Khi cảnh sát Kazakhstan bắt giữ cựu giám đốc tình báo và các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục diễn ra, một linh mục từng truyền giáo ở quốc gia này cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng mang tính chính trị và có thể biến thành một chiến dịch dân tộc chủ nghĩa và chống phương Tây.
Các cuộc biểu tình bạo lực nhấn chìm Kazakhstan đại diện cho một “cuộc khủng hoảng chính trị thực sự” và không phải là cuộc nổi dậy đơn giản chống lại việc tăng giá nhiên liệu.
Cha Edoardo Canetta đã đưa ra lập trường trên về tình hình đầy biến động ở quốc gia Trung Á trong nhận xét với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vị linh mục Công Giáo người Ý đã có 20 năm ở Kazakhstan với tư cách là nhà truyền giáo, trong đó có 5 năm là Tổng đại diện của Trung Á, và hiện là giáo sư tại Học viện Thánh Ambrosiô ở Milan.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào ngày 2 tháng Giêng tại thị trấn Zhanaozen sau khi chính phủ loại bỏ giới hạn đối với giá khí hóa lỏng, gọi tắt là LPG, khiến giá LPG tăng gấp đôi.
Chính phủ sau đó đã lùi lại, áp đặt lại mức giá ban đầu trong 6 tháng, nhưng lúc đó đã quá muộn, các cuộc biểu tình đã nhấn chìm cả quốc gia, đặc biệt là trung tâm tài chính Almaty.
Nói chuyện với Fides, Cha Canetta chỉ ra rằng những người Kazakhstan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá nhiên liệu là những người thuộc tầng lớp trung lưu mới, vì nhiều công dân nghèo hơn, chiếm một nửa dân số, không có xe hơi.
Ngài nhấn mạnh rằng “Cho đến năm ngoái, nhiên liệu ở Kazakhstan được bán với giá 40 xu một lít, là một mức giá thấp đến mức không tưởng tượng nổi ở Ý. Ngày nay mức giá đó đã tăng lên gấp đôi, đồng thời lạm phát đã lên đến những đỉnh rất cao”.
Những yếu tố này làm chao đảo những người Kazakhstan có xe hơi, những người mà ngài nói rằng không hiểu “tại sao một quốc gia sống nhờ khí đốt và dầu mỏ lại phải trả nhiều tiền cho dầu và khí đốt như vậy”.
Kazakhstan có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, nhưng khoảng 3/4 sản lượng được xuất khẩu.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, Kazakhstan rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp và phải ký các hợp đồng dài hạn với các công ty dầu khí với giá phải trả là những lợi nhuận trong tương lai.
Các hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, và các công ty nước ngoài chỉ trả một phần nhỏ lợi nhuận từ việc khai thác dầu và khí đốt cho đất nước.
“Các công ty nước ngoài lớn đã làm giàu từ hoạt động này được thực hiện trên lãnh thổ Kazakhstan, mặt khác, họ đã hỗ trợ đầu tư và mang lại công nghệ, nghiên cứu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người dân Kazakhstan không hiểu lý do của những thỏa thuận này và tiếp tục đòi quyền sở hữu các tài nguyên của quốc gia”.
Khi những người biểu tình trở nên bạo lực, đốt cháy xe hơi và các tòa nhà của nhà nước, chính phủ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo. Tổng thống ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình mà không cần cảnh báo trước.
Hàng chục người đã bị giết và hàng nghìn người bị giam giữ. Internet nhanh chóng bị tắt và các kết nối điện thoại lúc có lúc không.
Cha Guido Trezzani, Giám đốc Caritas Kazakhstan, nói với Fides rằng nhân viên của ngài đã không thể đến văn phòng của họ ở Almaty.
Ngài cho biết: “Chúng tôi cách tòa nhà chính phủ khoảng một km rưỡi, và chúng tôi nghe thấy tiếng súng,”
Ngài nói thêm rằng nhân viên Caritas hiện đang an toàn nhưng điều tốt nhất lúc này là ở nhà.
Những người biểu tình giận dữ đã xông vào tòa thị chính ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan. Những người biểu tình cũng đột nhập và đốt các tòa nhà công cộng khác, Cả dinh tổng thống cũng bị đốt.
Nhưng lực lượng an ninh đã phản ứng gay gắt. Một nữ phát ngôn viên của cảnh sát nói rằng hàng chục kẻ tấn công đã bị “thanh lý”. Thanh lý là từ ngữ mà cô ta dùng.
Các nhà chức trách cũng nói rằng ít nhất một chục cảnh sát đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, và hàng trăm người bị thương.
Một cảnh sát được cho là đã bị chặt đầu, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các cuộc đụng độ leo thang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với sự cai trị độc tài ở quốc gia Trung Á này.
Nga đã đưa quân vào đàn áp cuộc biểu tình. Họ nói là để gìn giữ hòa bình. Kazakhstan từng là một quốc gia trong khối Liên Sô trước khi giành được độc lập sau khi Liên Sô tan rã.
