Chữ Again nhắc chúng ta biết là, trong quá khứ, nước Mỹ đã có ít nhất một lần Vĩ Ðại. Thật vậy, lịch sử Mỹ cận đại đã và đang chứng minh điều đó.
I. - DÒNG LỊCH SỬ MỸ - VIỆT
Sau khi hoàn thành trách vụ Tư lịnh Tối cao Quạn đội Ðồng minh và chiến thắng Ðệ Nhị Thế chiến ngày 08.05.1945, Thống tướng Dwight D. Eisenhower đã vinh quang nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20.01.1953. Lúc đó, Mỹ là cường quốc duy nhất kinh tế và quân sự. Ðối với cộng sản, Tổng thống Eisenhower đã de dọa sử dụng vũ khí nguyên tử để buộc Trung cộng phải ngưng bắn trong chiến tranh Triều tiên và gây áp lực với Liên xô trong thời Chiến tranh lạnh.
Ðối với Quốc gia Việt Nam thân yêu, Pháp đã yêu cầu Tổng thống Mỹ giúp đỡ Ðông Dương thuộc Pháp chống lại Việt Nam cộng sản (VNCS) được Liên xô và Trung cộng chi viện dồi dào. Năm 1953, Tổng thống phái Tướng John O’Daniel đến Việt Nam nghiên cứu và năm 1954, Mỹ đã viện trợ kinh tế và quận sự cho nước này và, sau đó, từ 1955, cho Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và phái đoàn chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu, 21 phát đại bác chào mừng. Bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles tiếp đón và mời phái đoàn cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ để bay đến phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Tổng thống Mỹ tiếp đón tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, Tổng thống Diệm đã danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trước các Dân biểu và Nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm danh dự này chỉ đếm được trên các ngón tay. Nhân dịp này, ông cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».
Năm 1961, John F. Kennedy, đảng Dân chủ, nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngày 19.04.1961, Mỹ thảm bại trong cuộc đỗ bộ tại Vịnh Con Heo để chống chế độ cộng sản F. Castro, gây thương vong và bị băét cho nhiều ngàn di dân Cuba. Ðám cố vấn cho Kennedy ghét ông Diệm vì ông chống sự trung lập hóa Lào và, sau khi Lào trung lập đã cho phép cộng sản mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa bộ đội và vũ khí vào Miền Nam. Ông Diệm từ chối dứt khoát việc mang lính chiến Mỹ vào Miền Nam vì sự hiện diện của họ sẽ làm cho người dân nhớ quân Pháp thời đô hộ. Ngày 02.11.1963, đám thực dân Mỹ thuê kẻ giết dã man hai anh em ông Diệm. Chúng loan báo nhị Vị đã tự tử, nhưng đồng bào không tin và, sau đó, báo Mỹ đã đăng hình hai ông chết với các tay bị trói thì lấy gì để tự tử? Hai mươi ngày sau, hôm 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết.
Lyndon B. Johnson nối ngôi và ngày 08.03.1965, đã phi pháp đổ bộ 3.500 lính Mỹ tại Ðà Nẵng và ép buộc Thủ tướng Phan Huy Quát điều chỉnh bằng thư mời lính Mỹ vào Việt Nam vì chê các phản tướng quá tệ. Từ 1965, các thành phố có lính Mỹ đóng thêm tưng bừng với các snack bars, thu hút những gái Việt son phấn nhậu ‘saigon tea’ thanh toán bằng đô la xanh, rồi vì loại tiền này bị rơi vào túi việt cộng quá nhiều, nên phải có ‘đô la đỏ’. Rồi PX (chợ Mỹ) cung cấp sản phẩm ngoại, được buôn bán ‘đen’ ở chợ trời khiến Bộ Tài chính thất thu thuế. Rác Mỹ cũng được tranh nhau đấu thầu. Ðặc biệt nhất là lính Mỹ khó (hay không) phân biệt ai là dân Việt và ai là việt cộng, nên đã có những vụ thảm sát như tại Mỹ Lai…
Ðối với người dân thế giới, quốc tế cộng sản đứng sau Hà nội đã tuyên truyền tâm lý bằng hình ảnh một tên Mỹ hung dữ và to xác đánh việt cộng ốm, rách rưới và thiếu ăn. Do đó, đa số họ bị lường gạt đã lên án ‘tên Mập hiếp Yếu’. Các tên trí thức Aâu Mỹ đã lên án Hoa kỳ và, sau khi chiến tranh chấm dứt, người Việt, kể cả giới làm ruộng, đánh cá phải bỏ nước ra đi, khi đó, giới ‘trí thức salon’ này mới mở mắt.
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Johnson thất kinh, phải cầu hòa và xin Bắc Việt họp hội nghị tại Paris bằng cách ‘vừa đánh, vừa đàm’. Thất bại trên chiến trường, Johnson không dám ứng cử Tổng thống năm 1968. Cùng lúc các cuộc biểu tình phản chiến đã nổ ra do chính bọn John Kerry, đảng Dân chủ, là một trong những tên cầm đầu phản chiến, dù hắn từng tham chiến ở Việt Nam.
Ngày 20.01.1969, Richard Nixon vào Bạch Cung với chiêu bài kém khôn ngoan ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, phù hợp với tuyên truyền của cộng sản là Mỹ xâm lăng Việt Nam, nên họ có bổn phận đánh đuổi. Cùng lúc, Henry Kissinger quị luỵ để Tàu cộng ảnh hưởng với Bắc Việt ký Hiệp ước Paris ngày 27.01.1973 để Mỹ tháo chạy. Kissinger và Lê Ðức Thọ chia nhau giải Nobel Hòa bình 1973, nhưng Thọ chê, không nhận. Tháng 08/1974, Nixon từ chức để Gerald Ford tiếp nối.
Một chuyện vô cùng nực cười và dã man khác là sau khi Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột, vi phạm trầm trọng Hiệp định Paris, Tổng thống Ford yêu cầu viện trợ khẩn cấp, Quốc hội đa số Dân chủ bỏ đi nghỉ Phục sinh và bác đề nghị Hành pháp để gọi là trả thù Tổng thống Thiệu đã vận động để Nixon tái đắc cử năm 1972. Sau ngày 30.04.1975, Mỹ cấm vận với Việt Nam cộng sản.
Ngày 20.01.1981, ông Ronald Reagan tựu chức Tổng thống Mỹ, cùng thời với Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và khối Varsovie tan rã. Sau khi tuyên bố về Việt Nam ‘Chiến tranh chấm dứt không chỉ là việc rút quân về, còn phải nghĩ đến nhiều thế hệ sau cuộc Chiến. Do đó, Ngài đã thương thuyết với VNCS phải để các quân, cán, chính VNCH đi tị nạn tại Mỹ.
Ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam. Hiệp ước Thương mại Song phương được ký 12/2001.
Năm 2014, lúc đầu, Obama định mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho đúng nguyên tắc ngoại giao. Nhưng Bộ Chính trị CSVN muốn Mỹ chính thức mời Nguyễn Phú Trọng và phải đón tiếp như quốc khách. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhờ sự can thiệp của Ðồng vị Mỹ John Kerry. Sau đó, Obama đồng ý, nhưng không chịu đứng mời, giao việc cho bộ Ngoại giao hay đảng Dân chủ. Cuối cùng, Obama viết thư cho Nguyễn Phú Trọng và nhờ bà Nancy Polosi trao tay. Bất ngờ, việc chuẩn bị Bạch Ốc đình lại vì xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Ba tháng sau, khi Bắc Kinh rút giàn khoan đi, Phạm Bình Minh sang gặp Kerry vào trung tuần tháng 10/2014, để ông này thông báo hai tin :
1. Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN.
2. Mỹ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015.
Ông Obama đã tiếp ông Trọng tại Bạch Ốc ngày 07.07.2015 và hai ông đã đồng ý nhau : « Phát triển hữu nghị và hợp tác trên tinh thần ‘gác qua quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai ». Họ tự cho như hoàn thành tiến trình ‘Hòa giải’ giữa hai kẻ thù. Ðúng ra, đó chỉ là hành động nhà nước Mỹ thu tiền thuế người dân Mỹ để tặng kẻ thắng hầu được quyêàn kinh doanh và buôn bán. VNCS đòi ‘Hòa giải’ với người Việt tị nạn ở Mỹ. Một số người đã về trong vòng tay Ðảng. Những đồng bào này chỉ có thể giúp đồng bào hay không. Chỉ có một sự ‘Hòa giải duy nhất’ là Ðộc Ðảng trả lại Chủ quyền Quốc gia cho Toàn dân. Tại sao? Xin mời đọc tiếp sẽ rõ.
Sau đó, Ted Osius bay đến báo cho côäng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Cali là ‘Mỹ không có kế hoạch thay đổi chế độ chánh trị của Việt Nam’, tức hoàn toàn ủng hộ cộng sản toàn trị. Xin nhắc lại : Năm 2016, khi Obama viếng Việt Nam, Ted Osius đã mời các vị vận động Tự do và Nhân quyền cho đồng bào đến gặp Obama và chính hắn đã lờ đi để công an tạm giữ nhiều người trong họ cho đến khi chấm dứt cuộc tiếp xúc.
Ngày 20.01.2017, Tổng thống D. Trump tiếp thu Tòa Bạch ốc, tiếp tục chính sách ‘thân cộng’ đối với Việt Nam y như Obama và, sau đó, cử Daniel Kritenbrink vào vị trí đại sứ Mỹ để tiếp nối ‘chị’ Ted Osius nhiệm vụ ‘phò cộng’.
