Dòng Mân Côi Bùi Chu đem Tin Mừng Phục Sinh tới Điện Biên
Từ ngày 19.04. 2021 – 21.04.2021, Soeur Phó Tổng Phụ Trách M. Gioan Bosco Đặng Thị Kim Dung cùng 07 nữ tu Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu và 10 tình nguyện viên thuộc Giáo Hạt Quần Phương, Giáo Phận Bùi Chu đã thực hiện cuộc hành trình ra đi, đem niềm vui Phục Sinh đến vùng ngoại biên.
Trải qua quãng đường dài gần 650 km với 14 giờ ngồi trên xe, đoàn đã tới được điểm hẹn là Trường Mầm Non 1 Sá Tổng, thuộc xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Nơi đây, từng người trong đoàn có cơ hội được tận mắt chứng kiến khung cảnh sống, cùng tiếp xúc, gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, lãnh nhận, lắng nghe, đồng cảm… với những anh chị em dân tộc H’mông.
Xem Hình
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16, 15) là lệnh truyền và cũng là sứ mạng mà Chúa Giêsu Kitô phục sinh trao ban cho các môn đệ của Ngài ở mọi thời đại. Cốt lõi của Tin Mừng là loan báo về một Đức Giêsu đã chết và sống lại. Chính Đức Giêsu, sau khi phục sinh đã nhiều lần hiện ra và dùng nhiều cách thế khác nhau để giúp các môn đệ của Ngài nhận ra sự thật và xác tín: “Ngài đã chết và sống lại”. Đức Giêsu hiểu rằng, một khi các ông tin Thầy Giêsu đã sống lại, họ mới đủ sức để nói cho nhiều người về biến cố lạ lùng này.
Bản tính của đức tin, của Tin Mừng là chia sẻ, là thực hiện lệnh truyền của Đức Giêsu: Anh em hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Sống trong khung cảnh Mùa Phục Sinh, mỗi Kitô hữu được thôi thúc và mời gọi cách khẩn thiết hơn về sứ mạng sống và loan báo cho người khác biết về một Thiên Chúa – Đấng mà mình đang hết lòng tin kính, yêu mến và phụng thờ.
Xã Sá Tổng là 1 trong 3 xã khó khăn nhất thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, xã có 10 bản với 813 hộ, 99,8% là dân tộc H’mông. Họ không phải là những người Công Giáo và họ cũng chưa được nghe biết về Chúa. Sá Tổng nằm trên đỉnh Calavo, ngược đường 6. Những ngôi nhà người H’mông, lúp xúp, lưa thưa bao quanh núi dựng. Người dân Sá Tổng nghèo đói, nhưng gạo và lương thực không phải là thứ mà họ khao khát và cảm thấy cần thiết nhất. Bao đời nay, người H’mông ở Sá Tổng vẫn trông chờ dòng nước chảy từ trời để gieo cấy, họ vật lộn với cái nghèo và chưa khi nào hết khát. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xã Sá Tổng làm vài năm trở lại đây có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, thiếu nước ăn uống và sinh hoạt cũng như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đã làm cho khoảng gần 90% số học sinh nội trú cấp 2 của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Sá Tổng mắc bệnh mụn nước chân tay. Nơi sinh hoạt của các em học sinh nội trú những năm gần đây là một nơi chưa từng đủ nước - luôn trong tình trạng thiếu nước ăn uống cũng như sinh hoạt. Nguồn điện cũng chưa đến được một số bản trong xã này.
Lời mời gọi của Đức Giêsu nơi vùng núi cao xa xôi đã vang vọng tới các nữ tu Mân Côi Bùi Chu cùng các cộng sự viên. Lòng bác ái của người người Kitô hữu được mời gọi hành động cụ thể và thật sự phát xuất từ tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Thật vậy, lòng bác ái cần được cụ thể hóa bằng hành động như thánh Giacôbê tông đồ diễn tả bằng một mệnh lệnh mà không một người Kitô hữu nào có thể tránh né “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18). Người môn đệ chân chính theo tinh thần Tin Mừng được kiểm chứng qua việc thực thi đức bác ái.
Chương trình chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cá nhân cho các học sinh từ Mầm Non đến cấp 2 và bà con người dân tộc H’mông Sá Tổng tại trường Mầm Non 1 Sá Tổng kéo dài tới 22g00’ cùng hành trình vượt qua những con đường đèo dốc dựng đứng, trơn trượt để vào bản thăm các gia đình cùng trao tặng họ những phần quà là những lời đáp trả mãnh liệt của những môn đệ thân tín của Chúa. Những người người dân tộc H’mông nghèo khó chính là hiện thân của Chúa Kitô bằng xương bằng thịt ở trước mắt mỗi người chúng ta. Thiên Chúa hay người dân tộc H’mông còn gọi là Ông Trời vẫn sống cùng và sống với mỗi chúng ta nơi những người thân cận, nhất là những người nghèo khổ, thiếu thốn.
Hành trình thăm viếng, gặp gỡ, trao ban niềm vui giữa đoàn quý Soeur Mân Côi cùng các cộng tác viên đến từ Bùi Chu và người dân tộc H’mông Sá Tổng đã khép lại nhưng những tiếng nói, nụ cười và cả niềm tin yêu, hy vọng sẽ còn đọng lại mãi nơi mỗi người. Những nụ cười rạng rỡ, những ánh nhìn đầy cảm phục xen lẫn những giọt lệ lăn dài nơi khóe mắt thay cho vô vàn điều muốn nói của những người H’mông lớn tuổi không hiểu, không nói được tiếng Việt phổ thông.
