Có phải dịch Covid-19 là hình phạt từ Thiên Chúa không?
Dù kế hoạch của Thiên Chúa có là gì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, tất cả chúng ta phải chạy đến với Chúa và ăn năn sám hối.
Khi dịch Virus Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới thì có nhiều người Công Giáo hỏi rằng như vậy có phải là Thiên Chúa phạt vì tội lỗi loài người không? Có người khẳng định thế giới này bị phạt vì con người và cả Giáo Hội đã làm nhiều điều sai quấy, nhưng nhiều người khác lại phản đối và cho rằng Thiên Chúa không bao giờ dùng dịch bệnh để phạt con người, vì vậy bệnh dịch này không đến từ Thiên Chúa.
Vậy thì đâu là sự thật?
Trong Cựu Ước có ghi lại việc Chúa trừng phạt con người vì tội lỗi của họ qua những thiên tai như là Chúa đã cho mưa lửa và diêm sinh trên thành Sodom và Gomorrah vì sự đồi trụy của dân (St 19:24-25) và Ngài đã cho rắn lửa tấn công người Do Thái khi họ mất kiên nhẫn và nói lời chống lại Chúa trong sa mạc (Ds 21:6). Một số hình phạt gồm bệnh dịch cho người Ai Cập (Xh 7:16-17) và cho cả người Do Thái (2 Sam 24:15)
Không những việc Chúa phạt chỉ xảy ra trong Cựu Ước, nhưng khi Thánh Phaolô khuyên tín hữu Corinto là ai nhận Mình Thánh Chúa mà vẫn còn trong tình trạng tội lỗi thì “ đó là lý do nhiều người trong anh em yếu đau và một số phải chết” (1 Cor 11:30). Thánh Luca cũng ghi lại trường hợp vợ chồng Annnias và Sapphira đã lăn ra chết khi đối mặt với Thánh Phêrô vì họ gian dối trong việc dâng tài sản vào quỹ chung. (Tdcv 5:9-11)
Bây giờ một câu hỏi được đặt ra là các tác giả Tin Mừng có ý gì khi họ nói là Chúa gởi tai họa tới. Có thể là Chúa can thiệp trực tiếp vào trật tự thiên nhiên để mang đến tai họa hay cho phép những tai ương xảy ra. Bằng cách nào đi nữa, thì lời Kinh Thánh cũng cho thấy là chúng ta không thể phủ nhận rằng Thiên Chúa không bao gây nên bệnh tật hay chết chóc để phạt con người vì hành vi tội lỗi của họ.
Nhưng như thế không có nghĩa là mọi bệnh tật hay sự chết đều là hình phạt do hành vi tội lỗi. Chủ đề chính trong sách Job là ông đã chẳng làm điều gì sai mà lại phải chịu hình phạt (1:1) Thực ra, Thiên Chúa tức giận với bạn bè của ông Job khi họ cho rằng ông bị phạt là do tội lỗi của ông (42.7) Họ nói với ông Job rằng chúng tôi không muốn xét đoán, nhưng tại sao Chúa lại cho phép những điều xấu xảy ra. (38:1-41).Đó là vì như Chúa đã phán qua miệng tiên tri Isaiah, “như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối của ta cũng cao hơn đường lối của các người như vậy, và tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các người.”(55:9)
Chính Chúa Giê-su dạy rằng có những việc xấu xảy ra chẳng liên quan gì đế hành vi tội lỗi. Ngài nói rằng những nạn nhân bị tháp Siloam xập chết không có tội nhiều hơn những người Do Thái bị quan Philato giết. (Luca 13:2-5) và không phải do tội mà người đàn ông này sinh ra bị mù từ thuở mới sinh (Ga 9:3. Thiên Chúa cho phép người này bị mù để quyền năng chữa lành của Chúa được tỏ lộ. Cũng vậy, tại sao Chúa không chữa lành “cái gai trong thân xác) của Thánh Phaolô. (Gal 4:13,15). Sự đau đớn của Thánh Phaolô không phải là hình phạt do tội, nhưng là dịp để ân sủng ủa Chúa được biểu lộ. Đó là lý do Chúa nói với Thánh Phaolô "Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.”(2Cor 12:9)
Không phải mọi tai họa đều là hình phạt vì tội lỗi. Thực ra, Thiên Chúa thường cho phép thế giới này vận hành theo luật tự nhiên, phép lạ là luật trừ. Vì chúng ta sống trong một thế giới tự nhiên, chúng ta nên bắt đầu nhận định rằng mọi tai hoại, dù là cá nhân hay cộng đồng, đều là sản phẩm phụ của những luật đó, chứ không phải là một hình phạt do tội lỗi.
