Đức Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF, đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo Hội Công Giáo là quảng bá và bảo vệ đạo lý Công Giáo chân thực như các Tông đồ đã truyền lại.
Phát biểu với Vatican News hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, lưu ý rằng “điều trước đây được gọi là ‘quan tâm đến đạo lý ngay chính’ đã tồn tại trước khi CDF được thành lập vào năm 1542 và có nguồn gốc từ Tân Ước.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là quảng bá và bảo vệ đạo lý đức tin. Một nhiệm vụ sẽ luôn luôn cần thiết trong Giáo hội, trong đó bao gồm nhiệm vụ truyền bá giáo huấn của các Tông đồ cho các thế hệ mới”, Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 2.
Đức Hồng Y Ladaria lưu ý rằng “cách thức cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này đã thay đổi qua nhiều thế kỷ và chúng ta có thể nghĩ rằng nó sẽ lại thay đổi nữa. Nhưng mối quan tâm về sự trung thành với đạo lý của các Tông đồ sẽ luôn luôn được duy trì”.
Khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam vào năm 1542, Bộ này được gọi là Thánh Bộ Tối Cao Về Pháp Tòa Điều Tra Tại Roma Và Hoàn Vũ, với trách nhiệm là tòa phúc thẩm cuối cùng trong các phiên tòa xét xử tội dị giáo.
Đức Hồng Y Ladaria nhận xét rằng CDF “không còn là Tòa án Dị giáo” và “Danh mục các sách cấm không còn tồn tại.”
Thánh Bộ về các sách cấm trước đây là một Bộ trong Giáo triều La Mã, có nhiệm vụ công bố Danh Mục Các Sách Cấm (Index Librorum Prohibitorum). Đó là một danh sách các ấn phẩm bị đánh giá là vô luân hoặc dị giáo. Danh Mục Các Sách Cấm cuối cùng được công bố vào năm 1948, và chính thức bị bãi bỏ vào năm 1966.
Vị tổng trưởng CDF giải thích rằng quá khứ của Bộ, đôi khi được gọi là Thánh Bộ, “vẫn còn nặng nề, bởi vì chúng tôi không phải lúc nào cũng nhận ra những thay đổi sâu sắc đã diễn ra trong Giáo hội và Giáo triều Rôma trong thời gian gần đây”.
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là phổ quát, ngay cả khi công việc của chúng tôi diễn ra chủ yếu ở Rôma. Các tài liệu của chúng tôi là dành cho Giáo hội hoàn vũ, và những quyết định chúng tôi phải đưa ra hàng ngày, trong phạm vi khả năng của mình, rất ít khi liên quan trực tiếp đến Rôma”.
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng đôi khi nhiệm vụ của các nhân viên CDF buộc họ phải ra ngoài Rôma, chẳng hạn như khi họ đi dự các cuộc họp với các ủy ban giáo lý của các Hội Đồng Giám Mục. CDF cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với các giám mục trong các chuyến đi ad limina của các ngài đến Rôma, diễn ra 5 năm một lần, để gặp Đức Giáo Hoàng và cầu nguyện tại mộ phần hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Ngài nói: “Những cuộc gặp gỡ này có tầm quan trọng lớn, và chúng tốn rất nhiều thời gian và năng lượng”.
Source:Catholic News AgencyVatican cardinal: Protecting Catholic doctrine will ‘always be necessary’
Phát biểu với Vatican News hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, lưu ý rằng “điều trước đây được gọi là ‘quan tâm đến đạo lý ngay chính’ đã tồn tại trước khi CDF được thành lập vào năm 1542 và có nguồn gốc từ Tân Ước.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là quảng bá và bảo vệ đạo lý đức tin. Một nhiệm vụ sẽ luôn luôn cần thiết trong Giáo hội, trong đó bao gồm nhiệm vụ truyền bá giáo huấn của các Tông đồ cho các thế hệ mới”, Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 2.
Đức Hồng Y Ladaria lưu ý rằng “cách thức cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này đã thay đổi qua nhiều thế kỷ và chúng ta có thể nghĩ rằng nó sẽ lại thay đổi nữa. Nhưng mối quan tâm về sự trung thành với đạo lý của các Tông đồ sẽ luôn luôn được duy trì”.
Khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam vào năm 1542, Bộ này được gọi là Thánh Bộ Tối Cao Về Pháp Tòa Điều Tra Tại Roma Và Hoàn Vũ, với trách nhiệm là tòa phúc thẩm cuối cùng trong các phiên tòa xét xử tội dị giáo.
Đức Hồng Y Ladaria nhận xét rằng CDF “không còn là Tòa án Dị giáo” và “Danh mục các sách cấm không còn tồn tại.”
Thánh Bộ về các sách cấm trước đây là một Bộ trong Giáo triều La Mã, có nhiệm vụ công bố Danh Mục Các Sách Cấm (Index Librorum Prohibitorum). Đó là một danh sách các ấn phẩm bị đánh giá là vô luân hoặc dị giáo. Danh Mục Các Sách Cấm cuối cùng được công bố vào năm 1948, và chính thức bị bãi bỏ vào năm 1966.
Vị tổng trưởng CDF giải thích rằng quá khứ của Bộ, đôi khi được gọi là Thánh Bộ, “vẫn còn nặng nề, bởi vì chúng tôi không phải lúc nào cũng nhận ra những thay đổi sâu sắc đã diễn ra trong Giáo hội và Giáo triều Rôma trong thời gian gần đây”.
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là phổ quát, ngay cả khi công việc của chúng tôi diễn ra chủ yếu ở Rôma. Các tài liệu của chúng tôi là dành cho Giáo hội hoàn vũ, và những quyết định chúng tôi phải đưa ra hàng ngày, trong phạm vi khả năng của mình, rất ít khi liên quan trực tiếp đến Rôma”.
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng đôi khi nhiệm vụ của các nhân viên CDF buộc họ phải ra ngoài Rôma, chẳng hạn như khi họ đi dự các cuộc họp với các ủy ban giáo lý của các Hội Đồng Giám Mục. CDF cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với các giám mục trong các chuyến đi ad limina của các ngài đến Rôma, diễn ra 5 năm một lần, để gặp Đức Giáo Hoàng và cầu nguyện tại mộ phần hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Ngài nói: “Những cuộc gặp gỡ này có tầm quan trọng lớn, và chúng tốn rất nhiều thời gian và năng lượng”.
Source:Catholic News Agency