Hình ảnh lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria
Hội Thánh Công Giáo trong suốt năm phụng vụ có nhiều ngày lễ dành mừng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giesu Kito. Riêng trong tháng chín có ba lễ về Đức Mẹ: ngày 08. mừng sinh nhật Đức Mẹ, ngày 12. mừng tên Đức Mẹ, và ngày 15. mừng nhớ sự đau khổ của Đức Mẹ, còn gọi là lễ Đức Mẹ sầu bi.
Trong nếp sống phụng vụ của Hội Thánh có nhiều ngày lễ khác nhau về Đức Mẹ Maria. Nhưng nội dung bản chất các lễ dựa trên hai cấp khác nhau: lễ Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin của Hội Thánh, và lễ Đức Mẹ Maria trong tập tục truyền thống đạo đức của Hội thánh.
Những lễ mừng kính Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin là những lễ liên quan đến tín điều đức tin. Những lễ này là lễ trọng. Có bốn tín điều về Đức Mẹ Maria: Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời, và Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.
Những ngày lễ về Đức Mẹ Maria theo tập tục truyền thống trong Hội Thánh thành hình do lòng đạo đức sốt mến sùng kính Đức Mẹ trong dòng lịch sử Hội Thánh. Những tập tục đạo đức này phát sinh từ lòng đạo đức yêu mến của con người cùng văn hóa thời đại, nhưng cũng dựa trên nền tảng đức tin.
Đức tin vào Chúa của chúng ta không chỉ căn cứ trên suy luận vững chắc sâu bén – khô cứng!- của khoa thần học, vào sự chân thật Thiên Chúa viết trong Kinh Thánh, trong mặc khải. Nhưng đức tin cũng thôi thúc con người duy trì nếp sống lòng đạo đức yêu mến sùng kính và công nhận gía trị những sự chân thật này.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria phổ biến rộng rãi xưa nay trong Hội Thánh Công Giáo.
Lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria có từ sau thời Công đồng Ephesus năm 431. Nhưng trong vùng văn hóa Hylạp đã có những bài giảng thuyết về Đức Mẹ trước đó của Giáo phụ Gregor thành Nyssa ( + 394), và của Giáo phụ Gregor thành Nazianz· (+390) từ thế kỷ thứ tư.
Lòng yêu mến Đức Mẹ Maria đã phát triển ngay từ thời Hội thánh thuở sơ khai vào tiền bán thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh. Thời lúc đó xuất hiện nhiều bản ngụy phúc âm khác nhau, như phúc âm theo Thánh Giacobê, ngụy bản Công vụ
các Tông Đồ và các sứ mạng của Thánh Phero. Trong các bản văn này có ghi chép vào thế kỷ 6. Sau Chúa giáng sinh bên Hội Thánh Đông phương đã có ngày lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria.
Trong khi đó ngày lễ này bên Hội Thánh Tây phương có sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Sergius ( 687-701) được thiết lập. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ 10. và 11. mới phổ biến rộng rãi trong toàn Hội Thánh Công Giáo Roma.
Trong phúc âm không nơi nào đề cập tới ngày Đức Mẹ Maria chào đời cùng nơi sinh ra, và cùng cả ngày và nơi qua đời nữa. Vì thế không có lịch sử ghi chép lại đời sống Đức Mẹ Maria.
Trái lại, theo ngụy phúc âm của Thánh Giacobe viết nhiều về thời thơ ấu của Chúa Giesu và về Maria, mẹ Chúa Giesu. Ông Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna là cha mẹ sinh thành của mẹ Maria, là ông bà của Chúa Giesu. Cũng theo phúc âm này thuật lại gia đình Gioakim và Anna sinh sống ở Gierusalem gần cổng thành Stephan và hồ nước Betesda.
Đạo binh Thập tự khi tiến vào Gierusalem đã xây dựng đền thờ Anna để tưởng nhớ Đức Mẹ Maria. Dưới hầm thánh đường có nhà nguyện theo truyền thống đó là nơi Đức Mẹ Maria sinh ra. Không xa nơi này Hội Thánh Chính Thống cũng có địa điểm thánh với ngôi nhà nguyện kỷ niệm Đức Mẹ Maria sinh ra, nằm sâu dưới một ngôi nhà có từ thời thế kỷ 1. Hay 2. Còn về ngày Đức Mẹ chào đời không có sử sách hay truyền tụng nào ghi chép lại.
Lễ mừng ngày sinh nhật Đức Mẹ Maria là ngày lễ lâu đời nhất về các lễ mừng kính Đức Mẹ trong phụng vụ Hội Thánh.
Hằng năm Hội Thánh mừng ba ngày lễ sinh nhật của ba Vị: Lễ sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa còn gọi là vị tiền hô ngày 24.06., lễ sinh nhật Đức Mẹ Maria ngày 8.9. và lễ sinh nhật Chúa Giêsu Kito ngày 25.12.
