Trưa ngày 19/12/2020, Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi gồm ba người, lên chiếc xe có chở theo nhiều quà đi đến một giáo họ thuộc giáo phận Buôn Mê thuột, cách Sài Gòn 167 km, để chia sẻ nhân dịp lễ Chúa Giáng Sinh.
Thú thật đây là chuyến đi có nhiều “sóng gió” trong lòng chúng tôi. Lúc đầu, chúng tôi muốn đến một giáo họ nghèo cách thành phố Buôn Mê Thuột hơn 80 km, nhưng cứ ngần ngại, vì không biết “con Covid” quái ác, lạnh lùng, ẩn nấp ở đâu đó trong sân bay (mà không làm “show Noel” thì thật là buồn) nên chúng tôi đành ngậm ngùi thuê xe 16 chỗ mà đến giáo họ Bombo của giáo xứ Đăk Nhau ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Nhóm chúng tôi từng đến giáo xứ này, nhưng chưa chia sẻ ở địa điểm giáo họ có cái tên nổi tiếng trong bài hát “Tiếng chày trên sóc Bombo”.
Xem Hình
Cách đây khoảng gần 20 năm, nói đến huyện Bù Đăng, Bù Đốp ai cũng thấy hình ảnh của sự đói khổ bao quanh vùng rừng núi đất đỏ khá khô cằn, nhưng nay tương đối đỡ hơn. Và khi chuẩn bị 300 phần quà cho trẻ em, 20 phần hỗ trợ học tập cho học sinh hiếu học để vui Noel thì thêm 40 phần quà cho gia đình nghèo vẫn không phải là thừa vì một số người dân tộc ở đây vẫn còn “nét chung” là nhà gỗ, nền đất, thiếu vật dụng sinh hoạt.
Cha chánh xứ Phanxico A. Trương Hồng Chương đi vắng, quí ông ban hành giáo tiếp đón chúng tôi nồng nhiệt. Đặc biệt là một thanh niên sống trong khuôn viên giáo họ, thường phục vụ “việc to việc nhỏ” ở đây, hăng hái nhận lời làm Ông Già Noel làm chúng tôi vui hẳn lên; rõ là người dân tộc chân chất thật! Ông già Noel là một vị giám mục nhân đức, có lòng nhân ái, vì thế hằng năm, việc lựa chọn người đóng vai cũng làm chúng tôi boăn khoăn; gặp người “tha thiết” với nhà thờ làm chúng tôi rất hài lòng. Thánh lễ tối thứ bảy ở giáo họ giáo dân không ngồi hết chỗ trong nhà thờ nhưng giúp chúng tôi hiểu nếp sinh hoạt hằng tuần ở đây.
Sau thánh lễ, chúng tôi được ăn cháo gà với cha khách và nhắp rượu “tự nấu” với quí ông trùm. Trao đổi với một ông trùm sống ở đây mấy chục năm, chúng tôi biết được nhiều điều. Thí dụ như lúc trước đường xá trong khu vực chỉ là đường mòn thì nay có đường bê-tông đi lại dễ dàng. Người dân tộc cứ bán dần đất rẫy cho người Kinh rồi càng lúc càng lùi sâu vào trong rừng ở. Vùng này trồng tiêu, điều, cà phê, làm nương rẫy; cũng có người bán đất trồng điều rồi san phẳng chia lô làm thành khu dân cư. Quần áo, đồ đạc trong nhà mau cũ vì bụi đất đỏ… Cha dòng Xito trẻ trung, cách nói chuyện vui tươi cởi mở, làm cho bữa tối thêm đậm đà. Cha mời chúng tôi đến thăm cộng đoàn. Cộng đoàn nhà dòng Xito ở cách đó mười km nên quí cha thường đến phụ giúp mục vụ tại giáo họ này.
Nhận phòng xong, chúng tôi cùng các giáo lý viên chia quà ngay. Mọi việc thuận lợi đến bất ngờ; phải chăng Đức Maria đang đồng hành cùng chúng tôi? Sở dĩ chúng tôi trộm nghĩ như thế vì trước các chuyến đi, chúng tôi cầu nguyện thiết tha (nếu xin các Thánh số quà là A thì có A, nhưng xin Đức Mẹ thì bao giờ cũng được A +) thế mới tuyệt vời!