Quả thế, Giáo Hội chưa bao giờ nói rằng những thiên tai toàn cầu như dịch bệnh, sóng gầm, động đất hay những tai họa khác giết chết hàng trăm ngàn người và ảnh hưởng đến cả hàng triệu người là hình phạt của Chúa. Do vậy, tại sao chúng ta lại tin là Covid-19 hay bất cứ tai họa nào thời nay lại khác với những tai họa trong quá khứ mà chúng ta đã không nghĩ rằng là hình phạt do tội lỗi?
Những người sách Tin Mừng nói đến, họ sống trong một giai đoạn quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa vào thời mà sự can thiệp từ Thiên Chúa thường đặc biệt xảy ra và Ngài đã dùng các tiên tri để giúp cho con người hiểu được những can thiệp ấy. Hiện nay, chúng ta sống trong một thời đại khác và những mạc khải chung không còn, có nghĩa là chúng ta phải dùng những phương cách khác.
Nếu tai họa chỉ xảy đến cho một nhóm người mà chúng ta cho rằng đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, như là nhóm các bác sĩ phá thai, những kẻ tham dự các buổi lễ đen của ma quỷ thì có thể là bằng chứng là Chúa phạt. Chúng ta cũng có thể tin là Chúa phạt nếu một tai họa đã được báo trước hay là một mặc khải riêng được Giáo Hội chấp thuận, nhưng dù ngay trong trường hợp ấy người tín hữu cũng không bị bắt buộc phải tin bởi vì sự thật không được tỏ lộ trong mặc khải công khai.
Chúng ta không có một bằng chứng nào trong chiều hướng đó để nói rằng Covid-19 là một hình phạt từ Thiên Chúa. Tuy rằng Thiên Chúa thường mang đến những sự tốt lành khi những điều xấu xảy ra và đại dịch này làm cho chúng ta nhớ lại rằng chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình khi vẫn có có thời gian.
Đó chính là một lời dạy mà Chúa đã đưa ra khi người ta hỏi Ngài về cái chết vô nghĩa của những người Do Thái ở Galile dưới tay Philato. Ngài nói rằng những người tín hữu bị giết này không có tội hơn những người bị chết khi tháp Siloam bị xập. Vấn đề không phải là tại sao họ chết nhưng là việc họ có thể ăn năn trước khi họ chết không, hay là như Chúa Giê-su đã nói “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."(Luca 13:5)
Có thể bạn hay tôi không bị nhiễm Covid-19. Nhưng nếu chúng ta bị nhiễm thì chúng ta có thể chết hay được cứu sống. Chúng ta cũng có thể không bao giời biết tại sao Thiên Chúa lại để cho có một số người bị nhiễm mà số khác lại không. Nhưng điều mà chúng ta biết là bạn và tôi sẽ chết và phải đến trước mặt Chúa để chịu phán xét. (2 Cor.5:10}
Do vậy, chúng ta nên dùng thời gian thảm họa chung ảnh hưởng đến nhiều người này và cả “ thảm họa cá nhân” là dịp để đến gần Thiên Chúa. Chúng ta nên ăn năn tội lỗi đã làm cho chúng ta xa Chúa và tìm lại sự hiệp thông với Ngài. Trong thời gian cách ly này, hãy cầu nguyện và thờ lạy thiêng liêng qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến. Và chúng ta cũng cần mở rộng lòng thương xót và nhân lành của Chúa đến những người khốn khổ, những người bị đau đớn về thể xác, tình cảm và kinh tế hiện nay. Thánh Phaolô đã viết về điều này trong thư thứ hai gởi tín hữu Corinto:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. (1:3-5)
Nguồn : https://www.catholic.com/magazine/online-edition/is-covid-19-a-punishment-from-god?mc_cid=b835efea2f&mc_eid=cca0a13631
Dù kế hoạch của Thiên Chúa có là gì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, tất cả chúng ta phải chạy đến với Chúa và ăn năn sám hối.