Ngày 19.09.2017, trong diễn văn đọc tại Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đả kích các chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tước đoạt mọi quyền tự do của người dân như Bắc Hàn, Cuba hay Venezuala. Tại đây, chế độ Madura đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng thành một nước bên bờ vực thẩm. Tuyệt nhiên, ông không đề cập gì đến một nước XHCN từng buộc Mỹ phải tháo chạy, sau khi tập đoàn Obama đã hồ hởi đẻ ra cái gọi là ‘đối tác toàn diện’ và nước Mỹ đang chờ đồng chí ‘thượng cấp’ tái cử (?) để ký ‘đối tác chiến lược’. Nhớ thời các Tổng thống Eisenhower và Ngô Ðình Diệm, quốc dân VNCH đâu có cần biết đến các loại đối tác này.
Binh vực lập trường này, có người Mỹ gốc Việt lên tiếng dạy ‘ông Trump chống XHCN, nhưng khuyên người dân Việt phải tự cứu lấy mình’ vì ‘Freedom is not free’.
Có thể đúng vậy, nhưng thật ác ý đối với đồng bào chúng ta không muốn hay không thể bỏ nước ra đi, đành phải đối đầu với ‘kẻ hèn với giặc, ác với dân’. Hơn ai hết trong những người này là các Thương Phế Binh QL/VNCH đã hy sinh một phần thân thể vì Tổ Quốc và an ninh cho thế hệ chúng ta, lúc đó, đang trau dồi kinh sử, học làm người lương thiện nhờ nền Giáo Dục từ thời Ðệ Nhất Cộng hòa :
1./ Giáo dục Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống Dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần Dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Đã 45 năm sau ngày 30.04.1975, nền giáo dục này đã bị thay thế bằng chế độ giáo dục XHCN chỉ biết ‘vâng và dạ’. Một du sinh nói với chúng tôi: ‘Đó là nền giáo dục đồng phục’, tức muốn dễ đậu, thí sinh chỉ cần viết lại nguyên văn Thầy, Cô dạy. Gần đây, vài du sinh tốt nghiệp ở Mỹ về lưu ý: « Chỉ được áp dụng những kiến thức tới mức độ đảng cho phép. Nếu không, có thể bị chụp mũ ‘diễn tiến hòa bình’ và nhà tù rộng mở cửa…
Người Mỹ gốc Việt này còn lên tiếng dạy phải Hành Ðộng xóa bỏ chế độ tàn bạo XHCN, giành lại Quyền Tự quyết cho Dân tộc. Khi đó Mỹ mới sát cánh cùng dân tộc đó giúp đở hành động như Mỹ hành xữ đối với dân Veneuela (đã thành công tới đâu?). Vị này còn dạy tiếp : ‘Aide–toi, USA t’aidera’ (Hãy tự cứu, Mỹ sẽ giúp mình sau). Xin lỗi ngàn lần. Ở đây, Mỹ giúp dân Venezuela chống lại nhà nước XHCN. Trong khi, tại VNCS, Mỹ ủng hộ nhà nước độc tài đàn áp dân tộc Việt. Tại Ohio, ngày 06.08.2020, ông Trump tuyên bố : ‘các lãnh đạo Việt Nam rất tốt với chúng ta’.
II./ BUÔN BÁN THẮNG NHÂN QUYỀN.
A.- Ðọc Tin Mừng theo Thánh Luca 19.45-46. Ðức Giêsu đuổi những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ : « Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp ». Những người này, thật ra, cũng chỉ bán những vật tế lễ trong Ðền Thờ, nhưng việc thương mãi bao giờ cũng bao gồm những sự gian dối về phẫm chất hay giá cả… nên Ðức Giêsu đã ví họ như ‘bọn cướp’.
B.- Nếu giữa Mỹ và Việt có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng khi buôn bán, họ rất giống nhau như nói láo và gian lận. Mỹ và các nước Tây phương khi cần ký các thương ước với VNCS đều hứa ‘lèo’ với quốc dân Việt sẽ đòi hỏi nhà nước Việt tôn trọng Nhân Quyền. Việt cộng cứ hứa càng để, sau đó, lờ đi, Nhân Quyền ngày càng tệ hại. Những kẻ tóm mỹ kim làm giàu càng nhiều thì số người đòi Tự do cho đồng bào hay vì bảo vệ ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ bị bắt vào tù ngày càng đông. Hởi lương tri Con Người, ngoại quốc hay ‘gốc Việt’ còn thức hay đã chết?
C.- Ðể biểu quyết Hiệp ước Thương mại Song phương (United States-Vietnam Bilateral Trade Agreement), Quốc Hội Mỹ muốn biết rõ sự thực thi Tự do Tôn giáo ở Việt Nam, đã tham ý Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF). Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong v à ngoài nước, gồm cả Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý (Tổng Giáo phận Huế), tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau đó, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo nhà nước Việt Nam mà các điểm chính là:
- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,
- Trả tự do cho mọi người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,
- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Do chậm hiểu, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Mỹ lại mời Cha Lý điều trần tại Viện Dân biểu ngày 16.05.2001. Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, lúc 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.
Nhận xét :
a. USCIRF và các dân biểu đã mời Linh mục Lý đến điều trần hầu cung cấp Sự Thật về Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, nhưng khi Cha bị bắt và nhốt tù, thì họ đã không lên tiếng hay bất lực trong việc chan thiệp cho Cha;
b. USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
D.- Các cuộc vận động vẫn tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ (Country of Particular Concern) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công…, dù chỉ một lần duy nhất.
Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này, bên cạnh 7 nước khác. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích.
Đ.- Người Tàu dạy con ‘Phi thương bất phú - vi phú bất nhân’, tức muốn làm giàu thì phải buôn bán, và muốn mau giàu thì phải bất lương. Thêm vào đó, chủ nghĩa cộng sản không tạo nên người lương thiện, phải nói dối để sinh tồn. Với hai yếu tố này, việc buôn bán Mỹ – Việt tràn đầy lưu manh.
E.- Kết quả khá rõ ràng.
Ngày 13.07.2020, đài VOA, tiếng nói nước Mỹ, có bài ‘Quan hệ Việt-Mỹ sau 25 năm ‘đồng sàng dị mộng’ về đối tác chiến lược’. Hiện nay, theo Đại sứ Daniel Kritenbrink, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết, khi hai quốc gia đi từ không có bất kỳ quan hệ thương mại nào tới chỗ có dòng chảy thương mại hai chiều trị giá hơn 77 tỷ Mỹ kim.
Ðối lại, theo tổ chức ‘Người Bảo vệ Nhân quyền’, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù nhân Lương tâm. Từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2020, VNCS đã bắt giữ 21 nhà hoạt động và 29 người khiếu kiện đất đai ở xã Đồng Tâm. Có tới 12 nhà hoạt động đã bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo Điều 117 Luật Hình sự về các bài viết của họ và trả lời phỏng vấn cho báo chí ngoại quốc cũng như báo cáo vi phạm nhân quyền cho các nhà ngoại giao quốc tế.
Ghi chú. Các thành quả về thương mại do chánh phủ các nước công bố, kèm ngoại tệ ‘mạnh’ viện trợ cho Việt Nam lấy từ tiền người dân đóng thuế. Ngược lại, thành viên các Tổ chức phi Chánh phủ hành động theo lương tâm và tôn trọng sự thật. USCIRF làm việc theo công tâm, nhưng bị chận đứng bởi nhà nước Mỹ. Lý do : sợ làm phiền cộng đảng Việt.
Ê.- Hậu quả.
Do kinh doanh, buôn bán gia tăng, nhà đầu tư cần đất đai để phát triển sản xuất. Họ nhờ chính quyền địa phương thu mua nhà đất của dân chúng với giá bèo khiến người dân không thể chấp nhận bán. Khi đó, công an, côn đồ được phái đến đánh đuổi, đỗ máu phải bỏ chạy với số tiền bồi thường không đủ tìm nơi nương thân khác, đành trở thành Dân Oan, nằm qua đêm tại các công viên, vĩa hè… Khi trắng tay, đoàn người này phải biểu tình ‘cộng hòa cấp nhà, cộng sản cướp nhà’. Ðôi khi, nhiều phụ nữ đã phải khỏa thân để chống bạo quyền. Ðó có phải là sự vi phạm Nhân Quyền không? Thưa quý Ngài ngoại giao đoàn?
Hiện tại, biến cố đẫm máu Đồng Tâm, từ hiện trường tới tòa án, đã là một bằng chứng hùng hồn cho chế độ VNCS mà Mỹ đề cao việc buôn bán. Nội vụ đã gây tổn thất bao nhiêu tài sức và cướp đi 6 đời sống (4 chết ngày 09.01.2020 và 2 bản án tử hình ‘bỏ túi’).
G.- Ngài Ðại sứ, ông có biết vụ này?
Ngày 01.07.2020, RFA loan tin ‘Người nhà TNLT* Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu’. Hôm 26.06.2020, an ninh xã Quảng Yên (Thanh Hóa) đến nhà bà Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Tôn, ra lệnh miệng cấm mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới.
Tối 29.06.2020, công an dùng dây sắt khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, bà phải dùng kiềm phá khóa để ra chợ bán hàng mưu sinh. Ở chợ, có một người lạ mặt mua hàng xong rồi quay trở lại mắng bà cân thiếu, gian dối. Bà trả tiền lại nhưng họ không chịu, đòi lên công an giải quyết. Một lúc sau, công an cho xe đến đưa bà Lành về đồn.