Source:Vatican NewsKazakhstan protests ‘could spark anti-Western flareup’
Các cuộc biểu tình bạo lực nhấn chìm Kazakhstan đại diện cho một “cuộc khủng hoảng chính trị thực sự” và không phải là cuộc nổi dậy đơn giản chống lại việc tăng giá nhiên liệu.
Cha Edoardo Canetta đã đưa ra lập trường trên về tình hình đầy biến động ở quốc gia Trung Á trong nhận xét với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vị linh mục Công Giáo người Ý đã có 20 năm ở Kazakhstan với tư cách là nhà truyền giáo, trong đó có 5 năm là Tổng đại diện của Trung Á, và hiện là giáo sư tại Học viện Thánh Ambrosiô ở Milan.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào ngày 2 tháng Giêng tại thị trấn Zhanaozen sau khi chính phủ loại bỏ giới hạn đối với giá khí hóa lỏng, gọi tắt là LPG, khiến giá LPG tăng gấp đôi.
Chính phủ sau đó đã lùi lại, áp đặt lại mức giá ban đầu trong 6 tháng, nhưng lúc đó đã quá muộn, các cuộc biểu tình đã nhấn chìm cả quốc gia, đặc biệt là trung tâm tài chính Almaty.
Nói chuyện với Fides, Cha Canetta chỉ ra rằng những người Kazakhstan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá nhiên liệu là những người thuộc tầng lớp trung lưu mới, vì nhiều công dân nghèo hơn, chiếm một nửa dân số, không có xe hơi.
Ngài nhấn mạnh rằng “Cho đến năm ngoái, nhiên liệu ở Kazakhstan được bán với giá 40 xu một lít, là một mức giá thấp đến mức không tưởng tượng nổi ở Ý. Ngày nay mức giá đó đã tăng lên gấp đôi, đồng thời lạm phát đã lên đến những đỉnh rất cao”.
Những yếu tố này làm chao đảo những người Kazakhstan có xe hơi, những người mà ngài nói rằng không hiểu “tại sao một quốc gia sống nhờ khí đốt và dầu mỏ lại phải trả nhiều tiền cho dầu và khí đốt như vậy”.
Kazakhstan có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, nhưng khoảng 3/4 sản lượng được xuất khẩu.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, Kazakhstan rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp và phải ký các hợp đồng dài hạn với các công ty dầu khí với giá phải trả là những lợi nhuận trong tương lai.
Các hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, và các công ty nước ngoài chỉ trả một phần nhỏ lợi nhuận từ việc khai thác dầu và khí đốt cho đất nước.
“Các công ty nước ngoài lớn đã làm giàu từ hoạt động này được thực hiện trên lãnh thổ Kazakhstan, mặt khác, họ đã hỗ trợ đầu tư và mang lại công nghệ, nghiên cứu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người dân Kazakhstan không hiểu lý do của những thỏa thuận này và tiếp tục đòi quyền sở hữu các tài nguyên của quốc gia”.
Khi những người biểu tình trở nên bạo lực, đốt cháy xe hơi và các tòa nhà của nhà nước, chính phủ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo. Tổng thống ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình mà không cần cảnh báo trước.
Hàng chục người đã bị giết và hàng nghìn người bị giam giữ. Internet nhanh chóng bị tắt và các kết nối điện thoại lúc có lúc không.
Cha Guido Trezzani, Giám đốc Caritas Kazakhstan, nói với Fides rằng nhân viên của ngài đã không thể đến văn phòng của họ ở Almaty.
Ngài cho biết: “Chúng tôi cách tòa nhà chính phủ khoảng một km rưỡi, và chúng tôi nghe thấy tiếng súng,”
Ngài nói thêm rằng nhân viên Caritas hiện đang an toàn nhưng điều tốt nhất lúc này là ở nhà.
Những người biểu tình giận dữ đã xông vào tòa thị chính ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan. Những người biểu tình cũng đột nhập và đốt các tòa nhà công cộng khác, Cả dinh tổng thống cũng bị đốt.
Nhưng lực lượng an ninh đã phản ứng gay gắt. Một nữ phát ngôn viên của cảnh sát nói rằng hàng chục kẻ tấn công đã bị “thanh lý”. Thanh lý là từ ngữ mà cô ta dùng.
Các nhà chức trách cũng nói rằng ít nhất một chục cảnh sát đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, và hàng trăm người bị thương.
Một cảnh sát được cho là đã bị chặt đầu, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các cuộc đụng độ leo thang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với sự cai trị độc tài ở quốc gia Trung Á này.
Nga đã đưa quân vào đàn áp cuộc biểu tình. Họ nói là để gìn giữ hòa bình. Kazakhstan từng là một quốc gia trong khối Liên Sô trước khi giành được độc lập sau khi Liên Sô tan rã.
Source:Vatican News