Niềm Vui 1
Thế là năm 2021 đã trôi qua; một năm gây nên nỗi sợ hãi nhất trong cuộc đời chúng tôi. Dự thánh lễ giao thừa tại giáo xứ, chúng tôi có nhiều cảm xúc như xem lại thước phim của thời gian vừa qua và thấy lòng mở ra những hy vọng cho đời sống của mình, nhịp sống đạo của giáo xứ, nét tươi trẻ của Sài Gòn và một niềm vui chan hòa trên quê hương đất nước.
Lời bài hát trong thánh lễ như làm người giáo dân yên lòng trong cuộc sống: “Mùa Xuân đang xuống trên quê hương muôn người vui mừng. Vì xuân đem đến bao yên vui cho người sầu khổ. Lạy Chúa, con hát lên câu ca, ca tụng Chúa Trời. Tình Cha như ánh xuân yêu đương ấp ủ đời con.” Năm mới này, giáo xứ Vinh Sơn 3 có “hai điểm nhấn” đáng chú ý (mà cha chánh xứ Phanxico A. nói trước cộng đoàn), đó là toàn bộ ghế trong nhà thờ được thay đổi hết, màu ghế mới làm thánh đường sáng hẳn lên. Và giáo xứ đang chuẩn bị những công việc để mừng 50 năm thành lập giáo xứ vào năm 2023. Trước đó, chúng tôi nghĩ chỉ khi “hết Covid” thì mới thực hiện được việc thay ghế, nào ngờ, khi có bàn tay giáo dân trong giáo xứ và ở hải ngoại, việc này quá dễ dàng!
Xem Hình
Thế mới biết, sự chung sức của giáo dân mạnh mẽ dường nào. Giáo dân là thành phần dân Chúa không thể thiếu trong Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu. Một vị chủ chăn đã than rằng, khi dâng thánh lễ trực tuyến, Ngài nhìn vào ống kính, thấy buồn và khô khan, nhưng tin rằng có những giáo dân đang theo dõi để hiệp dâng thì cái ống kính kia mới “có hồn” trong tâm tư của Ngài.
Niềm Vui 2
Một thành viên Nhóm Bông Hồng Xanh vừa được phong chức phó tế, chúng tôi vui mừng mời em lại nhà trò chuyện và dùng bữa trưa thân tình. Vì không được dự lễ trực tiếp mà chỉ “online” nên chúng tôi ríu rít nói chuyện. Chúng tôi cười rung cả bàn vì nhắc lại những kỷ niệm khi đi công tác mà thấm nhất là chuyến đi vùng miền đông, chủ nhà buổi sáng không cho ăn gì, dù chỉ cần một bát mì gói, thế là thầy tập hát không nổi, muốn rũ cả người, rồi sau lễ, mua được ổ bánh mì, chúng tôi ăn ngồm ngoàm mà thiếu đi một chút lịch sự!
Chúng tôi nói với thầy phó tế trẻ: “Hành trang của quí bề trên đã cho quí Thầy đủ tròn trịa để sau này bước lên bàn thánh, nhưng với kinh nghiệm của người có tuổi, cô chỉ khuyên Thầy ba ý nhỏ: Thứ nhất là sử dụng bục giảng đúng chức năng; thứ hai là đừng ôm lấy 99 con chiên “mượt mà” rồi lơ đi một con chiên “đau khổ”, nó sẽ làm bạn với cọp rồi vồ Thấy đấy! Thứ ba là trong bất cứ tình huống nào, cũng không được xúc phạm cha mẹ người khác, vì điều đó không thể tha thứ được!”. Thầy phó tế vui vẻ gật gù, còn chúng tôi thì thấy vui vui trong lòng.
Vài ngày sau, khi đã “yên vị” ở nước ngoài, thầy goi điện cho chúng tôi, trò chuyện được vài câu thì nước mắt chảy xuống như mưa. Chúng tôi im lặng, trân trọng cảm xúc của người khác. Thì ra, ơn gọi ở bậc nào cũng có nốt trầm nốt bổng, cũng có nụ cười và nước mắt. Trong những cảm xúc ấy, chúng tôi hứa với Chúa, từ nay sẽ không có “cái nhìn khe khắt” đối với các vị mục tử: có kiêu căng một tí cũng được; mượt mà áo quần, điệu đàng một tí cũng chẳng sao; nóng tính hay “giáo sĩ trị” một vài khoảnh khắc chắc cũng không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”!
