Port Moresby, Trường kỹ thuật Don Bosco kêu gọi: Năm Quản lý Chất thải
Đánh dấu năm năm Tông huấn Laudoto Sì của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra đời, trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) ở Port Moresby đã khởi xướng một “Kế hoạch Quản lý Chất thải” kéo dài một năm.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Kế hoạch Quản lý Chất thải tại trường Kỹ thuật Salêdiêng Don Bosco (DBTI) ở Port Moresby là cách thế mà người trẻ đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Hoa Thiêng (The Strenna)
Theo truyền thống mỗi năm, Dòng Salêdiêng Don Bosco tập trung nỗ lực thực thi một “Hoa Thiêng” gọi là Strenna, do Cha Tổng quyền, linh mục Angel Artime đề ra. Strenna của năm nay là đào tạo “Những tín hữu tốt lành, những công dân đúng đắn”.
Một bài báo được đăng trên trang mạng (web) của Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon giải thích rằng năm Quản lý chất thải của trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) nhằm thực thi Tông huấn Laudato Si 'của Đức Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tông huấn được phát hành, bắt đầu từ ngày 24 tháng 5 năm nay... Ngoài ra, kế hoạch này còn đào tạo những người trẻ thành “những người khởi xướng cụ thể cho việc chăm sóc môi trường như cách thiết thực giúp họ trở thành những người công dân gương mẫu”.
Theo bài viết của linh mục Ariel Macatangay SDB, hiệu trưởng trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) cho hay kế hoạch tập trung vào Tông huấn Laudato Si, đang được trường “đề ra các chương trình hành động cho mỗi tháng”. Điểm nhấn cho các tháng 6, 7 và 8 tập trung vào ba động từ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và rất thiết thực giúp làm sạch môi trường đó là: Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế.
Chương trình Quản lý Chất thải của trường Kỹ thuật Don Bosco (DBTI)
Cha Macatangay viết: Cần có một hệ thống quản lý chất thải thích hợp cho kế hoạch (DBTI). Ngoài những nỗ lực tập trung vào việc thu gom rác như mua thêm nhiều thùng rác, đặt ở nhiều nơi và hàng tuần đi thu lại, rồi phân loại rác, có thứ có thể bán được như sắt vụn, bao ny long, chai lọ… “chúng tôi cố gắng xử lý rác để không cần bỏ chúng đi làm ô nhiễm môi trường”…
Để đạt được mục tiêu này, Cha Macatangay kêu gọi các vị hữu trách quan tâm hỗ trợ các học sinh và nhân viên của trường.
Những sáng kiến quản lý chất thải này diễn ra ngay trong thời đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Hiện tại, học sinh và các nhân viên của trường đang nỗ lực rất nhiều trong việc quản lý chất thải. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt các thành viên của các ban mục vụ và các hội đoàn, sẽ chung tay ý thức và đóng góp vào kế hoạch quản lý chất thải này.
Tương lai của Papua New Guinea
Cuối cùng, Cha Macatangay viết cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, những người trẻ trở thành những người bảo vệ các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc chăm sóc và bảo tồn môi trường. “Chúng tôi hy vọng những người trẻ của trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) và dân chúng địa phương của chúng tôi có thể nỗ lực chung tay vào công việc quản lý chất thải và góp phần vào việc biến hải đảo Papua New Guinea trở thành Thiên đường của vùng Đại Châu Dương”.
Đánh dấu năm năm Tông huấn Laudoto Sì của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra đời, trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) ở Port Moresby đã khởi xướng một “Kế hoạch Quản lý Chất thải” kéo dài một năm.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Kế hoạch Quản lý Chất thải tại trường Kỹ thuật Salêdiêng Don Bosco (DBTI) ở Port Moresby là cách thế mà người trẻ đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Hoa Thiêng (The Strenna)
Theo truyền thống mỗi năm, Dòng Salêdiêng Don Bosco tập trung nỗ lực thực thi một “Hoa Thiêng” gọi là Strenna, do Cha Tổng quyền, linh mục Angel Artime đề ra. Strenna của năm nay là đào tạo “Những tín hữu tốt lành, những công dân đúng đắn”.
Một bài báo được đăng trên trang mạng (web) của Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon giải thích rằng năm Quản lý chất thải của trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) nhằm thực thi Tông huấn Laudato Si 'của Đức Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tông huấn được phát hành, bắt đầu từ ngày 24 tháng 5 năm nay... Ngoài ra, kế hoạch này còn đào tạo những người trẻ thành “những người khởi xướng cụ thể cho việc chăm sóc môi trường như cách thiết thực giúp họ trở thành những người công dân gương mẫu”.
Theo bài viết của linh mục Ariel Macatangay SDB, hiệu trưởng trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) cho hay kế hoạch tập trung vào Tông huấn Laudato Si, đang được trường “đề ra các chương trình hành động cho mỗi tháng”. Điểm nhấn cho các tháng 6, 7 và 8 tập trung vào ba động từ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và rất thiết thực giúp làm sạch môi trường đó là: Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế.
Chương trình Quản lý Chất thải của trường Kỹ thuật Don Bosco (DBTI)
Cha Macatangay viết: Cần có một hệ thống quản lý chất thải thích hợp cho kế hoạch (DBTI). Ngoài những nỗ lực tập trung vào việc thu gom rác như mua thêm nhiều thùng rác, đặt ở nhiều nơi và hàng tuần đi thu lại, rồi phân loại rác, có thứ có thể bán được như sắt vụn, bao ny long, chai lọ… “chúng tôi cố gắng xử lý rác để không cần bỏ chúng đi làm ô nhiễm môi trường”…
Để đạt được mục tiêu này, Cha Macatangay kêu gọi các vị hữu trách quan tâm hỗ trợ các học sinh và nhân viên của trường.
Những sáng kiến quản lý chất thải này diễn ra ngay trong thời đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Hiện tại, học sinh và các nhân viên của trường đang nỗ lực rất nhiều trong việc quản lý chất thải. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt các thành viên của các ban mục vụ và các hội đoàn, sẽ chung tay ý thức và đóng góp vào kế hoạch quản lý chất thải này.
Tương lai của Papua New Guinea
Cuối cùng, Cha Macatangay viết cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, những người trẻ trở thành những người bảo vệ các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc chăm sóc và bảo tồn môi trường. “Chúng tôi hy vọng những người trẻ của trường kỹ thuật Don Bosco (DBTI) và dân chúng địa phương của chúng tôi có thể nỗ lực chung tay vào công việc quản lý chất thải và góp phần vào việc biến hải đảo Papua New Guinea trở thành Thiên đường của vùng Đại Châu Dương”.