Hình ảnh địa danh Bethlehem
Tiên tri Micha vào khoảng thế kỷ 8. Trước Chúa giáng sinh đã tiên báo: “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thủy, từ muôn đời.” ( Micha 5,2.).
Căn cứ theo kinh thánh trước và sau Chúa Jesu viết thuật lại, địa danh Bethlehem là nơi Chúa Jesu sinh ra trên trần thế.
Vậy hình ảnh lịch sử địa danh này là gì?
Bethlehem là một địa danh nhỏ nằm ở miền Nam nước Do Thái, vùng Judea.
Theo nguyên ngữ tên Bethlehem được hiểu là ” ngôi nhà lương thực”, có thể hiểu là lương thực bánh mì, hay lương thực thịt.
Trong dòng lịch sử Kinh Thánh địa danh Bethlehem đã được nói đến trong sách Sáng Thế ký ( St 35,19) Bà Rakel, vợ của tổ phụ Giacóp được an táng nơi đây.
Sau khi 12 chi tộc dân Israel chiếm vùng Canaan, vùng Bethlehem được phân chia cho chi tộc Juda ( 1. Sách Biên niên sử 4,22)
Bethlehem là quê hương của vua David ( 1 sách Samuel 16,1), nơi mà ngôn sứ Micha đã tiên báo đấng cứu thế Messia là dòng dõi con vua David sẽ sinh ra (Micha 5,1). Ngôn sứ Micha đã viết địa danh này với tên Bethlehem Efrata để phân biệt với một địa danh khác cũng trùng tên Bethlehem thuộc vùng chi tộc Sebulon nằm ở phía tây bắc xa khoảng 11 cây số miền bắc nước Do Thjái vùng Nazaret ( Sách Josua 19,15).
Bethlehem là quê hương của gia đình David. Hồi còn trai trẻ David sống đời chăn chiên cừu ngoài cánh đồng giúp gia đình. Thiên Chúa sai sai ngôn sứ Samuel đến Bethlehem xức dầu phong cho David làm vua (1 sách Samuel 16,4).
Thời vua Kyro nước Batư, dân Do Thái bị sống lưu đầy bên đó được nhà Vua rộng lượng cho hồi hương trở về quê hương cũ nước Do Thái ( Sách Ester 1,1-11). Trong số những người hồi hương, 123 người đàn ông của Bethlehem trở về làng quê cũ Bethelem sinh sống. (Sách Ester 2,21).
Lời tiên tri của ngôn sứ Micha thuở xưa Bethlehem là nơi sinh ra của vị cứu thế, con Thiên Chúa, mang niềm hy vọng đến cho dân Thiên Chúa ( Micha 5,1) trở thành hiện thực như các Thánh sử Mattheo ( 2,1), Luca (2,4-11) và Gioan (7,42) viết thuật lại trong các sách phúc âm về đời Chúa Giêsu.
Địa danh Bethlehem vì thế trở thành thánh địa hành hương tôn giáo của người Công Giáo, người Chính Thống giáo, người Tin Lành trên thế giới. Địa danh Bethlehem cũng trở thành địa danh lịch sử văn hóa nổi tiếng khắp hoàn cầu.
Theo tập tục còn lưu truyền từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, những người tín hữu Chúa Kitô thời Giáo hội sơ khai lúc ban đầu cũng đã tôn kính nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra trong một hang chuồng nuôi xúc vật ngay trong vùng làng Bethlehem Efrata.
Năm 333 sau Chúa giáng sinh Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino, sau chuyến hành hương sang đất thánh đã cho xây dựng đền thờ kính Chúa giáng sinh ngay trên địa điểm này.
Ở dưới tầng hầm thánh đường Chúa giáng sinh ở Bethlehem theo tương truyền là nơi có chuồng cho chiên cừu bò lừa với máng đựng rơm cỏ cho chúng ăn. Trong máng cỏ này hài nhi Giesu đã được mẹ Maria đặt nằm sau khi mở mắt chào đời.
Năm 1717 một hình ngôi sao lớn bằng đá cẩm thạch mầu sắc với 14 cánh được khắc lát trên nền nhà, để đánh dấu ghi nhớ nơi Chúa Giêsu vị cứu thế đã sinh ra nằm nơi đây với dòng chữ ” Hic de virgine Maria Jesus Christus natus est – Chính tại nơi đây Đức Mẹ Maria đồng trinh đã hạ sinh Chúa Giêsu Kitô.”
Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, theo kinh thánh viết tường thuật lại ở Bethlehem - ngôi nhà lương thực, ngôi nhà bánh mì.
Sau này trên đường đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, vì thế Chúa Giêsu Kitô đã nói về nguồn gốc chính mình “ là bánh ban sự sống”.
Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra ở Bethlehem - ngôi nhà lương thực, vùng làng quê hẻo lánh cùng nhỏ bé không mấy ai biết đến. Sau này lớn lên Ngài trở thành một nhân vật có sức thu hút con người trong xã hội với quyền năng thần thánh của Thiên Chúa. Và sau sự chết cùng phục sinh sống lại, Ngài trở thành vị cứu tinh, Đấng cứu thế cho con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi mà Ông Bà nguyên tổ Adong Evà đã gây ra.