Đến 16 giờ, con trai bà là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa lo lắng chạy bộ từ nhà đến đồn tìm mẹ. Vừa ra khỏi nhà, anh Nghĩa bị 2 kẻ bịt mặt, dùng dùi cui đánh liên tục. Tại đồn, anh được một cán bộ cho biết rằng gia đình anh bị ‘giam lỏng’ mấy ngày qua là vì Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink có chuyến thăm huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vào sáng hôm đó. Sau khi ông này rời đi lúc 17 giờ, công an canh nhà bà Lành nhiều ngày qua cũng rút đi.
* [TNLT (tù nhân lương tâm) Nguyễn Trung Tôn là Mục sư, bị bắt lần 2 vào tháng 7/2017 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra vào tháng 4/2018.]
Chúng ta nghĩ sao khi Ngài Ðại sứ tuyên bố ‘Trong 25 năm bang giao với Việt Nam, Mỹ luôn can thiệp Nhân Quyền cho người Việt trong nước’. Kết quả : nói chơi hay bất lực?. Dưới chính quyền Trump, vấn đề thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam được chú ý. Tổng thống Trump tháng 26.06.2019 đã gọi Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng thương mại ‘tồi tệ’ hơn cả Trung Quốc’.
H.- Ăn Miếng Trả Miếng.
1.- Ngày 03.09.2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã gửi chúc mừng đến nhà nước Việt Nam nhân Ngày Quốc khánh, và khuyến khích họ thực hiện các bước cải thiện các điều kiện tự do tôn giáo trong nước. Các lời khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng khá nhiều và được kết luận bằng ‘Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những cá nhân bị giam giữ vì biểu đạt tín ngưỡng một cách ôn hòa’. Ngoài ra, USCIRF vẫn tiếp tục kêu gọi chính phủ Mỹ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Nhưng vì để lấy lòng kẻ thắng trận, nên Obama và Trump đã lờ đi.
Lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói ‘… ghi nhận Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ* đã nêu những thành tựu và tiến triển của Việt Nam’, nhưng ‘vẫn có những thông tin thiếu khách quan, không chính xác và chưa được kiểm chứng’. Ðồng thời, báo Nhân Dân cho rằng mặc dù đã được Việt Nam cung cấp tài liệu cụ thể, chính xác, nhưng ‘báo cáo vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam’. Hành động của cơ quan Mỹ giống như ‘tiêu chuẩn kép’, trong thời điểm nước Mỹ cần phải ‘xem xét một số vấn đề liên quan nhân quyền qua cái chết của hàng trăm nghìn người vì đại dịch Covid-19 và các hệ lụy tiêu cực xảy ra từ sự kiện người da màu G. Floyd bị cảnh sát giết hại.
2.- Trong vụ án Bưu điện Cầu Voi (xin xem Wikipedia.org) mà Hồ Duy Hải đã bị tuyên án tử hình thay thế cho cháu một lãnh đạo đảng. Ðể đáp trả dư luận phản đối bản án sai trái do không có ‘tam quyền phân lập’, phát ngôn viên bộ công an có video so sánh Tòa án Mỹ, có ‘tam quyền phân lập’, vẫn có những bản án oan sai.
III./ ĐIỂM KHÁC BIỆT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.
Việt Nam áp dụng, theo đúng Trung Quốc, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây là hai nước duy nhất trên thế giới áp dụng nó, tức một cơ chế quản lý kinh tế được đảng Cộng sản Việt triển khai trong nước từ thập niên 1990. Nhưng quan trọng nhất là khác biệt về Tổ chức công quyền.
A./ Hoa Kỳ thực thi Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp nhằm mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng trước pháp luật. Những quyền này được trao cho ba cơ quan khác nhau, độc lập nhưng không biệt lập với nhau : Quốc hội lưỡng viện, Chính phủ và hệ thống Tòa án các cấp. Do không biệt lập, các cơ quan này có thể kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Trong thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Ngoài ra, Hoa kỳ có hệ thống chính trị đa đảng với lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ) đủ mạnh để thực thi nguyên tắc Đa số và Thiểu số, hay Đối lập tại cơ quan Lập pháp.
B./ Việt Nam có độc đảng Cộng sản, toàn quyền nhưng vô trách nhiệm. Đảng ban chức quyền cho nhân viên các cơ quan, hầu hết đều có đảng tịch. Đa số vừa làm luật lẫn thi hành luật hay vừa làm luật kiêm nhiệm xử án. Điều đó chứng minh không có dân chủ ở Việt Nam vì người dân có quyền bầu trực tiếp đâu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ‘Nhà nước ta không tam quyền phân lập’ và Cương lĩnh Ðảng đứng trên Hiến pháp’.
Trong chính trị học, mối tương quan giữa đảng chính trị lãnh đạo đất nước và quốc gia được chứng minh bằng chỉ số chính danh. Theo khảo sát của Economist Intelligence Unit năm 2019, chỉ số chính danh thể hiện qua bầu cử tại Việt Nam là 0.00, tức Đảng CSVN hoàn toàn không có chính danh để lãnh đạo Việt Nam. (The Democracy Index compiled by the UK-based company the Economist Intelligence Unit).
C. Nước Mỹ Dân Chủ. Hành pháp (Tổng thống, Thống đốc) và Lập pháp (Nghị sĩ, Dân biểu) Liên bang hay Tiểu bang đều do người dân tự do ứng cử và bầu cử kín.
D. Cộng hòa XHCN Việt Nam độc đảng hoàn toàn khác.
1. / Ðảng chỉ định Tứ Trụ.
(Ðặc biệt trong thời gian sắp tới, cử tri Mỹ có dịp bầu chọn thành viên Hành và Lập pháp. Cùng lúc, các đồng chí đảng viên cộng sản tranh nhau Tứ Trụ, tức bốn chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội). Lưu ý, chức Chủ tịch Quốc hội được chỉ định, không cần dân bầu như các đại biểu đồng viện khác.
a. Ðại Hội Ðảng cứ 5 năm họp một lần. Khóa 13 tới sẽ diễn ra vào tháng 01/2021, nhưng không công bố ngày nào. Ðại hội thông qua các lãnh đạo nhà nước mới cho đến năm 2026. Chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xét bầu vào 4 vị trí đứng đầu nước.
Theo chỉ thị số 35 Bộ Chính trị ngày 30.05.2019, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các đồng chí hiện tại đã đủ 65 tuổi trước đó sẽ phải nghỉ hưu, trừ chức Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp. Vậy liệu tuyên bố của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên ‘đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, có thể nói là trường hợp đặc biệt mang hạnh phúc của Đảng, dân tộc, ngày 27.05.2020’ có phải là rao trước khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ chức Tổng bí thư?
Vuốt đuôi theo, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Hà Nội ngày
24.06.2020, nữ cử tri Nguyễn Xuân Thắng nói: « Mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí thư tiếp tục nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến bến bờ cuối cùng ». Tại Ðại hội 12 năm 2016, ông Trọng, đã quá tuổi tại chức, đã hứa xin được lưu lại nửa nhiệm kỳ, nhưng đã ngồi lại đủ 5 năm, lại hy sinh gánh thêm chức chủ tịch nhà nước.
B.- Ðảng cử, Dân bầu Quốc hội.
Điều 7.1 Hiến pháp ngày 28.11.2013 ghi: « Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ». Trên giấy trắng mực đen, ‘Quyền ứng cử của công dân là một quyên căn bản được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ’. Nhưng, khi áp dụng thì không hề như vậy! Để là một ứng cử viên không ‘đảng cử’ thì phải là một công dân vô cùng can đảm để vượt qua nhiều rào cản được tạo ra bằng những quy định vi hiến hoặc nhiều thủ đoạn độc ác để loại những ứng cử viên độc lập. Phải là người Việt sống thời cộng sản mới có thể hiểu những rào cản này.
Mặt trận Tổ quốc là cơ quan có quyền lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Họ phải qua 3 lần hiệp thương mới được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức. Cách thức 'hiệp thương' này của cơ chế ‘Đảng cơ cấu, dân bầu', được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng :
Hiệp thương lần 1. Ứng viên độc lập vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử và phải chịu nhiều thử thách qua các lần hiệp thương. Do là nước độc đảng, nên ứng viên không thể có lập trường khác đảng. Quốc hội sẽ có khoảng 5% đại biểu không là đảng viên. Hiệp thương lần này là lấy phiếu tín nhiệm nơi làm việc xác nhận đương sự có xứng đáng ứng cử không?
Hiệp thương lần 2 để đưa các ‘dự tuyển ứng cử viên’ ra lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Ðây là hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và là cuộc thử thách nặng nề nhất với bản lĩnh và sức chịu đựng của đương sự, thường được tiến hành như một cuộc ‘đấu tố’.
Năm 1997, sinh viên Luật Lê Quốc Quân tự ứng cử, nhưng đã bị dọa đuổi học và phải rút đơn. Tháng 3/2007, khi đang cầm trên tay Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bị bắt. Năm 2011, tại 2 lần hiệp thuơng :
Nơi làm việc. Sáng 29.03.2011, đại diện Công ty Giải pháp Việt, nơi ông Quân làm việc, đã đến Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Hà nội nộp Biên bản lấy tín nhiệm của ông tại cơ quan. Tổng số 14 nhân viên trong công ty đã bày tỏ sự tin tưởng vào đạo đức, khả năng và tâm huyết của ông đối với đất nước và với nghề luật. 100% nhân viên tin tưởng rằng ông có thể làm tốt nhiệm vụ là người đại diện nhân dân.