Chiều 29 Tết, một thầy phó tế khác chúng tôi mới quen, từ vùng sâu về ăn Tết ở Sài Gòn cũng ghé thăm. Chúng tôi “hết hồn” khi nghe thầy nói: “Mấy ngày trước em có ăn cơm với cha Thanh, nghe tin Cha bị sát hại, em rụng rời tay chân!” Chúng tôi đáp lời: “Chị sững sờ, nước mắt chảy xuống từ từ, chắc là ông Cố và anh chị em của cha khóc dữ lắm!?”. Thầy nói: “Không khóc được nữa ấy!”. Hôm sau, Đài phát thanh Công Giáo nước ngoài gọi Cha Thanh là “vị tử đạo mới”, lòng chúng tôi mới dịu lại một chút. Phải tin vào tình yêu Thiên Chúa mới không buồn trước biến cố này. Chúng tôi bùi ngùi nhớ lại chuyến đi công tác tại Gia Lai và Kontum năm 2013, một vùng truyền giáo rộng lớn…nay đã có máu đào đổ ra vì Tin Mừng Đức Kitô.
Niềm Vui 3
Chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn ngày Tết là việc làm chung của cả xã hội Việt Nam; ở các giáo xứ, giáo điểm thì càng không thể thiếu. Dù nhiều chuyến bay trong nước đã khởi hành; xe hợp đồng theo chuyến rất dễ thuê, nhưng chúng tôi quyết định chỉ rảo quanh đường phố Sài Gòn để chia sẻ với người lao động vất vả ngày 30 Tết. Đường phố Sài Gòn thưa thớt, người bán hoa mai hoa cúc ít hơn các năm trước. Chúng tôi tặng “tiền tươi” (không cần phong bì), chỉ chụp hình từ xa và hỏi thăm vài câu để biết hoàn cảnh người nhận quà: Bà cụ già chờ bán nốt mớ rau rồi đón xe về Cần Giuộc. Một ông dáng gầy gò ngồi ở công viên bán hoa: “Tui phụ giúp chủ vườn bán hoa, bán hết ba giỏ cúc này là về Bến Tre. Một cô bé có khuôn mặt khá xinh, em lượm nilon ngay bãi rác chợ Nghĩa Hòa (Tân Bình), nhận tiền của chúng tôi xong em bước đi thật nhanh. Có một ông ngồi trên đường Tô Hiến Thành, khi lại gần chúng tôi mới biết ông chờ nhà gần đó cúng xong thì xin nguyên mâm cúng về nhà; rồi một chú xe ôm; hai vợ chồng mang cau trầu từ An Giang lên Sài Gòn bán….những người lao động này nhận tiền thì ngạc nhiên trong ánh mắt nhiều hơn là niềm vui trên nụ cười. Chỉ đơn cử vài trường hợp, vì còn nhiều hoàn cảnh đáng thương nữa.
Dịp Noel vừa qua, chúng tôi chia sẻ cho vùng cao miền tây bắc; một bộ hình ảnh thật ấn tượng làm cho những ân nhân xúc động nên Mùa Chay sau Tết, chúng tôi tiếp tục tặng quà cho vùng này. Hơn nữa, cha giúp mục vụ vùng cao nói: “Người khó khăn thì mênh mông bao la cô ơi….Nhóm của cô trợ giúp thì chúng con lại đi chia tiếp!”.
