1. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đề cập đến tương quan giữa vùng Amazon và các thổ dân Úc
Đức Cha Fisher xác nhận ngài chỉ mới nhận được văn kiện tóm tắt các điều được bàn luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon hồi tháng 10 năm ngoái chứ chưa nhận được gì về chính tông huấn hậu thượng hội đồng.
Được hỏi có gì tương tự giữa Úc và Amazon hay không và ngài nghĩ gì về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati, Đức Cha Fisher cho hay: tại Úc cũng có những vấn đề tương tự. Nhiều người nói rằng sau hơn 200 năm, Úc vẫn chưa có hàng linh mục thổ dân. Thưc thế, Đức Cha cho hay hiện ở Úc chỉ có một linh mục thổ dân, nhưng là một linh mục từ Hiệp Thông Anh Giáo trở lại Công Giáo. Trước đây, có một linh mục khác, nhưng ông này đã rời bỏ chức linh mục và nay là một chính trị gia và là một nhà lãnh đạo quan trọng.
Người Thổ Dân, chiếm tới 5 phần trăm dân số Úc, tuy có phó tế và nữ tu, nhưng không có ai tham gia hàng ngũ linh mục cả. Đức Cha hỏi tại sao và ngài trả lời: “một trong các lý do... là trong các xã hội thổ dân truyền thống, cho tới khi bạn cưới vợ và có con, bạn không thể lãnh đạo, được tôn kính như một nhà lãnh đạo. Bạn phải chứng tỏ tư cách đàn ông của mình bằng cách có con. Và do đó, theo các nền văn hóa này, không thể quan niệm được việc trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần nếu bạn là người độc thân.
Thành thử ta phải thừa nhận thực tại văn hóa của người bản địa Amazon và người Thổ Dân Úc. Theo Đức Cha, “ban bí tích và quyền lãnh đạo tinh thần cho các cộng đồng này là điều quan trọng hơn truyền thống độc thân của chúng ta”.
Nhưng Đức Cha Fisher không đồng ý đối với quan điểm cho rằng vì người bản địa Amazon và người Thổ Dân Úc “không có khả năng sống độc thân” nên ta phải chấp nhận, như một nhượng bộ, cho phép những viri probati của họ được phong chức linh mục.
Đức Cha gọi quan điểm ấy là quan điểm kỳ thị chủng tộc. “Chúng ta phải nhấn mạnh rằng mọi người, kể cả những người thuộc các nền văn hóa thổ dân, đều có khả năng có nền linh đạo và nhân đức cao độ như mọi con người khác”.
2. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher âu lo về xu thế nới lỏng luật độc thân linh mục
Nhân dịp này, Đức Cha Fisher tỏ ý lo ngại trước viễn ảnh thay đổi luật độc thân giáo sĩ, khi ngài phát biểu sau đó rằng “Tôi nghĩ còn có một vấn đề về việc, trong một đất nước, có thể có một nhóm có thể có các linh mục có vợ còn các nhóm khác thì không thể. Liệu tình huống này có còn hiện hữu trong trường kỳ hay không?”.
Nếu vì bất cứ lý do gì mà “bạn phải cho phép một hàng giáo sĩ có vợ, chẳng bao lâu bạn sẽ đẩy luật độc thân vào các đan viện. Nó sẽ trở thành một thực hành trong đan viện, không dành cho các linh mục thông thường mà chỉ dành cho những người thuộc các cộng đồng tu trì thường sống cô lập, trên những đỉnh núi cao”.
Đức Cha nhận định về luật độc thân như sau: “Tôi nghĩ bất kể các thất bại của một số linh mục độc thân tại một số thời điểm và tại một số nơi, luật độc thân vẫn mang lại nghị lực lớn lao và tài lãnh đạo tinh thần cho Giáo Hội, ở nhiều thời điểm trong lịch sử và tại nhiều nơi. Và đẩy luật độc thân vào các đan viện như tôi nghĩ sẽ diễn ra trong một số ít thế hệ hay thậm chí nhanh hơn, sẽ là một mất mát lớn lao cho Giáo Hội”.
Ngài kết luận “Tôi lo lắng về điều đó, tuy không muốn nói rằng tôi tuyệt đối loại bó nó”.