Nơi cư ngụ. Tối ngày 30.03.2011, để hoàn tất thủ tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Nhân dân phường tổ chức. Lúc 20 giờ, ông và các thân hữu đến nơi gọi là hội trường diễn ra cuộc hội đêm ấy. Nó tối tăm, nhỏ bé cạnh một trường trung học, tưởng như nhà bảo vệ trường, hóa ra là nhà văn hóa của một tổ dân cư khác nơi ông Quân cư trú. Rất đông những kẻ đeo băng ‘bảo vệ’ toàn các gương mặt già nua, ốm yếu, tay lăm lăm cầm dùi cui đứng chặn trước cửa ra vào. Câu chuyện bắt đầu hồi gay cấn, nó diễn ra lối một giờ. Khi tới nơi, mọi người mới té ngửa ra biết mình không được tham dự, bốn bảo vệ đứng chặn trước cổng cùng nhiều người không đeo băng bảo vệ khác. Chúng tuyên bố ‘tao là bảo vệ, tao có quyền cho ai vào thì người đó được vào’, nên không một cử tri nào vào được.
Anh em ông Quân thấy xuất hiện rất nhiều gương mặt lạ và tỏ vẻ vô cùng hung hăng. Khi trưởng ban tổ chức đến, ông Quân chất vấn ông này việc tại sao lại thay đổi địa điểm tổ chức từ tổ 64 là tổ ông Quân ở sang tổ 50, hoàn toàn xa lạ. Hơn nữa, nơi này là một nhà 2 tầng, hội trường trên lầu và chỉ có một cầu thang nhỏ hẹp. Hắn lúng túng đáp ‘chúng tôi chỉ thuê được ở đây’. Nếu tổ chức tại tổ 64 thì nhiều người trong tổ ông Quân sẽ đến dự (vì gần) và bỏ phiếu tín nhiệm ông. Vì thế, chính quyền ‘gian lận’ đã chuyển ra tổ 50 thì nhiều người trong tòa nhà ông Quân ở đều là trí thức và ngại chuyện chính trị nên sẽ không đi tham dự. Ngoài ra, các cử tri hôm nay được chính quyền phường Yên hòa đã cử người đi vận động từng gia đình trong khắp phường đi dự và chống lại ông Quân.
Người chủ tọa và 4-5 cử tri nêu ra chuyện ông Quân bị an ninh bắt giam 100 ngày từ 19.03.2007. Theo viên chủ tọa, trích các tài liệu của công an, ông bị bắt vì tội hình sự ‘hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Ông Quân phản bác lại, cho rằng đó là một vụ ‘bắt oan’ và không hề có bản án của Tòa sau đó, nên ông hoàn toàn vô tội. Khi bỏ phiếu bằng giơ tay, do dốt luật hay cố tình làm vậy, trong khoảng 40 người, chỉ có 3 người ủng hộ ông Quân. Đối với người cộng sản: khi bị bắt là có tội, chớ không đợi đến khi có án tòa.
c./ Hiệp thương lần 3. Phiên họp sẽ không có mặt người tự ứng cử.
Kết quả, những đồng bào tài đức không có quyền được phục vụ Ðất Nước và Ðồng Bào. Dù được ăn trên, ngồi trước, bổng lộc cao sang, các đại biểu quốc hội vẫn phải tìm mua quốc tịch các nước (Nguyễn thị Nguyệt Hường, Phạm Phú Quốc). Bởi thế, đã có bao nhiêu người Việt đã phải bỏ thiên đàng đỏ ra đi, ngoài 39 khổ dân chết trong xe tải đông lạnh ở Anh.
IV.- NGUYỆN VỌNG DÂN TỘC VIỆT.
A./ Công dân trên Quê hương.
Ngày 23.06.2020, nữ công dân Nguyễn Thùy Ðương gởi thư cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có đoạn :
Thưa Ông!
Năm vừa qua, con đã tiếp xúc với người dân nhiều nơi trên Đất nước, nghe kể và thấy các thảm cảnh đau đớn. Tuy rất nhiệt huyết, nhiều lúc, con thấy mình bất lực và tuyệt vọng. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân như Hội đồng Bảo kê, con không bịa đâu. Con ước gì ông thấy được những người nông dân bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, bị đẩy đuổi khỏi phần đất của mình. Họ kiên quyết bám đất thì bị cưỡng chế, để rồi mảnh đất đó được phân lô bán nền, làm Dự àÙn khu dân cư. Đồng Nai và rất nhiều nơi nữa như Bình Dương, Vũng Tàu, Quảng Ngãi… và thậm chí là trung tâm như TP. Hồ Chí Minh vẫn xảy ra bất cập về đất đai.
Đảng có sau Nhân Dân, sau Đất Nước, vậy tại sao lãnh đạo luôn luôn là Đảng viên mà không có một Nhân Dân bình thường nào có thể làm lãnh đạo Nhà Nước? Nếu chỉ bó buộc trong phạm vi Đảng viên làm lãnh đạo là Đất nước đang phí phạm nhân tài. Sự cố chấp về mặt tư tưởng chỉ làm khổ cho Nhân Dân mà thôi. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo toàn diện ở Việt Nam, vậy có gì phải ngại khi lãnh đạo Tỉnh/ Thành không là Đảng viên đâu? Vẫn là Tỉnh Ủy/ Thành Ủy lãnh đạo, Nhân Dân - Hội đồng Nhân dân/ Quốc Hội giám sát. Không những vẫn sẽ an toàn mà còn mở rộng con đường cho những người tài cống hiến cho Đất Nước. Dĩ nhiên vẫn phải trả lương cao cho họ. Chẳng thà trả lương cao còn hơn để cán bộ tham nhũng hậu quả nặng nề hơn.
B./ Người Việt tị nạn Hải ngoại.
Thưa đồng bào Mỹ gốc Việt,
Ngày 03.11.2020, quý vị có diễm phúc là công dân Mỹ gốc Việt Tự do thực thi quyền Dân chủ của mình qua Lá Phiếu để bầu chọn Tổng thống (Hành pháp) và Lưỡng viện Lập pháp. Ước gì quý vị nhớ đồng bào trong nước bị cướp quyền tự do ứng cử và bầu cử cùng các Nhân Quyền khác như Tín ngưỡng, Nhà ở, Ngôn luận… Trong thời gian trước sau ngày 30.04.2020, chúng ta đành gạt nước mắt rời bỏ Quê hương, Gia đình thể hiện sự ‘bỏ phiếu bằng chân’ chống Cộng sản.
Các chính quyền Mỹ liên tiếp, Dân chủ lẫn Cộng hòa, tuyên truyền cái gọi là ‘hòa giải giữa hai cựu thù’ Mỹ và VNCS. Họ dùng tiền thuế do lao lực của quý vị để tặng cho đảng và nhà nước cộng sản hầu chúng có tiền thuê côn(g) an đánh đập dã man người dân vì chống Trung cộng (do yêu nước, chị Nguyễn Ð ặng Minh Mẫn viết ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) đã bị xử 8 năm tù trong hoàn cảnh ăn ở không vệ sinh, nhất là phụ nữ, vì cái gọi là tội ‘lật đổ chánh quyền nhân dân’. Cả trăm đồng bào yêu nước đã bị như vậy.
Những thanh niên nam, nữ này bị tù khi ‘không tội’, mất cả tuổi thanh xuân… cũng chống Tàu như Tổng thống Donald Trump vậy, nhưng sao ông không giúp để họ có đời sống với Nhân Quyền như mọi người Mỹ gốc Việt sống tại Mỹ.
Do đó, tôi viết bài này để khẩn cầu quý cử tri Mỹ gốc Việt khi sử dụng lá phiếu nhớ đến khổ nạn của đồng bào trong nước. Thiết tưởng những vị quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa cao niên khi phải bỏ nước ra đi, đều mang ước muốn giúp dân mình. Tôi, cựu sĩ quan VNCH cũng vậy, nhưng trong tay không có lá phiếu của cường quốc Mỹ, nước có nhiều liên hệ lịch sử với VNCH cũng như với VNCS. Tôi ước ao có được sự cộng tác của quý cử tri Mỹ gốc Việt hậu duệ VNCH, sinh trưởng tại Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, không chỉ tại Mỹ, hầu như không nước nào có thể bầu chọn một Nguyên thủ Quốc gia xứng đáng tài đức. Do đó, nếu có quyền bầu cử, tôi sẽ dành sự tín nhiệm cho ông Donald Trump vì ông Biden đã phản VNCH trong lúc hấp hối và từ chối tiếp nhận người Việt tị nạn vào Mỹ.
Ngoài ra, chúng tôi khẩn cầu hai phe đảng đừng lợi dụng Quốc Kỳ linh thiêng Việt Nam Cộng hòa để tranh cử. Xin đừng quảng cáo gian và chia rẽ tranh chấp. Hãy dồn phiếu cho những ứng cử viên nào giúp đồng bào trong nước dành quyền ứng cử để thực thi Dân Chủ như Hoa Kỳ và các nước khác.
Cũng vậy, xin đừng đem Tôn Giáo, Ðạo Ðức gắn cho các ứng cử viên, chỉ yêu cầu họ sống đúng Luật Thiên nhiên và thực thi thẩm quyền đúng Hiến Pháp và Học thuyết Xã hội Công Giáo (Chương 8 : Cộng đồng Chánh trị) nếu muốn.
