Đức Mẹ Sầu Bi
( Lễ Kính 15/9/20 )
“Những vết thương rải rác trên khắp Thân Thể của Chúa chúng ta, đã hợp nhất lại trong Trái Tim đơn độc của Mẹ Maria.” ( Thánh Bonaventura )
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được thiết lập vào Thế kỷ 12, quảng bá đầu tiên do các tu sĩ dòng Cisterciers và Servites. Sau những ý tưởng này được phổ biến rộng rãi bởi các tu sĩ Đa Minh và Xitô.
Lễ cử hành lần đầu năm 1423 tại Cologne, thủ đô cũ của Đức. Đến 1728 Giáo Hoàng Benedict 12 chính thức đưa vào Lịch Phụng Vụ Roma. Sau cùng Đức Thánh Cha Piô 10 ấn định lễ kính hàng năm ngày 15/9 sau lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9.
Sự đau thương của Đức Maria đã được ông Simêon tiên báo khi Mẹ dâng Chúa vào Đền Thờ :
“ Một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng Bà ! “ ( Lc.2: 45 ) Danh hiệu Đức Mẹ Sầu Bi tiếng La tinh là Mater Dolorosa và tiếng Anh là Dolors of Our Lady.
Trong Kinh Ngắm 7 sự Thương Khó Đức Bà, xin trích dẫn 2 tác phẩm nổi tiếng được nói đến nhiều hơn là bản
Thánh Thi ‘Stabat Mater’ ( Thương khó thứ 5 ) và Kiệt tác Pieta ( Thương khó thứ 6 ).
*Stabat Mater : Mẹ Dưới Chân Thánh Giá.
- Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và người chị em của Mẹ, Maria vợ của Klopa và Maria người Magdala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ :”Hỡi Bà, này là con Bà! “ Rồi Đoạn lại nói với môn đồ:” Này là Mẹ con ! “ Và từ đó môn đồ đã lãnh lấy Bà về nhà mình. “
( Yn.19 : 25- 27 )
- Bài ‘Mẹ Dưới Chân Thánh Giá’ cũng gọi là ‘Mẹ Sầu Bi’, diễn tả đau thương của Mẹ trong suốt 33 năm cuộc đời Chúa Giêsu từ lúc Chúa sinh ra cho tới khi Chúa chết, nổi bật qua tiến trình 7 sự thương khó của Mẹ :
1)-Lời tiên tri của Simêon.
2)-Đem Chúa trốn sang Ai-Cập.
3)-Lạc mất Chúa ba ngày.
4)-Theo chân Chúa trên đường lên đồi Can-ve.
5)-Chúa bị đóng đinh và chết trên thập giá.
6)-Tháo xác Chúa xuống.
7)-Táng xác Chúa trong mồ.
Xúc cảm cùng đau thương với Mẹ Maria, tu sĩ dòng Phanxicô là Giacopone da Todi đã sáng tác nhạc phẩm Stabat Mater được chính thức hát trong Lễ Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 hàng năm.
Một đoạn trong Thánh Thi Stabat Mater diễn tả rất xúc động khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá:
“ Mẹ Sầu bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên xiết,
Đang sầu khổ và đớn đau…
Ai là người không tuôn châu lệ,
Khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô,
trong cảnh cực hình như thế?
Ai có thể không buồn bã nhìn xem,
Mẹ Chúa Kitô đang đau khổ cùng với con Người?
Lạy Mẹ mến yêu, con muốn chia đau đớn của Chúa, để cùng khóc thương với Mẹ.
Bao lâu còn sống trên trần thế, con ao ước đứng dưới chân Thánh Giá, để nhờ Mẹ khóc thay cho tội lỗi con, khiến cho Chúa phải chịu cực hình.
Vì con hiểu rằng : đau khổ là giá cần thiết để mua sắm vinh quang đời đời.
Con sung sướng và cảm tạ tình Chúa thương con vô bờ, trước khi giã từ trần thế đã ban cho con một Người Mẹ quyền uy và từ ái để bênh vực an ủi con trong cuộc sống khổ ải thế trần.
“Ôi lạy Mẹ là niềm mến yêu,
Xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương,
để cho con được khóc than cùng Mẹ.
Xin cho con cháy lửa mến yêu,
Để cho con có thể làm đẹp ý Người. “
( Trích Thánh Thi Stabat Mater )
*Kiệt tác PIETA : Tháo Xác Chúa Xuống.
Ngoài Thánh Thi Stabat Mater : Đức Mẹ dưới chân Thánh giá, còn có kiệt tác Pieta : Tháo Xác Chúa xuống từ Thập Giá.
Tác phẩm Pieta chạm khắc từ khối đá hoa cương trắng 1, 74m x 1,95m do Michelangelo, người Ý thực hiện và là tác phẩm đầu tiên khi ông mới 25 tuổi. Ông là một danh họa, điêu khắc và kiến trúc gia kiệt xuất của nhân loại trong mọi thời đại.