Niềm Vui 4
Từ khi làm công tác bác ái xã hội, chúng tôi có cơ hội quen biết nhiều quí Cha, quí Sơ, quí Thầy; được thăm nhiều nhà thờ. Nếu gom những lần gặp gỡ ấy thì có một niềm vui đong đầy. Những ngày gần Tết, chúng tôi nhận được nhiều lời chúc Tết từ những vị ấy. Chúng tôi ưu tiên đáp lại những lời cầu chúc thân thương đó trước và trả lời họ hàng, thân hữu sau. Có cha ở miền trung mời chúng tôi bay ra và sẽ cùng thực hiện một hành trình. Cha ở miền bắc thì sẵn sàng chở chúng tôi đến mấy danh lam thắng cảnh và trở về thăm mộ cha ông tổ tiên gần nhà thờ chánh tòa Bùi Chu. Có mấy cha ở miền tây và ở vùng đất cuối nước Việt Nam mời trở lại thăm vùng sông nước…chúng tôi lại mơ màng nghĩ đến những chuyến đi.
Có lần, chúng tôi còn nghĩ vui thế này: quen biết nhiều “các đấng bậc” như thế, khi biết tin chúng tôi được Chúa gọi về, chắc là quí cha thương dâng lễ cầu nguyện cho, thế là chúng tôi “bắn một phát” lên góc thiên đàng. Nếu thánh Phêrô có hỏi thì khéo léo thưa rằng: “Xin ưu tiên cho con đền tội ở góc thiên đàng này, để được mát mẻ một chút, con hứa đền đủ tội, không dám lân la ra chỗ sang trọng của các thánh quấy rầy. Vui lòng cho con kết nối internet 10G trên thiên đàng này để con tiếp tục viết bài…”.
Còn vài tháng nữa, chúng tôi đánh dấu hành trình ba mươi năm công tác. Làm thế nào gọn, nhẹ cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay đây?. Hy vọng ơn Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng và niềm vui tiếp tục được lan tỏa.
Niềm Vui 5
Một tín hiệu vui mừng trong những ngày Tết: Sài Gòn đang là “vùng xanh” Covid. Người ta ra phố vui vẻ, đến phòng trà với phong thái lịch sự để thưởng thức ca nhạc. Dù khó khăn nhiều cách người Sài Gòn vẫn lạc quan và hy vọng. Đối với người Kitô hữu, năm nay là Xuân Hiệp Hành, đó là Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang, giáo dân dự thánh lễ ngày mồng một Tết đông vui, đủ sắc màu của trang phục. Nhiều người như trẩy hội, đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn để hành hương minh niên. Thánh lễ minh niên ngày mồng hai Tết, Đức TGM Giáo phận Sài Gòn đã nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ, công ơn của ông bà tổ tiên trong trách nhiệm của người Kitô hữu, rất sâu sắc.
Và Đức Cha đã kết thúc bài giảng như sau: “Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta những bậc cha mẹ, sinh thành nên chúng ta. Các Ngài đã rèn luyện và có được kết quả là chính cuộc đời của chúng ta hôm nay. Chúng ta ý thức như thế để cầu nguyện cho các đấng sinh thành đã qua đời; đồng thời cũng ý thức bổn phận đối với cha mẹ còn đang sống, nhất là đã già yếu, bệnh tật. Chúng ta hay quên trách nhiệm này. Lời Chúa soi sáng cho chúng ta nhưng chính ân sủng của Chúa mới biến đổi chúng ta. Chúng ta dâng thánh lễ này, xin quyền năng Phục Sinh của Chúa ban cho các linh hồn đã qua đời được tham dự vào sự sống lại của Chúa. Xin quyền năng Thánh Thể biến đổi và ban cho chúng ta sự sống đầy tràn, để đời sống cá nhân, gia đình và xã hội được biến đổi, làm nên một cộng đồng mới, một xã hội mới, biết đặt nền tảng trên tình thương, trên sự sống, chứ không đặt trên nền tảng vật chất, tiền bạc và sự giả dối. Nguyện xin Chúa tuôn đổ ơn lành cho tất cả cộng đoàn chúng ta. Amen”.
Qua một năm dịch bệnh kinh hoàng, chúng tôi thấy mình “vẫn còn sống” để hiệp thông với Giáo Hội địa phương trong thánh lễ giao thừa thánh lễ, trong thánh lễ trực tuyến, để nhận ra hồng ân Thiên Chúa vẫn đổ xuống trên chúng tôi từng ngày. Xin tạ ơn Người vì đó là một niềm vui không “cân, đo, đong, đếm” được!