Hà Minh-Thảo
I. - DÒNG LỊCH SỬ MỸ - VIỆT
Sau khi hoàn thành trách vụ Tư lịnh Tối cao Quạn đội Ðồng minh và chiến thắng Ðệ Nhị Thế chiến ngày 08.05.1945, Thống tướng Dwight D. Eisenhower đã vinh quang nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20.01.1953. Lúc đó, Mỹ là cường quốc duy nhất kinh tế và quân sự. Ðối với cộng sản, Tổng thống Eisenhower đã de dọa sử dụng vũ khí nguyên tử để buộc Trung cộng phải ngưng bắn trong chiến tranh Triều tiên và gây áp lực với Liên xô trong thời Chiến tranh lạnh.
Ðối với Quốc gia Việt Nam thân yêu, Pháp đã yêu cầu Tổng thống Mỹ giúp đỡ Ðông Dương thuộc Pháp chống lại Việt Nam cộng sản (VNCS) được Liên xô và Trung cộng chi viện dồi dào. Năm 1953, Tổng thống phái Tướng John O’Daniel đến Việt Nam nghiên cứu và năm 1954, Mỹ đã viện trợ kinh tế và quận sự cho nước này và, sau đó, từ 1955, cho Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và phái đoàn chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu, 21 phát đại bác chào mừng. Bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles tiếp đón và mời phái đoàn cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ để bay đến phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Tổng thống Mỹ tiếp đón tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, Tổng thống Diệm đã danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trước các Dân biểu và Nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm danh dự này chỉ đếm được trên các ngón tay. Nhân dịp này, ông cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».
Năm 1961, John F. Kennedy, đảng Dân chủ, nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngày 19.04.1961, Mỹ thảm bại trong cuộc đỗ bộ tại Vịnh Con Heo để chống chế độ cộng sản F. Castro, gây thương vong và bị băét cho nhiều ngàn di dân Cuba. Ðám cố vấn cho Kennedy ghét ông Diệm vì ông chống sự trung lập hóa Lào và, sau khi Lào trung lập đã cho phép cộng sản mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa bộ đội và vũ khí vào Miền Nam. Ông Diệm từ chối dứt khoát việc mang lính chiến Mỹ vào Miền Nam vì sự hiện diện của họ sẽ làm cho người dân nhớ quân Pháp thời đô hộ. Ngày 02.11.1963, đám thực dân Mỹ thuê kẻ giết dã man hai anh em ông Diệm. Chúng loan báo nhị Vị đã tự tử, nhưng đồng bào không tin và, sau đó, báo Mỹ đã đăng hình hai ông chết với các tay bị trói thì lấy gì để tự tử? Hai mươi ngày sau, hôm 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết.
Lyndon B. Johnson nối ngôi và ngày 08.03.1965, đã phi pháp đổ bộ 3.500 lính Mỹ tại Ðà Nẵng và ép buộc Thủ tướng Phan Huy Quát điều chỉnh bằng thư mời lính Mỹ vào Việt Nam vì chê các phản tướng quá tệ. Từ 1965, các thành phố có lính Mỹ đóng thêm tưng bừng với các snack bars, thu hút những gái Việt son phấn nhậu ‘saigon tea’ thanh toán bằng đô la xanh, rồi vì loại tiền này bị rơi vào túi việt cộng quá nhiều, nên phải có ‘đô la đỏ’. Rồi PX (chợ Mỹ) cung cấp sản phẩm ngoại, được buôn bán ‘đen’ ở chợ trời khiến Bộ Tài chính thất thu thuế. Rác Mỹ cũng được tranh nhau đấu thầu. Ðặc biệt nhất là lính Mỹ khó (hay không) phân biệt ai là dân Việt và ai là việt cộng, nên đã có những vụ thảm sát như tại Mỹ Lai…
Ðối với người dân thế giới, quốc tế cộng sản đứng sau Hà nội đã tuyên truyền tâm lý bằng hình ảnh một tên Mỹ hung dữ và to xác đánh việt cộng ốm, rách rưới và thiếu ăn. Do đó, đa số họ bị lường gạt đã lên án ‘tên Mập hiếp Yếu’. Các tên trí thức Aâu Mỹ đã lên án Hoa kỳ và, sau khi chiến tranh chấm dứt, người Việt, kể cả giới làm ruộng, đánh cá phải bỏ nước ra đi, khi đó, giới ‘trí thức salon’ này mới mở mắt.
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Johnson thất kinh, phải cầu hòa và xin Bắc Việt họp hội nghị tại Paris bằng cách ‘vừa đánh, vừa đàm’. Thất bại trên chiến trường, Johnson không dám ứng cử Tổng thống năm 1968. Cùng lúc các cuộc biểu tình phản chiến đã nổ ra do chính bọn John Kerry, đảng Dân chủ, là một trong những tên cầm đầu phản chiến, dù hắn từng tham chiến ở Việt Nam.
Ngày 20.01.1969, Richard Nixon vào Bạch Cung với chiêu bài kém khôn ngoan ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, phù hợp với tuyên truyền của cộng sản là Mỹ xâm lăng Việt Nam, nên họ có bổn phận đánh đuổi. Cùng lúc, Henry Kissinger quị luỵ để Tàu cộng ảnh hưởng với Bắc Việt ký Hiệp ước Paris ngày 27.01.1973 để Mỹ tháo chạy. Kissinger và Lê Ðức Thọ chia nhau giải Nobel Hòa bình 1973, nhưng Thọ chê, không nhận. Tháng 08/1974, Nixon từ chức để Gerald Ford tiếp nối.
Một chuyện vô cùng nực cười và dã man khác là sau khi Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột, vi phạm trầm trọng Hiệp định Paris, Tổng thống Ford yêu cầu viện trợ khẩn cấp, Quốc hội đa số Dân chủ bỏ đi nghỉ Phục sinh và bác đề nghị Hành pháp để gọi là trả thù Tổng thống Thiệu đã vận động để Nixon tái đắc cử năm 1972. Sau ngày 30.04.1975, Mỹ cấm vận với Việt Nam cộng sản.
Ngày 20.01.1981, ông Ronald Reagan tựu chức Tổng thống Mỹ, cùng thời với Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và khối Varsovie tan rã. Sau khi tuyên bố về Việt Nam ‘Chiến tranh chấm dứt không chỉ là việc rút quân về, còn phải nghĩ đến nhiều thế hệ sau cuộc Chiến. Do đó, Ngài đã thương thuyết với VNCS phải để các quân, cán, chính VNCH đi tị nạn tại Mỹ.
Ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam. Hiệp ước Thương mại Song phương được ký 12/2001.
Năm 2014, lúc đầu, Obama định mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho đúng nguyên tắc ngoại giao. Nhưng Bộ Chính trị CSVN muốn Mỹ chính thức mời Nguyễn Phú Trọng và phải đón tiếp như quốc khách. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhờ sự can thiệp của Ðồng vị Mỹ John Kerry. Sau đó, Obama đồng ý, nhưng không chịu đứng mời, giao việc cho bộ Ngoại giao hay đảng Dân chủ. Cuối cùng, Obama viết thư cho Nguyễn Phú Trọng và nhờ bà Nancy Polosi trao tay. Bất ngờ, việc chuẩn bị Bạch Ốc đình lại vì xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Ba tháng sau, khi Bắc Kinh rút giàn khoan đi, Phạm Bình Minh sang gặp Kerry vào trung tuần tháng 10/2014, để ông này thông báo hai tin :
1. Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN.
2. Mỹ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015.
Ông Obama đã tiếp ông Trọng tại Bạch Ốc ngày 07.07.2015 và hai ông đã đồng ý nhau : « Phát triển hữu nghị và hợp tác trên tinh thần ‘gác qua quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai ». Họ tự cho như hoàn thành tiến trình ‘Hòa giải’ giữa hai kẻ thù. Ðúng ra, đó chỉ là hành động nhà nước Mỹ thu tiền thuế người dân Mỹ để tặng kẻ thắng hầu được quyêàn kinh doanh và buôn bán. VNCS đòi ‘Hòa giải’ với người Việt tị nạn ở Mỹ. Một số người đã về trong vòng tay Ðảng. Những đồng bào này chỉ có thể giúp đồng bào hay không. Chỉ có một sự ‘Hòa giải duy nhất’ là Ðộc Ðảng trả lại Chủ quyền Quốc gia cho Toàn dân. Tại sao? Xin mời đọc tiếp sẽ rõ.
Sau đó, Ted Osius bay đến báo cho côäng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Cali là ‘Mỹ không có kế hoạch thay đổi chế độ chánh trị của Việt Nam’, tức hoàn toàn ủng hộ cộng sản toàn trị. Xin nhắc lại : Năm 2016, khi Obama viếng Việt Nam, Ted Osius đã mời các vị vận động Tự do và Nhân quyền cho đồng bào đến gặp Obama và chính hắn đã lờ đi để công an tạm giữ nhiều người trong họ cho đến khi chấm dứt cuộc tiếp xúc.
Ngày 20.01.2017, Tổng thống D. Trump tiếp thu Tòa Bạch ốc, tiếp tục chính sách ‘thân cộng’ đối với Việt Nam y như Obama và, sau đó, cử Daniel Kritenbrink vào vị trí đại sứ Mỹ để tiếp nối ‘chị’ Ted Osius nhiệm vụ ‘phò cộng’.
