Hình ảnh được chúc phúc
Trong đời sống con người xưa nay hằng luôn cần có nhu cầu cần được chúc phúc.
Cha mẹ cảm thấy mình được chúc phúc, khi họ tìm gặp thành lập gia đình với nhau, nhất là khi họ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá ban cho có con. Con cháu là chúc phúc lành của Trời cao ban cho gia đình.
Con cháu nhận được chúc phúc lành ngay từ lúc còn thơ bé và trong suốt dọc đời sống từ cha mẹ mình qua sự sinh thành nuôi dưỡng, đào tạo giáo dục, mà cha mẹ vun xới xây dựng cho đời sống mình.
Chúc phúc lành mang đến cho đời sống hạnh phúc niềm vui, sức khoẻ mạnh. Chúc phúc lành hiển thị trong đời sống nơi thân xác và cùng trong tâm hồn tâm linh tinh thần.
Chúa Giêsu Kitô trong bài giảng mở đầu giáo lý - xưa nay gọi là Hiến chương nước trời, hay bài giảng Mối phúc thật - đã đề cập đến được chúc phúc lành. Nhưng bài giảng giáo lý đó diễn tả theo hai khía cạnh một bên bóng tối và một bên ánh sáng: phần bên ngoài thân xác thì phải hy sinh chịu đựng, nhưng phần đời sống tâm linh tinh thần lại được chúc phúc lành.
"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi.
Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy.
Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười.
Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương.
Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.” ( Lc 6, 20-23).
Trong đời sống đâu có ai muốn sự đau khổ, cảnh phải sống chịu đựng, hy sinh căng thẳng Nhưng điều đó lại gắn liền với đời sống con người.
Và trong suốt dọc đời sống, hầu như ai cũng đều có kinh nghiệm cảm nhận đời sống về sự căng thẳng, hy sinh chịu đựng, đau khổ càng to nhiều bao nhiêu, niềm vui đến tiếp sau đó cũng to lớn gấp lên theo, càng thâm sâu ý nghĩa nhiệm mầu hơn.
Cha mẹ nào cũng vui mừng chờ đợi ngày người con trong mình chào đời. Nhưng trước đó nhất là người mẹ đã phải hy sinh chịu đựng đau khổ về phần thân thể rất nhiều. Nhưng khi người con mở mắt cất tiếng khóc chào đời khoẻ mạnh, niềm vui mừng trào dâng từ trong tâm hồn cha mẹ hiển thị ra nơi đôi mắt với những giọt nước mắt hạnh phúc nhiệm mầu thần thánh. Người mẹ quên đi những hy sinh đau khổ chịu đựng trước đó. Chị cảm thấy được chúc phúc lành qua sự sống thân thể hình hài người con là tác phẩm tình yêu của tâm hồn cung lòng chị, mà Trời Cao chúc phúc ban cho.
Một người mẹ thuật lại khi con chị bị bệnh phải giải phẫu nơi bộ óc. Chị căng thẳng hồi hộp sống lo lắng bất an chờ đợi bên ngoài. Sau cuộc giải phẫu vừa phức tạp vừa kéo dài lâu em bé nằm bất tỉnh hôn mê. Đây là những giờ phút cực kỳ căng thẳng cho người mẹ, cho người cha, cho thân nhân gia đình. Vì họ phải trong hồi hộp chờ đợi xem em bé có tỉnh thức lại không...
Nhưng sau hơn 08 tiếng đồng hồ hôn mê, em bé bỗng mở mắt thức dậy kêu gọi mẹ, gọi cha... Gia đình canh thức bên giường bệnh vui mừng bật òa trong tiếng khóc hạnh phúc, nhất là nơi người mẹ. Giây phút thần thánh nhiệm mầu là chúc phúc lành cho em bé hồi sinh sống lại, cùng cho cả gia đình thể hiện đổ xuống trên họ. Tất cả người nhà thở ra nhẹ nhàng trong dòng nước mắt vui mừng thần thánh lăn chảy từ đôi khoé mắt xuống trên đôi gò má mệt mỏi, vì đã sống trải qua trong lo âu căng thẳng khủng hoảng…Thân nhân họ hàng ngậm ngùi trong vui mừng hạnh phúc đốt thắp cây nến dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Trời cao vì ân đức chúc lành này.
Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta khi xưa lúc còn sinh tiền đã viết thuật lại ngày vui mừng hạnh phúc nhất trong đời mình: ngày 03.02.1986. Khi đó Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị tông du thăm nước Ấn Độ, mẹ Teresa đã mời ngài đến thăm ngôi nhà Nirmal Hriday dành cho những người hấp hối. Đức Thánh Cha được mẹ Teresa dẫn đến thăm những người bệnh nằm hấp hối, ngài yên lặng ngắm nhìn từng người và không cầm được lòng xúc động đến nỗi để cho dòng nước mắt chẩy trào ra bên ngoài. Có thể Đức Thánh Cha đã nhìn tận mắt nơi đây trong ngôi nhà Nirmal Hriday cảnh thương tâm của con người và đồng thời chúc phúc lành tình yêu của Thiên Chúa. Và ngài đã nhận ra tin mừng chúc lành của Chúa được loan báo rao giảng cụ thể trong ngôi nhà này?
Đức Thánh Cha rất xúc động. Và sau cuộc thăm viếng ngài đã có những lời suy tư tâm huyết sâu xa nói với các chị em Nữ Tu phục vụ các người hấp hối trong ngôi nhà này:” Nirmal Hriday là nơi chốn của niềm hy vọng. Ngôi nhà này được xây dựng thành hình trên nền tảng sự can đảm và đức tin. Đó là không gian căn phòng của tình yêu thương ngự trị. Nirmal Hriday loan báo nhân phẩm sâu thẳm nhất của bản chất con người.
Nơi đây hình ảnh sự chăm sóc tràn đầy tình yêu thương âu yếm đùm bọc cho con người được thể hiện rõ ràng cụ thể. Điều này làm chứng rằng gía trị của mỗi sự sống con người không đo lường lệ thuộc vào thành tích cùng khả năng, cùng không dựa theo sức khoẻ hay bệnh tật, cũng không theo tuổi tác, nguổn gốc hay mầu da.
Nhân phẩm con người do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, tạo thành ban cho. Ngài đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài. Nhân phẩm giá trị này không bao giờ có thể bị tước đoạt phá hủy. Đó là điều cao cả thiêng liêng không thể bóp méo uốn nắn ra khác được. Trong con mắt nhìn của Thiên Chúa con người luôn luôn có gía trị cao qúi.”
Hình hài thân thể con người, nhân phẩm sự sống con người là chúc phúc lành của Thiên Chúa, dù con đường đời sống trải qua những giai đoạn lên xuống, phải hy sinh chịu đựng đau khổ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người xưa nay hằng luôn cần có nhu cầu cần được chúc phúc.
Cha mẹ cảm thấy mình được chúc phúc, khi họ tìm gặp thành lập gia đình với nhau, nhất là khi họ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá ban cho có con. Con cháu là chúc phúc lành của Trời cao ban cho gia đình.
Con cháu nhận được chúc phúc lành ngay từ lúc còn thơ bé và trong suốt dọc đời sống từ cha mẹ mình qua sự sinh thành nuôi dưỡng, đào tạo giáo dục, mà cha mẹ vun xới xây dựng cho đời sống mình.
Chúc phúc lành mang đến cho đời sống hạnh phúc niềm vui, sức khoẻ mạnh. Chúc phúc lành hiển thị trong đời sống nơi thân xác và cùng trong tâm hồn tâm linh tinh thần.
Chúa Giêsu Kitô trong bài giảng mở đầu giáo lý - xưa nay gọi là Hiến chương nước trời, hay bài giảng Mối phúc thật - đã đề cập đến được chúc phúc lành. Nhưng bài giảng giáo lý đó diễn tả theo hai khía cạnh một bên bóng tối và một bên ánh sáng: phần bên ngoài thân xác thì phải hy sinh chịu đựng, nhưng phần đời sống tâm linh tinh thần lại được chúc phúc lành.
"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi.
Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy.
Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười.
Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương.
Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.” ( Lc 6, 20-23).
Trong đời sống đâu có ai muốn sự đau khổ, cảnh phải sống chịu đựng, hy sinh căng thẳng Nhưng điều đó lại gắn liền với đời sống con người.
Và trong suốt dọc đời sống, hầu như ai cũng đều có kinh nghiệm cảm nhận đời sống về sự căng thẳng, hy sinh chịu đựng, đau khổ càng to nhiều bao nhiêu, niềm vui đến tiếp sau đó cũng to lớn gấp lên theo, càng thâm sâu ý nghĩa nhiệm mầu hơn.
