Theo nếp sống đạo đức trong Giáo Hội, ngôi sao Bethlehem đi đôi gắn liền với ngày lễ mừng biến cố lịch sử Chúa Giêsu giáng sinh.
Ngôi sao giáng sinh hay còn được gọi là ngôi sao Bethlehem là ngôi sao gì vậy? Tại sao ngôi sao đó lại đi đôi gắn liền với biến cố Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian?
Theo kinh thánh thuật lại, sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, các nhà Đạo sĩ từ bên phương đông tìm đến nơi Chúa sinh ra bái kiến thờ lạy. Vì họ cho rằng hài nhi mới sinh là vị Vua. ( Phúc âm Thánh Mattheo 2, 1-2). Và họ còn qủa quyết đã thấy ngôi sao của vị vua xuất hiện ở phương Đông. Thế là theo ngôi sao chỉ đường cuộc hành trình của họ vượt đường xa trở thành cuộc hành hương tìm đến hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh ra trên trần gian ở cánh đồng Bethlehem..
Ngay từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, bên Đông phương lịch sử các nhà đạo sĩ thiên văn này hay còn gọi là nhà chiêm tinh rất được yêu mến trọng vọng trong xã hội. Những vị này theo truyền tụng trong dân gian nguyên thủy họ là những Vị Tư Tế bên Ba Tư, và cũng là những học giả ngành thiên văn nghiên cứu về ý nghĩa dấu chỉ các ngôi sao trên trời. Họ được cho là những người có khả năng hiểu biết những sự vượt qúa khỏi lãnh vực tự nhiên, khi nhìn sao trời nhận ra tín hiệu sứ điệp gửi phát ra từ đó.
Trong thế giới cổ xưa vì sao Saturn được hiểu là ngôi sao của dân Israel, cũng gọi là sao Sabbat. Trong khi ngôi sao Jupiter là ngôi sao của vị Vua. Theo khảo cứu của khoa học ngành thiên văn, trong năm 7. trước Chúa giáng sinh hai vì sao này cùng xuất hiện gần cạnh nhau sáng tỏ trên nền trời. Phái đạo đức Qumran trước thời Chúa Giêsu sinh ra cũng đã so sánh ví sự xuất hiện của ngôi sao với sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.: Ngôi sao của ngài chiếu tỏa trên nền trời như một vị vua.
Phúc âm chỉ viết thuật lại không có chi tiết gì về thời điểm, nơi chốn ngôi sao lịch sử Bethlehem. Vì thế xưa nay hằng có những giả thuyết hay những khảo cứu tìm hiểu về Ngôi sao Bethlehem theo phương diện lịch sử cùng thiên văn học.
Các nhà khoa học đã đưa ra suy diễn vào năm 7. sang năm 6. trước Chúa giáng sinh xuất hiện sự gặp gỡ của hai vì sao Saturn và Jupiter. Và thời điểm này có thể là năm Chúa Giêsu giáng sinh.
Ở Roma người ta cho rằng biến cố hai ngôi sao Saturn và Jupiter xuất hiện trùng hợp vào thời điểm đó là hình ảnh dấu chỉ về vị vua mang lại hòa bình trong toàn đế quốc Roma: Hoàng đế Augustus.
Chúa Giêsu giáng sinh lúc đế quốc Roma đang thống trị toàn vùng Trung Đông thời hoàng đế Augustus cai trị ở Roma.( Luca, 2,1-20)
Bên vùng Babylon biến cố hiếm lạ hai ngôi sao Saturn và Jupiter cùng xuất hiện được hiểu là dấu chỉ sự đến của Đấng Cứu Thế mang lại niềm hy vọng. Đó là lời đoan hứa cho Bileams đã được thành hiện thực, và các nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến:
„ Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách dân số, 24,17)
Các Thánh giáo phụ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu là ngôi sao ban mai buổi sáng, ngôi sao hôm ban chiều tối. Thánh Phero trong thư viết cho giáo dân cũng xác nhận hiểu Chúa Giêsu Kitô là vì sao mai xuất hiện soi chiếu ánh sáng trong trái tim tâm hồn ta, khi ngày của Chúa đến. ( 2 Phero 1,19). Ngôi sao Bethlehem xuất hiện dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh đi tìm Chúa Giêsu, trước hết dẫn họ đến Gierusalem nơi cung vua Herode ở. Từ nơi đây họ cần sự chỉ dẫn cụ thể của Kinh Thánh Do Thái, lời Chúa qua các Ngôn sứ thời Cựu ước đã loan báo trước về nơi vua mới, Đấng Cứu Thế sinh ra, là hậu duệ đích thật của dòng dõi Vua David. Theo sự chỉ dẫn cụ thể đó Ngôi sao lại xuất hiện dẫn đường cho họ đi tới Bethlehem, nơi hài nhi, vị Vua mới sinh ra.