Từ Bethlehem- ngôi nhà lương thực nơi sinh ra, Chúa Giêsu Kitô trở thành lương thực cho đời sống đức tin con người vào Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tiên tri Micha vào khoảng thế kỷ 8. Trước Chúa giáng sinh đã tiên báo: “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thủy, từ muôn đời.” ( Micha 5,2.).
Căn cứ theo kinh thánh trước và sau Chúa Jesu viết thuật lại, địa danh Bethlehem là nơi Chúa Jesu sinh ra trên trần thế.
Vậy hình ảnh lịch sử địa danh này là gì?
Bethlehem là một địa danh nhỏ nằm ở miền Nam nước Do Thái, vùng Judea.
Theo nguyên ngữ tên Bethlehem được hiểu là ” ngôi nhà lương thực”, có thể hiểu là lương thực bánh mì, hay lương thực thịt.
Trong dòng lịch sử Kinh Thánh địa danh Bethlehem đã được nói đến trong sách Sáng Thế ký ( St 35,19) Bà Rakel, vợ của tổ phụ Giacóp được an táng nơi đây.
Sau khi 12 chi tộc dân Israel chiếm vùng Canaan, vùng Bethlehem được phân chia cho chi tộc Juda ( 1. Sách Biên niên sử 4,22)
Bethlehem là quê hương của vua David ( 1 sách Samuel 16,1), nơi mà ngôn sứ Micha đã tiên báo đấng cứu thế Messia là dòng dõi con vua David sẽ sinh ra (Micha 5,1). Ngôn sứ Micha đã viết địa danh này với tên Bethlehem Efrata để phân biệt với một địa danh khác cũng trùng tên Bethlehem thuộc vùng chi tộc Sebulon nằm ở phía tây bắc xa khoảng 11 cây số miền bắc nước Do Thjái vùng Nazaret ( Sách Josua 19,15).
Bethlehem là quê hương của gia đình David. Hồi còn trai trẻ David sống đời chăn chiên cừu ngoài cánh đồng giúp gia đình. Thiên Chúa sai sai ngôn sứ Samuel đến Bethlehem xức dầu phong cho David làm vua (1 sách Samuel 16,4).
Thời vua Kyro nước Batư, dân Do Thái bị sống lưu đầy bên đó được nhà Vua rộng lượng cho hồi hương trở về quê hương cũ nước Do Thái ( Sách Ester 1,1-11). Trong số những người hồi hương, 123 người đàn ông của Bethlehem trở về làng quê cũ Bethelem sinh sống. (Sách Ester 2,21).
Lời tiên tri của ngôn sứ Micha thuở xưa Bethlehem là nơi sinh ra của vị cứu thế, con Thiên Chúa, mang niềm hy vọng đến cho dân Thiên Chúa ( Micha 5,1) trở thành hiện thực như các Thánh sử Mattheo ( 2,1), Luca (2,4-11) và Gioan (7,42) viết thuật lại trong các sách phúc âm về đời Chúa Giêsu.
Địa danh Bethlehem vì thế trở thành thánh địa hành hương tôn giáo của người Công Giáo, người Chính Thống giáo, người Tin Lành trên thế giới. Địa danh Bethlehem cũng trở thành địa danh lịch sử văn hóa nổi tiếng khắp hoàn cầu.
Theo tập tục còn lưu truyền từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, những người tín hữu Chúa Kitô thời Giáo hội sơ khai lúc ban đầu cũng đã tôn kính nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra trong một hang chuồng nuôi xúc vật ngay trong vùng làng Bethlehem Efrata.
Năm 333 sau Chúa giáng sinh Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino, sau chuyến hành hương sang đất thánh đã cho xây dựng đền thờ kính Chúa giáng sinh ngay trên địa điểm này.
Ở dưới tầng hầm thánh đường Chúa giáng sinh ở Bethlehem theo tương truyền là nơi có chuồng cho chiên cừu bò lừa với máng đựng rơm cỏ cho chúng ăn. Trong máng cỏ này hài nhi Giesu đã được mẹ Maria đặt nằm sau khi mở mắt chào đời.
Năm 1717 một hình ngôi sao lớn bằng đá cẩm thạch mầu sắc với 14 cánh được khắc lát trên nền nhà, để đánh dấu ghi nhớ nơi Chúa Giêsu vị cứu thế đã sinh ra nằm nơi đây với dòng chữ ” Hic de virgine Maria Jesus Christus natus est – Chính tại nơi đây Đức Mẹ Maria đồng trinh đã hạ sinh Chúa Giêsu Kitô.”
Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, theo kinh thánh viết tường thuật lại ở Bethlehem - ngôi nhà lương thực, ngôi nhà bánh mì.
Sau này trên đường đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, vì thế Chúa Giêsu Kitô đã nói về nguồn gốc chính mình “ là bánh ban sự sống”.
Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra ở Bethlehem - ngôi nhà lương thực, vùng làng quê hẻo lánh cùng nhỏ bé không mấy ai biết đến. Sau này lớn lên Ngài trở thành một nhân vật có sức thu hút con người trong xã hội với quyền năng thần thánh của Thiên Chúa. Và sau sự chết cùng phục sinh sống lại, Ngài trở thành vị cứu tinh, Đấng cứu thế cho con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi mà Ông Bà nguyên tổ Adong Evà đã gây ra.
Từ Bethlehem- ngôi nhà lương thực nơi sinh ra, Chúa Giêsu Kitô trở thành lương thực cho đời sống đức tin con người vào Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long