Maria Vũ Loan
Thế là năm 2021 đã trôi qua; một năm gây nên nỗi sợ hãi nhất trong cuộc đời chúng tôi. Dự thánh lễ giao thừa tại giáo xứ, chúng tôi có nhiều cảm xúc như xem lại thước phim của thời gian vừa qua và thấy lòng mở ra những hy vọng cho đời sống của mình, nhịp sống đạo của giáo xứ, nét tươi trẻ của Sài Gòn và một niềm vui chan hòa trên quê hương đất nước.
Lời bài hát trong thánh lễ như làm người giáo dân yên lòng trong cuộc sống: “Mùa Xuân đang xuống trên quê hương muôn người vui mừng. Vì xuân đem đến bao yên vui cho người sầu khổ. Lạy Chúa, con hát lên câu ca, ca tụng Chúa Trời. Tình Cha như ánh xuân yêu đương ấp ủ đời con.” Năm mới này, giáo xứ Vinh Sơn 3 có “hai điểm nhấn” đáng chú ý (mà cha chánh xứ Phanxico A. nói trước cộng đoàn), đó là toàn bộ ghế trong nhà thờ được thay đổi hết, màu ghế mới làm thánh đường sáng hẳn lên. Và giáo xứ đang chuẩn bị những công việc để mừng 50 năm thành lập giáo xứ vào năm 2023. Trước đó, chúng tôi nghĩ chỉ khi “hết Covid” thì mới thực hiện được việc thay ghế, nào ngờ, khi có bàn tay giáo dân trong giáo xứ và ở hải ngoại, việc này quá dễ dàng!
Xem Hình
Thế mới biết, sự chung sức của giáo dân mạnh mẽ dường nào. Giáo dân là thành phần dân Chúa không thể thiếu trong Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu. Một vị chủ chăn đã than rằng, khi dâng thánh lễ trực tuyến, Ngài nhìn vào ống kính, thấy buồn và khô khan, nhưng tin rằng có những giáo dân đang theo dõi để hiệp dâng thì cái ống kính kia mới “có hồn” trong tâm tư của Ngài.
Niềm Vui 2
Một thành viên Nhóm Bông Hồng Xanh vừa được phong chức phó tế, chúng tôi vui mừng mời em lại nhà trò chuyện và dùng bữa trưa thân tình. Vì không được dự lễ trực tiếp mà chỉ “online” nên chúng tôi ríu rít nói chuyện. Chúng tôi cười rung cả bàn vì nhắc lại những kỷ niệm khi đi công tác mà thấm nhất là chuyến đi vùng miền đông, chủ nhà buổi sáng không cho ăn gì, dù chỉ cần một bát mì gói, thế là thầy tập hát không nổi, muốn rũ cả người, rồi sau lễ, mua được ổ bánh mì, chúng tôi ăn ngồm ngoàm mà thiếu đi một chút lịch sự!
Chúng tôi nói với thầy phó tế trẻ: “Hành trang của quí bề trên đã cho quí Thầy đủ tròn trịa để sau này bước lên bàn thánh, nhưng với kinh nghiệm của người có tuổi, cô chỉ khuyên Thầy ba ý nhỏ: Thứ nhất là sử dụng bục giảng đúng chức năng; thứ hai là đừng ôm lấy 99 con chiên “mượt mà” rồi lơ đi một con chiên “đau khổ”, nó sẽ làm bạn với cọp rồi vồ Thấy đấy! Thứ ba là trong bất cứ tình huống nào, cũng không được xúc phạm cha mẹ người khác, vì điều đó không thể tha thứ được!”. Thầy phó tế vui vẻ gật gù, còn chúng tôi thì thấy vui vui trong lòng.
Vài ngày sau, khi đã “yên vị” ở nước ngoài, thầy goi điện cho chúng tôi, trò chuyện được vài câu thì nước mắt chảy xuống như mưa. Chúng tôi im lặng, trân trọng cảm xúc của người khác. Thì ra, ơn gọi ở bậc nào cũng có nốt trầm nốt bổng, cũng có nụ cười và nước mắt. Trong những cảm xúc ấy, chúng tôi hứa với Chúa, từ nay sẽ không có “cái nhìn khe khắt” đối với các vị mục tử: có kiêu căng một tí cũng được; mượt mà áo quần, điệu đàng một tí cũng chẳng sao; nóng tính hay “giáo sĩ trị” một vài khoảnh khắc chắc cũng không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”!