Trở lại chuyện Thượng Hội Đồng hay bất cứ loại hội nghị nào, kể cả công đồng toàn thể của Giáo Hội Công Giáo Úc, Đức Cha Fisher cho rằng người ta thường có những hoài mong không có thực chất. Đức Cha thuật lại phản ứng lúc mới công bố Công đồng Tòan thể của Úc năm 2017, “người ta bảo rằng mọi điều có đó để nắm bắt: bất cứ bạn nghĩ hay muốn gì, bất cứ bạn mơ ước gì, cứ việc nói ra”.
Họ làm như thể “Giáo Hội ở Úc không phải là thành phần của một điều gì đó lớn hơn, nó có thể đi con đường riêng; hay Giáo Hội Công Giáo không lệ thuộc Chúa và Thầy, chúng ta chỉ là một nghị viện có thể tạo ra luật lệ riêng; hay Giáo Hội Công Giáo không phải là một phần của truyền thống, nhưng thực sự có thể tiến hành theo tinh thần thời nay... “.
Theo ngài, có một lối nói cùng một điều như thế nhưng không tạo ra các hoài mong không thực tiễn. “Và tôi nghĩ đó là điều các nhà tổ chức muốn nói: ‘dĩ nhiên, chúng ta vẫn sẽ là Công Giáo, nhưng làm thế nào để có thể là một Giáo Hội tốt đẹp hơn cho anh chị em và với anh chị em’”.
Nhưng theo Đức Cha, chúng ta ưa nói và nghĩ theo các khẩu hiệu vắn tắt, và qua đó, thông điệp chúng ta nhận được khiến người ta có cảm tưởng nếu họ muốn bãi bỏ hàng giáo phẩm thì điều đó có thể thực hiện được. Hoặc nếu họ muốn thay đổi một vài điều trong Kinh Tin Kính, việc này có thể được Giáo Hội Úc thực hiện.
Nhưng đâu có thể thế được, vì Giáo Hội tại Úc là “một phần của điều gì đó lớn hơn”. Đức Cha nói: “Giáo Hội Công Giáo, trong tư cách một Giáo Hội hoàn cầu, chuyển dịch chậm hơn. Tôi nghĩ Chesterton từng nói ‘Nó là một trong các định chế dân chủ nhất, vì người chết cũng có lá phiếu của họ’. Truyền thống của chúng ta có một lá phiếu, chúng ta không tạo hoẹt ra nó trên đường chúng ta đi. Không nên coi nó như cối đá treo ở cổ vì quả là giải thoát khi không phải tái phát minh mỗi ngày điều niềm tin và nền luân lý của tôi sẽ là gì. Tôi cũng có một bản sắc, một truyền thống và một cộng đồng mà tôi tự hào”.
Tôn trọng nó có nghĩa có những điều sẽ không thay đổi hay không thay đổi một cách nhanh chóng. “Tôi nghĩ phương thức tích cực hẳn phải nghĩ bên trong những điều khả hữu, chúng ta có đang làm điều tốt nhất không? Có thể có thay đổi giáo luật trong tương lai, và chúng ta có thể giúp việc này. Nhưng chúng ta có làm tốt nhất với những gì chúng ta đã có chưa? Tôi không nghĩ như thế”.
Như trong vấn đề phụ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo. Nhiều nơi trên thế giới chưa làm đủ. Ta phải thách thức việc này bằng cách “nhìn ra bên ngoài chiếc hộp ta đang sử dụng một cách sáng tạo, cách chúng ta luôn luôn làm, nhưng bên trong những điều đã khả hữu trong luật lệ và phong tục cũng như thần học của ta, điều này là một khởi điểm tốt hơn là chỉ nói: ‘ta hãy hoàn toàn tưởng nghĩ lại Giáo Hội’, trừ phi là chuyện tiểu thuyết khoa học giả tưởng”
3. Đông Phi kêu cứu vì nạn Cào cào Châu chấu
Liên Hiệp Quốc cho hay nạn Cào cào Châu chấu đang tàn phá Đông Phi một cách tệ hại nhất trong 70 năm qua và xứ sở này cần ít nhất 76 triệu đô để diệt trừ đại họa này và phục hồi cuộc sống.
