Sáng ngày thứ bảy 17/10/2020, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm hạt Chí Hòa, TGP Sài Gòn, đã lên đường thăm giáo xứ Ba Lai và giáo xứ Ba Lát thuộc giáo phận Vĩnh Long để hỗ trợ giếng nước và phát quà cho 200 bà con giáo dân và lương dân thuộc hai giáo xứ này.
Nhiều đoàn viên thuộc các giáo xứ như Vinh Sơn 3, Khiết Tâm, An Lạc, Lộc Hưng, Sao Mai, tham dự chuyến đi này; đặc biệt có anh Giuse Huỳnh Bá Song, Trưởng Ban chấp hành GĐPTTT Việt Nam và anh Phêrô Nguyễn Hồng Thịnh, phó trưởng Ban nội vụ GĐPTTT Tổng Giáo Phận Sài Gòn, cùng đồng hành.
Xem Hình
Có “lạc điệu” không khi người Việt khắp nơi đang hướng về miền trung thì GĐPTTT lại có chuyến đi về miền tây?! Thưa không, đây là chuyến đi đã được chuẩn bị từ hơn một tháng trước và mang tính “chứng nhân” của những anh chị em tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Việt Nam.
Sau đoạn đường dài khoảng 90 km, cả đoàn dừng chân tại giáo xứ Ba Lai để trao tiền hỗ trợ giếng nước khoan và phát quà cho 100 hộ giáo dân nghèo. Giáo xứ Ba Lai hiện tọa lạc ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, do cha Phanxico Xavier Nguyễn Tấn Hạp là chánh xứ. Con đường nhỏ dẫn vào nhà thờ Ba Lai còn ướt đẫm vì trời mưa, bên trong khuôn viên còn ngổn ngang vật liệu xây dựng. Nơi bà con giáo dân nhận quà là một góc nhà hài cốt của giáo xứ. Rất đơn sơ, không xếp hàng lớp lang mà cứ đưa phiếu là được nhận quà, lác đác kẻ trước người sau. Quà hôm nay mỗi gia đình là 10 kg gạo, thùng mì gói, đường, nước mắm, dầu ăn. Và đại diện một Nhóm công tác xã hội phát thêm phong bì tiền cho một số người già, người khuyết tật và người vừa có biến cố về gia cảnh.
Giáo xứ Ba Lai được thành lập từ năm 1914, trải qua thăng trầm lịch sử thì hiện nay chỉ có 800 giáo dân, đó là kể cả bà con ở giáo họ Tân Thạch, cách đó 5 km nữa. Địa bàn giáo xứ có chu vi là hơn 10 km; ở vùng này đa số người dân chỉ làm vườn nhỏ và đi làm mướn, không có ruộng. Có lẽ vì thế mà khởi công xây dựng nhà thờ được bốn năm mà vẫn chưa hoàn thành chăng? Một nỗi khổ nữa là suốt mùa nắng (có thể nói cả tỉnh bến Tre) bị nhiễm mặn nên cha xứ cho khoan một cái giếng, lọc rồi chứa nước vào bồn cho người dân chung quanh đến lấy nước sinh hoạt, còn nước uống vẫn phải đi mua về dùng.
Có thể nói, chỉ tìm hiểu lướt qua một chút cũng thấy nhiều giáo họ ở giáo phận Vĩnh Long còn khó khăn biết bao! Cha xứ đãi đoàn công tác là những trái dừa tươi, bánh tráng nướng và đậu phộng rang còn nguyên vỏ. Cha cho biết: “Số người đến lãnh quà hôm nay có nhiều bà con lương dân. Còn Trung Thu hay nhà thờ có tổ chức gì thì trẻ em “bên ngoài” cũng đến tham gia chị ạ!”. Bốn người trong đoàn công tác có được tấm hình kỷ niệm với cha xứ, mới nhận ra tuy làm việc nhiều nhưng cha rất “tốt tướng” và cười rất tươi.
Sau đó, xe phải đi thêm một đoạn đường, cả đoàn mới đến địa bàn giáo xứ Ba Vát ở xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Điểm dừng đầu tiên trên địa bàn giáo xứ là giáo họ Giồng Keo. Từ nguồn của một trang web (giáo xứ Cái Mơn) thì lược sử giáo họ Giồng Keo khá buồn, nhưng khi bước vào khuôn viên giáo họ ngày nay, ai cũng cảm thấy dễ chịu. Đó là một khoảng không gian rộng rãi, sạch sẽ. Nhà thờ mới nổi bật bên nhà thờ cũ và nhà xứ cũng tươm tất, vì thế, việc trao quà cho bà con giáo dân cũng nề nếp, dễ dàng. Cha Phêrô Trần Thanh Xuân, chánh xứ Ba Vát, da đen nhẻm, dáng gầy và giản dị như người nông dân nhưng nụ cười rất tươi, đã giúp đoàn phát quà cho 100 giáo dân ở giáo họ này và tiếp đãi bữa trưa ở giáo xứ, rất thân thiện. Nghĩa là cả đoàn phát quà ở giáo họ Giồng Keo nhưng dùng cơm trưa ở khuôn viên nhà thờ chính của giáo xứ Ba Vát.