Tuyệt tác bất hủ hiện nay được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ( St Peter’s Basillica ) với 3 lớp kính chống đạn bao quanh, vì tác phẩm đã bị phá hoại một lần và được phục chế toàn vẹn như cũ.
Trong số các tác phẩm nghệ thuật của ông thì những bức họa trên mái vòm Nhà Nguyện Sistine, Vatican nổi tiếng nhất, nhưng ông lại tâm đắc nhất là tuyệt tác PIETA, tác phẩm duy nhất lưu lại chữ ký của ông.
Từ ngữ Pieta có ý nghĩa tổng quát thường được dùng để chi về cái chết của Đức Kitô và kèm theo hình Đức
Maria Mẹ Chúa Giêsu.
Từ xưa danh hiệu Pieta từ tiếng Ý là chủ đề cuốn hút đông đảo các nghệ sĩ tài ba trong lãnh vực điêu khắc và hội họa như: Belli, Durer, Botticelli, Carovaggio, Fra Angelico, Murillo, Raphael, Ruben, Titan, Van Dyck… Nhưng không có một tác phẩm nào có sức thu hút bằng Pieta của Mchelangelo.
Du khách đến đây ngắm nhìn tượng Pieta sẽ thấy tác phẩm tuyệt hảo từng chi tiết với vẻ đẹp siêu việt sống động hài hòa. Trên gương mặt Mẹ Maria tươi trẻ phản ảnh sự trong trắng của Trinh Nữ Maria và không có chút gì oán hận hay đau đớn tuyệt vọng, mà chỉ thấy toát lên vẻ thanh khiết, từ ái và bình an… Còn Chúa Giêsu nằm trên vòng tay Mẹ, du khách cảm nhận được Chúa đến chịu khổ nạn không phải trong tuyệt vọng, nên Ngài đón nhận cái chết trong thanh thản để cứu rỗi nhân loại.
*Lời nguyện.
Lạy Mẹ Maria Sầu Bi ! Mẹ các Kitô hữu.
Xin nguyện cầu thay cho chúng con.
Lạy Nữ Vương các Thánh Tử Đạo ! Mẹ đã bị 7 lưỡi gươm đâm thấu Mẫu Tâm, xin hướng dẫn chúng con trên đường lữ hành trần thế đau thương hiểm nguy.
Xin cho chúng con biết cùng Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá và xin nâng đỡ những yếu hèn chúng con.
Lạy Trinh Nữ Sầu Bi ! Xin dạy chúng con biết chấp nhận nghịch cảnh để kết hợp với sự đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ, làm lễ tế dâng lên Đức Chúa Cha xin cứu rỗi các linh hồn và những người đau khổ hồn xác.
Cầu xin Lòng Chúa Thương Xót tha thứ cho chúng con.
Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Con Mẹ, thương xót chúng con- Amen
Đinh Văn Tiến Hùng
( Lễ Kính 15/9/20 )
“Những vết thương rải rác trên khắp Thân Thể của Chúa chúng ta, đã hợp nhất lại trong Trái Tim đơn độc của Mẹ Maria.” ( Thánh Bonaventura )
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được thiết lập vào Thế kỷ 12, quảng bá đầu tiên do các tu sĩ dòng Cisterciers và Servites. Sau những ý tưởng này được phổ biến rộng rãi bởi các tu sĩ Đa Minh và Xitô.
Lễ cử hành lần đầu năm 1423 tại Cologne, thủ đô cũ của Đức. Đến 1728 Giáo Hoàng Benedict 12 chính thức đưa vào Lịch Phụng Vụ Roma. Sau cùng Đức Thánh Cha Piô 10 ấn định lễ kính hàng năm ngày 15/9 sau lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9.
Sự đau thương của Đức Maria đã được ông Simêon tiên báo khi Mẹ dâng Chúa vào Đền Thờ :
“ Một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng Bà ! “ ( Lc.2: 45 ) Danh hiệu Đức Mẹ Sầu Bi tiếng La tinh là Mater Dolorosa và tiếng Anh là Dolors of Our Lady.
Trong Kinh Ngắm 7 sự Thương Khó Đức Bà, xin trích dẫn 2 tác phẩm nổi tiếng được nói đến nhiều hơn là bản
Thánh Thi ‘Stabat Mater’ ( Thương khó thứ 5 ) và Kiệt tác Pieta ( Thương khó thứ 6 ).
*Stabat Mater : Mẹ Dưới Chân Thánh Giá.
- Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và người chị em của Mẹ, Maria vợ của Klopa và Maria người Magdala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ :”Hỡi Bà, này là con Bà! “ Rồi Đoạn lại nói với môn đồ:” Này là Mẹ con ! “ Và từ đó môn đồ đã lãnh lấy Bà về nhà mình. “
( Yn.19 : 25- 27 )
1)-Lời tiên tri của Simêon.
2)-Đem Chúa trốn sang Ai-Cập.
3)-Lạc mất Chúa ba ngày.
