Trông vào tương lai sau cơn đại dịch, linh mục Lombardi đã dùng óc tưởng tượng nhìn vào viễn ảnh tương lai đó. Chúa Giêsu không phải là một biểu hiện ảo thiêng liêng, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể. Ngài trở thành con người trong xác thân để chúng ta có thể gặp gỡ Ngài... Và Ngài nói với chúng ta rằng Ngài hiện diện và chờ đợi chúng ta nơi những người anh chị em chúng ta gặp gỡ...
Gần đây tôi có đọc một suy tư của một nhà tư tưởng người Nga viết về “sự quan hệ đơn thành giữa con người với con người là điều quan trọng nhất trong cuộc sống!” Lời ấy làm tôi nhớ đến một bài hát hay, đầy vui tươi khấn chấn được viết vào vài thập kỷ trước đây, do các trào lưu nồng nhiệt của những người trẻ, nhằm xiết chặt tình bạn và tình nghĩa huynh giữa các dân tộc:
Nổi lửa lên anh em ơi!
Anh chị em ta nhớ nhau.
Nói cho mọi người ta gặp mỗi sáng,
Chào chúc nhau mỗi chiều về!
Hãy nói với một ai đó…
Dù người đó đẳng phái đó đây!
Hay công nhân chân lấm tay bùn!
Ắp đầy lo lắng cho ngày mai?
Tương lai đen hay rực sáng....
Những tâm tư đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, trong những năm qua: đi bộ trên phố, gặp bao người vã vội; bận rộn với công việc, gần như đăm chiêu! Chẳng màng những gì chung quanh… Ai ai cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, nhỏ to vu vơ giữa không gian, với ai nào ai biết! Chen chúc trong xe buýt. Đứng chật như nêm trên xe tram… Dường như căn bản xã giao, xã hội đã dần biến dạng, đối thoại đổi trao trong không gian ảo (điện thoại) và tiếp xúc con người nên xa lạ!...
Sau vài tuần cách ly ở nhà, lòng tôi dấy lên một cảm giác khát khao được gặp lại những gương mặt thân quen trên đường phố. Tôi hy vọng sớm hay muộn, điều này sẽ trở lại… Nếu không, tấm mặt nạ hoặc tấm bia chắn, hoặc cái mặt lạ, cản ngăn tôi không thể đổi trao những câu chào hỏi thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành với người khác!
Nhiều người trong chúng ta trong những tháng gần đây trước là ngạc nhiên sau là quen dần với khả năng của truyền thông kỹ thuật số, đã vui mừng thấy nhau, chào nhau trên không gian (mạng) ảo… Chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục xử dụng chúng trong tương lai, nhưng với việc nới rộng cách ly, chúng ta nhận ra rằng “gặp gỡ trên mạng ảo” là không đủ.
Làm thế nào chúng ta có thể trở lại bình thường, sau khi các biện pháp nới lỏng được ban hành: chào hỏi nhau trên đường phố hoặc trên tàu điện thế nào? Chúng ta có thể làm sống lại không gian chung sống trong thành phố của chúng ta với một bầu khí thanh thản? Hay chúng ta bị dồn nén đầy sự sợ hãi và nghi ngờ? Chúng ta hy vọng những phát minh thuốc chủng, thuốc ngừa… giúp chúng ta lấy lại được sự quân bằng thận trọng hợp lý với mong muốn tái lập lại được cuộc sống hàng ngày mà – xưa kia chúng ta đã có và đã đề cập tới ở đầu bài - đó là điều quan trọng cho thế giới, cho cuộc sống của con người? Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước) rằng chúng ta là một gia đình nhân loại cùng nhau sinh sống trong một ngôi nhà chung là hành tinh duy nhất của chúng ta “Trái đất?”