Nghỉ đêm trong khuôn viên giáo họ nên khi có chuông lễ sáng dành riêng cho đồng bào dân tộc, chúng tôi nghe rõ mồn một, có ươn lười cũng chẳng được! Sau thánh lễ sáng, chúng tôi gặp gỡ một vài giáo dân, tặng tiền quà sáng. Nhìn chiếc xe gắn máy của giáo dân cũ xì bám đầy đất đỏ, chúng e ngại trong lòng khi nghĩ đến những con đường ở sâu trong bản thôn vào mùa mưa ở vùng này. Trong bữa điểm tâm buổi sáng, thầy phó tế trẻ cho chúng tôi biết số thiếu nhi dự lễ trong nhà thờ một nửa là người dân tộc, một nửa là người Kinh. Thảo nào, trong thánh lễ thiếu nhi số ghế gỗ đơn sơ trong nhà thờ kín hết chỗ.
Ông già Noel xuất hiện với ánh mắt lạ lẫm của trẻ em. Tiếng reo hò của các cháu thiếu nhi học giáo lý làm chúng tôi xúc động. Chúng tôi chào các em cách nhẹ nhàng còn các anh chị giáo lý viên thì hớn hở phát bong bóng, bưng bê quà ra. Quà của thiếu nhi đợt này là bánh kẹo ngon mà chúng tôi đã chọn lựa trong hai siêu thị. Trước khi chia quà cho các em chúng tôi mời tất cả các giáo lý viên lên cung thánh để tặng áo lạnh và kẹo chocolat. Đơn sơ thôi, thế mà tấm hình như ghi lại được trọn vẹn phút giây đậm đà giữa chúng tôi và các bạn trẻ. Còn các cháu thì vui quá, làm cho tiếng ồn trong ngôi thánh đường nhỏ bé ấy rộ lên êm dịu dĩ nhiên là khác với tiếng ồn chát chúa của một nhà máy! Thật là “hên” khi chúng tôi có được hộp bơm bong bong bằng điện, toàn cảnh trong lòng nhà thờ thật đẹp mắt. Những video clip chúng tôi quay thật rõ nét ghi lại khoảnh khắc phát quà thật đáng yêu. Sau này khi bảy, tám mươi tuổi xem lại những clip này, chắc là chúng tôi bồi hồi biết bao!
Hai mươi phần hỗ trợ học tập cũng được trao ngay sau đó. (Có một hai em, vì quên phiếu, không dám lên nhận, đến lúc thăm mấy gia đình nghèo, chúng tôi mới trao tiếp, xém nữa thì “oan ức”, còn chúng tôi thì không thích đem về!). Ông trưởng ban hành giáo mời chúng tôi lên cung thánh để cảm ơn. Thú thật, chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng, về nhà xem lại video mới biết ông phát biểu sâu sắc. Giáo họ còn tặng chúng tôi bốn phần quà là hạt điều, đặc sản vùng miền của tỉnh Bình Phước.
Rồi các lớp thiếu nhi ra sân chụp hình cùng Ông bà già Noel, lấy phong cảnh chung quanh giáo họ. Nhìn hình ảnh, ai cũng có thể mường tượng được toàn cảnh giáo họ đẹp tự nhiên thế nào! Chụp hình xong các em thong thả ra về vì hôm nay được nghỉ học giáo lý. Còn chúng tôi lại tất bật tặng quà gia đình nghèo. Quà gồm mười kg gạo, nhu yếu phẩm và phong bì nhỏ tiền. Người đại diện gia đình đến nhận được ngồi trên mấy hàng ghế sau lưng hang đá, nề nếp trật tự. Đúng là nét đẹp ở các họ đạo Công Giáo! Vợ con của người đóng vai Ông già Noel cũng đến xin chụp hình chung. Trong ký ức người đàn ông dân tộc ấy chắc là khó quên ngày hôm nay, dù nghèo khổ nhưng trong vai ông già Noel, anh được “giàu có” khi trao tặng quà cho nhiều người.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Sóc Bù Glây. Nét tươi trẻ của bà mẹ mới 18 tuổi trong căn nhà nền đất. Đáng thương nhất là ba bố con anh kia, mặt anh buồn thăm thẳm vì vợ vừa được chôn cách đó ba ngày, còn đứa bé gái mới một tuổi đang bế trên tay. Đôi mắt của cháu bé trai bốn tuổi chắc là chưa hiểu được nỗi đau từ đây không có mẹ …
Chúng tôi ghé vào nhà thờ chính đã xây tươm tất từ năm năm trước. Gió thổi rít mạnh quá, lạnh cả người, phải giữ chặt áo gió. Cho đến khi bữa cơm trưa trong một quán ăn bên đường mới làm chúng tôi ấm lại. Về đến Sài Gòn mới 16g30, chúng tôi thấy mấy hạt bụi đỏ của đất vùng tây nguyên còn vương trên áo và niềm vui Noel như quyện cuốn trong gió, vẫn còn nhẹ nhàng vây quanh chúng tôi.