Khi dịch Virus Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới thì có nhiều người Công Giáo hỏi rằng như vậy có phải là Thiên Chúa phạt vì tội lỗi loài người không? Có người khẳng định thế giới này bị phạt vì con người và cả Giáo Hội đã làm nhiều điều sai quấy, nhưng nhiều người khác lại phản đối và cho rằng Thiên Chúa không bao giờ dùng dịch bệnh để phạt con người, vì vậy bệnh dịch này không đến từ Thiên Chúa.
Vậy thì đâu là sự thật?
Trong Cựu Ước có ghi lại việc Chúa trừng phạt con người vì tội lỗi của họ qua những thiên tai như là Chúa đã cho mưa lửa và diêm sinh trên thành Sodom và Gomorrah vì sự đồi trụy của dân (St 19:24-25) và Ngài đã cho rắn lửa tấn công người Do Thái khi họ mất kiên nhẫn và nói lời chống lại Chúa trong sa mạc (Ds 21:6). Một số hình phạt gồm bệnh dịch cho người Ai Cập (Xh 7:16-17) và cho cả người Do Thái (2 Sam 24:15)
Không những việc Chúa phạt chỉ xảy ra trong Cựu Ước, nhưng khi Thánh Phaolô khuyên tín hữu Corinto là ai nhận Mình Thánh Chúa mà vẫn còn trong tình trạng tội lỗi thì “ đó là lý do nhiều người trong anh em yếu đau và một số phải chết” (1 Cor 11:30). Thánh Luca cũng ghi lại trường hợp vợ chồng Annnias và Sapphira đã lăn ra chết khi đối mặt với Thánh Phêrô vì họ gian dối trong việc dâng tài sản vào quỹ chung. (Tdcv 5:9-11)
Bây giờ một câu hỏi được đặt ra là các tác giả Tin Mừng có ý gì khi họ nói là Chúa gởi tai họa tới. Có thể là Chúa can thiệp trực tiếp vào trật tự thiên nhiên để mang đến tai họa hay cho phép những tai ương xảy ra. Bằng cách nào đi nữa, thì lời Kinh Thánh cũng cho thấy là chúng ta không thể phủ nhận rằng Thiên Chúa không bao gây nên bệnh tật hay chết chóc để phạt con người vì hành vi tội lỗi của họ.
Nhưng như thế không có nghĩa là mọi bệnh tật hay sự chết đều là hình phạt do hành vi tội lỗi. Chủ đề chính trong sách Job là ông đã chẳng làm điều gì sai mà lại phải chịu hình phạt (1:1) Thực ra, Thiên Chúa tức giận với bạn bè của ông Job khi họ cho rằng ông bị phạt là do tội lỗi của ông (42.7) Họ nói với ông Job rằng chúng tôi không muốn xét đoán, nhưng tại sao Chúa lại cho phép những điều xấu xảy ra. (38:1-41).Đó là vì như Chúa đã phán qua miệng tiên tri Isaiah, “như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối của ta cũng cao hơn đường lối của các người như vậy, và tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các người.”(55:9)
Chính Chúa Giê-su dạy rằng có những việc xấu xảy ra chẳng liên quan gì đế hành vi tội lỗi. Ngài nói rằng những nạn nhân bị tháp Siloam xập chết không có tội nhiều hơn những người Do Thái bị quan Philato giết. (Luca 13:2-5) và không phải do tội mà người đàn ông này sinh ra bị mù từ thuở mới sinh (Ga 9:3. Thiên Chúa cho phép người này bị mù để quyền năng chữa lành của Chúa được tỏ lộ. Cũng vậy, tại sao Chúa không chữa lành “cái gai trong thân xác) của Thánh Phaolô. (Gal 4:13,15). Sự đau đớn của Thánh Phaolô không phải là hình phạt do tội, nhưng là dịp để ân sủng ủa Chúa được biểu lộ. Đó là lý do Chúa nói với Thánh Phaolô "Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.”(2Cor 12:9)
Không phải mọi tai họa đều là hình phạt vì tội lỗi. Thực ra, Thiên Chúa thường cho phép thế giới này vận hành theo luật tự nhiên, phép lạ là luật trừ. Vì chúng ta sống trong một thế giới tự nhiên, chúng ta nên bắt đầu nhận định rằng mọi tai hoại, dù là cá nhân hay cộng đồng, đều là sản phẩm phụ của những luật đó, chứ không phải là một hình phạt do tội lỗi.