Đại dịch đã cho chúng ta cái cảm nghiệm toàn cầu bị ảnh hưởng, để chúng ta toan tính lại cho tương lai. Liệu chúng ta có thể tái khám phá và khơi lại ước muốn chung sống trong tình huynh đệ giữa mọi dân tộc vượt ra ngoài biên giới, để chào mừng và đón nhận nhau cách thân tình trước những đa dạng, hy vọng sống cùng nhau trong một thế giới hài hòa bình an…
Chúng ta sẽ trải nghiệm sự hiện diện của chính mình ra sao và chúng ta nhìn những người khác như thế nào? Chắc chắn thuốc chủng ngừa các vi khuẩn truyền nhiễm phải có và mọi cẩn phòng, ngăn ngừa các nguy cơ lây lan phát tán phải được bảo vệ bằng mọi giá?
Lúc đó mọi người được phát triển về mọi mặt, dù là nam hay nữ. Bởi vì sau tất cả, mỗi cơ thể con người là: biểu hiện vật lý của một linh hồn - độc nhất, xứng đáng, quý giá, một thụ tạo và là hình ảnh của Thiên Chúa ... Ngoài ra, việc phục hồi tự do thoát khỏi sợ hãi ‘coronavirus’ sẽ giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi các loại vi khuẩn khác trong cơ thể! Tâm hồn chúng ta sẽ vươn lên cõi thiêng tươi đẹp của linh hồn. Cõi thiêng của thần thánh và của chúng ta cách cá biệt hơn?
Công nghệ kỹ thuật số có thể tiếp tục làm trung gian và đồng hành trong cuộc sống của chúng ta một cách hữu hiệu, nối kết các mối quan hệ của chúng ta, liên kết sự hiện diện vật lý của con người với lãnh vực tâm linh của tâm hồn chúng ta. Như Chúa Giêsu, Ngài không phải là một biểu hiện ảo của Thiên Chúa, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể, hữu hình để chúng ta có thể đụng chạm tới Ngài. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế và sẽ đón chúng con về với Thầy để Thầy ở đâu, chúng con cũng sẽ ở đó!” Ngài cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể nhận ra Ngài nơi anh chị em đồng loại của chúng ta...
Đôi mắt của chúng ta sẽ nhìn ra sao? Trái tim của chúng ta sẽ thổn thức thế nào? Nụ cười của chúng ta sẽ làm sao lúc chúng ta tản bộ trên đường phố, băng qua những đoạn đường đông người? Ai sẽ là những người xa lạ? Ai là những gương mặt thân quen hồi xưa mà chúng ta mong ước được gặp lại… trong một thế giới mới, nơi ngôi nhà chung của chúng ta?
Gần đây tôi có đọc một suy tư của một nhà tư tưởng người Nga viết về “sự quan hệ đơn thành giữa con người với con người là điều quan trọng nhất trong cuộc sống!” Lời ấy làm tôi nhớ đến một bài hát hay, đầy vui tươi khấn chấn được viết vào vài thập kỷ trước đây, do các trào lưu nồng nhiệt của những người trẻ, nhằm xiết chặt tình bạn và tình nghĩa huynh giữa các dân tộc:
Nổi lửa lên anh em ơi!
Anh chị em ta nhớ nhau.
Nói cho mọi người ta gặp mỗi sáng,
Chào chúc nhau mỗi chiều về!
Hãy nói với một ai đó…
Dù người đó đẳng phái đó đây!
Hay công nhân chân lấm tay bùn!
Ắp đầy lo lắng cho ngày mai?
Tương lai đen hay rực sáng....
Những tâm tư đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, trong những năm qua: đi bộ trên phố, gặp bao người vã vội; bận rộn với công việc, gần như đăm chiêu! Chẳng màng những gì chung quanh… Ai ai cũng dán mắt vào màn hình điện thoại, nhỏ to vu vơ giữa không gian, với ai nào ai biết! Chen chúc trong xe buýt. Đứng chật như nêm trên xe tram… Dường như căn bản xã giao, xã hội đã dần biến dạng, đối thoại đổi trao trong không gian ảo (điện thoại) và tiếp xúc con người nên xa lạ!...
Sau vài tuần cách ly ở nhà, lòng tôi dấy lên một cảm giác khát khao được gặp lại những gương mặt thân quen trên đường phố. Tôi hy vọng sớm hay muộn, điều này sẽ trở lại… Nếu không, tấm mặt nạ hoặc tấm bia chắn, hoặc cái mặt lạ, cản ngăn tôi không thể đổi trao những câu chào hỏi thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành với người khác!
