Đức Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục 67 tuổi của Munich và Freising, đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vị Hồng Y rất có ảnh hưởng này là thành viên của Hội đồng Các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha, điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Vatican, và cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tổng giáo phận Munich và Freising đã công bố bức thư của Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng và tuyên bố cá nhân của ngài vào ngày 4 tháng 6 bằng tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Ý.
Trong bức thư ngày 21 tháng 5 gửi cho Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Marx đã nêu ra những lý do để từ chức.
Ngài viết: “ Không nghi ngờ gì nữa, đây là những thời khắc khủng hoảng đối với Giáo hội ở Đức. Tất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này – không chỉ ở Đức mà trên toàn thế giới - và tôi tin rằng không cần thiết phải trình bày chi tiết ở đây”.
“Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có nguyên nhân từ sự thất bại của chính chúng ta, bởi tội lỗi của chính chúng ta. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi khi nhìn vào Giáo Hội Công Giáo nói chung, không chỉ hôm nay mà còn trong những thập kỷ qua”.
“Ấn tượng của tôi là chúng ta đang ở 'ngõ cụt', và niềm hy vọng vượt qua của tôi, là điều này cũng có khả năng trở thành một 'bước ngoặt'“
Hồng Y Marx nói tiếp: “Tóm tắt lại, điều quan trọng đối với tôi là chia sẻ trách nhiệm về thảm họa lạm dụng tình dục của các quan chức Giáo hội trong những thập kỷ qua”.
Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Giáo Hoàng đã thông báo với Đức Hồng Y rằng lá thư của ngài có thể được công bố và ngài nên tiếp tục phục vụ cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc từ chức của ngài.
Trong lá thư, Hồng Y Marx nói rằng các cuộc điều tra và báo cáo về lạm dụng trong 10 năm qua cho thấy đã có “nhiều thất bại cá nhân và sai lầm trong lãnh vực quản trị Giáo Hội nhưng cũng có những thất bại về thể chế hoặc hệ thống”.
Hồng Y Marx bộc lộ rõ tính toán trong việc từ chức của ngài khi cho rằng: “Các cuộc tranh luận gần đây cho thấy rằng một số thành viên của Giáo hội từ chối tin rằng có một thứ trách nhiệm chung về mặt này, thành ra, Giáo hội với tư cách là một định chế cũng bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra và cho việc không chấp nhận thảo luận về cải cách và đổi mới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục”.
“Tôi chắc chắn có một quan điểm khác. Cả hai khía cạnh phải được xem xét: những sai lầm mà cá nhân bạn phải chịu trách nhiệm và sự thất bại về thể chế đòi hỏi phải thay đổi và cải tổ Giáo hội”.
Ngài tiếp tục: “Theo tôi, một bước ngoặt của cuộc khủng hoảng này là chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đi theo một 'con đường đồng nghị', một con đường thực sự cho phép 'sự phân định các thần khí' như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh và nhắc lại trong lá thư của mình gửi tới Giáo Hội ở Đức”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Hồng Y Marx, tổng giám mục của Munich và Freising từ năm 2007, nói rằng ngài hy vọng việc từ chức của mình sẽ “gửi một tín hiệu cá nhân cho một khởi đầu mới, cho một sự thức tỉnh mới của Giáo hội, không chỉ ở Đức”.
“Tôi muốn chứng tỏ rằng vấn đề trước mặt không phải là vấn đề mục vụ mà là sứ mệnh của Tin Mừng. Đây cũng là một yếu tố của chăm sóc mục vụ. Do đó, tôi thực sự yêu cầu Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức này”.
Vào tháng 4, Hồng Y Marx đã yêu cầu Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đừng trao tặng Bằng khen Liên bang cho ngài sau một làn sóng phản đối kịch liệt của những người ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng vì giải thưởng này.
Ngài đã được lên kế hoạch để nhận Bundesverdienstkreuz, huân chương liên bang duy nhất của Đức, tại Cung điện Bellevue ở Berlin vào ngày 30 tháng 4.
Hồng Y Marx nói rằng ngài không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực đến những người nhận giải thưởng khác.