Thú thật đây là chuyến đi có nhiều “sóng gió” trong lòng chúng tôi. Lúc đầu, chúng tôi muốn đến một giáo họ nghèo cách thành phố Buôn Mê Thuột hơn 80 km, nhưng cứ ngần ngại, vì không biết “con Covid” quái ác, lạnh lùng, ẩn nấp ở đâu đó trong sân bay (mà không làm “show Noel” thì thật là buồn) nên chúng tôi đành ngậm ngùi thuê xe 16 chỗ mà đến giáo họ Bombo của giáo xứ Đăk Nhau ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Nhóm chúng tôi từng đến giáo xứ này, nhưng chưa chia sẻ ở địa điểm giáo họ có cái tên nổi tiếng trong bài hát “Tiếng chày trên sóc Bombo”.
Xem Hình
Cách đây khoảng gần 20 năm, nói đến huyện Bù Đăng, Bù Đốp ai cũng thấy hình ảnh của sự đói khổ bao quanh vùng rừng núi đất đỏ khá khô cằn, nhưng nay tương đối đỡ hơn. Và khi chuẩn bị 300 phần quà cho trẻ em, 20 phần hỗ trợ học tập cho học sinh hiếu học để vui Noel thì thêm 40 phần quà cho gia đình nghèo vẫn không phải là thừa vì một số người dân tộc ở đây vẫn còn “nét chung” là nhà gỗ, nền đất, thiếu vật dụng sinh hoạt.
Sau thánh lễ, chúng tôi được ăn cháo gà với cha khách và nhắp rượu “tự nấu” với quí ông trùm. Trao đổi với một ông trùm sống ở đây mấy chục năm, chúng tôi biết được nhiều điều. Thí dụ như lúc trước đường xá trong khu vực chỉ là đường mòn thì nay có đường bê-tông đi lại dễ dàng. Người dân tộc cứ bán dần đất rẫy cho người Kinh rồi càng lúc càng lùi sâu vào trong rừng ở. Vùng này trồng tiêu, điều, cà phê, làm nương rẫy; cũng có người bán đất trồng điều rồi san phẳng chia lô làm thành khu dân cư. Quần áo, đồ đạc trong nhà mau cũ vì bụi đất đỏ… Cha dòng Xito trẻ trung, cách nói chuyện vui tươi cởi mở, làm cho bữa tối thêm đậm đà. Cha mời chúng tôi đến thăm cộng đoàn. Cộng đoàn nhà dòng Xito ở cách đó mười km nên quí cha thường đến phụ giúp mục vụ tại giáo họ này.
Nhận phòng xong, chúng tôi cùng các giáo lý viên chia quà ngay. Mọi việc thuận lợi đến bất ngờ; phải chăng Đức Maria đang đồng hành cùng chúng tôi? Sở dĩ chúng tôi trộm nghĩ như thế vì trước các chuyến đi, chúng tôi cầu nguyện thiết tha (nếu xin các Thánh số quà là A thì có A, nhưng xin Đức Mẹ thì bao giờ cũng được A +) thế mới tuyệt vời!
Nghỉ đêm trong khuôn viên giáo họ nên khi có chuông lễ sáng dành riêng cho đồng bào dân tộc, chúng tôi nghe rõ mồn một, có ươn lười cũng chẳng được! Sau thánh lễ sáng, chúng tôi gặp gỡ một vài giáo dân, tặng tiền quà sáng. Nhìn chiếc xe gắn máy của giáo dân cũ xì bám đầy đất đỏ, chúng e ngại trong lòng khi nghĩ đến những con đường ở sâu trong bản thôn vào mùa mưa ở vùng này. Trong bữa điểm tâm buổi sáng, thầy phó tế trẻ cho chúng tôi biết số thiếu nhi dự lễ trong nhà thờ một nửa là người dân tộc, một nửa là người Kinh. Thảo nào, trong thánh lễ thiếu nhi số ghế gỗ đơn sơ trong nhà thờ kín hết chỗ.