Cho đến nay, người ta mới vận động được 15 triệu đô để giúp ngăn ngừa đại họa đang đe tình trạng đói khổ của hàng triệu người ở các quốc gia Kenya, Ethiopia, Somalia và nhiều nơi khác! Giám đốc cấp cứu của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ông Dominique Bourgeon cho hay trong một cuộc họp ngắn tại Rome.
Nạn Cào cào Châu chấu là đại họa tồi tệ nhất trong 70 năm qua, lý do vì tình trạng biến đổi khí hậu. Sự bùng phát đại họa này một phần do khí hậu thay đổi, hiện đang đe dọa lan tràn sang Nam Sudan và Uganda! Những cơn mưa mới trong những tuần tới sẽ làm nẩy mầm nhiều cây hạt mới… Nhưng đại họa về Cào cào Châu chấu, nếu không được kiểm soát cho đến tháng 6 khi thời tiết khô tạnh, thì số lượng Cào cào Châu chấu, thể tăng gấp 500 lần hiện nay!
Nông dân đã mất 90% vụ mùa vì nạn Cào cào Châu chấu.
Ông Dongyu, chủ tịch của Hiệp Hội Lương thực Quốc tế Thế giới cho hay nếu số tiền đó mãi tháng Tư mới có, thì sẽ ra vô dụng; vì vậy, thời điểm và địa điểm là rất quan trọng. Nạn Cào cào Châu chấu sẽ tăng vọt hàng tỷ con và phá hoại mùa màng… Người đại diện cho tổ chức ở Ethiopia cho hay một số nông dân ở Châu Phi, quốc gia đông dân thứ hai của châu này đã mất 90% sản lượng mùa màng vì nạn Cào cào Châu chấu! Những con vật này đang di chuyển về thung lũng Rift của Ethiopia, cái nôi nông sản nông nghiệp chính của đất nước.
Các nhà chức trách cho biết việc phun thuốc trừ sâu hiện nay không có hiệu quả, các quan chức ở Kenya và các nơi khác nói cần nhiều máy bay xịt thuốc trừ sâu hơn. Một bầy Cào cào Châu chấu mà thôi đã có thể lên tới 150 triệu con, chúng bay rập một chu vi nhiều cây số vuông tương tự như cả 250 sân bóng đá gom lại... Một bầy Cào cào Châu chấu lớn ở đông bắc Kenya bay dài cả 60 km và trải rộng cả 40 km (37 dặm dài 25 dặm rộng).
Cuộc sống phần đa dân chúng phụ thuộc vào mùa này, nên chúng tôi lo rằng Cào cào Châu chấu sẽ phá hủy vụ thu hoạch, làm thực phẩm bị thiếu hụt trầm trọng! Phải chờ đến tháng 10 của vụ mùa tới mới lại có lương thực! Ngay cả trước khi bộc phá nạn Cáo cào Châu chấu này, gần 20 triệu người đã phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực ở Đông Phi vì hạn hán và lũ lụt triền miên...
4. Sau Đông phi đến lượt Pakistan tuyên bố tình trạng khẩn trương vì Châu Chấu
Chính quyền Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc gia vào ngày 31 tháng 1 để chống lại sự lan tràn cuả loài châu chấu sa mạc đang phá hủy mùa màng ở tỉnh Punjab, sau khi đã phá hủy 22.000 mẫu Anh (8,900 ha) nông sản ở tỉnh Sindh.
Lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước, loại côn trùng này đã lan đến các tỉnh miền bắc, tới tận tỉnh biên giới cuả miền Tây Bắc là Khyber Pakhtunkhwa. Trước đây các tai ương cuả những năm 1993 và 1997 chỉ ảnh hưởng đến hai tỉnh Punjab và Sindh.
Theo ông Bộ trưởng Bộ An ninh lương thực quốc gia Makhdoom Khusro Bakhtiar, sự xâm nhập của châu chấu là do biến đổi khí hậu.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Imran Khan đã thành lập một ủy ban liên bang cấp cao.
Các Bộ trưởng và quan chức từ bốn tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động cho toàn quốc với số tiền là 7,3 tỷ rupee (48 triệu USD) để loại bỏ châu chấu.
Ông Manshad Asghar, tổng thư ký của Caritas tại Hyderabad, cho biết rằng các phương tiện truyền thông địa phương đã không công bố tin tức về các khu vực bị lâm nạn bởi vì họ lo sợ dân chúng bị báo động quá mức.