Thầy dòng Duranduc, sống vào thời trung cổ, đã có suy tư về hình ảnh ba ngày lễ mừng này: Sự sinh ra của Thánh Gioan tiền hô như là ngôi sao buổi ban mai trước khi mặt trời mọc lên. Sự sinh ra của Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, như ánh quang mầu đỏ của buổi bình minh ban mai., ánh quang của Chúa Giesu Kito, Đấng là mặt trời đang mọc bừng lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hội Thánh Công Giáo trong suốt năm phụng vụ có nhiều ngày lễ dành mừng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giesu Kito. Riêng trong tháng chín có ba lễ về Đức Mẹ: ngày 08. mừng sinh nhật Đức Mẹ, ngày 12. mừng tên Đức Mẹ, và ngày 15. mừng nhớ sự đau khổ của Đức Mẹ, còn gọi là lễ Đức Mẹ sầu bi.
Trong nếp sống phụng vụ của Hội Thánh có nhiều ngày lễ khác nhau về Đức Mẹ Maria. Nhưng nội dung bản chất các lễ dựa trên hai cấp khác nhau: lễ Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin của Hội Thánh, và lễ Đức Mẹ Maria trong tập tục truyền thống đạo đức của Hội thánh.
Những lễ mừng kính Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin là những lễ liên quan đến tín điều đức tin. Những lễ này là lễ trọng. Có bốn tín điều về Đức Mẹ Maria: Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời, và Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.
Những ngày lễ về Đức Mẹ Maria theo tập tục truyền thống trong Hội Thánh thành hình do lòng đạo đức sốt mến sùng kính Đức Mẹ trong dòng lịch sử Hội Thánh. Những tập tục đạo đức này phát sinh từ lòng đạo đức yêu mến của con người cùng văn hóa thời đại, nhưng cũng dựa trên nền tảng đức tin.
Đức tin vào Chúa của chúng ta không chỉ căn cứ trên suy luận vững chắc sâu bén – khô cứng!- của khoa thần học, vào sự chân thật Thiên Chúa viết trong Kinh Thánh, trong mặc khải. Nhưng đức tin cũng thôi thúc con người duy trì nếp sống lòng đạo đức yêu mến sùng kính và công nhận gía trị những sự chân thật này.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria phổ biến rộng rãi xưa nay trong Hội Thánh Công Giáo.
Lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria có từ sau thời Công đồng Ephesus năm 431. Nhưng trong vùng văn hóa Hylạp đã có những bài giảng thuyết về Đức Mẹ trước đó của Giáo phụ Gregor thành Nyssa ( + 394), và của Giáo phụ Gregor thành Nazianz· (+390) từ thế kỷ thứ tư.
Lòng yêu mến Đức Mẹ Maria đã phát triển ngay từ thời Hội thánh thuở sơ khai vào tiền bán thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh. Thời lúc đó xuất hiện nhiều bản ngụy phúc âm khác nhau, như phúc âm theo Thánh Giacobê, ngụy bản Công vụ
các Tông Đồ và các sứ mạng của Thánh Phero. Trong các bản văn này có ghi chép vào thế kỷ 6. Sau Chúa giáng sinh bên Hội Thánh Đông phương đã có ngày lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria.
Trong khi đó ngày lễ này bên Hội Thánh Tây phương có sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Sergius ( 687-701) được thiết lập. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ 10. và 11. mới phổ biến rộng rãi trong toàn Hội Thánh Công Giáo Roma.
Trong phúc âm không nơi nào đề cập tới ngày Đức Mẹ Maria chào đời cùng nơi sinh ra, và cùng cả ngày và nơi qua đời nữa. Vì thế không có lịch sử ghi chép lại đời sống Đức Mẹ Maria.
Trái lại, theo ngụy phúc âm của Thánh Giacobe viết nhiều về thời thơ ấu của Chúa Giesu và về Maria, mẹ Chúa Giesu. Ông Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna là cha mẹ sinh thành của mẹ Maria, là ông bà của Chúa Giesu. Cũng theo phúc âm này thuật lại gia đình Gioakim và Anna sinh sống ở Gierusalem gần cổng thành Stephan và hồ nước Betesda.
Đạo binh Thập tự khi tiến vào Gierusalem đã xây dựng đền thờ Anna để tưởng nhớ Đức Mẹ Maria. Dưới hầm thánh đường có nhà nguyện theo truyền thống đó là nơi Đức Mẹ Maria sinh ra. Không xa nơi này Hội Thánh Chính Thống cũng có địa điểm thánh với ngôi nhà nguyện kỷ niệm Đức Mẹ Maria sinh ra, nằm sâu dưới một ngôi nhà có từ thời thế kỷ 1. Hay 2. Còn về ngày Đức Mẹ chào đời không có sử sách hay truyền tụng nào ghi chép lại.
Lễ mừng ngày sinh nhật Đức Mẹ Maria là ngày lễ lâu đời nhất về các lễ mừng kính Đức Mẹ trong phụng vụ Hội Thánh.
Hằng năm Hội Thánh mừng ba ngày lễ sinh nhật của ba Vị: Lễ sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa còn gọi là vị tiền hô ngày 24.06., lễ sinh nhật Đức Mẹ Maria ngày 8.9. và lễ sinh nhật Chúa Giêsu Kito ngày 25.12.
Thầy dòng Duranduc, sống vào thời trung cổ, đã có suy tư về hình ảnh ba ngày lễ mừng này: Sự sinh ra của Thánh Gioan tiền hô như là ngôi sao buổi ban mai trước khi mặt trời mọc lên. Sự sinh ra của Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, như ánh quang mầu đỏ của buổi bình minh ban mai., ánh quang của Chúa Giesu Kito, Đấng là mặt trời đang mọc bừng lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long