Sau khi tung ra 190 ngàn quân với 13 ngàn xe tăng, 6 ngàn đại bác, 20 ngàn xe bọc sắt để tấn công đồng loạt 4 mũi dùi vào Ukraine, với ý định tiêu diệt quốc gia này một cách chớp nhoáng không để Thế Giới có thì giờ phản đối, thì chỉ 2 ngày sau cái ngày 24 tháng 2 ấy, trước sự cầm cự mãnh liệt cuả quân đội và dân chúng Ukraine, những đoàn quân xâm lăng đã bị xa lầy ngay tại chỗ họ vừa tới và không có phương tiện để thoái lui.
Được lệnh mang theo 2 ngày lương, những toán quân Nga đã đi lang thang vào các làng mạc ven đường để xin ăn và tìm xăng!
Trong khi muĩ dùi ở phiá Nam có tiến triển nhờ có đường biển tiếp viện thì đoàn thiết kỵ cuả mũi dùi phía Bắc thủ đô Kyiv cuà Ukraine dài 40 miles (64 km), đã phải dậm chân tại chỗ vì không có tiếp liệu.
Vào ngày 11 tháng 3 này, viện quân sự hoàng gia ở London 'Royal United Services Institute (RUSI)' phân tích rằng mũi dùi phiá Bắc đã bị liệt máy (stalled), tan hàng (dispersed) và ẩn núp vào các hàng cây ven rừng. Chỉ có các loại súng đại bác tầm xa và hoả tiễn là còn hoạt động mà thôi.
Có người cho rằng thời tiết băng giá bất ngờ ở Ukraine đã làm cho các xe bọc sắt của Nga, khi không có xăng chạy máy, trở thành các tủ lạnh chết người, do đó quân lính phải đi vào rừng để trú thân.
Ngày hôm nay cũng không khá hơn, ngoại trừ quân Nga dựa vào thế có đại bác tầm xa, bom xăng, hoả tiễn bí mật gọi là Decoy-Dark (tên lửa có mồi nhử chia hai), đã gia tăng công pháo bừa bãi vào các thành phố, gây thương vong cho thường dân.
Mặc dù thế, ngày hôm qua, 3 vị Thủ Tướng cuả Ba Lan, Tiệp và Slovenia đã đi xe lửa tới thủ đô Kyiv đang bị vây hãm, đẻ chứng tỏ sự hậu thuẫn cho Ukraine và đồng thời, một cách đương nhiên dù không cố ý, 'trêu chọc' sự bất tài cuả Nga.
Theo ước tính cuả nhiều viện quân sự (mà viện RUSI là một) thì đã có khoảng 7 ngàn lính Nga thiệt mạng, 14 ngàn bị thương, một con số thương vong cao hơn số lính Mỹ sau 20 năm tham chiến tại Iraq và Afghanistan (Theo The New York Times).
Còn về thiết bị thì khoảng 10% đã bị phá hủy. Theo Ukraine thì con số ấy cao hơn, là 860 thiết bị trong đó có 362 xe tăng và 135 đại bác.
Nói cho cùng thì nếu Putin điên rồ nhất định đánh xả láng bằng cách tung hết 900 ngàn quân tại ngũ, 2 triệu quân trừ bị và cả lực lượng nguyên tử vào chiến trường, thì ông ta sẽ thắng...nhưng lúc đó nước Nga không có người gìn giữ biên cương ở phiá Đông và Nam với Trung Quốc và Nhật Bản, và ở phiá Bắc với các quốc gia Bắc Âu, là những nơi mà Nga đã có tranh chấp đất đai.
Còn theo lẽ bình thường thì cuộc chiến này càng kéo dài thì càng tăng thêm bất lợi cho Nga (Có thể vì thế mà HK tiếp tế cầm chừng cho Ukraine để nhử mồi chăng?). Trước đây Ukraine chỉ nhờ cậy vào những gì ít ỏi mà họ đã có mà đã ngăn chặn được một lực lượng lớn gấp 8 lần cuả mình, thì nay thêm sự hỗ trợ vũ khí dồi dào và tân tiến cuả Tây Âu và Mỹ, cuộc chiến sẽ phải đổi chiều rất sớm.