Chiều 29 Tết, một thầy phó tế khác chúng tôi mới quen, từ vùng sâu về ăn Tết ở Sài Gòn cũng ghé thăm. Chúng tôi “hết hồn” khi nghe thầy nói: “Mấy ngày trước em có ăn cơm với cha Thanh, nghe tin Cha bị sát hại, em rụng rời tay chân!” Chúng tôi đáp lời: “Chị sững sờ, nước mắt chảy xuống từ từ, chắc là ông Cố và anh chị em của cha khóc dữ lắm!?”. Thầy nói: “Không khóc được nữa ấy!”. Hôm sau, Đài phát thanh Công Giáo nước ngoài gọi Cha Thanh là “vị tử đạo mới”, lòng chúng tôi mới dịu lại một chút. Phải tin vào tình yêu Thiên Chúa mới không buồn trước biến cố này. Chúng tôi bùi ngùi nhớ lại chuyến đi công tác tại Gia Lai và Kontum năm 2013, một vùng truyền giáo rộng lớn…nay đã có máu đào đổ ra vì Tin Mừng Đức Kitô.
Niềm Vui 3
Chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn ngày Tết là việc làm chung của cả xã hội Việt Nam; ở các giáo xứ, giáo điểm thì càng không thể thiếu. Dù nhiều chuyến bay trong nước đã khởi hành; xe hợp đồng theo chuyến rất dễ thuê, nhưng chúng tôi quyết định chỉ rảo quanh đường phố Sài Gòn để chia sẻ với người lao động vất vả ngày 30 Tết. Đường phố Sài Gòn thưa thớt, người bán hoa mai hoa cúc ít hơn các năm trước. Chúng tôi tặng “tiền tươi” (không cần phong bì), chỉ chụp hình từ xa và hỏi thăm vài câu để biết hoàn cảnh người nhận quà: Bà cụ già chờ bán nốt mớ rau rồi đón xe về Cần Giuộc. Một ông dáng gầy gò ngồi ở công viên bán hoa: “Tui phụ giúp chủ vườn bán hoa, bán hết ba giỏ cúc này là về Bến Tre. Một cô bé có khuôn mặt khá xinh, em lượm nilon ngay bãi rác chợ Nghĩa Hòa (Tân Bình), nhận tiền của chúng tôi xong em bước đi thật nhanh. Có một ông ngồi trên đường Tô Hiến Thành, khi lại gần chúng tôi mới biết ông chờ nhà gần đó cúng xong thì xin nguyên mâm cúng về nhà; rồi một chú xe ôm; hai vợ chồng mang cau trầu từ An Giang lên Sài Gòn bán….những người lao động này nhận tiền thì ngạc nhiên trong ánh mắt nhiều hơn là niềm vui trên nụ cười. Chỉ đơn cử vài trường hợp, vì còn nhiều hoàn cảnh đáng thương nữa.
Dịp Noel vừa qua, chúng tôi chia sẻ cho vùng cao miền tây bắc; một bộ hình ảnh thật ấn tượng làm cho những ân nhân xúc động nên Mùa Chay sau Tết, chúng tôi tiếp tục tặng quà cho vùng này. Hơn nữa, cha giúp mục vụ vùng cao nói: “Người khó khăn thì mênh mông bao la cô ơi….Nhóm của cô trợ giúp thì chúng con lại đi chia tiếp!”.