Giáo xứ Ba Vát là một trong những họ đạo tiên khởi ở Nam Bộ thế kỷ 18, được các cha thừa sai dòng Phanxico từ vùng truyền giáo Cái Mơn đến Ba Vát rồi coi sóc họ đạo từ năm 1747. Từ đó đến năm 1915 lược sử họ đạo chỉ dựa vào lời kể của những gia đình Công Giáo di dân từ miền ngoài vào đất này lập nghiệp. Trải qua chặng đường dài lịch sử, họ đạo được 12 nhiệm kỳ các cha sở coi sóc. Tuy họ đạo hình thành và phát triển chậm do hoàn cảnh và thời cuộc nhưng nhà thờ vẫn trụ vững là điều may mắn. Cho đến thời điểm năm 2000, quang cảnh nhà thờ được trùng tu theo nguyên bản gốc, giáo dân chỉ có 400 người nhưng sống đạo rất tốt. Và nay, linh mục trẻ, năng động là cha Phêrô nhận nhiệm sở nơi đây và làm cho họ đạo có bầu khí sống đạo vui tươi.
Những câu chuyện trong bữa cơm trưa làm các thành viên trong đoàn thích thú, hiểu thêm về họ đạo miền quê này: giáo dân nghèo nhưng chân chất. Có bà kia năm nào cũng biếu cha một đòn bánh tét, khi bà qua đời, không ai biếu bánh tét nữa. Cha lăng xăng, ăn tự nhiên, còn ôm khoe cả bình rượu rắn nữa, trong khi các ông chỉ nhâm nhi rượu đế thường và các chị chỉ được uống nước me ngào, không bia bọt hay nước ngọt gì hết. Khi đoàn ra về, cha lên xe cùng đọc kinh tạm biệt và ban phép lành. Hẳn là trong đoàn sẽ có người nhớ hình ảnh linh mục này với dáng gầy mà năng động đó.
Hình như thành một “truyền thống”, đoàn nào đi công tác tại Bến Tre cũng ghé kính viếng Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Cùng lần chuỗi Mân Côi và nghe đọc Kinh Thánh xong, các thành viên của đoàn khấn nguyện tự do. Dường như ai cũng cảm thấy lâng lâng khi từ trong nhà thờ bước ra, cũng có thể do lòng kính Đức Mẹ hòa với không gian rộng mát của sân nhà thờ, đã được lát xi-măng sạch sẽ so với hai năm trước.
Sau lời cảm ơn trên xe của đại diện Ban Chấp Hành hạt, đoàn công tác thuộc Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm hạt Chí Hòa về đến Sài Gòn thì trời đã tối. Một chuyến đi tốt lành, làm chứng cho tình yêu từ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Nhiều đoàn viên thuộc các giáo xứ như Vinh Sơn 3, Khiết Tâm, An Lạc, Lộc Hưng, Sao Mai, tham dự chuyến đi này; đặc biệt có anh Giuse Huỳnh Bá Song, Trưởng Ban chấp hành GĐPTTT Việt Nam và anh Phêrô Nguyễn Hồng Thịnh, phó trưởng Ban nội vụ GĐPTTT Tổng Giáo Phận Sài Gòn, cùng đồng hành.
Xem Hình
Có “lạc điệu” không khi người Việt khắp nơi đang hướng về miền trung thì GĐPTTT lại có chuyến đi về miền tây?! Thưa không, đây là chuyến đi đã được chuẩn bị từ hơn một tháng trước và mang tính “chứng nhân” của những anh chị em tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Việt Nam.
Giáo xứ Ba Lai được thành lập từ năm 1914, trải qua thăng trầm lịch sử thì hiện nay chỉ có 800 giáo dân, đó là kể cả bà con ở giáo họ Tân Thạch, cách đó 5 km nữa. Địa bàn giáo xứ có chu vi là hơn 10 km; ở vùng này đa số người dân chỉ làm vườn nhỏ và đi làm mướn, không có ruộng. Có lẽ vì thế mà khởi công xây dựng nhà thờ được bốn năm mà vẫn chưa hoàn thành chăng? Một nỗi khổ nữa là suốt mùa nắng (có thể nói cả tỉnh bến Tre) bị nhiễm mặn nên cha xứ cho khoan một cái giếng, lọc rồi chứa nước vào bồn cho người dân chung quanh đến lấy nước sinh hoạt, còn nước uống vẫn phải đi mua về dùng.