Vào tháng 2 năm 2020, ngài thông báo cho các giám mục Đức rằng ngài sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Giám mục Georg Bätzing của Limburg kế vị chức vụ này.
Hồng Y Marx là giám mục người Đức thứ hai trong những tháng gần đây đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg thông báo rằng ngài đã từ chức vào tháng Ba. Ngài nói: “Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống”.
Đầu tuần này, có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cho một chuyến thanh tra tông tòa đến tổng giáo phận Köln đang gặp khó khăn trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln tuyên bố vào tháng 12 năm 2020 rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng xem xét lại các quyết định mà ngài đã đưa ra liên quan đến một linh mục bị buộc tội - chỉ được xác định là “Cha O” - vào năm 2015.
Trong tuyên bố cá nhân của mình, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã nhiều lần nghĩ đến việc từ chức trong vài tháng qua.
“Các sự kiện và cuộc tranh luận trong những tuần qua chỉ đóng một vai trò phụ trong bối cảnh này,” ngài giải thích rằng yêu cầu từ chức của ngài là một “quyết định hoàn toàn cá nhân”.
Ngài viết: “Với việc từ chức, tôi muốn nói rõ rằng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân không chỉ về bất kỳ sai lầm nào mà tôi có thể đã mắc phải mà còn đối với Giáo hội như một tổ chức mà tôi đã giúp hình thành và hun đúc trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, người ta đã nói: 'Đối mặt với quá khứ phải đau đớn.'“
“Quyết định này không hề dễ dàng đối với tôi. Tôi thích trở thành một linh mục và giám mục và hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc cho Giáo hội trong tương lai. Sự phục vụ của tôi cho Giáo hội này và người dân không kết thúc”.
“Tuy nhiên, để hỗ trợ một khởi đầu mới là cần thiết, tôi xin chia sẻ trách nhiệm về những sự kiện đã qua. Tôi tin rằng 'ngõ cụt' mà chúng ta đang đối mặt vào lúc này có thể trở thành một 'bước ngoặt'. Đây là hy vọng vượt qua của tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và làm việc để điều đó xảy ra”.
Source:Catholic News AgencyCardinal Marx offers resignation to Pope Francis
Vị Hồng Y rất có ảnh hưởng này là thành viên của Hội đồng Các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha, điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Vatican, và cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tổng giáo phận Munich và Freising đã công bố bức thư của Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng và tuyên bố cá nhân của ngài vào ngày 4 tháng 6 bằng tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Ý.
Trong bức thư ngày 21 tháng 5 gửi cho Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Marx đã nêu ra những lý do để từ chức.
Ngài viết: “ Không nghi ngờ gì nữa, đây là những thời khắc khủng hoảng đối với Giáo hội ở Đức. Tất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này – không chỉ ở Đức mà trên toàn thế giới - và tôi tin rằng không cần thiết phải trình bày chi tiết ở đây”.
“Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có nguyên nhân từ sự thất bại của chính chúng ta, bởi tội lỗi của chính chúng ta. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi khi nhìn vào Giáo Hội Công Giáo nói chung, không chỉ hôm nay mà còn trong những thập kỷ qua”.
“Ấn tượng của tôi là chúng ta đang ở 'ngõ cụt', và niềm hy vọng vượt qua của tôi, là điều này cũng có khả năng trở thành một 'bước ngoặt'“
Hồng Y Marx nói tiếp: “Tóm tắt lại, điều quan trọng đối với tôi là chia sẻ trách nhiệm về thảm họa lạm dụng tình dục của các quan chức Giáo hội trong những thập kỷ qua”.
Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Giáo Hoàng đã thông báo với Đức Hồng Y rằng lá thư của ngài có thể được công bố và ngài nên tiếp tục phục vụ cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc từ chức của ngài.
Trong lá thư, Hồng Y Marx nói rằng các cuộc điều tra và báo cáo về lạm dụng trong 10 năm qua cho thấy đã có “nhiều thất bại cá nhân và sai lầm trong lãnh vực quản trị Giáo Hội nhưng cũng có những thất bại về thể chế hoặc hệ thống”.