Ngày 19.09.2017, trong diễn văn đọc tại Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đả kích các chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tước đoạt mọi quyền tự do của người dân như Bắc Hàn, Cuba hay Venezuala. Tại đây, chế độ Madura đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng thành một nước bên bờ vực thẩm. Tuyệt nhiên, ông không đề cập gì đến một nước XHCN từng buộc Mỹ phải tháo chạy, sau khi tập đoàn Obama đã hồ hởi đẻ ra cái gọi là ‘đối tác toàn diện’ và nước Mỹ đang chờ đồng chí ‘thượng cấp’ tái cử (?) để ký ‘đối tác chiến lược’. Nhớ thời các Tổng thống Eisenhower và Ngô Ðình Diệm, quốc dân VNCH đâu có cần biết đến các loại đối tác này.
Binh vực lập trường này, có người Mỹ gốc Việt lên tiếng dạy ‘ông Trump chống XHCN, nhưng khuyên người dân Việt phải tự cứu lấy mình’ vì ‘Freedom is not free’.
Có thể đúng vậy, nhưng thật ác ý đối với đồng bào chúng ta không muốn hay không thể bỏ nước ra đi, đành phải đối đầu với ‘kẻ hèn với giặc, ác với dân’. Hơn ai hết trong những người này là các Thương Phế Binh QL/VNCH đã hy sinh một phần thân thể vì Tổ Quốc và an ninh cho thế hệ chúng ta, lúc đó, đang trau dồi kinh sử, học làm người lương thiện nhờ nền Giáo Dục từ thời Ðệ Nhất Cộng hòa :
1./ Giáo dục Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống Dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần Dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Đã 45 năm sau ngày 30.04.1975, nền giáo dục này đã bị thay thế bằng chế độ giáo dục XHCN chỉ biết ‘vâng và dạ’. Một du sinh nói với chúng tôi: ‘Đó là nền giáo dục đồng phục’, tức muốn dễ đậu, thí sinh chỉ cần viết lại nguyên văn Thầy, Cô dạy. Gần đây, vài du sinh tốt nghiệp ở Mỹ về lưu ý: « Chỉ được áp dụng những kiến thức tới mức độ đảng cho phép. Nếu không, có thể bị chụp mũ ‘diễn tiến hòa bình’ và nhà tù rộng mở cửa…
Người Mỹ gốc Việt này còn lên tiếng dạy phải Hành Ðộng xóa bỏ chế độ tàn bạo XHCN, giành lại Quyền Tự quyết cho Dân tộc. Khi đó Mỹ mới sát cánh cùng dân tộc đó giúp đở hành động như Mỹ hành xữ đối với dân Veneuela (đã thành công tới đâu?). Vị này còn dạy tiếp : ‘Aide–toi, USA t’aidera’ (Hãy tự cứu, Mỹ sẽ giúp mình sau). Xin lỗi ngàn lần. Ở đây, Mỹ giúp dân Venezuela chống lại nhà nước XHCN. Trong khi, tại VNCS, Mỹ ủng hộ nhà nước độc tài đàn áp dân tộc Việt. Tại Ohio, ngày 06.08.2020, ông Trump tuyên bố : ‘các lãnh đạo Việt Nam rất tốt với chúng ta’.
II./ BUÔN BÁN THẮNG NHÂN QUYỀN.
A.- Ðọc Tin Mừng theo Thánh Luca 19.45-46. Ðức Giêsu đuổi những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ : « Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp ». Những người này, thật ra, cũng chỉ bán những vật tế lễ trong Ðền Thờ, nhưng việc thương mãi bao giờ cũng bao gồm những sự gian dối về phẫm chất hay giá cả… nên Ðức Giêsu đã ví họ như ‘bọn cướp’.
B.- Nếu giữa Mỹ và Việt có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng khi buôn bán, họ rất giống nhau như nói láo và gian lận. Mỹ và các nước Tây phương khi cần ký các thương ước với VNCS đều hứa ‘lèo’ với quốc dân Việt sẽ đòi hỏi nhà nước Việt tôn trọng Nhân Quyền. Việt cộng cứ hứa càng để, sau đó, lờ đi, Nhân Quyền ngày càng tệ hại. Những kẻ tóm mỹ kim làm giàu càng nhiều thì số người đòi Tự do cho đồng bào hay vì bảo vệ ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ bị bắt vào tù ngày càng đông. Hởi lương tri Con Người, ngoại quốc hay ‘gốc Việt’ còn thức hay đã chết?
C.- Ðể biểu quyết Hiệp ước Thương mại Song phương (United States-Vietnam Bilateral Trade Agreement), Quốc Hội Mỹ muốn biết rõ sự thực thi Tự do Tôn giáo ở Việt Nam, đã tham ý Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF). Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong v à ngoài nước, gồm cả Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý (Tổng Giáo phận Huế), tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau đó, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo nhà nước Việt Nam mà các điểm chính là:
- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,
- Trả tự do cho mọi người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,
- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Do chậm hiểu, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Mỹ lại mời Cha Lý điều trần tại Viện Dân biểu ngày 16.05.2001. Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, lúc 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.
Nhận xét :
a. USCIRF và các dân biểu đã mời Linh mục Lý đến điều trần hầu cung cấp Sự Thật về Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, nhưng khi Cha bị bắt và nhốt tù, thì họ đã không lên tiếng hay bất lực trong việc chan thiệp cho Cha;
b. USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.
D.- Các cuộc vận động vẫn tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ (Country of Particular Concern) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công…, dù chỉ một lần duy nhất.
Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này, bên cạnh 7 nước khác. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích.
Đ.- Người Tàu dạy con ‘Phi thương bất phú - vi phú bất nhân’, tức muốn làm giàu thì phải buôn bán, và muốn mau giàu thì phải bất lương. Thêm vào đó, chủ nghĩa cộng sản không tạo nên người lương thiện, phải nói dối để sinh tồn. Với hai yếu tố này, việc buôn bán Mỹ – Việt tràn đầy lưu manh.
E.- Kết quả khá rõ ràng.
Ngày 13.07.2020, đài VOA, tiếng nói nước Mỹ, có bài ‘Quan hệ Việt-Mỹ sau 25 năm ‘đồng sàng dị mộng’ về đối tác chiến lược’. Hiện nay, theo Đại sứ Daniel Kritenbrink, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết, khi hai quốc gia đi từ không có bất kỳ quan hệ thương mại nào tới chỗ có dòng chảy thương mại hai chiều trị giá hơn 77 tỷ Mỹ kim.
Ðối lại, theo tổ chức ‘Người Bảo vệ Nhân quyền’, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù nhân Lương tâm. Từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2020, VNCS đã bắt giữ 21 nhà hoạt động và 29 người khiếu kiện đất đai ở xã Đồng Tâm. Có tới 12 nhà hoạt động đã bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo Điều 117 Luật Hình sự về các bài viết của họ và trả lời phỏng vấn cho báo chí ngoại quốc cũng như báo cáo vi phạm nhân quyền cho các nhà ngoại giao quốc tế.
Ghi chú. Các thành quả về thương mại do chánh phủ các nước công bố, kèm ngoại tệ ‘mạnh’ viện trợ cho Việt Nam lấy từ tiền người dân đóng thuế. Ngược lại, thành viên các Tổ chức phi Chánh phủ hành động theo lương tâm và tôn trọng sự thật. USCIRF làm việc theo công tâm, nhưng bị chận đứng bởi nhà nước Mỹ. Lý do : sợ làm phiền cộng đảng Việt.
Ê.- Hậu quả.
Do kinh doanh, buôn bán gia tăng, nhà đầu tư cần đất đai để phát triển sản xuất. Họ nhờ chính quyền địa phương thu mua nhà đất của dân chúng với giá bèo khiến người dân không thể chấp nhận bán. Khi đó, công an, côn đồ được phái đến đánh đuổi, đỗ máu phải bỏ chạy với số tiền bồi thường không đủ tìm nơi nương thân khác, đành trở thành Dân Oan, nằm qua đêm tại các công viên, vĩa hè… Khi trắng tay, đoàn người này phải biểu tình ‘cộng hòa cấp nhà, cộng sản cướp nhà’. Ðôi khi, nhiều phụ nữ đã phải khỏa thân để chống bạo quyền. Ðó có phải là sự vi phạm Nhân Quyền không? Thưa quý Ngài ngoại giao đoàn?
Hiện tại, biến cố đẫm máu Đồng Tâm, từ hiện trường tới tòa án, đã là một bằng chứng hùng hồn cho chế độ VNCS mà Mỹ đề cao việc buôn bán. Nội vụ đã gây tổn thất bao nhiêu tài sức và cướp đi 6 đời sống (4 chết ngày 09.01.2020 và 2 bản án tử hình ‘bỏ túi’).
G.- Ngài Ðại sứ, ông có biết vụ này?
Ngày 01.07.2020, RFA loan tin ‘Người nhà TNLT* Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu’. Hôm 26.06.2020, an ninh xã Quảng Yên (Thanh Hóa) đến nhà bà Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Tôn, ra lệnh miệng cấm mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới.
Tối 29.06.2020, công an dùng dây sắt khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, bà phải dùng kiềm phá khóa để ra chợ bán hàng mưu sinh. Ở chợ, có một người lạ mặt mua hàng xong rồi quay trở lại mắng bà cân thiếu, gian dối. Bà trả tiền lại nhưng họ không chịu, đòi lên công an giải quyết. Một lúc sau, công an cho xe đến đưa bà Lành về đồn.