Thế giới vẫn hy vọng rằng Nga và Uktraine sẽ sớm tuyên bố đình chiến và hoà đàm thành công.
Nhưng cho dù cục diện có như thế nào thì nước Nga đã bị 'lột mặt nạ' rồi. Cái hào quang cuả một Hồng Quân bách chiến bách thắng không còn nữa, và những vũ khí bí mật đáng sợ cuả họ được triển khai trên chiến trường đã bị triệt tiêu sớm quá.
Điều này làm cho một quốc gia khác, là một 'copy' y chang cuả Nga, về tổ chức chính sách chiến lược chiến thuật, vũ khí, thiết bị... đang co rút và băn khoăn.
Đó là anh chàng có mộng bá quyền Trung Quốc.
Trung quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc xâm lăng cuả Nga, nhất là về phản ứng cuả cộng đồng Thế Giới. Hy vọng rằng sự thành công cuả Nga sẽ dẫn lối cho một dự định rất gần cuả Trung Quốc, là tấn công Đài Loan.
Theo AsiaNews thì kế hoạch tấn công Đài Loan đã được lên kế hoạch cho mùa thu năm tới. Ông Tập Cận Bình cần một "chiến thắng" để đảm bảo đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.
Tuy chính quyền Đài Bắc không xác nhận tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ ra, nhưng họ cho nó là đáng tin cậy.
Theo ông Vladimir Osechkin, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu gián điệp có tên là Gulag Net, cho biết ông đang sở hữu một số hồ sơ tình báo Nga.
Ông Osechkin công bố tài liệu trên Facebook ngày 4 tháng 3, trích dẫn một nhà phân tích của FSB, cơ quan tình báo nội bộ của Moscow. Theo tài liệu, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị tái chiếm Đài Loan vì ông "cần một chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba". Cuộc tấn công vào hòn đảo được lên kế hoạch vào trước Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm củng cố vị thế của ông, trước một cuộc tranh giành quyền lực "khổng lồ" đang diễn ra trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
Nhà phân tích tình báo Nga tuyên bố rằng hiệu ứng Ukraine đã "đóng cửa cơ hội" tấn công Đài Loan và điều này trở thành một cơ hội cho Mỹ "tống tiền ông Tập' trong những đàm phán sắp tới theo những điều kiện có lợi.
Một phóng viên Nga có tên là Christo Grozev cũng viết trong một bài đăng trên Twitter rằng hai người mà anh quen biết đang làm việc tại FSB cũng đã xác nhận: "Không nghi ngờ gì nữa, [báo cáo] được viết bởi một đồng nghiệp".
Vào sáng nay, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho biết ông chưa thể xác nhận tính xác thực của tiết lộ nhưng Đài Bắc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Bắc Kinh. Trước đó, ông Wu cho biết chính phủ Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những gì xảy ra ở Ukraine, đặc biệt là phản ứng đoàn kết của phương Tây và những vấn đề mà người Nga phải đối mặt trong chiến trường.
Sau vụ tấn công vũ trang của Nga vào Ukraine, Đài Loan đã nâng mức báo động quân sự. Các đơn vị hải quân của họ đang thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biển đảo Dongyin, cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc vài km.
Sau cuộc xâm lược Ukraine, người Đài Loan có vẻ sẵn sàng chiến đấu hơn để bảo vệ đất nước. Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Đài Loan công bố hôm qua cho thấy có tới 70,2% số người được phỏng vấn đã trả lời sẵn sàng cầm vũ khí chống lại hành động gây hấn của Bắc Kinh; Trước đó vào tháng 12, số người sẵn sàng chỉ ở mức 40,3% mà thôi.
Một câu hỏi được nêu ra là nếu ông Tập bỏ ý đình tấn công Đài Loan thì ông sẽ làm gì để có một "chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba" cuả ông?
