Con số thương vong trong vụ thảm sát tại Thái Lan đã tăng lên đến 30 người chết. 43 người bị thương nặng vẫn còn phải nằm trong bệnh viện.
Dân chúng và các phương tiện truyền thông Thái đã bày tỏ bất bình về lý do tại sao việc khống chế hung thủ phải mất gần 15 giờ đồng hồ.
Cảnh sát thừa nhận không lường trước được ở quốc gia hiền hòa này, lại có thể xảy ra một cuộc thảm sát ở nơi công cộng như thế, nên đã phản ứng lúng túng. Ngay cả một đặc công của biệt đội cảnh sát tinh nhuệ nhất Thái Lan cũng bị bắn chết, trong khi tìm cách khống chế hung thủ.
Để trấn an dân chúng, các đài truyền hình nhà nước đã chiếu cảnh các nhân viên cảnh sát bắt đầu thực tập các phương án phản ứng lại các tình huống tương tự.
Quân đội cũng bị chất vấn tại sao một người lính đơn độc lại có thể cướp vũ khí gồm 3 khẩu tiểu liên, một số lựu đạn và 700 viên đạn từ một căn cứ quân sự để gây ra vụ thảm sát khiến 30 người chết ở Nakhon Ratchasima cuối tuần qua.
Đáp lại, các quan chức quân đội Thái cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung tại các căn cứ quân sự để ngăn chặn một vụ xả súng hàng loạt như thế. Hung thủ được báo cáo là có mâu thuẫn về tiền bạc với người chỉ huy của mình. Trong lúc tranh cãi, anh ta rút súng trong người ra bắn chết viên chỉ huy và mẹ vợ của viên chỉ huy này, 63 tuổi. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng nói vụ tranh cãi diễn ra ngay trước kho súng. Trong lúc bất ngờ, ba lính gác kho súng bị đã bị hung thủ bắn bị thương. Đó là lý do tại sao y có thể lấy cắp vũ khí.
Ngay buổi chiều Chúa Nhật, dưới ánh trăng rằm, hàng ngàn người đã tập trung quanh một tượng đài quan trọng nhất của thành phố. Đó là một bức tượng của Thao Suranari, người có công cứu người Thái khỏi tay một vị vua Lào xâm lược quốc gia này đầu thế kỷ 19.
Mọi người tụng kinh cầu nguyện cùng với một nhóm các tu sĩ Phật giáo hướng dẫn các nghi thức tang lễ. Một tay họ cầm nến, còn tay kia, chỉ lên trời. Đó là một cử chỉ người Phật tử Thái tin là để hướng dẫn các linh hồn lên thiên đàng.
Báo chí ghi nhận có một trường hợp cả gia đình đang đi mua sắm đã bị giết không còn ai sống sót. Cũng có trường hợp một học sinh học cấp hai đang chạy xe đạp đã bị hung thủ bắn chết.
Thai Catholic News tường thuật một buổi lễ cầu nguyện cho linh hồn những người thiệt mạng, những người bị thương và gia đình họ đã được Đức Cha Joseph Chusak Sirisut, Giám Mục giáo phận Nakhon Ratchasima, cử hành tại nhà thờ Đức Mẹ núi Camêlô vào hôm thứ Hai.
Dịp này ngài cho biết đã nhận được một bức điện tín của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vô nghĩa này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ giết người hàng loạt tại quốc gia ngài vừa viếng thăm từ 20 đến 23 tháng 11 năm ngoái, 2019.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan quân sự, và dân sự đặc biệt là các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.
Thái Lan nổi tiếng là quốc gia hiền hòa với những nụ cười. Trong chuyến tông du vừa qua, Đức Thánh Cha nhận xét rằng rằng người Thái “sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật. Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của người Thái như một ‘dân tộc tươi cười’”.
Khi đề cập đến cuộc gặp gỡ giữa các nhà truyền giáo và dân tộc Thái, Đức Thánh Cha nói:
“Nếu không có cuộc gặp gỡ đó, Kitô giáo sẽ thiếu đi khuôn mặt của anh chị em. Kitô giáo sẽ thiếu các bài hát và điệu nhảy miêu tả nụ cười của người Thái, rất điển hình ở vùng đất này của anh chị em.”
