Trong khủng hoảng cơn đại dịch Corona
Từ những tháng ngày đầu năm nay 2020 cuộc khủng hoảng do vi trùng Corona gây ra bệnh đại dịch lây lan truyền nhiễm đe doạ sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới, kéo theo hệ lụy khủng hoảng kinh tế, văn hóa. Mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội cả tinh thần tôn gíao bị ngưng đình trệ đang lan rộng khắp nơi trên thế giới.
Chính phủ, Quốc Hội các quốc gia đất nước, nhất là ngành y khoa nỗ lực tìm phương cách cứu nguy chữa trị những người bị bệnh nhiễm trùng lên đến hàng triệu người, và phải đau lòng thương tâm tiễn biệt hành trăm ngàn người không qua khỏi cơn bệnh do vi trùng gây ra.
Và cơn khủng hoảng bệnh đại dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm chưa có ngày chấm dứt, hay có phương thuốc bài trừ nó được. Mối khủng hoảng đe dọa vẫn còn đó. Và như Bà Thủ Tướng nước Đức Angela Merkel cùng Cơ quan WHO đã có nhận định cảnh báo“„ Chúng ta còn phải sống chung với vi trùng Corona cho đến khi có thuốc chữa trị chủng ngừa!“
Trong đời sống Giáo Hội Công Giáo cũng có những khủng hoảng đang diễn ra từ giữa lòng giáo đô Vatican tới những Giáo phận, cùng các xứ đạo. Mối lo lắng về cung cách sống đức tin vào Thiên Chúa, vào con người, vào những gía trị đạo đức ngày càng phai nhạt xuống dốc, như việc trễ nải lãnh nhận các Bí tích, tình trạng thiếu Linh mục, thiếu vắng ơn kêu gọi sống đời tu trì bên Âu Châu, bên Mỹ Châu, tình trạng ly dị gia đình đổ vỡ, tình trạng phá thai coi thường sự sống, tình trạng tương đối hóa mọi gía trị trong đời sống, tình trạng không còn phân biệt tình yêu ơn cứu độ của Thiên Chúa là trung tâm đời sống đức tin, nhưng lại lấy những hào nhoáng hấp dẫn bề ngoài làm chính áp dụng vào cung cách sống đức tin…
Nơi cá nhân đời sống mỗi người đều có những khủng hoảng hằng xảy ra. Đó là những cám dỗ ngay trong đời sống về tiền bạc, về tình dục và về danh vọng quyền lực chức quyền.
Trong khủng hoảng như thế chúng ta thắc mắc: Phải làm gì đây? Phải đối diện với khủng hoảng như thế nào cho đúng, để mong thoát khỏi đó?
Câu trả lời cho thắc mắc về vấn đề này, như một công thức hay một toa thuốc chữa bệnh, hầu như không có sẵn, nhưng phải đi tìm kiếm xây dựng thôi.
Trong Phúc âm thuật lại, Chúa Giêsu sau thời gian sống lớn lên thành người trưởng thành bắt đầu đời sống công khai đi giảng đạo cũng gặp những căng thẳng trong xã hội thời điểm lúc đó.
Đất nước Do Thái thời Chúa Giêsu sống trong hoàn cảnh bị người Rôma đô hộ. Vì thế có những nhóm người muốn làm sao thay đổi đời sống xã hội thoát khỏi cảnh đô hộ. Hàng tư tế thời đó chỉ muốn đưa ra cung cách duy trì nếp sống đạo bảo thủ truyền thống xưa nay theo chữ nghĩa đã viết thành văn bản Kinh Thánh. Đời sống con người lúc đó, nhất là phía người nghèo, giới phụ nữ cùng trẻ con bị coi thường khinh miệt.
Nhìn hiểu những căng thẳng, những khủng hoảng đó, Chúa Giêsu không đưa ra một lời hô hào hay công thức nào. Trái lại người lui vào sa mạc nơi yên tĩnh vắng vẻ, sống suy nghĩ cầu nguyện tìm cho mình một con đường sống.
Những ồn ào náo động, cùng những phản ứng làm theo cảm tính, rất nhiều khi không mang lại hiệu qủa tích cực nào. Trái lại có khi còn tạo thêm bối rối lo lắng khủng hoảng nữa. Trong đời sống, một người mẹ đang thời kỳ mang thai nhi trong cung lòng, chỉ có được sức khoẻ cùng niềm vui hạnh phúc cho cả mẹ lẫn thai nhi, nếu có đời sống bình an yên tĩnh.