Tuy nhiên, châu chấu đã nhanh chóng tấn công “các quận nghèo, thiếu nước và thực phẩm”, ông nói.
Năm 2018, Caritas đã cung cấp nhiều khóa học về quản lý chăn nuôi, bảo quản thức ăn và thức ăn gia súc, lưu trữ hạt giống, quản lý cây trồng, bảo tồn đất và quản lý nước ở các huyện sa mạc Nagarparkar và Tharparkar. Năm nghìn người đã tham gia các khóa đào tạo, kết thúc vào tháng 3 năm 2019.
Vào cuối tuần trước ông Giám đốc Caritas Pakistan Amjad Gulzar đã họp khẩn cấp với toà khâm sứ Toà Thánh ở Balochistan, là nơi cào cào xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2019.
Chúng tôi đang lên kế hoạch phòng ngừa, ông nói, và đã đóng một vai trò lớn hơn trong việc nâng cao nhận thức của những người nông dân nghèo.
Đối với họ, việc trồng vây và chăn nuôi là phương tiện sinh sống duy nhất. Việc mất mùa có thể khiến các thực phẩm thiết yếu tăng giá.
Trong khi đó, Pakistan cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lúa mì nghiêm trọng ảnh hưởng đến các thành phố chính của nước này.
Giá bột và bánh mì tăng vọt vào tháng trước khi lúa mì biến mất khỏi các cửa hàng.
Để phản đối chính sách kiểm soát giá cả của chính phủ, các thợ làm bánh đã đình công.
Lúa mì là thực phẩm chính ở Pakistan, được trồng trên 60% diện tích nông nghiệp.
Theo ông Ashgar, tổng thư ký của Caritas, một ông bộ trưởng đã làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng những lời diễu cợt coi thường thiên tai này.
Tháng 11 năm ngoái, lan truyền ra một video của ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ở tỉnh Sindh, là Ismail Rahu. Ông đề nghị mọi người giải quyết thiên tai bằng cách ăn châu chấu: Chúng mà đến, thì mọi người cứ việc bắt chúng mà nhậu.
Ông Rahu nói rằng những người ở sa mạc thường ăn châu chấu, mọi người không nên lo lắng “vì chúng không có hại”.
5. Ðức Giáo hoàng Phanxicô xuất bản một cuốn sách cho trẻ em.
Một lần nữa Ðức Giáo hoàng Phanxicô lại đối thoại với các trẻ em, và lần này ngài thực hiện việc này qua một cuốn sách dành cho các em với những câu nói ngắn và đơn giản, với những hình ảnh sống động, khuyến khích các em chia sẻ, khoan dung và hòa bình.
“Trẻ em là hy vọng”, tập sách có tác giả là Ðức Giáo hoàng Phanxicô, đã được bán ở Ý từ hôm 30 tháng 01 năm 2020. Trong sách này, Ðức Giáo hoàng nói với các bạn nhỏ những câu như “hãy hạnh phúc khi ở bên người khác” hoặc “chơi với người khác như thể các con là một đội và tìm kiếm điều tốt cho mọi người.”
Những câu nói đơn giản và ngắn gọn của Ðức Giáo hoàng Phanxicô đã được cha Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí “Văn minh Kitô giáo” của dòng Tên, thu thập và được minh họa bởi các hình ảnh của nữ họa sĩ vẽ tranh minh họa trẻ em Sheree Boyd, cộng tác của các tờ báo như New York Times và tạp chí American Baby.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô đồng hành cùng những khoảnh khắc khác nhau trong ngày của trẻ em cách nhẹ nhàng, bằng cách gợi lên những điểm suy tư. Và như thế, khi nhìn thấy các em chơi đùa, ngài khuyên: “Hãy hạnh phúc khi ở bên người khác”, hoặc, tưởng tượng các em đang ở trong một khoảnh khắc khó khăn hay buồn bã, ngài khuyên: “Chúa Giê-su hiểu những vấn đề của con. Hãy cầu nguyện trong im lặng và để những lời nói được sinh ra từ nước mắt.”
Ðó là những lời khuyên nho nhỏ, giống như của một ông nội hay ông ngoại, để đồng hành cùng trẻ em, thông qua một hành trình với những hình ảnh độc đáo và đầy màu sắc.
