Lúc 7 sáng thứ Sáu 15 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, diễn ra trong bối cảnh ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Quốc Tế Gia đình: chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, để Thánh Linh của Chúa có thể lớn lên trong các gia đình, và được thể hiện ra trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và tự do.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 15: 22-31), trong đó Phaolô và Banaba được gửi đến những dân ngoại vừa cải đạo tại thành Antiôkia, là những người đang đau khổ trước những bài diễn văn của một số người không được ủy quyền nhưng đang cố buộc thêm cho họ các gánh nặng.
Bài Ðọc I: Cv 15, 22-31
“Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên buộc thêm cho anh em gánh nặng nào khác”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, các Tông đồ, kỳ lão cùng toàn thể Hội Thánh, chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thư viết như sau: “Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu, Chúa chúng tôi. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an”.
Các ngài giã từ và đi xuống Antiôkia, triệu tập dân chúng lại và trao cho họ bức thư. Ðọc thư xong, họ vui mừng vì được an ủi.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Giáo hội thời kỳ đầu có những lúc thanh bình, có những lúc bị bắt bớ và cũng có những lúc xáo trộn. Những Kitô hữu nguyên là người ngoại giáo rất vui mừng vì đức tin vào Chúa Giêsu, nhưng họ đã bị sốc bởi những bài phát biểu của các môn đệ người Do Thái, là những người tuyên bố rằng để trở thành Kitô hữu, trước tiên người ta phải trở thành người Do Thái và ủng hộ luận điểm này với các lý lẽ mục vụ, thần học và đạo đức. Họ cứng nhắc.
Chúa Giêsu đã phải đương đầu với sự cứng nhắc của các thầy thông luật. Chúa nói:
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.”
Chúa Giêsu đã mắng những thầy thông luật vì họ là những người ý thức hệ, họ đã giản lược đạo lý thành một thứ ý thức hệ, họ muốn có một tôn giáo liệt kê ra các yêu cầu bắt buộc phải tuân giữ, và họ đã lấy đi sự tự do của Thánh Linh, và biến những người theo họ thành những người cứng nhắc, không biết đến niềm vui của Tin Mừng.
Những thầy thông luật này đã thao túng lương tâm của các tín hữu và khiến họ trở nên cứng nhắc. Sự cứng nhắc không xuất phát từ Thánh Thần Chúa, bởi vì nó đặt vấn đề đối với sự nhưng không của ơn Cứu Chuộc.
Trong lịch sử của Giáo hội, đó là một vấn đề đã lặp đi lặp lại nhiều lần, ngay cả trong thời đại chúng ta. Chúng ta đã thấy một số tổ chức hoạt động tốt nhưng các thành viên đều cứng nhắc và sau đó chúng ta đã biết về những bại hoại bên trong, và cả những đồi bại của những người sáng lập.
Sự cứng nhắc ngăn chúng ta tận hưởng sự tự do đến từ sự công chính hóa. Chúng ta chỉ có thể tận hưởng ân sủng của tự do khi chúng ta không cứng nhắc.
“Sự công chính hóa là ân sủng nhưng không. Cái chết của Chúa Giêsu là nhưng không, anh chị em không phải trả tiền. Điều đó là nhưng không!”
Các môn đệ đã giải quyết vấn đề cứng nhắc này bằng cách viết thư cho những người cải đạo ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Các ngài nói: “Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải.”
Những điều này là đạo lý thông thường. Những điều ấy đã giúp những người cải đạo mới không nhầm lẫn Kitô giáo với ngoại giáo. Khi những Kitô hữu bị làm phiền nhận được bức thư này, họ rất vui mừng với sự khích lệ mà các môn đệ đã dành cho họ. Sự hỗn loạn của họ được chuyển sang niềm vui.
Tinh thần tự do trong truyền giáo luôn mang lại niềm vui. Đây là những gì Chúa Giêsu đã mang lại với sự phục sinh của Người. Hoàn toàn không cứng nhắc và nhưng không. Các môn đệ đã trải nghiệm niềm vui này với Chúa Giêsu khi Người nói với họ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15:15).
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần cứng nhắc, là điều cướp đi tự do của chúng ta.”