Quả thế, Giáo Hội chưa bao giờ nói rằng những thiên tai toàn cầu như dịch bệnh, sóng gầm, động đất hay những tai họa khác giết chết hàng trăm ngàn người và ảnh hưởng đến cả hàng triệu người là hình phạt của Chúa. Do vậy, tại sao chúng ta lại tin là Covid-19 hay bất cứ tai họa nào thời nay lại khác với những tai họa trong quá khứ mà chúng ta đã không nghĩ rằng là hình phạt do tội lỗi?
Những người sách Tin Mừng nói đến, họ sống trong một giai đoạn quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa vào thời mà sự can thiệp từ Thiên Chúa thường đặc biệt xảy ra và Ngài đã dùng các tiên tri để giúp cho con người hiểu được những can thiệp ấy. Hiện nay, chúng ta sống trong một thời đại khác và những mạc khải chung không còn, có nghĩa là chúng ta phải dùng những phương cách khác.
Nếu tai họa chỉ xảy đến cho một nhóm người mà chúng ta cho rằng đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, như là nhóm các bác sĩ phá thai, những kẻ tham dự các buổi lễ đen của ma quỷ thì có thể là bằng chứng là Chúa phạt. Chúng ta cũng có thể tin là Chúa phạt nếu một tai họa đã được báo trước hay là một mặc khải riêng được Giáo Hội chấp thuận, nhưng dù ngay trong trường hợp ấy người tín hữu cũng không bị bắt buộc phải tin bởi vì sự thật không được tỏ lộ trong mặc khải công khai.
Chúng ta không có một bằng chứng nào trong chiều hướng đó để nói rằng Covid-19 là một hình phạt từ Thiên Chúa. Tuy rằng Thiên Chúa thường mang đến những sự tốt lành khi những điều xấu xảy ra và đại dịch này làm cho chúng ta nhớ lại rằng chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình khi vẫn có có thời gian.
Đó chính là một lời dạy mà Chúa đã đưa ra khi người ta hỏi Ngài về cái chết vô nghĩa của những người Do Thái ở Galile dưới tay Philato. Ngài nói rằng những người tín hữu bị giết này không có tội hơn những người bị chết khi tháp Siloam bị xập. Vấn đề không phải là tại sao họ chết nhưng là việc họ có thể ăn năn trước khi họ chết không, hay là như Chúa Giê-su đã nói “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."(Luca 13:5)
Có thể bạn hay tôi không bị nhiễm Covid-19. Nhưng nếu chúng ta bị nhiễm thì chúng ta có thể chết hay được cứu sống. Chúng ta cũng có thể không bao giời biết tại sao Thiên Chúa lại để cho có một số người bị nhiễm mà số khác lại không. Nhưng điều mà chúng ta biết là bạn và tôi sẽ chết và phải đến trước mặt Chúa để chịu phán xét. (2 Cor.5:10}
Do vậy, chúng ta nên dùng thời gian thảm họa chung ảnh hưởng đến nhiều người này và cả “ thảm họa cá nhân” là dịp để đến gần Thiên Chúa. Chúng ta nên ăn năn tội lỗi đã làm cho chúng ta xa Chúa và tìm lại sự hiệp thông với Ngài. Trong thời gian cách ly này, hãy cầu nguyện và thờ lạy thiêng liêng qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến. Và chúng ta cũng cần mở rộng lòng thương xót và nhân lành của Chúa đến những người khốn khổ, những người bị đau đớn về thể xác, tình cảm và kinh tế hiện nay. Thánh Phaolô đã viết về điều này trong thư thứ hai gởi tín hữu Corinto:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. (1:3-5)
Nguồn : https://www.catholic.com/magazine/online-edition/is-covid-19-a-punishment-from-god?mc_cid=b835efea2f&mc_eid=cca0a13631