Niềm Vui 4
Từ khi làm công tác bác ái xã hội, chúng tôi có cơ hội quen biết nhiều quí Cha, quí Sơ, quí Thầy; được thăm nhiều nhà thờ. Nếu gom những lần gặp gỡ ấy thì có một niềm vui đong đầy. Những ngày gần Tết, chúng tôi nhận được nhiều lời chúc Tết từ những vị ấy. Chúng tôi ưu tiên đáp lại những lời cầu chúc thân thương đó trước và trả lời họ hàng, thân hữu sau. Có cha ở miền trung mời chúng tôi bay ra và sẽ cùng thực hiện một hành trình. Cha ở miền bắc thì sẵn sàng chở chúng tôi đến mấy danh lam thắng cảnh và trở về thăm mộ cha ông tổ tiên gần nhà thờ chánh tòa Bùi Chu. Có mấy cha ở miền tây và ở vùng đất cuối nước Việt Nam mời trở lại thăm vùng sông nước…chúng tôi lại mơ màng nghĩ đến những chuyến đi.
Có lần, chúng tôi còn nghĩ vui thế này: quen biết nhiều “các đấng bậc” như thế, khi biết tin chúng tôi được Chúa gọi về, chắc là quí cha thương dâng lễ cầu nguyện cho, thế là chúng tôi “bắn một phát” lên góc thiên đàng. Nếu thánh Phêrô có hỏi thì khéo léo thưa rằng: “Xin ưu tiên cho con đền tội ở góc thiên đàng này, để được mát mẻ một chút, con hứa đền đủ tội, không dám lân la ra chỗ sang trọng của các thánh quấy rầy. Vui lòng cho con kết nối internet 10G trên thiên đàng này để con tiếp tục viết bài…”.
Còn vài tháng nữa, chúng tôi đánh dấu hành trình ba mươi năm công tác. Làm thế nào gọn, nhẹ cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay đây?. Hy vọng ơn Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng và niềm vui tiếp tục được lan tỏa.
Niềm Vui 5
Một tín hiệu vui mừng trong những ngày Tết: Sài Gòn đang là “vùng xanh” Covid. Người ta ra phố vui vẻ, đến phòng trà với phong thái lịch sự để thưởng thức ca nhạc. Dù khó khăn nhiều cách người Sài Gòn vẫn lạc quan và hy vọng. Đối với người Kitô hữu, năm nay là Xuân Hiệp Hành, đó là Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang, giáo dân dự thánh lễ ngày mồng một Tết đông vui, đủ sắc màu của trang phục. Nhiều người như trẩy hội, đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn để hành hương minh niên. Thánh lễ minh niên ngày mồng hai Tết, Đức TGM Giáo phận Sài Gòn đã nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ, công ơn của ông bà tổ tiên trong trách nhiệm của người Kitô hữu, rất sâu sắc.
Và Đức Cha đã kết thúc bài giảng như sau: “Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta những bậc cha mẹ, sinh thành nên chúng ta. Các Ngài đã rèn luyện và có được kết quả là chính cuộc đời của chúng ta hôm nay. Chúng ta ý thức như thế để cầu nguyện cho các đấng sinh thành đã qua đời; đồng thời cũng ý thức bổn phận đối với cha mẹ còn đang sống, nhất là đã già yếu, bệnh tật. Chúng ta hay quên trách nhiệm này. Lời Chúa soi sáng cho chúng ta nhưng chính ân sủng của Chúa mới biến đổi chúng ta. Chúng ta dâng thánh lễ này, xin quyền năng Phục Sinh của Chúa ban cho các linh hồn đã qua đời được tham dự vào sự sống lại của Chúa. Xin quyền năng Thánh Thể biến đổi và ban cho chúng ta sự sống đầy tràn, để đời sống cá nhân, gia đình và xã hội được biến đổi, làm nên một cộng đồng mới, một xã hội mới, biết đặt nền tảng trên tình thương, trên sự sống, chứ không đặt trên nền tảng vật chất, tiền bạc và sự giả dối. Nguyện xin Chúa tuôn đổ ơn lành cho tất cả cộng đoàn chúng ta. Amen”.
Qua một năm dịch bệnh kinh hoàng, chúng tôi thấy mình “vẫn còn sống” để hiệp thông với Giáo Hội địa phương trong thánh lễ giao thừa thánh lễ, trong thánh lễ trực tuyến, để nhận ra hồng ân Thiên Chúa vẫn đổ xuống trên chúng tôi từng ngày. Xin tạ ơn Người vì đó là một niềm vui không “cân, đo, đong, đếm” được!
Maria Vũ Loan