Cha mẹ nào cũng vui mừng chờ đợi ngày người con trong mình chào đời. Nhưng trước đó nhất là người mẹ đã phải hy sinh chịu đựng đau khổ về phần thân thể rất nhiều. Nhưng khi người con mở mắt cất tiếng khóc chào đời khoẻ mạnh, niềm vui mừng trào dâng từ trong tâm hồn cha mẹ hiển thị ra nơi đôi mắt với những giọt nước mắt hạnh phúc nhiệm mầu thần thánh. Người mẹ quên đi những hy sinh đau khổ chịu đựng trước đó. Chị cảm thấy được chúc phúc lành qua sự sống thân thể hình hài người con là tác phẩm tình yêu của tâm hồn cung lòng chị, mà Trời Cao chúc phúc ban cho.
Một người mẹ thuật lại khi con chị bị bệnh phải giải phẫu nơi bộ óc. Chị căng thẳng hồi hộp sống lo lắng bất an chờ đợi bên ngoài. Sau cuộc giải phẫu vừa phức tạp vừa kéo dài lâu em bé nằm bất tỉnh hôn mê. Đây là những giờ phút cực kỳ căng thẳng cho người mẹ, cho người cha, cho thân nhân gia đình. Vì họ phải trong hồi hộp chờ đợi xem em bé có tỉnh thức lại không...
Nhưng sau hơn 08 tiếng đồng hồ hôn mê, em bé bỗng mở mắt thức dậy kêu gọi mẹ, gọi cha... Gia đình canh thức bên giường bệnh vui mừng bật òa trong tiếng khóc hạnh phúc, nhất là nơi người mẹ. Giây phút thần thánh nhiệm mầu là chúc phúc lành cho em bé hồi sinh sống lại, cùng cho cả gia đình thể hiện đổ xuống trên họ. Tất cả người nhà thở ra nhẹ nhàng trong dòng nước mắt vui mừng thần thánh lăn chảy từ đôi khoé mắt xuống trên đôi gò má mệt mỏi, vì đã sống trải qua trong lo âu căng thẳng khủng hoảng…Thân nhân họ hàng ngậm ngùi trong vui mừng hạnh phúc đốt thắp cây nến dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Trời cao vì ân đức chúc lành này.
Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta khi xưa lúc còn sinh tiền đã viết thuật lại ngày vui mừng hạnh phúc nhất trong đời mình: ngày 03.02.1986. Khi đó Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị tông du thăm nước Ấn Độ, mẹ Teresa đã mời ngài đến thăm ngôi nhà Nirmal Hriday dành cho những người hấp hối. Đức Thánh Cha được mẹ Teresa dẫn đến thăm những người bệnh nằm hấp hối, ngài yên lặng ngắm nhìn từng người và không cầm được lòng xúc động đến nỗi để cho dòng nước mắt chẩy trào ra bên ngoài. Có thể Đức Thánh Cha đã nhìn tận mắt nơi đây trong ngôi nhà Nirmal Hriday cảnh thương tâm của con người và đồng thời chúc phúc lành tình yêu của Thiên Chúa. Và ngài đã nhận ra tin mừng chúc lành của Chúa được loan báo rao giảng cụ thể trong ngôi nhà này?
Đức Thánh Cha rất xúc động. Và sau cuộc thăm viếng ngài đã có những lời suy tư tâm huyết sâu xa nói với các chị em Nữ Tu phục vụ các người hấp hối trong ngôi nhà này:” Nirmal Hriday là nơi chốn của niềm hy vọng. Ngôi nhà này được xây dựng thành hình trên nền tảng sự can đảm và đức tin. Đó là không gian căn phòng của tình yêu thương ngự trị. Nirmal Hriday loan báo nhân phẩm sâu thẳm nhất của bản chất con người.
Nơi đây hình ảnh sự chăm sóc tràn đầy tình yêu thương âu yếm đùm bọc cho con người được thể hiện rõ ràng cụ thể. Điều này làm chứng rằng gía trị của mỗi sự sống con người không đo lường lệ thuộc vào thành tích cùng khả năng, cùng không dựa theo sức khoẻ hay bệnh tật, cũng không theo tuổi tác, nguổn gốc hay mầu da.
Nhân phẩm con người do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, tạo thành ban cho. Ngài đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài. Nhân phẩm giá trị này không bao giờ có thể bị tước đoạt phá hủy. Đó là điều cao cả thiêng liêng không thể bóp méo uốn nắn ra khác được. Trong con mắt nhìn của Thiên Chúa con người luôn luôn có gía trị cao qúi.”
Hình hài thân thể con người, nhân phẩm sự sống con người là chúc phúc lành của Thiên Chúa, dù con đường đời sống trải qua những giai đoạn lên xuống, phải hy sinh chịu đựng đau khổ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long