó thực là một việc quan trọng khi mọi người cùng góp công sức của mình vào… Khi bạn tiết kiệm nước, bạn không chỉ bảo vệ nguồn nước trong nơi bạn đang sống mà bạn còn đang bảo vệ hệ sinh thái khí hậu cho hành tinh này và cho các thế hệ tương lai...”
Ông Richard Connor, Tổng biên tập bàn Báo cáo Phát triển về nguồn Nước Thế giới của Liên hợp quốc, đã gửi thông điệp tới cho toàn cầu, nhân Ngày Thế giới về nguồn Nước Ngọt được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm. Ông mời gọi chúng ta hãy ý thức về việc xử dụng nước để bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiết yếu này.
Nước và vệ sinh môi trường
Việc tổ chức Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cho hơn 2 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng không có nước sạch an toàn, họ là những người nghèo khổ nhất trên thế giới.
Ông Connor nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nước đặc biệt ở một số khu vực như châu Phi, vùng sa mạc Sahara và Đông Nam Á, nơi nhiều người không được hửng nguồn nước sạch an toàn.
Ông lưu ý rằng: Một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng này, là vấn đề vệ sinh, vì ước tính có khoảng 4 tỷ người không có đủ nước cho việc vệ sinh an toàn và hơn 800 triệu người phải đi đại tiện mà không có nhà vệ sinh - con số đó nhắc nhớ cho chúng ta một chặng đường dài cần đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững về nguồn nước sạch và vệ sinh.
Nguồn Nước ngầm
Chủ đề của Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch là “Nguồn Nước ngầm – đem lại cho chúng ta niềm hy vọng”.
Chủ đề tập chung vào nguồn nước ngầm trong lòng đất mà chúng ta đang sống. Nguồn nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta mặc dù chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy nó hoặc ý thức nó có ở đó, do đó chủ đề dành riêng cho việc làm cho cái vô hình này có thể được hiện thực...
Ông Connor giải thích rằng nguồn nước ngầm là nguồn nước chính, có thể cung cấp đủ nguồn nước cho nông dân và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển cộng đồng. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nó phải được cung cấp với giá cả phải chăng hoặc miễn phí. Ngay cả ở các thành phố, sự phụ thuộc vào nguồn nước ngầm đang gia tăng vì khoảng 50% dân số thành thị hiện sống dựa vào các nguồn nước ngầm.
Việc xử dụng nguồn nước ngầm
Trong khi nước mặn, chiếm phần lớn lượng nước trong hành tinh chúng ta đang sống, nguồn nước như sông ngòi không đủ, vì có tới 99% nước ngọt đang được tiêu dùng hôm nay là do nguồn nước ngầm vì nó có ưu điểm về chất lượng cao.
Ông Connor lưu ý rằng nguồn nước ngầm có lợi thế là không bị ảnh hưởng tới việc biến đổi khí hậu, bởi vì nó nằm sâu dưới đất và nó không bị bốc hơi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử dụng lâu dài nguồn tài nguyên quý giá này trong sự bảo vệ nó khỏi bị ô nhiễm.
“Khi bạn xử dụng nguồn nước ngầm, bạn phải xử dụng nó một cách lâu bền. Bạn không nên dùng hết một nguồn nào đó mà không để cho nó kịp thời sản sinh ra nguồn nước tiếp theo...
Nguồn nước: là mấu chốt xung đột đe dọa hòa bình
Nước, đặc biệt nước ngọt, là thứ không thể thiếu cho cuộc sống con người, tuy nguồn nước dồi dào nhưng nó lại có hạn và có thể trở thành nguồn tranh giành, thậm chí bạo lực, đặc biệt ở những nơi mà nguồn nước trải rộng ra nhiều quốc gia, khiến các quốc gia ở cuối nguồn bị cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Ông Connor cho hay nguồn nước gốc xảy ra xung đột vì sự chiếm hữu quản lý nó, đặc biệt ở những nơi nguồn nước này trải rộng trên nhiều quốc gia.
Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc công nhận có hệ thống của các chính phủ như Ủy ban nghiên cứu về tầng chứa nước (đối với các tầng chứa nước rộng hơn 5.000 km vuông) hoặc Ủy ban về Lưu vực nguồn nước giữa các quốc gia mà nguồn nước ấy chảy qua, nhằm chia sẻ thông tin về tài nguyên và tìm cách quản lý tài nguyên đó một cách lâu bền.
Hơn nữa, ông cũng nêu ra rằng: nước “có thể là môi giới hòa bình” giữa các quốc gia tranh chấp vì mọi người đều công nhận rằng “nước là sự sống” và cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội. Ông lưu ý rằng ngay cả khi có xung đột, các cộng đồng đã và đang hợp tác về nguồn nước được xử dụng như đào ra các kinh để có thể chia sẻ nguồn nước hầu giải quyết các xung đột.
Quản lý và bảo tồn nước
Ông Connor nhấn mạnh: “Quản lý nước bắt đầu từ trong nhà”. Ông lưu ý rằng rất nhiều nước trong nhà, nước được “xử dụng” chứ không phải “tiêu thụ”. Ông cho hay nước đã được xử dụng sau đó muốn được tái chế đòi hỏi một quá trình năng lượng gấp 5 lần hơn là dùng nước từ môi trường thiên nhiên, vì nước đã được xử dụng qua rồi có chứa nhiều chất ô nhiễm cần phải được lọc tẩy… Cho nên ông cho hay: “Khi bạn tiết kiệm nước, bạn đang góp phần giảm năng lượng tiêu thụ. Vì vậy, hãy tiết kiệm nước, đây là con đường cứu nguy môi trường và tránh hậu họa biến đổi khí hậu!”