1. Vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua động đất mạnh đến 6.0 độ richter xảy ra gần Melbourne, làm rung chuyển miền đông nam Australia
Geoscience Australia cho biết một trận động đất mạnh 6.0 độ Richter xảy ra gần Melbourne hôm thứ Tư 22 tháng 9. Đó là một trong những trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở nước này, gây thiệt hại cho các tòa nhà ở thành phố lớn thứ hai của đất nước và gây chấn động khắp các tiểu bang lân cận.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông cảm thấy mừng là không có thông tin nào khẳng định có người bị thiệt mạng trong vụ này. Trận động đất này xảy ra chỉ vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua tại Queensland.
Tâm chấn của trận động đất nằm gần thị trấn nông thôn Mansfield ở bang Victoria, cách Melbourne khoảng 200 km về phía đông bắc và sâu dưới lòng đất đến10 km. Dư chấn được đánh giá là 4.0.
Các hình ảnh và đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều đống đổ nát chắn ngang một trong những đường phố chính của Melbourne, trong khi người dân ở các khu vực phía bắc của thành phố cho biết trên mạng xã hội rằng họ bị mất điện và những người khác nói rằng họ đã được di tản khỏi các tòa nhà.
Trận động đất được cảm nhận cả ở những nơi rất xa như tại thành phố Adelaide, ở tiểu bang Nam Úc cách đó 800 km về phía tây, và Sydney, 900 km về phía bắc thuộc tiểu bang New South Wales, mặc dù có không có báo cáo về thiệt hại bên ngoài Melbourne và không có báo cáo về thương tích.
Hơn một nửa trong số 25 triệu dân số của Úc sống ở phía đông nam của đất nước từ Adelaide đến Melbourne và Sydney.
Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ở Washington : “Chúng tôi chưa có báo cáo nào về thương tích nghiêm trọng, hoặc tệ hơn – và tôi nghĩ rằng đó là một tin rất tốt và chúng tôi hy vọng rằng tin tốt sẽ tiếp tục”.
“Nó có thể là một sự kiện rất đáng lo ngại, một trận động đất có quy mô cỡ này. Đây là những sự kiện rất hiếm ở Úc và do đó, tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất đau khổ và lo lắng”.
Theo Geoscience Australia, động đất là hiện tượng xem ra bất thường ở Úc Đại Lợi, và trận động đất này rất mạnh. Trận động đất cuối cùng diễn ra vào năm 1989, ở Newcastle khiến 13 người chết, cũng chỉ ở mức 5.6 độ Richter.
Source:Reuters
2. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ấn định ngày tranh luận về phán quyết Roe kiện Wade
Hôm thứ Hai 20 tháng 9, Tòa án Tối cao đã thông báo rằng họ sẽ xét xử các tranh luận trong một vụ phá thai quan trọng vào ngày 1 tháng 12.
Đạo luật về Tuổi thai của Mississippi, đã được ký thành luật vào năm 2018 nhưng hiện chưa có hiệu lực. Luật này hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần, nhưng có các trường hợp ngoại lệ khi tính mạng của người mẹ hoặc các chức năng chính của cơ thể thai phụ gặp nguy hiểm, hoặc trong trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng và không được mong đợi sẽ sống sót ngoài tử cung khi đủ tháng.
Luật sẽ được thực thi bằng cách thu hồi giấy phép y tế của tiểu bang đối với các bác sĩ vi phạm và phạt tiền lên đến 500 đô la nếu cố ý làm sai lệch hồ sơ y tế về các trường hợp phá thai.
Tối Cao Pháp Viện sẽ xử vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, và sẽ quyết định câu hỏi liệu tất cả các lệnh cấm phá thai của tiểu bang này có vi hiến hay không. “Khả năng tồn tại” là tiêu chuẩn pháp lý của tòa án từ năm 1973, được coi là thời điểm mà một đứa trẻ chưa chào đời có thể sống sót bên ngoài tử cung.
Tòa án hôm thứ Hai đã công bố ngày tranh luận trong vụ Dobbs, dự kiến vào ngày 1 tháng 12. Cả bang Mississippi và phòng khám phá thai thách thức luật pháp sẽ có cơ hội trình bày các lập luận trực tiếp với các thẩm phán.
Vụ án Dobbs được coi là vụ án mới nhất và có lẽ là cơ hội tốt nhất để những người ủng hộ sự sống lật ngược phán quyết năm 1973 của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Trong phán quyết Roe chông Wade, Tối Cao Pháp Viện truyền rằng các tiểu bang không thể cấm phá thai trong thời gian trước khi xuất hiện khả năng tồn tại của thai nhi.
Source:Catholic News Agency
3. 'Dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại': Hạ viện bỏ phiếu trong tuần này để luật hóa 'quyền' phá thai
Hạ viện trong tuần này sẽ bỏ phiếu về một dự luật mà hội đồng giám mục Hoa Kỳ cảnh báo sẽ hợp pháp hoá việc phá thai theo yêu cầu trong suốt thai kỳ.
Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ (HR 3755), do Dân biểu Judy Chu, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, đưa ra, công nhận “quyền phá thai” là một “nhân quyền hiến định” của phụ nữ. Nó cũng nêu rõ “quyền” của các bác sĩ, y tá-hộ sinh được chứng nhận, y tá hành nghề và trợ lý của bác sĩ trong việc thực hiện phá thai. Nó nghiêm cấm nhiều giới hạn về quyền này, chẳng hạn như các luật lệ về sự sống của các tiểu bang yêu cầu siêu âm hoặc thời gian chờ đợi trước khi phá thai.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, một người Công Giáo, đã công bố cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về dự luật này vào đầu tháng này như một cách thức để bà ta phản ứng lại luật nhịp tim của Texas. Luật nhịp tim của Texas có hiệu lực hạn chế phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi; nhịp tim thai có thể được phát hiện sớm nhất là khi thai được sáu tuần. Luật Texas được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự tư nhân.
Sau khi Tòa án Tối cao bác bỏ một thách thức đối với luật của Texas vào ngày 1 tháng 9, Pelosi đã tuyên bố sẽ đưa ra Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ và “đưa vào luật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả phụ nữ trên khắp nước Mỹ”. Dự luật dự kiến sẽ được biểu quyết trong tuần này tại Hạ viện.
Trong một cảnh báo hành động, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) gọi đạo luật này là “dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại”.
Source:Catholic News Agency
4. Giám mục Massachusetts: Các linh mục có thể hỗ trợ các yêu cầu miễn vắc xin của cá nhân
Đức Cha William Byrne của Springfield ở Massachusetts cho biết hôm thứ Ba rằng các linh mục trong giáo phận nên hỗ trợ những người Công Giáo tìm kiếm sự miễn trừ vì lý do lương tâm đối với các yêu cầu chích vắc-xin COVID-19 bằng cách chứng thực họ đã được rửa tội và thực hành đức tin của họ.
“Điều quan trọng là chúng ta phải công nhận và khuyến khích lương tâm đã hình thành của những người mong muốn vắc xin cho bản thân và lợi ích chung, cũng như những người vì lo ngại về sức khỏe hoặc các lý do khác, có thể không muốn nhận vắc xin”, Đức Cha Byrne đã viết thư cho hàng giáo sĩ của Giáo phận Springfield ở Massachusetts vào ngày 14 tháng 9.
“Với tư cách là linh mục và phó tế, chúng ta nên giúp đỡ các quyền lương tâm của các tín hữu Công Giáo về vấn đề này và mọi vấn đề khác. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách chứng thực Bí tích Rửa tội của họ và việc 'thực hành' đức tin Công Giáo của họ, dưới dạng một lá thư hoặc tuyên bố riêng, để hỗ trợ thư hoặc yêu cầu miễn trừ chích vắc xin của họ vì lý do tôn giáo của họ, nhưng đừng tự mình soạn hoặc ký một lá thư hoặc mẫu đơn”.
Đức Cha đã viết thư trên để hỗ trợ cho các linh mục đang nhận được yêu cầu từ các giáo dân muốn có “quyền miễn trừ tôn giáo” khỏi việc tiêm chủng bắt buộc đối với COVID-19.
Ngài trích dẫn các tài liệu từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia và Bộ Giáo lý Đức tin cho biết rằng vắc-xin có thể được sử dụng, nhưng việc tiếp nhận chúng không phải là nghĩa vụ đạo đức và do đó phải tự nguyện.
“Nhiều tổ chức và cơ sở đang bắt đầu yêu cầu vắc-xin, và vì vậy, để hiểu được những phản đối về quyền lương tâm, chúng ta với tư cách là những người lãnh đạo các cộng đoàn của mình, có thể được yêu cầu hỗ trợ những người Công Giáo trong giáo xứ của chúng ta muốn được miễn trừ”, Đức Cha Byrne viết.
Đức Cha nói rằng “trên cơ sở lương tâm, không ai có thể hành động hoặc nói thay cho người khác để xin miễn trừ”.
Tuy nhiên, ngài đã chỉ đạo các linh mục của mình có thể viết một lá thư kèm theo để hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân trong việc miễn trừ vắc xin vì lý do tôn giáo hoặc lương tâm.
Trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.
Đức Cha Thomas Paprock của Springfield ở Illinois gần đây đã viết rằng “ trong khi Giáo hội khuyến khích việc tiêm chủng được chấp nhận về mặt đạo đức và thúc giục sự hợp tác với các cơ quan y tế công cộng trong việc thúc đẩy lợi ích chung, thì những vấn đề về sức khỏe cá nhân và lương tâm đạo đức liên quan đến vắc xin phải được tôn trọng. Do đó, việc tham gia vắc xin phải là tự nguyện và không thể bị ép buộc, như Bộ Giáo lý Đức tin, dưới quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chỉ ra vào tháng 12 năm ngoái. Mặc dù chúng tôi khuyến khích việc tiêm chủng, chúng tôi không thể và sẽ không ép buộc tiêm phòng như một điều kiện để có việc làm hoặc quyền tự do thờ phượng của các tín hữu trong giáo xứ của chúng tôi”.
“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một số người có thể phản đối việc sử dụng vắc-xin COVID vì lý do lương tâm, và những niềm tin dựa trên lương tâm này cần được tôn trọng”, Đức Cha Paprocki nói thêm.
Hiệp hội Y khoa Công Giáo đã tuyên bố rằng họ “phản đối việc tiêm chủng bắt buộc COVID-19 như một điều kiện làm việc bất chấp quyền lương tâm hoặc miễn trừ tôn giáo”
Source:Catholic News Agency