Sống trong sa mạc gần gũi thiên nhiên, Chúa Giêsu học hỏi và thực hành sao cho đời sống không chỉ thân xác mà còn cả tinh thần được khoẻ mạnh phong phú thêm. Ngài sống gần gũi thiên nhiên nhìn thấy những thú vật hoang dã sức lực mạnh mẽ dẻo dai. Hình ảnh này giúp phấn chấn tinh thần rất nhiều ăn sâu vào tận tâm hồn đời sống.
Hình ảnh những con thú vật hoang dã cũng vẽ nói lên hình ảnh đời sống sâu thẳm nơi tâm hồn mỗi người có những sức lực mạnh mẽ hoang dã cần phải được cảm hóa uốn nắn cho thuần thục thành nề nếp có văn hóa cùng đạo đức.
Chúa Giêsu vào sống trong sa mạc hoang dã không phải chỉ một mình, nhưng còn có sức lực phù giúp từ Trời cao của Thiên Chúa xuống nữa.
Là con người với những giới hạn về mọi mặt, chúng ta không thể nào chỉ cậy vào sức lực khả năng của riêng mình được. Những khi đời sống lâm vào đường cùng hầu như tới lúc tận cùng, lại là lúc cần một nguồn sức năng lực tràn đổ vào tâm hồn tinh thần, khiến tâm trí bừng tỉnh chỗi dậy hăng hái làm việc, đầy sức năng động sáng tạo. Nguồn sức lực đó không do chính mình cũng không do ai đó mang đến, mà được ban cho tận trong thâm tâm trí khôn lan tỏa chiếu ra. Nó vô hình, không có âm thanh không mầu sắc, không có tiếng nói chữ viết. Nhưng lại cuộn trào như sóng nước dâng lên trong tâm hồn thân xác.
Chúa Giêsu lui vào sống trong sa mạc yên tĩnh đã khám phá ra nguồn năng lực sức sống cho con đường sống của mình vừa là một Tiên Tri vừa là Đấng Cứu Thế: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".
Ngày nay các Chính phủ, các Tổ hợp kinh tế công ty, các Hội đoàn… thường hay dành thơì giờ đi đến một nơi riêng không bị ồn ào ảnh hưởng, cùng nhau hội họp tìm cách suy nghĩ cho chương trình dự định sắp tới sao cho có hiệu qủa tích cực tốt đẹp.
Từ khi cơn bệnh đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm, Chính phủ các nước đưa ra biện pháp thử nghiệm xem có bị nhiễm vi trùng không. Nếu người nào có kết qủa thử nghiệm dương tính, người đó phải sống cách ly cô lập hai tuần lễ, để vi trùng không lây lan sang người khác, và uống thuốc điều trị. Sống cách ly cô lập với xã hội bên ngoài theo tiếng latinh: quaranta, Đức: quarantane, Anh: quarantine, Pháp: quarantaine, mang ý nghĩa 40 ngày sộng cô lập tập luyện và chữa bệnh.
Tục lệ này ngày xa xưa thời kinh thánh Cựu ước nói về tình trạng những người bị bệnh phải sống cô lập riêng biệt 40 ngày để được thanh tẩy cho sạch sẽ khỏi bệnh, sau đó mới được trở lại vào sống trong cộng đồng xã hội.
Trong dòng lịch sữ thời Trung cổ khi bệnh dịch bộc phát lan tràn, đời sống xã hội cũng bị chính phủ ngăn chặn giới hạn lại, như năm 1371 hải cảng Ragussa phải đóng cửa 30 ngày liền. Qua biện pháp Qarantaine để ngăn chặn bệnh dịch lan tràn vào lục điạ. Năm 1374 hải cảng Venedig ngăn cấm những tầu thuyền nghi có vi trùng bệnh dịch không được vào bến cảng, biện pháp quarantaine nhằm ngăn ngừa không để cho vi trùng bệnh dịch xâm nhập vào xã hội.
Thời gian sống cô lập quarantaine mang đến khó chịu bồn chồn. Nhưng lại giúp sống tập luyện suy nghĩ. Và cũng chính là thời gian cơ hội học hỏi cho đời sống thêm phong phú, nhất là đời sống tinh thần được bồi dưỡng thêm văn hóa đạo đức.