Dân chúng và các phương tiện truyền thông Thái đã bày tỏ bất bình về lý do tại sao việc khống chế hung thủ phải mất gần 15 giờ đồng hồ.
Cảnh sát thừa nhận không lường trước được ở quốc gia hiền hòa này, lại có thể xảy ra một cuộc thảm sát ở nơi công cộng như thế, nên đã phản ứng lúng túng. Ngay cả một đặc công của biệt đội cảnh sát tinh nhuệ nhất Thái Lan cũng bị bắn chết, trong khi tìm cách khống chế hung thủ.
Để trấn an dân chúng, các đài truyền hình nhà nước đã chiếu cảnh các nhân viên cảnh sát bắt đầu thực tập các phương án phản ứng lại các tình huống tương tự.
Quân đội cũng bị chất vấn tại sao một người lính đơn độc lại có thể cướp vũ khí gồm 3 khẩu tiểu liên, một số lựu đạn và 700 viên đạn từ một căn cứ quân sự để gây ra vụ thảm sát khiến 30 người chết ở Nakhon Ratchasima cuối tuần qua.
Đáp lại, các quan chức quân đội Thái cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung tại các căn cứ quân sự để ngăn chặn một vụ xả súng hàng loạt như thế. Hung thủ được báo cáo là có mâu thuẫn về tiền bạc với người chỉ huy của mình. Trong lúc tranh cãi, anh ta rút súng trong người ra bắn chết viên chỉ huy và mẹ vợ của viên chỉ huy này, 63 tuổi. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng nói vụ tranh cãi diễn ra ngay trước kho súng. Trong lúc bất ngờ, ba lính gác kho súng bị đã bị hung thủ bắn bị thương. Đó là lý do tại sao y có thể lấy cắp vũ khí.
Ngay buổi chiều Chúa Nhật, dưới ánh trăng rằm, hàng ngàn người đã tập trung quanh một tượng đài quan trọng nhất của thành phố. Đó là một bức tượng của Thao Suranari, người có công cứu người Thái khỏi tay một vị vua Lào xâm lược quốc gia này đầu thế kỷ 19.
Mọi người tụng kinh cầu nguyện cùng với một nhóm các tu sĩ Phật giáo hướng dẫn các nghi thức tang lễ. Một tay họ cầm nến, còn tay kia, chỉ lên trời. Đó là một cử chỉ người Phật tử Thái tin là để hướng dẫn các linh hồn lên thiên đàng.
Báo chí ghi nhận có một trường hợp cả gia đình đang đi mua sắm đã bị giết không còn ai sống sót. Cũng có trường hợp một học sinh học cấp hai đang chạy xe đạp đã bị hung thủ bắn chết.
Thai Catholic News tường thuật một buổi lễ cầu nguyện cho linh hồn những người thiệt mạng, những người bị thương và gia đình họ đã được Đức Cha Joseph Chusak Sirisut, Giám Mục giáo phận Nakhon Ratchasima, cử hành tại nhà thờ Đức Mẹ núi Camêlô vào hôm thứ Hai.
Dịp này ngài cho biết đã nhận được một bức điện tín của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vô nghĩa này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong vụ giết người hàng loạt tại quốc gia ngài vừa viếng thăm từ 20 đến 23 tháng 11 năm ngoái, 2019.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan quân sự, và dân sự đặc biệt là các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.
Thái Lan nổi tiếng là quốc gia hiền hòa với những nụ cười. Trong chuyến tông du vừa qua, Đức Thánh Cha nhận xét rằng rằng người Thái “sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật. Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của người Thái như một ‘dân tộc tươi cười’”.
Khi đề cập đến cuộc gặp gỡ giữa các nhà truyền giáo và dân tộc Thái, Đức Thánh Cha nói:
“Nếu không có cuộc gặp gỡ đó, Kitô giáo sẽ thiếu đi khuôn mặt của anh chị em. Kitô giáo sẽ thiếu các bài hát và điệu nhảy miêu tả nụ cười của người Thái, rất điển hình ở vùng đất này của anh chị em.”