Cuốn sách được giới thiệu: “Thông điệp của Ðức Giáo hoàng Phanxicô là phổ quát, gửi đến những người nhỏ nhất, bằng cách mời các em đón nhận tinh thần chia sẻ, khoan dung, hòa bình. Ðức Giáo hoàng nói với trẻ em một cách đơn giản và trực tiếp, mời gọi các em trở nên quảng đại, không sợ khóc, làm điều tốt trong cuộc sống, nhưng cũng phải mỉm cười, luôn luôn hợp sức, vui mừng và bộc phát niềm vui. Với một hình ảnh phản chiếu, trong đó mỗi đứa trẻ sẽ tìm thấy hình ảnh của mình.”
6. Những điều mang lại cuộc sống hạnh phúc - một cái nhìn chung giữa khoa học và lời dạy của Chúa Giêsu.
Nghiên cứu của Ðại Học Harvard đã theo dõi cùng một số người trong 80 năm và những phát hiện về những điều mang lại cuộc sống hạnh phúc được tiết lộ!
Bạn đã đọc gì về nghiên cứu mà Ðại Học Harvard theo đuổi trong suốt 80 năm, một việc đo lường sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống con người? Nghiên cứu bắt đầu trong những năm 1930 và tiếp tục cho đến ngày nay bằng việc thu thập dữ liệu về con cái của những người tham gia ban đầu. Cho đến nay, dữ liệu đã tiết lộ một vài xu hướng mạnh mẽ cho thấy những điều tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Ðiều thú vị là những phát hiện này tương đồng với những gì mà Chúa Giêsu và Tân Ước dạy. Dưới đây là 5 cách để vun đắp hạnh phúc từ những phát hiện của cuộc nghiên cứu và có liên hệ với những lời được trích từ Kinh Thánh.
1. Chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt khi bạn luống tuổi, phụ thuộc vào các mối tương quan của bạn
Một phát hiện lớn của nghiên cứu là những người có mối tương quan tốt, ổn định và những hệ thống hỗ trợ ở tuổi 50 thì thường có sức khỏe tốt hơn ở tuổi 80 so với những người nghèo nàn các mối tương quan tốt.
Chúa Giêsu cũng ủng hộ cho những mối tương quan và cộng đồng ổn định. Người sai cứ hai người một đi rao giảng (x. Lc 10,1). Người thành lập một cộng đoàn gồm 12 người (Tông Ðồ) và cùng với họ, Người rảo quanh làng mạc, dạy dỗ và trải nghiệm cuộc sống. Và Người nói rằng hình vi cao cả nhất của tình yêu là hy sinh tính mạng vì bạn hữu (x. Ga 15,13), cùng với lệnh truyền hãy yêu người lân cận như chính mình (x. Mc 12,31).
2. Ðời sống hôn nhân ổn định và thỏa mãn làm con người hạnh phúc hơn
Nghiên cứu nói rằng, khi con người sống trong hôn nhân hạnh phúc, họ có tâm trạng tốt vào những ngày mà họ trải nghiệm nhiều nỗi đau thể xác hơn so với bình thường. Mặt khác, những người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc cho biết, tâm trạng và thể xác đau đớn, tồi tệ hơn so với những ngày bình thường. Sự cô đơn cũng là nguyên nhân làm con người chết sớm hơn, với các nhà nghiên cứu cho rằng, nó nguy hiểm cho sức khỏe của bạn cũng giống như lạm dụng thuốc lá hoặc rượu.
Chúa Giêsu đòi buộc sự cam kết với người phối ngẫu của bạn bằng những tuyên bố chống lại ly dị (x. Mt 19). Sau này, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô, thánh Phaolô thôi thúc những người chồng và những người vợ hãy yêu thương nhau - điều này nhắm tới những mối tương quan yêu thương và tốt đẹp cho cả hai vợ chồng.
3. Hạnh phúc là khả năng ăn uống có chừng mực mà không lệ thuộc vào rượu bia hay thuốc lá
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có cuộc sống quân bình và hạnh phúc có thể quay ngược 180 độ nếu họ bắt đầu dính bén vào bia rượu trong nửa cuộc đời còn lại. Ðiều ngược lại cũng đúng - những người bị “chìm đắm” do lạm dụng rượu bia có thể trở lại cuộc sống trong nửa cuộc đời còn lại và tìm thấy hạnh phúc và sự quân bình.