Có thể nói, chỉ tìm hiểu lướt qua một chút cũng thấy nhiều giáo họ ở giáo phận Vĩnh Long còn khó khăn biết bao! Cha xứ đãi đoàn công tác là những trái dừa tươi, bánh tráng nướng và đậu phộng rang còn nguyên vỏ. Cha cho biết: “Số người đến lãnh quà hôm nay có nhiều bà con lương dân. Còn Trung Thu hay nhà thờ có tổ chức gì thì trẻ em “bên ngoài” cũng đến tham gia chị ạ!”. Bốn người trong đoàn công tác có được tấm hình kỷ niệm với cha xứ, mới nhận ra tuy làm việc nhiều nhưng cha rất “tốt tướng” và cười rất tươi.
Sau đó, xe phải đi thêm một đoạn đường, cả đoàn mới đến địa bàn giáo xứ Ba Vát ở xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Điểm dừng đầu tiên trên địa bàn giáo xứ là giáo họ Giồng Keo. Từ nguồn của một trang web (giáo xứ Cái Mơn) thì lược sử giáo họ Giồng Keo khá buồn, nhưng khi bước vào khuôn viên giáo họ ngày nay, ai cũng cảm thấy dễ chịu. Đó là một khoảng không gian rộng rãi, sạch sẽ. Nhà thờ mới nổi bật bên nhà thờ cũ và nhà xứ cũng tươm tất, vì thế, việc trao quà cho bà con giáo dân cũng nề nếp, dễ dàng. Cha Phêrô Trần Thanh Xuân, chánh xứ Ba Vát, da đen nhẻm, dáng gầy và giản dị như người nông dân nhưng nụ cười rất tươi, đã giúp đoàn phát quà cho 100 giáo dân ở giáo họ này và tiếp đãi bữa trưa ở giáo xứ, rất thân thiện. Nghĩa là cả đoàn phát quà ở giáo họ Giồng Keo nhưng dùng cơm trưa ở khuôn viên nhà thờ chính của giáo xứ Ba Vát.
Giáo xứ Ba Vát là một trong những họ đạo tiên khởi ở Nam Bộ thế kỷ 18, được các cha thừa sai dòng Phanxico từ vùng truyền giáo Cái Mơn đến Ba Vát rồi coi sóc họ đạo từ năm 1747. Từ đó đến năm 1915 lược sử họ đạo chỉ dựa vào lời kể của những gia đình Công Giáo di dân từ miền ngoài vào đất này lập nghiệp. Trải qua chặng đường dài lịch sử, họ đạo được 12 nhiệm kỳ các cha sở coi sóc. Tuy họ đạo hình thành và phát triển chậm do hoàn cảnh và thời cuộc nhưng nhà thờ vẫn trụ vững là điều may mắn. Cho đến thời điểm năm 2000, quang cảnh nhà thờ được trùng tu theo nguyên bản gốc, giáo dân chỉ có 400 người nhưng sống đạo rất tốt. Và nay, linh mục trẻ, năng động là cha Phêrô nhận nhiệm sở nơi đây và làm cho họ đạo có bầu khí sống đạo vui tươi.
Những câu chuyện trong bữa cơm trưa làm các thành viên trong đoàn thích thú, hiểu thêm về họ đạo miền quê này: giáo dân nghèo nhưng chân chất. Có bà kia năm nào cũng biếu cha một đòn bánh tét, khi bà qua đời, không ai biếu bánh tét nữa. Cha lăng xăng, ăn tự nhiên, còn ôm khoe cả bình rượu rắn nữa, trong khi các ông chỉ nhâm nhi rượu đế thường và các chị chỉ được uống nước me ngào, không bia bọt hay nước ngọt gì hết. Khi đoàn ra về, cha lên xe cùng đọc kinh tạm biệt và ban phép lành. Hẳn là trong đoàn sẽ có người nhớ hình ảnh linh mục này với dáng gầy mà năng động đó.
Hình như thành một “truyền thống”, đoàn nào đi công tác tại Bến Tre cũng ghé kính viếng Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Cùng lần chuỗi Mân Côi và nghe đọc Kinh Thánh xong, các thành viên của đoàn khấn nguyện tự do. Dường như ai cũng cảm thấy lâng lâng khi từ trong nhà thờ bước ra, cũng có thể do lòng kính Đức Mẹ hòa với không gian rộng mát của sân nhà thờ, đã được lát xi-măng sạch sẽ so với hai năm trước.
Sau lời cảm ơn trên xe của đại diện Ban Chấp Hành hạt, đoàn công tác thuộc Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm hạt Chí Hòa về đến Sài Gòn thì trời đã tối. Một chuyến đi tốt lành, làm chứng cho tình yêu từ Thánh Tâm Chúa Giêsu.