Ước mong vùng biên cương Sá Tổng cùng những vùng xa xôi, hẻo lánh khác luôn là điểm hẹn Galile mà Chúa Phục Sinh đang hẹn gặp mỗi Kitô hữu, hầu Tin Mừng Phục Sinh – Alleluia được loan truyền đến với muôn dân nước.
Nt: M. Ripsimina Bùi Thị Liễu, FMSR
Từ ngày 19.04. 2021 – 21.04.2021, Soeur Phó Tổng Phụ Trách M. Gioan Bosco Đặng Thị Kim Dung cùng 07 nữ tu Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu và 10 tình nguyện viên thuộc Giáo Hạt Quần Phương, Giáo Phận Bùi Chu đã thực hiện cuộc hành trình ra đi, đem niềm vui Phục Sinh đến vùng ngoại biên.
Trải qua quãng đường dài gần 650 km với 14 giờ ngồi trên xe, đoàn đã tới được điểm hẹn là Trường Mầm Non 1 Sá Tổng, thuộc xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Nơi đây, từng người trong đoàn có cơ hội được tận mắt chứng kiến khung cảnh sống, cùng tiếp xúc, gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, lãnh nhận, lắng nghe, đồng cảm… với những anh chị em dân tộc H’mông.
Xem Hình
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16, 15) là lệnh truyền và cũng là sứ mạng mà Chúa Giêsu Kitô phục sinh trao ban cho các môn đệ của Ngài ở mọi thời đại. Cốt lõi của Tin Mừng là loan báo về một Đức Giêsu đã chết và sống lại. Chính Đức Giêsu, sau khi phục sinh đã nhiều lần hiện ra và dùng nhiều cách thế khác nhau để giúp các môn đệ của Ngài nhận ra sự thật và xác tín: “Ngài đã chết và sống lại”. Đức Giêsu hiểu rằng, một khi các ông tin Thầy Giêsu đã sống lại, họ mới đủ sức để nói cho nhiều người về biến cố lạ lùng này.
Xã Sá Tổng là 1 trong 3 xã khó khăn nhất thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, xã có 10 bản với 813 hộ, 99,8% là dân tộc H’mông. Họ không phải là những người Công Giáo và họ cũng chưa được nghe biết về Chúa. Sá Tổng nằm trên đỉnh Calavo, ngược đường 6. Những ngôi nhà người H’mông, lúp xúp, lưa thưa bao quanh núi dựng. Người dân Sá Tổng nghèo đói, nhưng gạo và lương thực không phải là thứ mà họ khao khát và cảm thấy cần thiết nhất. Bao đời nay, người H’mông ở Sá Tổng vẫn trông chờ dòng nước chảy từ trời để gieo cấy, họ vật lộn với cái nghèo và chưa khi nào hết khát. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xã Sá Tổng làm vài năm trở lại đây có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, thiếu nước ăn uống và sinh hoạt cũng như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đã làm cho khoảng gần 90% số học sinh nội trú cấp 2 của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Sá Tổng mắc bệnh mụn nước chân tay. Nơi sinh hoạt của các em học sinh nội trú những năm gần đây là một nơi chưa từng đủ nước - luôn trong tình trạng thiếu nước ăn uống cũng như sinh hoạt. Nguồn điện cũng chưa đến được một số bản trong xã này.
Lời mời gọi của Đức Giêsu nơi vùng núi cao xa xôi đã vang vọng tới các nữ tu Mân Côi Bùi Chu cùng các cộng sự viên. Lòng bác ái của người người Kitô hữu được mời gọi hành động cụ thể và thật sự phát xuất từ tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Thật vậy, lòng bác ái cần được cụ thể hóa bằng hành động như thánh Giacôbê tông đồ diễn tả bằng một mệnh lệnh mà không một người Kitô hữu nào có thể tránh né “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18). Người môn đệ chân chính theo tinh thần Tin Mừng được kiểm chứng qua việc thực thi đức bác ái.
Chương trình chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cá nhân cho các học sinh từ Mầm Non đến cấp 2 và bà con người dân tộc H’mông Sá Tổng tại trường Mầm Non 1 Sá Tổng kéo dài tới 22g00’ cùng hành trình vượt qua những con đường đèo dốc dựng đứng, trơn trượt để vào bản thăm các gia đình cùng trao tặng họ những phần quà là những lời đáp trả mãnh liệt của những môn đệ thân tín của Chúa. Những người người dân tộc H’mông nghèo khó chính là hiện thân của Chúa Kitô bằng xương bằng thịt ở trước mắt mỗi người chúng ta. Thiên Chúa hay người dân tộc H’mông còn gọi là Ông Trời vẫn sống cùng và sống với mỗi chúng ta nơi những người thân cận, nhất là những người nghèo khổ, thiếu thốn.
Hành trình thăm viếng, gặp gỡ, trao ban niềm vui giữa đoàn quý Soeur Mân Côi cùng các cộng tác viên đến từ Bùi Chu và người dân tộc H’mông Sá Tổng đã khép lại nhưng những tiếng nói, nụ cười và cả niềm tin yêu, hy vọng sẽ còn đọng lại mãi nơi mỗi người. Những nụ cười rạng rỡ, những ánh nhìn đầy cảm phục xen lẫn những giọt lệ lăn dài nơi khóe mắt thay cho vô vàn điều muốn nói của những người H’mông lớn tuổi không hiểu, không nói được tiếng Việt phổ thông.
Ước mong vùng biên cương Sá Tổng cùng những vùng xa xôi, hẻo lánh khác luôn là điểm hẹn Galile mà Chúa Phục Sinh đang hẹn gặp mỗi Kitô hữu, hầu Tin Mừng Phục Sinh – Alleluia được loan truyền đến với muôn dân nước.
Nt: M. Ripsimina Bùi Thị Liễu, FMSR