Chúa Giêsu đồng ý rằng sự tiết độ là chìa khóa, khi Người rao giảng sự thanh thoát khỏi thế gian, và thay vào đó là sự gắn bó với Thiên Chúa. Người cật vấn rằng, được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích chi? (x. Mt 16,26). Trong nhiều lần, Người nói thật khó vào Thiên Ðàng nếu bạn quá gắn bó với những thứ thuộc thế gian (người giàu khó vào Nước Trời, vì anh ta tích trữ những kho báu dưới đất ngày một lớn, anh ta buồn bã bỏ đi vì không muốn chia tài sản của mình cho người nghèo).
4. Duy trì một sức khỏe cường tráng thì có ích cho hạnh phúc lâu dài
Ðiều này bao gồm duy trì hoạt động trong suốt cuộc đời bạn. Trong khi Chúa Giêsu không nói về việc ăn ở hợp lý, thì thánh Phaolô lại nhấn mạnh sự quan trọng của việc chăm lo cho thân xác chúng ta như là đền thờ Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6,19). Ngài cũng nhắc nhớ chúng ta tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.
5. Khả năng đương đầu với cuộc sống thăng trầm một cách lành mạnh là điều thiết yếu cho hạnh phúc
Ðó là những gì mà nghiên cứu cho thấy. Và Kitô giáo giúp đặt hoàn cảnh đổi thay của cuộc sống trong viễn cảnh: Chúa Giêsu nói rằng chúng ta không thuộc về thế gian (x. Ga 17,16) và Người sẻ chia sự đau khổ của chúng ta trong thế giới này thực sự giúp chúng ta sẵn sàng cho thế giới tương lai (x. Mt 5,3).
Vì vậy, làm thế nào chúng ta có được hạnh phúc? Nếu cả Chúa Giêsu và cả dọc dài nghiên cứu khoa học đều đồng tình rằng phải có sự tiết độ trong ăn uống, duy trì một ý nghĩa của niềm hy vọng và kiên nhẫn với cuộc sống, và dành ưu tiên cho các mối tương quan của chúng ta (đặc biệt là hôn nhân nếu chúng ta được chúc lành với người phối ngẫu), thì quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, bạn hãy bắt đầu như thế!
7. Ðức Tổng giám mục Giáo phận Erbil kêu gọi bình quyền cho các tín hữu Kitô Iraq.
Ðức Tổng giám mục Bashar Warda, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê ở Erbil, Iraq, kêu gọi sự bình quyền và phẩm giá cho các tín hữu Kitô tại nước này, giữa lúc những cuộc biểu tình phản đối chính quyền vẫn tiếp diễn tại Iraq.
Hãng tin Công Giáo CNA truyền đi hôm 30 tháng 01 năm 2020 từ Washington, cho biết trong cuộc thảo luận với một đại biểu quốc hội Mỹ ở thủ đô Mỹ, Ðức Tổng giám mục Bashar Warda tuyên bố rằng các tín hữu Kitô tại Iraq phải giữ một vai trò tích cực trong tương lai của đất nước, nếu họ muốn một nước Iraq hiệp nhất và đa tôn giáo.
Ðức Tổng giám mục đưa ra lời kêu gọi trên đây giữa lúc các cuộc biểu tình chống tham nhũng trong chính phủ Iraq kéo dài từ nhiều tháng nay. Cuộc biểu tình trong tuần lễ chót hồi tháng giêng vừa qua tại thủ đô Baghdad, có khoảng 200 ngàn người tham dự, trong đó đa số là người trẻ.
Hôm 28 tháng 01 năm 2020, trong cuộc gặp gỡ dân biểu Jeff Fortenberry, thuộc đảng Cộng hòa bang Nebraska, Ðức Tổng giám mục Warda cho biết “nạn tham nhũng tại Iraq hiện nay rất trầm trọng. Không có công ăn việc làm, không an ninh và cũng chẳng có tương lai. “Rất nhiều người trẻ Iraq không thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”. Họ cũng mong muốn một tương quan trong tinh thần tôn trọng nhau với cộng đồng quốc tế, chủ quyền Iraq được tôn trọng trên mọi bình diện chính trị, xã hội, tôn giáo.