Hồng Y Marx bộc lộ rõ tính toán trong việc từ chức của ngài khi cho rằng: “Các cuộc tranh luận gần đây cho thấy rằng một số thành viên của Giáo hội từ chối tin rằng có một thứ trách nhiệm chung về mặt này, thành ra, Giáo hội với tư cách là một định chế cũng bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra và cho việc không chấp nhận thảo luận về cải cách và đổi mới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục”.
“Tôi chắc chắn có một quan điểm khác. Cả hai khía cạnh phải được xem xét: những sai lầm mà cá nhân bạn phải chịu trách nhiệm và sự thất bại về thể chế đòi hỏi phải thay đổi và cải tổ Giáo hội”.
Ngài tiếp tục: “Theo tôi, một bước ngoặt của cuộc khủng hoảng này là chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đi theo một 'con đường đồng nghị', một con đường thực sự cho phép 'sự phân định các thần khí' như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh và nhắc lại trong lá thư của mình gửi tới Giáo Hội ở Đức”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Hồng Y Marx, tổng giám mục của Munich và Freising từ năm 2007, nói rằng ngài hy vọng việc từ chức của mình sẽ “gửi một tín hiệu cá nhân cho một khởi đầu mới, cho một sự thức tỉnh mới của Giáo hội, không chỉ ở Đức”.
“Tôi muốn chứng tỏ rằng vấn đề trước mặt không phải là vấn đề mục vụ mà là sứ mệnh của Tin Mừng. Đây cũng là một yếu tố của chăm sóc mục vụ. Do đó, tôi thực sự yêu cầu Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức này”.
Vào tháng 4, Hồng Y Marx đã yêu cầu Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đừng trao tặng Bằng khen Liên bang cho ngài sau một làn sóng phản đối kịch liệt của những người ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng vì giải thưởng này.
Ngài đã được lên kế hoạch để nhận Bundesverdienstkreuz, huân chương liên bang duy nhất của Đức, tại Cung điện Bellevue ở Berlin vào ngày 30 tháng 4.
Hồng Y Marx nói rằng ngài không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực đến những người nhận giải thưởng khác.
Vào tháng 2 năm 2020, ngài thông báo cho các giám mục Đức rằng ngài sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Giám mục Georg Bätzing của Limburg kế vị chức vụ này.
Hồng Y Marx là giám mục người Đức thứ hai trong những tháng gần đây đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg thông báo rằng ngài đã từ chức vào tháng Ba. Ngài nói: “Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống”.
Đầu tuần này, có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cho một chuyến thanh tra tông tòa đến tổng giáo phận Köln đang gặp khó khăn trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln tuyên bố vào tháng 12 năm 2020 rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng xem xét lại các quyết định mà ngài đã đưa ra liên quan đến một linh mục bị buộc tội - chỉ được xác định là “Cha O” - vào năm 2015.
Trong tuyên bố cá nhân của mình, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã nhiều lần nghĩ đến việc từ chức trong vài tháng qua.
“Các sự kiện và cuộc tranh luận trong những tuần qua chỉ đóng một vai trò phụ trong bối cảnh này,” ngài giải thích rằng yêu cầu từ chức của ngài là một “quyết định hoàn toàn cá nhân”.
Ngài viết: “Với việc từ chức, tôi muốn nói rõ rằng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân không chỉ về bất kỳ sai lầm nào mà tôi có thể đã mắc phải mà còn đối với Giáo hội như một tổ chức mà tôi đã giúp hình thành và hun đúc trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, người ta đã nói: 'Đối mặt với quá khứ phải đau đớn.'“
“Quyết định này không hề dễ dàng đối với tôi. Tôi thích trở thành một linh mục và giám mục và hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc cho Giáo hội trong tương lai. Sự phục vụ của tôi cho Giáo hội này và người dân không kết thúc”.
“Tuy nhiên, để hỗ trợ một khởi đầu mới là cần thiết, tôi xin chia sẻ trách nhiệm về những sự kiện đã qua. Tôi tin rằng 'ngõ cụt' mà chúng ta đang đối mặt vào lúc này có thể trở thành một 'bước ngoặt'. Đây là hy vọng vượt qua của tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và làm việc để điều đó xảy ra”.
Source:Catholic News Agency