1. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Bác sĩ José Gregorio, một con người phục vụ cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các Giám mục và người dân Venezuela nhân ngày phong chân phước cho bác sĩ José Gregorio Hernández Cisneros, được diễn ra ngày 30 tháng 4 tại Caracas. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha bày tỏ ý ước mong được đến thăm đất nước này. Vào trước lễ phong chân phước cho Vị bác sĩ người Venezuela, Bác sĩ Jose Gregorio Hernández Cisneros, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thong điệp video tới các Giám mục và người dân Venezuela mô tả bác sĩ José là “một mẫu gương về lòng nhân hậu và một công dân và một tín hữu tốt lành”. Vị Bác sĩ của người nghèo. Bác sĩ Hernández được biết đến như là một bác sĩ của người nghèo và thông qua các nghiên cứu của mình ở Paris, Berlin, Madrid và New York, ông đã trở thành một nhà vi khuẩn học nổi tiếng. Ông mất vào năm 1919 tại Caracas vì một tai nạn xe hơi.
Trong thông điệp video, Thánh Cha Phanxicô cho biết Giáo hội xác nhận một điều mà người dân Venezuela đều chấp nhận: Bác sĩ là một người bạn của dân luôn tín thác vào Chúa và Đức Mẹ Coromoto, ngày nay bác sĩ đang cầu bầu cho nhân dân của mình và cho tất cả chúng ta.
Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng ngài chưa gặp một người Venezuela nào ở Vatican cả, và cũng chưa bao giờ trò chuyện về việc đặt ra vấn đề: khi nào thì phong chân phước cho bác sĩ Gregorio?
Con người phục vụ cho toàn cầu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả bác sĩ José Gregorio như một tấm gương của một môn sinh mà Chúa Kitô tin tưởng, người đã lấy Tin Mừng làm tiêu chí cho đời mình, trở nên một mẫu gương của khiêm hạ và khiêm nhường.
Đức Thánh Cha nói: “Bác sĩ là một gương mẫu thánh thiện, dấn thân bảo vệ sự sống, trước những thách thức của thời đại và đặc biệt là một tấm gương phục vụ tha nhân, như người Samaritanô nhân hậu, đã không loại trừ ai”. “Bác sĩ là một người phục vụ cho toàn cầu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một trong những khía cạnh nổi bật và hấp dẫn nhất của vị bác sĩ này là “gương phục vụ mọi người”. ĐTC nói, đó là một sự phục vụ, “được hiểu theo mẫu gương mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly, khi Ngài rửa chân cho các tông đồ… vì Ngài yêu thương mọi người.”
Những thách đố ở Venezuela
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Lễ Phong Chân Phước cho bác sĩ José Gregorio diễn ra vào một thời điểm đặc biệt và khó khăn đối với người dân ở Venezuela.
ĐTC nhấn mạnh tới nỗi đau khổ ngày càng trầm trọng bởi đại dịch Covid- 19, và ngài đặc biệt lưu tâm đến những người đã chết, họ đã phải trả giá bằng mạng sống của họ, để thực hiện nhiệm vụ của họ trong những điều kiện bấp bênh.
ĐTC thừa nhận sẽ có những giới hạn y tế có thể ảnh hưởng đến “ngày lễ hội quan yếu này của đức tin trong dịp phong chân phước”, nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh dù vậy đây cũng sẽ là một dịp lễ quan yếu... Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “tất cả những người đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, và cả những người bị tước đoạt tự do và những người thiếu thốn ngay cả những điều tối cần cho cuộc sống... Tất cả các bạn đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả các bạn đều có quyền như nhau. Cha đồng hành cùng bạn trong tình yêu.”
“Việc tôn phong chân phước cho bác sĩ Hernández là một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa dành cho dân nước Venezuela,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh,“ và Ngài mời gọi tất cả hãy canh tân hoán cải, đoàn kết hơn với nhau, để cùng nhau xây dựng lợi ích chung cho đất nước, phục hồi, để được tái sinh sau cơn đại dịch với tinh thần hòa giải ”.
