Hôm thứ Ba 14 tháng Tư, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, đã phạm những sai lầm chết người và quá tin tưởng Trung Quốc.
“Tôi đang chỉ đạo chính quyền của mình tạm dừng tài trợ trong khi một cuộc tái duyệt được tiến hành để đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý sai lầm một cách nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của coronavirus,” ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư cho biết cơ quan này đã thất bại đối với người dân Hoa Kỳ.
“Người dân Mỹ xứng đáng được hưởng lợi từ WHO, nhưng điều đó đã không xảy ra, và vì thế ngay lập tức sẽ không có thêm nguồn tài trợ nào cho đến khi sự quản lý sai lầm, bao che và thất bại của nó có thể được điều tra đến nơi đến chốn”.
Quyết định của tổng thống Trump đã vấp phải những chống đối trên toàn cầu vì âu lo rằng trong lúc dầu sao lửa bỏng này vai trò của WHO rất quan trọng, và việc cắt nguồn tài trợ cho tổ chức này có thể dẫn đến các hậu quả kinh hoàng.
Tuy nhiên, cũng có những người bênh vực cho quyết định của tổng thống Trump.
Tại Úc, hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho rằng Úc thành công trong việc chặn đứng đại dịch coronavirus nhờ làm ngược lại các lời khuyên của WHO. Ông ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc và WHO trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này, và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần là nhờ làm ngược lại những lời khuyên của WHO.
Tại Nam Phi, bình luận về quyết định của Tổng thống Donald Trump tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Nam Phi đã tweet rằng “Đây không phải là thời điểm tốt nhất cho những người đã chào đời và đang lo sợ cho cuộc sống của họ dưới bàn tay của COVID-19! Nhưng đây là thời điểm TỐT NHẤT cho CÁC THAI NHI CHƯA CHÀO ĐỜI mà mạng sống đang bị đe dọa do áp lực của WHO đối với các quốc gia châu Phi đặc biệt là việc hợp pháp hóa phá thai!”
Sau đó, ngài tweet thêm rằng:
“Với lập trường kiên định mạnh mẽ chống phá thai, phải chăng tài liệu đính kèm giải thích hành động của Tổng thống Trump chống lại WHO?”
Tài liệu Đức Hồng Y Wilfrid Napier nhắc đến có tựa đề “Growing Abortion Advocacy at the World Health Organization” – “Biện minh cho phá thai ngày càng tăng tại Tổ chức Y tế Thế giới” do Học viện Nghiên cứu Dân số Thế giới - Population Research Institute - công bố.
Tài liệu, nguyên ngữ tiếng Anh có thể xem tại đây, nhận định rằng:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã thúc đẩy phá thai dưới chiêu bài sức khỏe. WHO từ lâu đã tuyên bố rằng việc hợp pháp hóa phá thai là rất quan trọng để giảm tỷ lệ phá thai không an toàn.
Trong nhiều năm, WHO đã xuất bản các sổ tay và các hướng dẫn lâm sàng chỉ thị cho các nhân viên y tế cách thực hiện phá thai đến 12 tuần và hơn thế nữa. Trong hơn một thập kỷ rưỡi, WHO đã ban hành các hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, và khuyến cáo họ phải kết hợp phá thai vào các chính sách và các quy định y tế.
Nhưng trong những năm gần đây, việc vận động phá thai của WHO đã dần tăng lên khi tổ chức này trở nên có tiếng nói hơn trong việc thúc đẩy chính sách phá thai an toàn. Và cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 71 của WHO tại Geneva vào ngày 24 tháng 5, 2018 đã giới thiệu các chủ đề báo hiệu rằng WHO thậm chí có thể có vị thế mạnh hơn đáng kể trong việc ủng hộ phá thai trong tương lai gần.
Source:Population Research InstituteGrowing Abortion Advocacy at the World Health Organization
“Tôi đang chỉ đạo chính quyền của mình tạm dừng tài trợ trong khi một cuộc tái duyệt được tiến hành để đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý sai lầm một cách nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của coronavirus,” ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư cho biết cơ quan này đã thất bại đối với người dân Hoa Kỳ.
“Người dân Mỹ xứng đáng được hưởng lợi từ WHO, nhưng điều đó đã không xảy ra, và vì thế ngay lập tức sẽ không có thêm nguồn tài trợ nào cho đến khi sự quản lý sai lầm, bao che và thất bại của nó có thể được điều tra đến nơi đến chốn”.
Quyết định của tổng thống Trump đã vấp phải những chống đối trên toàn cầu vì âu lo rằng trong lúc dầu sao lửa bỏng này vai trò của WHO rất quan trọng, và việc cắt nguồn tài trợ cho tổ chức này có thể dẫn đến các hậu quả kinh hoàng.
Tuy nhiên, cũng có những người bênh vực cho quyết định của tổng thống Trump.
Tại Úc, hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho rằng Úc thành công trong việc chặn đứng đại dịch coronavirus nhờ làm ngược lại các lời khuyên của WHO. Ông ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc và WHO trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này, và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần là nhờ làm ngược lại những lời khuyên của WHO.
Tại Nam Phi, bình luận về quyết định của Tổng thống Donald Trump tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Nam Phi đã tweet rằng “Đây không phải là thời điểm tốt nhất cho những người đã chào đời và đang lo sợ cho cuộc sống của họ dưới bàn tay của COVID-19! Nhưng đây là thời điểm TỐT NHẤT cho CÁC THAI NHI CHƯA CHÀO ĐỜI mà mạng sống đang bị đe dọa do áp lực của WHO đối với các quốc gia châu Phi đặc biệt là việc hợp pháp hóa phá thai!”
Sau đó, ngài tweet thêm rằng:
“Với lập trường kiên định mạnh mẽ chống phá thai, phải chăng tài liệu đính kèm giải thích hành động của Tổng thống Trump chống lại WHO?”
Tài liệu Đức Hồng Y Wilfrid Napier nhắc đến có tựa đề “Growing Abortion Advocacy at the World Health Organization” – “Biện minh cho phá thai ngày càng tăng tại Tổ chức Y tế Thế giới” do Học viện Nghiên cứu Dân số Thế giới - Population Research Institute - công bố.
Tài liệu, nguyên ngữ tiếng Anh có thể xem tại đây, nhận định rằng:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã thúc đẩy phá thai dưới chiêu bài sức khỏe. WHO từ lâu đã tuyên bố rằng việc hợp pháp hóa phá thai là rất quan trọng để giảm tỷ lệ phá thai không an toàn.
Trong nhiều năm, WHO đã xuất bản các sổ tay và các hướng dẫn lâm sàng chỉ thị cho các nhân viên y tế cách thực hiện phá thai đến 12 tuần và hơn thế nữa. Trong hơn một thập kỷ rưỡi, WHO đã ban hành các hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, và khuyến cáo họ phải kết hợp phá thai vào các chính sách và các quy định y tế.
Nhưng trong những năm gần đây, việc vận động phá thai của WHO đã dần tăng lên khi tổ chức này trở nên có tiếng nói hơn trong việc thúc đẩy chính sách phá thai an toàn. Và cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 71 của WHO tại Geneva vào ngày 24 tháng 5, 2018 đã giới thiệu các chủ đề báo hiệu rằng WHO thậm chí có thể có vị thế mạnh hơn đáng kể trong việc ủng hộ phá thai trong tương lai gần.
Source:Population Research Institute