Hồi tháng 12 năm 2019, Ðức Tổng giám mục Warda đã phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc, và cho biết những cuộc biểu tình tại Iraq là để bác bỏ chính phủ của Iraq sau năm 2003, đặc biệt là những chính phủ này được thành lập theo tinh thần phe phái. Theo Ðức Tổng giám mục Warda, các tín hữu Kitô cũng được chào đón khi tham gia các cuộc biểu tình, đó là một dấu chỉ cho thấy có sự yêu cầu một nước Iraq chân thực, đa tôn giáo, được xây dựng trên một hiến pháp không phản ánh luật Sharia của Hồi giáo, nhưng tôn trọng tự do tôn giáo.
Hôm Thứ Bảy 25 tháng 01 năm 2020, khi tiếp tổng thống Barham Salih của Iraq, Ðức Thánh cha nói đến nhu cầu ổn định để đất nước có tương lai và tầm quan trọng của các tín hữu Kitô trong việc duy trì kết cấu xã hội tại nước này.
Đức Cha Fisher xác nhận ngài chỉ mới nhận được văn kiện tóm tắt các điều được bàn luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon hồi tháng 10 năm ngoái chứ chưa nhận được gì về chính tông huấn hậu thượng hội đồng.
Được hỏi có gì tương tự giữa Úc và Amazon hay không và ngài nghĩ gì về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati, Đức Cha Fisher cho hay: tại Úc cũng có những vấn đề tương tự. Nhiều người nói rằng sau hơn 200 năm, Úc vẫn chưa có hàng linh mục thổ dân. Thưc thế, Đức Cha cho hay hiện ở Úc chỉ có một linh mục thổ dân, nhưng là một linh mục từ Hiệp Thông Anh Giáo trở lại Công Giáo. Trước đây, có một linh mục khác, nhưng ông này đã rời bỏ chức linh mục và nay là một chính trị gia và là một nhà lãnh đạo quan trọng.
Người Thổ Dân, chiếm tới 5 phần trăm dân số Úc, tuy có phó tế và nữ tu, nhưng không có ai tham gia hàng ngũ linh mục cả. Đức Cha hỏi tại sao và ngài trả lời: “một trong các lý do... là trong các xã hội thổ dân truyền thống, cho tới khi bạn cưới vợ và có con, bạn không thể lãnh đạo, được tôn kính như một nhà lãnh đạo. Bạn phải chứng tỏ tư cách đàn ông của mình bằng cách có con. Và do đó, theo các nền văn hóa này, không thể quan niệm được việc trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần nếu bạn là người độc thân.
Thành thử ta phải thừa nhận thực tại văn hóa của người bản địa Amazon và người Thổ Dân Úc. Theo Đức Cha, “ban bí tích và quyền lãnh đạo tinh thần cho các cộng đồng này là điều quan trọng hơn truyền thống độc thân của chúng ta”.
Nhưng Đức Cha Fisher không đồng ý đối với quan điểm cho rằng vì người bản địa Amazon và người Thổ Dân Úc “không có khả năng sống độc thân” nên ta phải chấp nhận, như một nhượng bộ, cho phép những viri probati của họ được phong chức linh mục.
Đức Cha gọi quan điểm ấy là quan điểm kỳ thị chủng tộc. “Chúng ta phải nhấn mạnh rằng mọi người, kể cả những người thuộc các nền văn hóa thổ dân, đều có khả năng có nền linh đạo và nhân đức cao độ như mọi con người khác”.
2. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher âu lo về xu thế nới lỏng luật độc thân linh mục
Nhân dịp này, Đức Cha Fisher tỏ ý lo ngại trước viễn ảnh thay đổi luật độc thân giáo sĩ, khi ngài phát biểu sau đó rằng “Tôi nghĩ còn có một vấn đề về việc, trong một đất nước, có thể có một nhóm có thể có các linh mục có vợ còn các nhóm khác thì không thể. Liệu tình huống này có còn hiện hữu trong trường kỳ hay không?”.
Nếu vì bất cứ lý do gì mà “bạn phải cho phép một hàng giáo sĩ có vợ, chẳng bao lâu bạn sẽ đẩy luật độc thân vào các đan viện. Nó sẽ trở thành một thực hành trong đan viện, không dành cho các linh mục thông thường mà chỉ dành cho những người thuộc các cộng đồng tu trì thường sống cô lập, trên những đỉnh núi cao”.