Tấm gương của Bác sĩ José Gregorio
Giữa những khó khăn hiện tại, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi người dân Venezuela hãy noi theo “tấm gương phục vụ quên mình vì người khác” của vị bác sĩ này. “Tôi tin rằng đây là một khoảnh khắc, để dân tộc này đoàn kết lại xung quanh hình ảnh của vị bác sĩ của dân tộc, hầu tạo nên một thời điểm đặc biệt cho dân nước Venezuela, mời gọi tất cả hãy vươn lên, cùng nhau thực hiện các bước tiến cụ thể để thống nhất, khắc phục mọi khó khăn trước mắt mà tiến tới!”
Hiệp nhất và hòa giải
Kết thúc thông điệp video của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cho sự hòa giải và hòa bình giữa những người Venezuela, đồng thời ngài bày tỏ ước muốn đến thăm đất nước này trong tương lai...
Đức Thánh Cha khẩn xin Thiên Chúa truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các chính trị gia và doanh nghiệp, thực hiện những cam kết cách nghiêm túc để đạt được sự hiệp nhất và cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Nhân dịp lễ phong chân phước cho Bác sĩ José Gregorio Hernández Cisneros ngày 30 tháng 4 tại Caracas, Bác sĩ José sẽ được đặt để là người đồng bảo trợ các chương trình nghiên cứu Khoa học Hòa bình tại Đại học Giáo hoàng Laterano ở Rome.
2. Vẻ vang Dân Việt: Vatican – Linh mục Nguyễn Đình Anh Nhuệ, Tân Tổng thư ký của Hội Giáo hoàng Truyền giáo của Tòa Thánh Vatican.
Vatican –Theo Thông tấn xã Fides (1/5/2021) thì Linh mục Nguyễn Anh Đình Nhuệ, OFMConv, được chọn giữ chức Tổng thư ký của Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMU), đồng thời là Giám đốc Trung tâm Cổ súy Truyền giáo Quốc tế (CIAM) và Giám đốc của Thông tấn xã Fides. Ngài là một Tu sĩ Việt Nam Dòng Phanxicô, ngài được Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo Muôn Dân bổ nhiệm vào các chức vụ trên ngày 1 tháng 5 năm 2021, nhiệm kỳ 5 năm.
Linh mục Nguyễn Anh Đình Nhuệ, OFMConv thừa kế cha Fabrizio Meroni, PIME, người hoàn tất nhiệm vụ vào ngày 30 tháng 11 năm 2020, sau đó được gia hạn cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2021. Trong lời chào mừng tới các vị tân Giám đốc thuộc các Quốc gia của PMS, cha Meroni, cám ơn về những hỗ trợ ngài đã nhận được trong thời gian 5 năm qua và ngài hy vọng rằng dưới sự hướng dẫn của một người từ Châu Á, với những góp mặt của những thành viên từ Châu Phi và Châu Đại Dương sẽ lãnh đạo tổ chức PMU vươn lên như một dấu hiệu cho thấy tính phổ quát của sứ mệnh Truyền giáo của Giáo hội.
Linh mục Nguyễn Anh Đình Nhuệ, OFMConv nói với TTX Fides: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Thánh Cha, người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho sứ mệnh của Giáo hội trong giai đoạn khó khăn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo cho muôn Dân, và Đức Tổng Giám Mục Giampiero Dal Toso, Phụ tá Thư ký của Thánh bộ và Chủ tịch Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), đã tin tưởng và bổ nhiệm ngài.
Tôi cảm ơn Chúa Kitô và Mẹ của các môn đệ Chúa, Thánh Cả Giuse và các đấng sáng lập ra Hội Truyền giáo, phù giúp chúng ta và xin tinh thần của các ngài giúp chúng ta hoàn tất được sứ vụ được trao phó cho chúng ta”.