Ông già Noel xuất hiện với ánh mắt lạ lẫm của trẻ em. Tiếng reo hò của các cháu thiếu nhi học giáo lý làm chúng tôi xúc động. Chúng tôi chào các em cách nhẹ nhàng còn các anh chị giáo lý viên thì hớn hở phát bong bóng, bưng bê quà ra. Quà của thiếu nhi đợt này là bánh kẹo ngon mà chúng tôi đã chọn lựa trong hai siêu thị. Trước khi chia quà cho các em chúng tôi mời tất cả các giáo lý viên lên cung thánh để tặng áo lạnh và kẹo chocolat. Đơn sơ thôi, thế mà tấm hình như ghi lại được trọn vẹn phút giây đậm đà giữa chúng tôi và các bạn trẻ. Còn các cháu thì vui quá, làm cho tiếng ồn trong ngôi thánh đường nhỏ bé ấy rộ lên êm dịu dĩ nhiên là khác với tiếng ồn chát chúa của một nhà máy! Thật là “hên” khi chúng tôi có được hộp bơm bong bong bằng điện, toàn cảnh trong lòng nhà thờ thật đẹp mắt. Những video clip chúng tôi quay thật rõ nét ghi lại khoảnh khắc phát quà thật đáng yêu. Sau này khi bảy, tám mươi tuổi xem lại những clip này, chắc là chúng tôi bồi hồi biết bao!
Hai mươi phần hỗ trợ học tập cũng được trao ngay sau đó. (Có một hai em, vì quên phiếu, không dám lên nhận, đến lúc thăm mấy gia đình nghèo, chúng tôi mới trao tiếp, xém nữa thì “oan ức”, còn chúng tôi thì không thích đem về!). Ông trưởng ban hành giáo mời chúng tôi lên cung thánh để cảm ơn. Thú thật, chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng, về nhà xem lại video mới biết ông phát biểu sâu sắc. Giáo họ còn tặng chúng tôi bốn phần quà là hạt điều, đặc sản vùng miền của tỉnh Bình Phước.
Rồi các lớp thiếu nhi ra sân chụp hình cùng Ông bà già Noel, lấy phong cảnh chung quanh giáo họ. Nhìn hình ảnh, ai cũng có thể mường tượng được toàn cảnh giáo họ đẹp tự nhiên thế nào! Chụp hình xong các em thong thả ra về vì hôm nay được nghỉ học giáo lý. Còn chúng tôi lại tất bật tặng quà gia đình nghèo. Quà gồm mười kg gạo, nhu yếu phẩm và phong bì nhỏ tiền. Người đại diện gia đình đến nhận được ngồi trên mấy hàng ghế sau lưng hang đá, nề nếp trật tự. Đúng là nét đẹp ở các họ đạo Công Giáo! Vợ con của người đóng vai Ông già Noel cũng đến xin chụp hình chung. Trong ký ức người đàn ông dân tộc ấy chắc là khó quên ngày hôm nay, dù nghèo khổ nhưng trong vai ông già Noel, anh được “giàu có” khi trao tặng quà cho nhiều người.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Sóc Bù Glây. Nét tươi trẻ của bà mẹ mới 18 tuổi trong căn nhà nền đất. Đáng thương nhất là ba bố con anh kia, mặt anh buồn thăm thẳm vì vợ vừa được chôn cách đó ba ngày, còn đứa bé gái mới một tuổi đang bế trên tay. Đôi mắt của cháu bé trai bốn tuổi chắc là chưa hiểu được nỗi đau từ đây không có mẹ …
Chúng tôi ghé vào nhà thờ chính đã xây tươm tất từ năm năm trước. Gió thổi rít mạnh quá, lạnh cả người, phải giữ chặt áo gió. Cho đến khi bữa cơm trưa trong một quán ăn bên đường mới làm chúng tôi ấm lại. Về đến Sài Gòn mới 16g30, chúng tôi thấy mấy hạt bụi đỏ của đất vùng tây nguyên còn vương trên áo và niềm vui Noel như quyện cuốn trong gió, vẫn còn nhẹ nhàng vây quanh chúng tôi.