Đời sống là một trường học. Con người, ai cũng phải học hỏi mãi để xây dựng đời sống làm người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ những tháng ngày đầu năm nay 2020 cuộc khủng hoảng do vi trùng Corona gây ra bệnh đại dịch lây lan truyền nhiễm đe doạ sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới, kéo theo hệ lụy khủng hoảng kinh tế, văn hóa. Mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội cả tinh thần tôn gíao bị ngưng đình trệ đang lan rộng khắp nơi trên thế giới.
Chính phủ, Quốc Hội các quốc gia đất nước, nhất là ngành y khoa nỗ lực tìm phương cách cứu nguy chữa trị những người bị bệnh nhiễm trùng lên đến hàng triệu người, và phải đau lòng thương tâm tiễn biệt hành trăm ngàn người không qua khỏi cơn bệnh do vi trùng gây ra.
Và cơn khủng hoảng bệnh đại dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm chưa có ngày chấm dứt, hay có phương thuốc bài trừ nó được. Mối khủng hoảng đe dọa vẫn còn đó. Và như Bà Thủ Tướng nước Đức Angela Merkel cùng Cơ quan WHO đã có nhận định cảnh báo“„ Chúng ta còn phải sống chung với vi trùng Corona cho đến khi có thuốc chữa trị chủng ngừa!“
Trong đời sống Giáo Hội Công Giáo cũng có những khủng hoảng đang diễn ra từ giữa lòng giáo đô Vatican tới những Giáo phận, cùng các xứ đạo. Mối lo lắng về cung cách sống đức tin vào Thiên Chúa, vào con người, vào những gía trị đạo đức ngày càng phai nhạt xuống dốc, như việc trễ nải lãnh nhận các Bí tích, tình trạng thiếu Linh mục, thiếu vắng ơn kêu gọi sống đời tu trì bên Âu Châu, bên Mỹ Châu, tình trạng ly dị gia đình đổ vỡ, tình trạng phá thai coi thường sự sống, tình trạng tương đối hóa mọi gía trị trong đời sống, tình trạng không còn phân biệt tình yêu ơn cứu độ của Thiên Chúa là trung tâm đời sống đức tin, nhưng lại lấy những hào nhoáng hấp dẫn bề ngoài làm chính áp dụng vào cung cách sống đức tin…
Nơi cá nhân đời sống mỗi người đều có những khủng hoảng hằng xảy ra. Đó là những cám dỗ ngay trong đời sống về tiền bạc, về tình dục và về danh vọng quyền lực chức quyền.
Trong khủng hoảng như thế chúng ta thắc mắc: Phải làm gì đây? Phải đối diện với khủng hoảng như thế nào cho đúng, để mong thoát khỏi đó?
Câu trả lời cho thắc mắc về vấn đề này, như một công thức hay một toa thuốc chữa bệnh, hầu như không có sẵn, nhưng phải đi tìm kiếm xây dựng thôi.
Trong Phúc âm thuật lại, Chúa Giêsu sau thời gian sống lớn lên thành người trưởng thành bắt đầu đời sống công khai đi giảng đạo cũng gặp những căng thẳng trong xã hội thời điểm lúc đó.
Đất nước Do Thái thời Chúa Giêsu sống trong hoàn cảnh bị người Rôma đô hộ. Vì thế có những nhóm người muốn làm sao thay đổi đời sống xã hội thoát khỏi cảnh đô hộ. Hàng tư tế thời đó chỉ muốn đưa ra cung cách duy trì nếp sống đạo bảo thủ truyền thống xưa nay theo chữ nghĩa đã viết thành văn bản Kinh Thánh. Đời sống con người lúc đó, nhất là phía người nghèo, giới phụ nữ cùng trẻ con bị coi thường khinh miệt.
Nhìn hiểu những căng thẳng, những khủng hoảng đó, Chúa Giêsu không đưa ra một lời hô hào hay công thức nào. Trái lại người lui vào sa mạc nơi yên tĩnh vắng vẻ, sống suy nghĩ cầu nguyện tìm cho mình một con đường sống.
Những ồn ào náo động, cùng những phản ứng làm theo cảm tính, rất nhiều khi không mang lại hiệu qủa tích cực nào. Trái lại có khi còn tạo thêm bối rối lo lắng khủng hoảng nữa. Trong đời sống, một người mẹ đang thời kỳ mang thai nhi trong cung lòng, chỉ có được sức khoẻ cùng niềm vui hạnh phúc cho cả mẹ lẫn thai nhi, nếu có đời sống bình an yên tĩnh.