Linh mục Nguyễn Anh Đình Nhuệ, OFMConv vị tiền nhiệm của tôi là Cha Fabrizio Meroni, PIME, vì công việc ngài đã thực hiện với tất cả tài trí và lòng nhiệt thành. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các vị Tổng thư ký của Hội Truyền giáo Giáo hoàng, Cha Tadeusz Nowak OMI, Sơ Roberta Tremarelli AMSS, Cha Guy Bognon PSS, cũng như các Giám đốc khác nhau từ các quốc gia khác nhau của PMS đã tiếp nhận và chào đón tôi trong tình huynh đệ. Tôi sẽ cố gắng hết sức hoàn thành những công việc chung là hoạt động truyền giáo tại các Giáo hội địa phương và hoàn vũ, với một một nhiệt tình, sáng tạo trong tinh thần hiệp thông và hợp tác... Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm.
Sinh năm 1970 tại Qui Nhơn (Việt Nam), là linh mục Dòng Phanxicô, cha thuộc tỉnh dòng Warszawa
(Ba Lan). Ngài là Giáo sư môn Chú giải và Thần học Kinh thánh tại Khoa Thần học Giáo hoàng Thánh Bonaventure ở Urbe (Seraphicum) và là giáo sư của Đại học Giáo hoàng Urbano và Đại học Giáo hoàng Gregoriano. Ngài là cũng là Cộng sự viên Nghiên cứu Danh dự của Đại học Divinity, Trường Thần học Công Giáo (Melbourne, Úc), nơi ngài đã giảng dạy từ năm 2006 đến năm 2011.
Ngài có bằng Thạc sĩ Khoa học Kỹ thuật tại Đại học Kỹ thuật Tula (1994, Nga). Sau khi gia nhập Dòng Phanxicô, ngài đã hoàn tất bằng cử nhân Thần học tại Khoa Thần học Giáo hoàng Thánh Bonaventure 2001, cũng là năm ngài khấn trọn đời, và theo học Kinh thánh tại Đại học Giáo hoàng Gregoriano năm 2003, năm mà ngài được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 2006, ngài hoàn tất học vị Tiến sĩ Thần học Kinh thánh tại Đại học Giáo hoàng Gregoriano.
Ngài lần lượt giữ các chức vụ là Trưởng khoa Thần học Giáo hoàng của Đại học Giáo hoàng thánh Bonaventure Seraphicum, từ năm 2016 đến năm 2021. Ngài là thành viên của Ủy ban Khoa học của AVEPRO (Cơ quan Định giá và Cổ súy của các Đại học và phân Khoa thuộc Giáo hội), do Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm 2018-2023. Ngài là Giám đốc sáng lập tổ chức FIATS - Viện nghiên cứu Thần học Châu Á của Dòng Phanxicô được thành lập vào năm 2015 tại Khoa Thần học Giáo hoàng Thánh Bonaventure. Ngài là tác giả của nhiều sách xuất bản cùng với các bài nghiên cứu khoa học. Ngài nói thông thạo bảy thứ tiếng.
3. Một Thiền sư Thái đã tự chặt đầu, vì cho đấy là việc tự hiến cho Đức Phật.
Theo các vị chức trách Phật giáo, một thiền sư Thái đã chặt đầu mình để tự hiến cho Đức Phật, là một ý niệm sai lầm trong việc giải thích giáo lý Phật giáo.
Thiền sư Dhammakorn Wangphrecha, 68 tuổi, một thiền sư được trọng vọng tại tu viện Wat Phuhingong ở tỉnh Nong Bua Lamphu, miền đông bắc Thái, đã tự chặt đầu mình bằng máy chém tự chế trong một nghi thức tôn giáo rùng rợn vào sáng sớm ngày 15/4. Dựa vào bức thư tuyệt mệnh mà thiền sư viết: Vị thiền sư tin rằng bằng cách hy sinh dâng hiến mạng sống mình như một của lễ toàn thiêu cho Đức Phật, ngài sẽ được tái sinh thành lên một đẳng cấp tâm linh cao hơn hoặc đạt đến giác ngộ, là mục tiêu của mọi Phật tử. Thiền sư Dhammakorn cho hay ông đã có kế hoạch cho hành động này 5 năm qua, thực hiện hành vi tự hiến tế này bên cạnh một bức tượng thạch cao của thần Indra, một vị thần Hindu đang ôm cái đầu bị chặt của mình trong vòng tay, y như một chuyện thần thoại cổ điển của Ấn Độ.