Đến 16 giờ, con trai bà là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa lo lắng chạy bộ từ nhà đến đồn tìm mẹ. Vừa ra khỏi nhà, anh Nghĩa bị 2 kẻ bịt mặt, dùng dùi cui đánh liên tục. Tại đồn, anh được một cán bộ cho biết rằng gia đình anh bị ‘giam lỏng’ mấy ngày qua là vì Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink có chuyến thăm huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vào sáng hôm đó. Sau khi ông này rời đi lúc 17 giờ, công an canh nhà bà Lành nhiều ngày qua cũng rút đi.
* [TNLT (tù nhân lương tâm) Nguyễn Trung Tôn là Mục sư, bị bắt lần 2 vào tháng 7/2017 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra vào tháng 4/2018.]
Chúng ta nghĩ sao khi Ngài Ðại sứ tuyên bố ‘Trong 25 năm bang giao với Việt Nam, Mỹ luôn can thiệp Nhân Quyền cho người Việt trong nước’. Kết quả : nói chơi hay bất lực?. Dưới chính quyền Trump, vấn đề thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam được chú ý. Tổng thống Trump tháng 26.06.2019 đã gọi Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng thương mại ‘tồi tệ’ hơn cả Trung Quốc’.
H.- Ăn Miếng Trả Miếng.
1.- Ngày 03.09.2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã gửi chúc mừng đến nhà nước Việt Nam nhân Ngày Quốc khánh, và khuyến khích họ thực hiện các bước cải thiện các điều kiện tự do tôn giáo trong nước. Các lời khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng khá nhiều và được kết luận bằng ‘Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những cá nhân bị giam giữ vì biểu đạt tín ngưỡng một cách ôn hòa’. Ngoài ra, USCIRF vẫn tiếp tục kêu gọi chính phủ Mỹ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Nhưng vì để lấy lòng kẻ thắng trận, nên Obama và Trump đã lờ đi.
Lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói ‘… ghi nhận Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ* đã nêu những thành tựu và tiến triển của Việt Nam’, nhưng ‘vẫn có những thông tin thiếu khách quan, không chính xác và chưa được kiểm chứng’. Ðồng thời, báo Nhân Dân cho rằng mặc dù đã được Việt Nam cung cấp tài liệu cụ thể, chính xác, nhưng ‘báo cáo vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam’. Hành động của cơ quan Mỹ giống như ‘tiêu chuẩn kép’, trong thời điểm nước Mỹ cần phải ‘xem xét một số vấn đề liên quan nhân quyền qua cái chết của hàng trăm nghìn người vì đại dịch Covid-19 và các hệ lụy tiêu cực xảy ra từ sự kiện người da màu G. Floyd bị cảnh sát giết hại.
2.- Trong vụ án Bưu điện Cầu Voi (xin xem Wikipedia.org) mà Hồ Duy Hải đã bị tuyên án tử hình thay thế cho cháu một lãnh đạo đảng. Ðể đáp trả dư luận phản đối bản án sai trái do không có ‘tam quyền phân lập’, phát ngôn viên bộ công an có video so sánh Tòa án Mỹ, có ‘tam quyền phân lập’, vẫn có những bản án oan sai.
III./ ĐIỂM KHÁC BIỆT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.
Việt Nam áp dụng, theo đúng Trung Quốc, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây là hai nước duy nhất trên thế giới áp dụng nó, tức một cơ chế quản lý kinh tế được đảng Cộng sản Việt triển khai trong nước từ thập niên 1990. Nhưng quan trọng nhất là khác biệt về Tổ chức công quyền.
A./ Hoa Kỳ thực thi Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp nhằm mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng trước pháp luật. Những quyền này được trao cho ba cơ quan khác nhau, độc lập nhưng không biệt lập với nhau : Quốc hội lưỡng viện, Chính phủ và hệ thống Tòa án các cấp. Do không biệt lập, các cơ quan này có thể kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Trong thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Ngoài ra, Hoa kỳ có hệ thống chính trị đa đảng với lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ) đủ mạnh để thực thi nguyên tắc Đa số và Thiểu số, hay Đối lập tại cơ quan Lập pháp.
B./ Việt Nam có độc đảng Cộng sản, toàn quyền nhưng vô trách nhiệm. Đảng ban chức quyền cho nhân viên các cơ quan, hầu hết đều có đảng tịch. Đa số vừa làm luật lẫn thi hành luật hay vừa làm luật kiêm nhiệm xử án. Điều đó chứng minh không có dân chủ ở Việt Nam vì người dân có quyền bầu trực tiếp đâu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ‘Nhà nước ta không tam quyền phân lập’ và Cương lĩnh Ðảng đứng trên Hiến pháp’.
Trong chính trị học, mối tương quan giữa đảng chính trị lãnh đạo đất nước và quốc gia được chứng minh bằng chỉ số chính danh. Theo khảo sát của Economist Intelligence Unit năm 2019, chỉ số chính danh thể hiện qua bầu cử tại Việt Nam là 0.00, tức Đảng CSVN hoàn toàn không có chính danh để lãnh đạo Việt Nam. (The Democracy Index compiled by the UK-based company the Economist Intelligence Unit).
C. Nước Mỹ Dân Chủ. Hành pháp (Tổng thống, Thống đốc) và Lập pháp (Nghị sĩ, Dân biểu) Liên bang hay Tiểu bang đều do người dân tự do ứng cử và bầu cử kín.
D. Cộng hòa XHCN Việt Nam độc đảng hoàn toàn khác.
1. / Ðảng chỉ định Tứ Trụ.
(Ðặc biệt trong thời gian sắp tới, cử tri Mỹ có dịp bầu chọn thành viên Hành và Lập pháp. Cùng lúc, các đồng chí đảng viên cộng sản tranh nhau Tứ Trụ, tức bốn chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội). Lưu ý, chức Chủ tịch Quốc hội được chỉ định, không cần dân bầu như các đại biểu đồng viện khác.
a. Ðại Hội Ðảng cứ 5 năm họp một lần. Khóa 13 tới sẽ diễn ra vào tháng 01/2021, nhưng không công bố ngày nào. Ðại hội thông qua các lãnh đạo nhà nước mới cho đến năm 2026. Chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xét bầu vào 4 vị trí đứng đầu nước.
Theo chỉ thị số 35 Bộ Chính trị ngày 30.05.2019, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các đồng chí hiện tại đã đủ 65 tuổi trước đó sẽ phải nghỉ hưu, trừ chức Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp. Vậy liệu tuyên bố của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên ‘đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, có thể nói là trường hợp đặc biệt mang hạnh phúc của Đảng, dân tộc, ngày 27.05.2020’ có phải là rao trước khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ chức Tổng bí thư?
Vuốt đuôi theo, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Hà Nội ngày
24.06.2020, nữ cử tri Nguyễn Xuân Thắng nói: « Mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí thư tiếp tục nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến bến bờ cuối cùng ». Tại Ðại hội 12 năm 2016, ông Trọng, đã quá tuổi tại chức, đã hứa xin được lưu lại nửa nhiệm kỳ, nhưng đã ngồi lại đủ 5 năm, lại hy sinh gánh thêm chức chủ tịch nhà nước.
B.- Ðảng cử, Dân bầu Quốc hội.
Điều 7.1 Hiến pháp ngày 28.11.2013 ghi: « Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ». Trên giấy trắng mực đen, ‘Quyền ứng cử của công dân là một quyên căn bản được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ’. Nhưng, khi áp dụng thì không hề như vậy! Để là một ứng cử viên không ‘đảng cử’ thì phải là một công dân vô cùng can đảm để vượt qua nhiều rào cản được tạo ra bằng những quy định vi hiến hoặc nhiều thủ đoạn độc ác để loại những ứng cử viên độc lập. Phải là người Việt sống thời cộng sản mới có thể hiểu những rào cản này.
Mặt trận Tổ quốc là cơ quan có quyền lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Họ phải qua 3 lần hiệp thương mới được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức. Cách thức 'hiệp thương' này của cơ chế ‘Đảng cơ cấu, dân bầu', được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng :
Hiệp thương lần 1. Ứng viên độc lập vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử và phải chịu nhiều thử thách qua các lần hiệp thương. Do là nước độc đảng, nên ứng viên không thể có lập trường khác đảng. Quốc hội sẽ có khoảng 5% đại biểu không là đảng viên. Hiệp thương lần này là lấy phiếu tín nhiệm nơi làm việc xác nhận đương sự có xứng đáng ứng cử không?
Hiệp thương lần 2 để đưa các ‘dự tuyển ứng cử viên’ ra lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Ðây là hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và là cuộc thử thách nặng nề nhất với bản lĩnh và sức chịu đựng của đương sự, thường được tiến hành như một cuộc ‘đấu tố’.
Năm 1997, sinh viên Luật Lê Quốc Quân tự ứng cử, nhưng đã bị dọa đuổi học và phải rút đơn. Tháng 3/2007, khi đang cầm trên tay Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bị bắt. Năm 2011, tại 2 lần hiệp thuơng :
Nơi làm việc. Sáng 29.03.2011, đại diện Công ty Giải pháp Việt, nơi ông Quân làm việc, đã đến Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Hà nội nộp Biên bản lấy tín nhiệm của ông tại cơ quan. Tổng số 14 nhân viên trong công ty đã bày tỏ sự tin tưởng vào đạo đức, khả năng và tâm huyết của ông đối với đất nước và với nghề luật. 100% nhân viên tin tưởng rằng ông có thể làm tốt nhiệm vụ là người đại diện nhân dân.