Và năm nay vào ngày 21.12.2020, ngày Đông Chí, ngày ngắn nhất trong năm, „ngôi sao Chúa giáng sinh" như các nhà khoa học ngành thiên văn tính toán cho biết, lại xuất hiện trên nền trời vào lúc chiều tối.
Hai ngôi sao ( hành tinh) Jupiter và Saturn không chỉ xuất hiện gần sát nhau cách đây hơn hai ngàn năm lúc Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem. Nhưng sử sách còn ghi lại vào năm 1226 và năm 1623 chúng cũng đã di chuyển gần nhau xuất hiện trên nền trời.
Và theo tính toán tiên đoán của các nhà khoa học ngành thiên văn, mãi đến năm 2080 hai hành tinh Jupiter và Sturn mới trở lại xuất hiện gần nhau. Và bốn trăm năm sau đó nữa năm 2400 chúng mới lại xuất hiện nữa.
Nói rằng hai ngôi sao xuất hiện gần sát nhau, nhưng thật ra chúng di chuyển còn cách xa nhau hằng trăm triệu cây số.
Hiện tượng hai ngôi sao Jupiter và Sturn xuất hiện cùng lúc gần nhau rất hiếm có trong lịch sử nhân loại. Vì mỗi lần xảy ra như thế cách nhau hàng hơn bốn trăm năm.
Năm nay vào ngày 21.12.2020 trước lễ mừng Chúa giáng sinh, tro;ng lúc nhân loai đang trải qua cơn bệnh đại dịch Covid 19 đe dọa sức khoẻ đời sống con người, „ ngôi sao Chúa giáng sinh“ lại xuất hiện chiếu sáng trên nền trời, theo tính toán tiên đoán của các nhà khoa học.
Ngôi sao „ Chúa giáng sinh" ngày xưa đã chiếu ánh sáng dẫn lối cho các nhà Đạo Sĩ ( Ba Vua) tìm đường đến hành hương thờ lạy hài nhi Giesu. Và qua đó họ có được niềm vui mừng thần thánh cho cuộc đời của họ.
Nhân loại chúng ta ngày hôm nay cũng đang rất trông mong chờ đợi theo dõi nhìn hướng con mắt tâm hồn niềm tin lên „ ngôi sao Chúa giáng sinh“ để xin nhận được ánh sáng sự an ủi chữa lành trong cơn lo âu khủng hoảng, vì sức khoẻ đời sống bị đe dọa gây nên yếu liệt cùng tử vong.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngôi sao giáng sinh hay còn được gọi là ngôi sao Bethlehem là ngôi sao gì vậy? Tại sao ngôi sao đó lại đi đôi gắn liền với biến cố Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian?
Theo kinh thánh thuật lại, sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, các nhà Đạo sĩ từ bên phương đông tìm đến nơi Chúa sinh ra bái kiến thờ lạy. Vì họ cho rằng hài nhi mới sinh là vị Vua. ( Phúc âm Thánh Mattheo 2, 1-2). Và họ còn qủa quyết đã thấy ngôi sao của vị vua xuất hiện ở phương Đông. Thế là theo ngôi sao chỉ đường cuộc hành trình của họ vượt đường xa trở thành cuộc hành hương tìm đến hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh ra trên trần gian ở cánh đồng Bethlehem..
Ngay từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, bên Đông phương lịch sử các nhà đạo sĩ thiên văn này hay còn gọi là nhà chiêm tinh rất được yêu mến trọng vọng trong xã hội. Những vị này theo truyền tụng trong dân gian nguyên thủy họ là những Vị Tư Tế bên Ba Tư, và cũng là những học giả ngành thiên văn nghiên cứu về ý nghĩa dấu chỉ các ngôi sao trên trời. Họ được cho là những người có khả năng hiểu biết những sự vượt qúa khỏi lãnh vực tự nhiên, khi nhìn sao trời nhận ra tín hiệu sứ điệp gửi phát ra từ đó.
Trong thế giới cổ xưa vì sao Saturn được hiểu là ngôi sao của dân Israel, cũng gọi là sao Sabbat. Trong khi ngôi sao Jupiter là ngôi sao của vị Vua. Theo khảo cứu của khoa học ngành thiên văn, trong năm 7. trước Chúa giáng sinh hai vì sao này cùng xuất hiện gần cạnh nhau sáng tỏ trên nền trời. Phái đạo đức Qumran trước thời Chúa Giêsu sinh ra cũng đã so sánh ví sự xuất hiện của ngôi sao với sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.: Ngôi sao của ngài chiếu tỏa trên nền trời như một vị vua.
Phúc âm chỉ viết thuật lại không có chi tiết gì về thời điểm, nơi chốn ngôi sao lịch sử Bethlehem. Vì thế xưa nay hằng có những giả thuyết hay những khảo cứu tìm hiểu về Ngôi sao Bethlehem theo phương diện lịch sử cùng thiên văn học.