“Mong muốn của thiền sư là dâng cúng đầu và linh hồn mình để Đức Phật có thể giúp ngài tái sinh thành một đẳng cấp cao hơn ở kiếp sau”, Booncherd Boonrod, một người họ hàng của thiền sư cho một thông tấn xã Thái Lan hay như vậy.
Ông Booncherd còn cho biết thêm: “Trong bức thư tuyệt mệnh của mình, thiền sư viết “chặt đầu là cách ông bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật.” Đạo Phật không cổ súy tự sát vì bất cứ lý do gì, vì đó là hành động ác nghiệp! Vị thiền sư trụ trì này đã dạy những đồ đệ theo ông và các phật tử cộng đoàn thôn dã này rằng bằng cách dâng hiến mạng sống mình cho Đức Phật, họ sẽ được đảm bảo tái sinh tốt hơn cho kiếp sau. Trước khi hỏa táng thiền sư trong một khu rừng, thi thể của thiền sư Dhammakorn được đặt trong quan tài, nhưng đầu của ông được đặt trong một cái bình pha lê để mọi người chiêm ngắm và người thân của ông có thể tỏ lòng tôn kính.
Các tín đồ Phật giáo Thái Lan thường phóng thích chim, cá và các loài động vật khác để mong công đức và mong đạt được một kiếp tốt đẹp hơn qua việc cứu mạng cho các động vật...
Theo thông báo của một hiền sư Phật giáo nổi tiếng, không đồng quan điểm với thiền sư tự sát Dhammakorn cho hay: “Hội đồng Phật giáo ra lệnh cho các thiền sư Thái Lan phải thanh luyện để có những thiền sư chân chính tại các chùa chiền viện tu; vì tự tử không thể là điều kiện để lập công”.
Thiền sư Phramaha Paiwan Warawanno, một hiền sư ở Bangkok, người có đông phật tử cho biết trong một bài đăng trên Facebook như sau: “Không có lời dạy nào, Đức Phật nói bạn hãy tự chém đầu mình để cúng dường. Điều mà Đức Phật mong muốn là mọi người hãy sống theo lời dạy của Ngài làm sao cho cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn! Chứ Đức Phật không muốn bất cứ ai dâng hiến cuộc sống hay tự hiến mạng sống mình cho Đức Phật. Chúng ta cần phải chặn đứng những ý niệm sai lầm như vậy!”
Tuy nhiên, một số Phật tử Thái cũng lên tiếng bênh vực cho các nhà sư, cho rằng việc xuống tóc, cạo trọc đầu là một cách truyền thống để tìm đạt một trạng thái tâm linh và kiếp cao hơn trong đời.
Cũng có những lo ngại rằng sẽ có một số phật tử cuồng tín ngưỡng mộ sùng kính thiền sư Dhammakorn, có thể thúc đẩy những phật tử tiếp tục tin vào ma thuật đen tối mà thực hành những điều đáng tiếc tương tự...
Thiền sư Sipbowon Kaeo-ngam, người phát ngôn của Văn phòng Phật giáo Quốc gia cho hay: “Các thiền sư trụ trì và điều hành các chùa chiền và tu viện nên xem xét lại các việc thực hành và hãy quan tâm chăm sóc các nhà sư khác trong chùa của họ. Sự việc này có thể là bằng chứng cho thấy có sự sơ suất trong việc giảng dậy và điều hành… Chúng ta phải ngăn chặn những tình huống không chính đáng xảy ra một lần nữa.