Nơi cư ngụ. Tối ngày 30.03.2011, để hoàn tất thủ tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Nhân dân phường tổ chức. Lúc 20 giờ, ông và các thân hữu đến nơi gọi là hội trường diễn ra cuộc hội đêm ấy. Nó tối tăm, nhỏ bé cạnh một trường trung học, tưởng như nhà bảo vệ trường, hóa ra là nhà văn hóa của một tổ dân cư khác nơi ông Quân cư trú. Rất đông những kẻ đeo băng ‘bảo vệ’ toàn các gương mặt già nua, ốm yếu, tay lăm lăm cầm dùi cui đứng chặn trước cửa ra vào. Câu chuyện bắt đầu hồi gay cấn, nó diễn ra lối một giờ. Khi tới nơi, mọi người mới té ngửa ra biết mình không được tham dự, bốn bảo vệ đứng chặn trước cổng cùng nhiều người không đeo băng bảo vệ khác. Chúng tuyên bố ‘tao là bảo vệ, tao có quyền cho ai vào thì người đó được vào’, nên không một cử tri nào vào được.
Anh em ông Quân thấy xuất hiện rất nhiều gương mặt lạ và tỏ vẻ vô cùng hung hăng. Khi trưởng ban tổ chức đến, ông Quân chất vấn ông này việc tại sao lại thay đổi địa điểm tổ chức từ tổ 64 là tổ ông Quân ở sang tổ 50, hoàn toàn xa lạ. Hơn nữa, nơi này là một nhà 2 tầng, hội trường trên lầu và chỉ có một cầu thang nhỏ hẹp. Hắn lúng túng đáp ‘chúng tôi chỉ thuê được ở đây’. Nếu tổ chức tại tổ 64 thì nhiều người trong tổ ông Quân sẽ đến dự (vì gần) và bỏ phiếu tín nhiệm ông. Vì thế, chính quyền ‘gian lận’ đã chuyển ra tổ 50 thì nhiều người trong tòa nhà ông Quân ở đều là trí thức và ngại chuyện chính trị nên sẽ không đi tham dự. Ngoài ra, các cử tri hôm nay được chính quyền phường Yên hòa đã cử người đi vận động từng gia đình trong khắp phường đi dự và chống lại ông Quân.
Người chủ tọa và 4-5 cử tri nêu ra chuyện ông Quân bị an ninh bắt giam 100 ngày từ 19.03.2007. Theo viên chủ tọa, trích các tài liệu của công an, ông bị bắt vì tội hình sự ‘hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Ông Quân phản bác lại, cho rằng đó là một vụ ‘bắt oan’ và không hề có bản án của Tòa sau đó, nên ông hoàn toàn vô tội. Khi bỏ phiếu bằng giơ tay, do dốt luật hay cố tình làm vậy, trong khoảng 40 người, chỉ có 3 người ủng hộ ông Quân. Đối với người cộng sản: khi bị bắt là có tội, chớ không đợi đến khi có án tòa.
c./ Hiệp thương lần 3. Phiên họp sẽ không có mặt người tự ứng cử.
Kết quả, những đồng bào tài đức không có quyền được phục vụ Ðất Nước và Ðồng Bào. Dù được ăn trên, ngồi trước, bổng lộc cao sang, các đại biểu quốc hội vẫn phải tìm mua quốc tịch các nước (Nguyễn thị Nguyệt Hường, Phạm Phú Quốc). Bởi thế, đã có bao nhiêu người Việt đã phải bỏ thiên đàng đỏ ra đi, ngoài 39 khổ dân chết trong xe tải đông lạnh ở Anh.
IV.- NGUYỆN VỌNG DÂN TỘC VIỆT.
A./ Công dân trên Quê hương.
Ngày 23.06.2020, nữ công dân Nguyễn Thùy Ðương gởi thư cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có đoạn :
Thưa Ông!
Năm vừa qua, con đã tiếp xúc với người dân nhiều nơi trên Đất nước, nghe kể và thấy các thảm cảnh đau đớn. Tuy rất nhiệt huyết, nhiều lúc, con thấy mình bất lực và tuyệt vọng. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân như Hội đồng Bảo kê, con không bịa đâu. Con ước gì ông thấy được những người nông dân bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, bị đẩy đuổi khỏi phần đất của mình. Họ kiên quyết bám đất thì bị cưỡng chế, để rồi mảnh đất đó được phân lô bán nền, làm Dự àÙn khu dân cư. Đồng Nai và rất nhiều nơi nữa như Bình Dương, Vũng Tàu, Quảng Ngãi… và thậm chí là trung tâm như TP. Hồ Chí Minh vẫn xảy ra bất cập về đất đai.
Đảng có sau Nhân Dân, sau Đất Nước, vậy tại sao lãnh đạo luôn luôn là Đảng viên mà không có một Nhân Dân bình thường nào có thể làm lãnh đạo Nhà Nước? Nếu chỉ bó buộc trong phạm vi Đảng viên làm lãnh đạo là Đất nước đang phí phạm nhân tài. Sự cố chấp về mặt tư tưởng chỉ làm khổ cho Nhân Dân mà thôi. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo toàn diện ở Việt Nam, vậy có gì phải ngại khi lãnh đạo Tỉnh/ Thành không là Đảng viên đâu? Vẫn là Tỉnh Ủy/ Thành Ủy lãnh đạo, Nhân Dân - Hội đồng Nhân dân/ Quốc Hội giám sát. Không những vẫn sẽ an toàn mà còn mở rộng con đường cho những người tài cống hiến cho Đất Nước. Dĩ nhiên vẫn phải trả lương cao cho họ. Chẳng thà trả lương cao còn hơn để cán bộ tham nhũng hậu quả nặng nề hơn.
B./ Người Việt tị nạn Hải ngoại.
Thưa đồng bào Mỹ gốc Việt,
Ngày 03.11.2020, quý vị có diễm phúc là công dân Mỹ gốc Việt Tự do thực thi quyền Dân chủ của mình qua Lá Phiếu để bầu chọn Tổng thống (Hành pháp) và Lưỡng viện Lập pháp. Ước gì quý vị nhớ đồng bào trong nước bị cướp quyền tự do ứng cử và bầu cử cùng các Nhân Quyền khác như Tín ngưỡng, Nhà ở, Ngôn luận… Trong thời gian trước sau ngày 30.04.2020, chúng ta đành gạt nước mắt rời bỏ Quê hương, Gia đình thể hiện sự ‘bỏ phiếu bằng chân’ chống Cộng sản.
Các chính quyền Mỹ liên tiếp, Dân chủ lẫn Cộng hòa, tuyên truyền cái gọi là ‘hòa giải giữa hai cựu thù’ Mỹ và VNCS. Họ dùng tiền thuế do lao lực của quý vị để tặng cho đảng và nhà nước cộng sản hầu chúng có tiền thuê côn(g) an đánh đập dã man người dân vì chống Trung cộng (do yêu nước, chị Nguyễn Ð ặng Minh Mẫn viết ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) đã bị xử 8 năm tù trong hoàn cảnh ăn ở không vệ sinh, nhất là phụ nữ, vì cái gọi là tội ‘lật đổ chánh quyền nhân dân’. Cả trăm đồng bào yêu nước đã bị như vậy.
Những thanh niên nam, nữ này bị tù khi ‘không tội’, mất cả tuổi thanh xuân… cũng chống Tàu như Tổng thống Donald Trump vậy, nhưng sao ông không giúp để họ có đời sống với Nhân Quyền như mọi người Mỹ gốc Việt sống tại Mỹ.
Do đó, tôi viết bài này để khẩn cầu quý cử tri Mỹ gốc Việt khi sử dụng lá phiếu nhớ đến khổ nạn của đồng bào trong nước. Thiết tưởng những vị quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa cao niên khi phải bỏ nước ra đi, đều mang ước muốn giúp dân mình. Tôi, cựu sĩ quan VNCH cũng vậy, nhưng trong tay không có lá phiếu của cường quốc Mỹ, nước có nhiều liên hệ lịch sử với VNCH cũng như với VNCS. Tôi ước ao có được sự cộng tác của quý cử tri Mỹ gốc Việt hậu duệ VNCH, sinh trưởng tại Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, không chỉ tại Mỹ, hầu như không nước nào có thể bầu chọn một Nguyên thủ Quốc gia xứng đáng tài đức. Do đó, nếu có quyền bầu cử, tôi sẽ dành sự tín nhiệm cho ông Donald Trump vì ông Biden đã phản VNCH trong lúc hấp hối và từ chối tiếp nhận người Việt tị nạn vào Mỹ.
Ngoài ra, chúng tôi khẩn cầu hai phe đảng đừng lợi dụng Quốc Kỳ linh thiêng Việt Nam Cộng hòa để tranh cử. Xin đừng quảng cáo gian và chia rẽ tranh chấp. Hãy dồn phiếu cho những ứng cử viên nào giúp đồng bào trong nước dành quyền ứng cử để thực thi Dân Chủ như Hoa Kỳ và các nước khác.
Cũng vậy, xin đừng đem Tôn Giáo, Ðạo Ðức gắn cho các ứng cử viên, chỉ yêu cầu họ sống đúng Luật Thiên nhiên và thực thi thẩm quyền đúng Hiến Pháp và Học thuyết Xã hội Công Giáo (Chương 8 : Cộng đồng Chánh trị) nếu muốn.
Hà Minh-Thảo