Một "chiến thắng nho nhỏ" ở Biển Đông chăng? một gây hấn trong vùng đặc nhượng kinh tế của Việt Nam chẳng hạn, là một vùng không liên quan gì tới việc lưu thông tự do trên Biển Đông mà Hoa Ky đòi hỏì.
Được lệnh mang theo 2 ngày lương, những toán quân Nga đã đi lang thang vào các làng mạc ven đường để xin ăn và tìm xăng!
Trong khi muĩ dùi ở phiá Nam có tiến triển nhờ có đường biển tiếp viện thì đoàn thiết kỵ cuả mũi dùi phía Bắc thủ đô Kyiv cuà Ukraine dài 40 miles (64 km), đã phải dậm chân tại chỗ vì không có tiếp liệu.
Vào ngày 11 tháng 3 này, viện quân sự hoàng gia ở London 'Royal United Services Institute (RUSI)' phân tích rằng mũi dùi phiá Bắc đã bị liệt máy (stalled), tan hàng (dispersed) và ẩn núp vào các hàng cây ven rừng. Chỉ có các loại súng đại bác tầm xa và hoả tiễn là còn hoạt động mà thôi.
Có người cho rằng thời tiết băng giá bất ngờ ở Ukraine đã làm cho các xe bọc sắt của Nga, khi không có xăng chạy máy, trở thành các tủ lạnh chết người, do đó quân lính phải đi vào rừng để trú thân.
Ngày hôm nay cũng không khá hơn, ngoại trừ quân Nga dựa vào thế có đại bác tầm xa, bom xăng, hoả tiễn bí mật gọi là Decoy-Dark (tên lửa có mồi nhử chia hai), đã gia tăng công pháo bừa bãi vào các thành phố, gây thương vong cho thường dân.
Mặc dù thế, ngày hôm qua, 3 vị Thủ Tướng cuả Ba Lan, Tiệp và Slovenia đã đi xe lửa tới thủ đô Kyiv đang bị vây hãm, đẻ chứng tỏ sự hậu thuẫn cho Ukraine và đồng thời, một cách đương nhiên dù không cố ý, 'trêu chọc' sự bất tài cuả Nga.
Theo ước tính cuả nhiều viện quân sự (mà viện RUSI là một) thì đã có khoảng 7 ngàn lính Nga thiệt mạng, 14 ngàn bị thương, một con số thương vong cao hơn số lính Mỹ sau 20 năm tham chiến tại Iraq và Afghanistan (Theo The New York Times).
Còn về thiết bị thì khoảng 10% đã bị phá hủy. Theo Ukraine thì con số ấy cao hơn, là 860 thiết bị trong đó có 362 xe tăng và 135 đại bác.
Nói cho cùng thì nếu Putin điên rồ nhất định đánh xả láng bằng cách tung hết 900 ngàn quân tại ngũ, 2 triệu quân trừ bị và cả lực lượng nguyên tử vào chiến trường, thì ông ta sẽ thắng...nhưng lúc đó nước Nga không có người gìn giữ biên cương ở phiá Đông và Nam với Trung Quốc và Nhật Bản, và ở phiá Bắc với các quốc gia Bắc Âu, là những nơi mà Nga đã có tranh chấp đất đai.
Còn theo lẽ bình thường thì cuộc chiến này càng kéo dài thì càng tăng thêm bất lợi cho Nga (Có thể vì thế mà HK tiếp tế cầm chừng cho Ukraine để nhử mồi chăng?). Trước đây Ukraine chỉ nhờ cậy vào những gì ít ỏi mà họ đã có mà đã ngăn chặn được một lực lượng lớn gấp 8 lần cuả mình, thì nay thêm sự hỗ trợ vũ khí dồi dào và tân tiến cuả Tây Âu và Mỹ, cuộc chiến sẽ phải đổi chiều rất sớm.
Thế giới vẫn hy vọng rằng Nga và Uktraine sẽ sớm tuyên bố đình chiến và hoà đàm thành công.