Source:Vatican NewsIl Papa: nelle famiglie cresca l'amore. Dove c'è la rigidità non c'è lo Spirito di Dio
Trong thánh lễ này, diễn ra trong bối cảnh ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Quốc Tế Gia đình: chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, để Thánh Linh của Chúa có thể lớn lên trong các gia đình, và được thể hiện ra trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và tự do.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 15: 22-31), trong đó Phaolô và Banaba được gửi đến những dân ngoại vừa cải đạo tại thành Antiôkia, là những người đang đau khổ trước những bài diễn văn của một số người không được ủy quyền nhưng đang cố buộc thêm cho họ các gánh nặng.
Bài Ðọc I: Cv 15, 22-31
“Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên buộc thêm cho anh em gánh nặng nào khác”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, các Tông đồ, kỳ lão cùng toàn thể Hội Thánh, chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thư viết như sau: “Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu, Chúa chúng tôi. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an”.
Các ngài giã từ và đi xuống Antiôkia, triệu tập dân chúng lại và trao cho họ bức thư. Ðọc thư xong, họ vui mừng vì được an ủi.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Giáo hội thời kỳ đầu có những lúc thanh bình, có những lúc bị bắt bớ và cũng có những lúc xáo trộn. Những Kitô hữu nguyên là người ngoại giáo rất vui mừng vì đức tin vào Chúa Giêsu, nhưng họ đã bị sốc bởi những bài phát biểu của các môn đệ người Do Thái, là những người tuyên bố rằng để trở thành Kitô hữu, trước tiên người ta phải trở thành người Do Thái và ủng hộ luận điểm này với các lý lẽ mục vụ, thần học và đạo đức. Họ cứng nhắc.
Chúa Giêsu đã phải đương đầu với sự cứng nhắc của các thầy thông luật. Chúa nói:
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.”
Chúa Giêsu đã mắng những thầy thông luật vì họ là những người ý thức hệ, họ đã giản lược đạo lý thành một thứ ý thức hệ, họ muốn có một tôn giáo liệt kê ra các yêu cầu bắt buộc phải tuân giữ, và họ đã lấy đi sự tự do của Thánh Linh, và biến những người theo họ thành những người cứng nhắc, không biết đến niềm vui của Tin Mừng.
Những thầy thông luật này đã thao túng lương tâm của các tín hữu và khiến họ trở nên cứng nhắc. Sự cứng nhắc không xuất phát từ Thánh Thần Chúa, bởi vì nó đặt vấn đề đối với sự nhưng không của ơn Cứu Chuộc.
Trong lịch sử của Giáo hội, đó là một vấn đề đã lặp đi lặp lại nhiều lần, ngay cả trong thời đại chúng ta. Chúng ta đã thấy một số tổ chức hoạt động tốt nhưng các thành viên đều cứng nhắc và sau đó chúng ta đã biết về những bại hoại bên trong, và cả những đồi bại của những người sáng lập.
Sự cứng nhắc ngăn chúng ta tận hưởng sự tự do đến từ sự công chính hóa. Chúng ta chỉ có thể tận hưởng ân sủng của tự do khi chúng ta không cứng nhắc.
“Sự công chính hóa là ân sủng nhưng không. Cái chết của Chúa Giêsu là nhưng không, anh chị em không phải trả tiền. Điều đó là nhưng không!”
Các môn đệ đã giải quyết vấn đề cứng nhắc này bằng cách viết thư cho những người cải đạo ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Các ngài nói: “Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải.”
Những điều này là đạo lý thông thường. Những điều ấy đã giúp những người cải đạo mới không nhầm lẫn Kitô giáo với ngoại giáo. Khi những Kitô hữu bị làm phiền nhận được bức thư này, họ rất vui mừng với sự khích lệ mà các môn đệ đã dành cho họ. Sự hỗn loạn của họ được chuyển sang niềm vui.
Tinh thần tự do trong truyền giáo luôn mang lại niềm vui. Đây là những gì Chúa Giêsu đã mang lại với sự phục sinh của Người. Hoàn toàn không cứng nhắc và nhưng không. Các môn đệ đã trải nghiệm niềm vui này với Chúa Giêsu khi Người nói với họ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15:15).
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần cứng nhắc, là điều cướp đi tự do của chúng ta.”
Source:Vatican News