Sống trong sa mạc gần gũi thiên nhiên, Chúa Giêsu học hỏi và thực hành sao cho đời sống không chỉ thân xác mà còn cả tinh thần được khoẻ mạnh phong phú thêm. Ngài sống gần gũi thiên nhiên nhìn thấy những thú vật hoang dã sức lực mạnh mẽ dẻo dai. Hình ảnh này giúp phấn chấn tinh thần rất nhiều ăn sâu vào tận tâm hồn đời sống.
Hình ảnh những con thú vật hoang dã cũng vẽ nói lên hình ảnh đời sống sâu thẳm nơi tâm hồn mỗi người có những sức lực mạnh mẽ hoang dã cần phải được cảm hóa uốn nắn cho thuần thục thành nề nếp có văn hóa cùng đạo đức.
Chúa Giêsu vào sống trong sa mạc hoang dã không phải chỉ một mình, nhưng còn có sức lực phù giúp từ Trời cao của Thiên Chúa xuống nữa.
Là con người với những giới hạn về mọi mặt, chúng ta không thể nào chỉ cậy vào sức lực khả năng của riêng mình được. Những khi đời sống lâm vào đường cùng hầu như tới lúc tận cùng, lại là lúc cần một nguồn sức năng lực tràn đổ vào tâm hồn tinh thần, khiến tâm trí bừng tỉnh chỗi dậy hăng hái làm việc, đầy sức năng động sáng tạo. Nguồn sức lực đó không do chính mình cũng không do ai đó mang đến, mà được ban cho tận trong thâm tâm trí khôn lan tỏa chiếu ra. Nó vô hình, không có âm thanh không mầu sắc, không có tiếng nói chữ viết. Nhưng lại cuộn trào như sóng nước dâng lên trong tâm hồn thân xác.
Chúa Giêsu lui vào sống trong sa mạc yên tĩnh đã khám phá ra nguồn năng lực sức sống cho con đường sống của mình vừa là một Tiên Tri vừa là Đấng Cứu Thế: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".
Ngày nay các Chính phủ, các Tổ hợp kinh tế công ty, các Hội đoàn… thường hay dành thơì giờ đi đến một nơi riêng không bị ồn ào ảnh hưởng, cùng nhau hội họp tìm cách suy nghĩ cho chương trình dự định sắp tới sao cho có hiệu qủa tích cực tốt đẹp.
Từ khi cơn bệnh đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm, Chính phủ các nước đưa ra biện pháp thử nghiệm xem có bị nhiễm vi trùng không. Nếu người nào có kết qủa thử nghiệm dương tính, người đó phải sống cách ly cô lập hai tuần lễ, để vi trùng không lây lan sang người khác, và uống thuốc điều trị. Sống cách ly cô lập với xã hội bên ngoài theo tiếng latinh: quaranta, Đức: quarantane, Anh: quarantine, Pháp: quarantaine, mang ý nghĩa 40 ngày sộng cô lập tập luyện và chữa bệnh.
Tục lệ này ngày xa xưa thời kinh thánh Cựu ước nói về tình trạng những người bị bệnh phải sống cô lập riêng biệt 40 ngày để được thanh tẩy cho sạch sẽ khỏi bệnh, sau đó mới được trở lại vào sống trong cộng đồng xã hội.
Trong dòng lịch sữ thời Trung cổ khi bệnh dịch bộc phát lan tràn, đời sống xã hội cũng bị chính phủ ngăn chặn giới hạn lại, như năm 1371 hải cảng Ragussa phải đóng cửa 30 ngày liền. Qua biện pháp Qarantaine để ngăn chặn bệnh dịch lan tràn vào lục điạ. Năm 1374 hải cảng Venedig ngăn cấm những tầu thuyền nghi có vi trùng bệnh dịch không được vào bến cảng, biện pháp quarantaine nhằm ngăn ngừa không để cho vi trùng bệnh dịch xâm nhập vào xã hội.
Thời gian sống cô lập quarantaine mang đến khó chịu bồn chồn. Nhưng lại giúp sống tập luyện suy nghĩ. Và cũng chính là thời gian cơ hội học hỏi cho đời sống thêm phong phú, nhất là đời sống tinh thần được bồi dưỡng thêm văn hóa đạo đức.
Đời sống là một trường học. Con người, ai cũng phải học hỏi mãi để xây dựng đời sống làm người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long