Nhưng cho dù cục diện có như thế nào thì nước Nga đã bị 'lột mặt nạ' rồi. Cái hào quang cuả một Hồng Quân bách chiến bách thắng không còn nữa, và những vũ khí bí mật đáng sợ cuả họ được triển khai trên chiến trường đã bị triệt tiêu sớm quá.
Điều này làm cho một quốc gia khác, là một 'copy' y chang cuả Nga, về tổ chức chính sách chiến lược chiến thuật, vũ khí, thiết bị... đang co rút và băn khoăn.
Đó là anh chàng có mộng bá quyền Trung Quốc.
Trung quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc xâm lăng cuả Nga, nhất là về phản ứng cuả cộng đồng Thế Giới. Hy vọng rằng sự thành công cuả Nga sẽ dẫn lối cho một dự định rất gần cuả Trung Quốc, là tấn công Đài Loan.
Theo AsiaNews thì kế hoạch tấn công Đài Loan đã được lên kế hoạch cho mùa thu năm tới. Ông Tập Cận Bình cần một "chiến thắng" để đảm bảo đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.
Tuy chính quyền Đài Bắc không xác nhận tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ ra, nhưng họ cho nó là đáng tin cậy.
Theo ông Vladimir Osechkin, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu gián điệp có tên là Gulag Net, cho biết ông đang sở hữu một số hồ sơ tình báo Nga.
Ông Osechkin công bố tài liệu trên Facebook ngày 4 tháng 3, trích dẫn một nhà phân tích của FSB, cơ quan tình báo nội bộ của Moscow. Theo tài liệu, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị tái chiếm Đài Loan vì ông "cần một chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba". Cuộc tấn công vào hòn đảo được lên kế hoạch vào trước Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm củng cố vị thế của ông, trước một cuộc tranh giành quyền lực "khổng lồ" đang diễn ra trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
Nhà phân tích tình báo Nga tuyên bố rằng hiệu ứng Ukraine đã "đóng cửa cơ hội" tấn công Đài Loan và điều này trở thành một cơ hội cho Mỹ "tống tiền ông Tập' trong những đàm phán sắp tới theo những điều kiện có lợi.
Một phóng viên Nga có tên là Christo Grozev cũng viết trong một bài đăng trên Twitter rằng hai người mà anh quen biết đang làm việc tại FSB cũng đã xác nhận: "Không nghi ngờ gì nữa, [báo cáo] được viết bởi một đồng nghiệp".
Vào sáng nay, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho biết ông chưa thể xác nhận tính xác thực của tiết lộ nhưng Đài Bắc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Bắc Kinh. Trước đó, ông Wu cho biết chính phủ Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những gì xảy ra ở Ukraine, đặc biệt là phản ứng đoàn kết của phương Tây và những vấn đề mà người Nga phải đối mặt trong chiến trường.
Sau vụ tấn công vũ trang của Nga vào Ukraine, Đài Loan đã nâng mức báo động quân sự. Các đơn vị hải quân của họ đang thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biển đảo Dongyin, cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc vài km.
Sau cuộc xâm lược Ukraine, người Đài Loan có vẻ sẵn sàng chiến đấu hơn để bảo vệ đất nước. Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Đài Loan công bố hôm qua cho thấy có tới 70,2% số người được phỏng vấn đã trả lời sẵn sàng cầm vũ khí chống lại hành động gây hấn của Bắc Kinh; Trước đó vào tháng 12, số người sẵn sàng chỉ ở mức 40,3% mà thôi.
Một câu hỏi được nêu ra là nếu ông Tập bỏ ý đình tấn công Đài Loan thì ông sẽ làm gì để có một "chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba" cuả ông?
Một "chiến thắng nho nhỏ" ở Biển Đông chăng? một gây hấn trong vùng đặc nhượng kinh tế của Việt Nam chẳng hạn, là một vùng không liên quan gì tới việc lưu thông tự do trên Biển Đông mà Hoa Ky đòi hỏì.