4)-Theo chân Chúa trên đường lên đồi Can-ve.
5)-Chúa bị đóng đinh và chết trên thập giá.
6)-Tháo xác Chúa xuống.
7)-Táng xác Chúa trong mồ.
Xúc cảm cùng đau thương với Mẹ Maria, tu sĩ dòng Phanxicô là Giacopone da Todi đã sáng tác nhạc phẩm Stabat Mater được chính thức hát trong Lễ Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 hàng năm.
Một đoạn trong Thánh Thi Stabat Mater diễn tả rất xúc động khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá:
“ Mẹ Sầu bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên xiết,
Đang sầu khổ và đớn đau…
Ai là người không tuôn châu lệ,
Khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô,
trong cảnh cực hình như thế?
Ai có thể không buồn bã nhìn xem,
Mẹ Chúa Kitô đang đau khổ cùng với con Người?
Lạy Mẹ mến yêu, con muốn chia đau đớn của Chúa, để cùng khóc thương với Mẹ.
Bao lâu còn sống trên trần thế, con ao ước đứng dưới chân Thánh Giá, để nhờ Mẹ khóc thay cho tội lỗi con, khiến cho Chúa phải chịu cực hình.
Vì con hiểu rằng : đau khổ là giá cần thiết để mua sắm vinh quang đời đời.
Con sung sướng và cảm tạ tình Chúa thương con vô bờ, trước khi giã từ trần thế đã ban cho con một Người Mẹ quyền uy và từ ái để bênh vực an ủi con trong cuộc sống khổ ải thế trần.
“Ôi lạy Mẹ là niềm mến yêu,
Xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương,
để cho con được khóc than cùng Mẹ.
Xin cho con cháy lửa mến yêu,
Để cho con có thể làm đẹp ý Người. “
( Trích Thánh Thi Stabat Mater )
*Kiệt tác PIETA : Tháo Xác Chúa Xuống.
Ngoài Thánh Thi Stabat Mater : Đức Mẹ dưới chân Thánh giá, còn có kiệt tác Pieta : Tháo Xác Chúa xuống từ Thập Giá.
Tác phẩm Pieta chạm khắc từ khối đá hoa cương trắng 1, 74m x 1,95m do Michelangelo, người Ý thực hiện và là tác phẩm đầu tiên khi ông mới 25 tuổi. Ông là một danh họa, điêu khắc và kiến trúc gia kiệt xuất của nhân loại trong mọi thời đại.
Tuyệt tác bất hủ hiện nay được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ( St Peter’s Basillica ) với 3 lớp kính chống đạn bao quanh, vì tác phẩm đã bị phá hoại một lần và được phục chế toàn vẹn như cũ.
Từ ngữ Pieta có ý nghĩa tổng quát thường được dùng để chi về cái chết của Đức Kitô và kèm theo hình Đức
Maria Mẹ Chúa Giêsu.
Từ xưa danh hiệu Pieta từ tiếng Ý là chủ đề cuốn hút đông đảo các nghệ sĩ tài ba trong lãnh vực điêu khắc và hội họa như: Belli, Durer, Botticelli, Carovaggio, Fra Angelico, Murillo, Raphael, Ruben, Titan, Van Dyck… Nhưng không có một tác phẩm nào có sức thu hút bằng Pieta của Mchelangelo.
Du khách đến đây ngắm nhìn tượng Pieta sẽ thấy tác phẩm tuyệt hảo từng chi tiết với vẻ đẹp siêu việt sống động hài hòa. Trên gương mặt Mẹ Maria tươi trẻ phản ảnh sự trong trắng của Trinh Nữ Maria và không có chút gì oán hận hay đau đớn tuyệt vọng, mà chỉ thấy toát lên vẻ thanh khiết, từ ái và bình an… Còn Chúa Giêsu nằm trên vòng tay Mẹ, du khách cảm nhận được Chúa đến chịu khổ nạn không phải trong tuyệt vọng, nên Ngài đón nhận cái chết trong thanh thản để cứu rỗi nhân loại.
*Lời nguyện.
Lạy Mẹ Maria Sầu Bi ! Mẹ các Kitô hữu.
Xin nguyện cầu thay cho chúng con.
Lạy Nữ Vương các Thánh Tử Đạo ! Mẹ đã bị 7 lưỡi gươm đâm thấu Mẫu Tâm, xin hướng dẫn chúng con trên đường lữ hành trần thế đau thương hiểm nguy.
Xin cho chúng con biết cùng Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá và xin nâng đỡ những yếu hèn chúng con.
Lạy Trinh Nữ Sầu Bi ! Xin dạy chúng con biết chấp nhận nghịch cảnh để kết hợp với sự đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ, làm lễ tế dâng lên Đức Chúa Cha xin cứu rỗi các linh hồn và những người đau khổ hồn xác.
Cầu xin Lòng Chúa Thương Xót tha thứ cho chúng con.
Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Con Mẹ, thương xót chúng con- Amen
Đinh Văn Tiến Hùng