Các nhà khoa học đã đưa ra suy diễn vào năm 7. sang năm 6. trước Chúa giáng sinh xuất hiện sự gặp gỡ của hai vì sao Saturn và Jupiter. Và thời điểm này có thể là năm Chúa Giêsu giáng sinh.
Ở Roma người ta cho rằng biến cố hai ngôi sao Saturn và Jupiter xuất hiện trùng hợp vào thời điểm đó là hình ảnh dấu chỉ về vị vua mang lại hòa bình trong toàn đế quốc Roma: Hoàng đế Augustus.
Chúa Giêsu giáng sinh lúc đế quốc Roma đang thống trị toàn vùng Trung Đông thời hoàng đế Augustus cai trị ở Roma.( Luca, 2,1-20)
Bên vùng Babylon biến cố hiếm lạ hai ngôi sao Saturn và Jupiter cùng xuất hiện được hiểu là dấu chỉ sự đến của Đấng Cứu Thế mang lại niềm hy vọng. Đó là lời đoan hứa cho Bileams đã được thành hiện thực, và các nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến:
„ Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách dân số, 24,17)
Các Thánh giáo phụ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu là ngôi sao ban mai buổi sáng, ngôi sao hôm ban chiều tối. Thánh Phero trong thư viết cho giáo dân cũng xác nhận hiểu Chúa Giêsu Kitô là vì sao mai xuất hiện soi chiếu ánh sáng trong trái tim tâm hồn ta, khi ngày của Chúa đến. ( 2 Phero 1,19). Ngôi sao Bethlehem xuất hiện dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh đi tìm Chúa Giêsu, trước hết dẫn họ đến Gierusalem nơi cung vua Herode ở. Từ nơi đây họ cần sự chỉ dẫn cụ thể của Kinh Thánh Do Thái, lời Chúa qua các Ngôn sứ thời Cựu ước đã loan báo trước về nơi vua mới, Đấng Cứu Thế sinh ra, là hậu duệ đích thật của dòng dõi Vua David. Theo sự chỉ dẫn cụ thể đó Ngôi sao lại xuất hiện dẫn đường cho họ đi tới Bethlehem, nơi hài nhi, vị Vua mới sinh ra.
Và năm nay vào ngày 21.12.2020, ngày Đông Chí, ngày ngắn nhất trong năm, „ngôi sao Chúa giáng sinh" như các nhà khoa học ngành thiên văn tính toán cho biết, lại xuất hiện trên nền trời vào lúc chiều tối.
Hai ngôi sao ( hành tinh) Jupiter và Saturn không chỉ xuất hiện gần sát nhau cách đây hơn hai ngàn năm lúc Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem. Nhưng sử sách còn ghi lại vào năm 1226 và năm 1623 chúng cũng đã di chuyển gần nhau xuất hiện trên nền trời.
Và theo tính toán tiên đoán của các nhà khoa học ngành thiên văn, mãi đến năm 2080 hai hành tinh Jupiter và Sturn mới trở lại xuất hiện gần nhau. Và bốn trăm năm sau đó nữa năm 2400 chúng mới lại xuất hiện nữa.
Nói rằng hai ngôi sao xuất hiện gần sát nhau, nhưng thật ra chúng di chuyển còn cách xa nhau hằng trăm triệu cây số.
Hiện tượng hai ngôi sao Jupiter và Sturn xuất hiện cùng lúc gần nhau rất hiếm có trong lịch sử nhân loại. Vì mỗi lần xảy ra như thế cách nhau hàng hơn bốn trăm năm.
Năm nay vào ngày 21.12.2020 trước lễ mừng Chúa giáng sinh, tro;ng lúc nhân loai đang trải qua cơn bệnh đại dịch Covid 19 đe dọa sức khoẻ đời sống con người, „ ngôi sao Chúa giáng sinh“ lại xuất hiện chiếu sáng trên nền trời, theo tính toán tiên đoán của các nhà khoa học.
Ngôi sao „ Chúa giáng sinh" ngày xưa đã chiếu ánh sáng dẫn lối cho các nhà Đạo Sĩ ( Ba Vua) tìm đường đến hành hương thờ lạy hài nhi Giesu. Và qua đó họ có được niềm vui mừng thần thánh cho cuộc đời của họ.
Nhân loại chúng ta ngày hôm nay cũng đang rất trông mong chờ đợi theo dõi nhìn hướng con mắt tâm hồn niềm tin lên „ ngôi sao Chúa giáng sinh“ để xin nhận được ánh sáng sự an ủi chữa lành trong cơn lo âu khủng hoảng, vì sức khoẻ đời sống bị đe dọa gây nên yếu liệt cùng tử vong.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long