Nhiều người trong chúng ta trong những tháng gần đây trước là ngạc nhiên sau là quen dần với khả năng của truyền thông kỹ thuật số, đã vui mừng thấy nhau, chào nhau trên không gian (mạng) ảo… Chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục xử dụng chúng trong tương lai, nhưng với việc nới rộng cách ly, chúng ta nhận ra rằng “gặp gỡ trên mạng ảo” là không đủ.
Làm thế nào chúng ta có thể trở lại bình thường, sau khi các biện pháp nới lỏng được ban hành: chào hỏi nhau trên đường phố hoặc trên tàu điện thế nào? Chúng ta có thể làm sống lại không gian chung sống trong thành phố của chúng ta với một bầu khí thanh thản? Hay chúng ta bị dồn nén đầy sự sợ hãi và nghi ngờ? Chúng ta hy vọng những phát minh thuốc chủng, thuốc ngừa… giúp chúng ta lấy lại được sự quân bằng thận trọng hợp lý với mong muốn tái lập lại được cuộc sống hàng ngày mà – xưa kia chúng ta đã có và đã đề cập tới ở đầu bài - đó là điều quan trọng cho thế giới, cho cuộc sống của con người? Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước) rằng chúng ta là một gia đình nhân loại cùng nhau sinh sống trong một ngôi nhà chung là hành tinh duy nhất của chúng ta “Trái đất?”
Đại dịch đã cho chúng ta cái cảm nghiệm toàn cầu bị ảnh hưởng, để chúng ta toan tính lại cho tương lai. Liệu chúng ta có thể tái khám phá và khơi lại ước muốn chung sống trong tình huynh đệ giữa mọi dân tộc vượt ra ngoài biên giới, để chào mừng và đón nhận nhau cách thân tình trước những đa dạng, hy vọng sống cùng nhau trong một thế giới hài hòa bình an…
Chúng ta sẽ trải nghiệm sự hiện diện của chính mình ra sao và chúng ta nhìn những người khác như thế nào? Chắc chắn thuốc chủng ngừa các vi khuẩn truyền nhiễm phải có và mọi cẩn phòng, ngăn ngừa các nguy cơ lây lan phát tán phải được bảo vệ bằng mọi giá?
Lúc đó mọi người được phát triển về mọi mặt, dù là nam hay nữ. Bởi vì sau tất cả, mỗi cơ thể con người là: biểu hiện vật lý của một linh hồn - độc nhất, xứng đáng, quý giá, một thụ tạo và là hình ảnh của Thiên Chúa ... Ngoài ra, việc phục hồi tự do thoát khỏi sợ hãi ‘coronavirus’ sẽ giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi các loại vi khuẩn khác trong cơ thể! Tâm hồn chúng ta sẽ vươn lên cõi thiêng tươi đẹp của linh hồn. Cõi thiêng của thần thánh và của chúng ta cách cá biệt hơn?
Công nghệ kỹ thuật số có thể tiếp tục làm trung gian và đồng hành trong cuộc sống của chúng ta một cách hữu hiệu, nối kết các mối quan hệ của chúng ta, liên kết sự hiện diện vật lý của con người với lãnh vực tâm linh của tâm hồn chúng ta. Như Chúa Giêsu, Ngài không phải là một biểu hiện ảo của Thiên Chúa, nhưng là một Thiên Chúa nhập thể, hữu hình để chúng ta có thể đụng chạm tới Ngài. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế và sẽ đón chúng con về với Thầy để Thầy ở đâu, chúng con cũng sẽ ở đó!” Ngài cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể nhận ra Ngài nơi anh chị em đồng loại của chúng ta...
Đôi mắt của chúng ta sẽ nhìn ra sao? Trái tim của chúng ta sẽ thổn thức thế nào? Nụ cười của chúng ta sẽ làm sao lúc chúng ta tản bộ trên đường phố, băng qua những đoạn đường đông người? Ai sẽ là những người xa lạ? Ai là những gương mặt thân quen hồi xưa mà chúng ta mong ước được gặp lại… trong một thế giới mới, nơi ngôi nhà chung của chúng ta?