Đức Cha nhận định về luật độc thân như sau: “Tôi nghĩ bất kể các thất bại của một số linh mục độc thân tại một số thời điểm và tại một số nơi, luật độc thân vẫn mang lại nghị lực lớn lao và tài lãnh đạo tinh thần cho Giáo Hội, ở nhiều thời điểm trong lịch sử và tại nhiều nơi. Và đẩy luật độc thân vào các đan viện như tôi nghĩ sẽ diễn ra trong một số ít thế hệ hay thậm chí nhanh hơn, sẽ là một mất mát lớn lao cho Giáo Hội”.
Ngài kết luận “Tôi lo lắng về điều đó, tuy không muốn nói rằng tôi tuyệt đối loại bó nó”.
Trở lại chuyện Thượng Hội Đồng hay bất cứ loại hội nghị nào, kể cả công đồng toàn thể của Giáo Hội Công Giáo Úc, Đức Cha Fisher cho rằng người ta thường có những hoài mong không có thực chất. Đức Cha thuật lại phản ứng lúc mới công bố Công đồng Tòan thể của Úc năm 2017, “người ta bảo rằng mọi điều có đó để nắm bắt: bất cứ bạn nghĩ hay muốn gì, bất cứ bạn mơ ước gì, cứ việc nói ra”.
Họ làm như thể “Giáo Hội ở Úc không phải là thành phần của một điều gì đó lớn hơn, nó có thể đi con đường riêng; hay Giáo Hội Công Giáo không lệ thuộc Chúa và Thầy, chúng ta chỉ là một nghị viện có thể tạo ra luật lệ riêng; hay Giáo Hội Công Giáo không phải là một phần của truyền thống, nhưng thực sự có thể tiến hành theo tinh thần thời nay... “.
Theo ngài, có một lối nói cùng một điều như thế nhưng không tạo ra các hoài mong không thực tiễn. “Và tôi nghĩ đó là điều các nhà tổ chức muốn nói: ‘dĩ nhiên, chúng ta vẫn sẽ là Công Giáo, nhưng làm thế nào để có thể là một Giáo Hội tốt đẹp hơn cho anh chị em và với anh chị em’”.
Nhưng theo Đức Cha, chúng ta ưa nói và nghĩ theo các khẩu hiệu vắn tắt, và qua đó, thông điệp chúng ta nhận được khiến người ta có cảm tưởng nếu họ muốn bãi bỏ hàng giáo phẩm thì điều đó có thể thực hiện được. Hoặc nếu họ muốn thay đổi một vài điều trong Kinh Tin Kính, việc này có thể được Giáo Hội Úc thực hiện.
Nhưng đâu có thể thế được, vì Giáo Hội tại Úc là “một phần của điều gì đó lớn hơn”. Đức Cha nói: “Giáo Hội Công Giáo, trong tư cách một Giáo Hội hoàn cầu, chuyển dịch chậm hơn. Tôi nghĩ Chesterton từng nói ‘Nó là một trong các định chế dân chủ nhất, vì người chết cũng có lá phiếu của họ’. Truyền thống của chúng ta có một lá phiếu, chúng ta không tạo hoẹt ra nó trên đường chúng ta đi. Không nên coi nó như cối đá treo ở cổ vì quả là giải thoát khi không phải tái phát minh mỗi ngày điều niềm tin và nền luân lý của tôi sẽ là gì. Tôi cũng có một bản sắc, một truyền thống và một cộng đồng mà tôi tự hào”.
Tôn trọng nó có nghĩa có những điều sẽ không thay đổi hay không thay đổi một cách nhanh chóng. “Tôi nghĩ phương thức tích cực hẳn phải nghĩ bên trong những điều khả hữu, chúng ta có đang làm điều tốt nhất không? Có thể có thay đổi giáo luật trong tương lai, và chúng ta có thể giúp việc này. Nhưng chúng ta có làm tốt nhất với những gì chúng ta đã có chưa? Tôi không nghĩ như thế”.
Như trong vấn đề phụ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo. Nhiều nơi trên thế giới chưa làm đủ. Ta phải thách thức việc này bằng cách “nhìn ra bên ngoài chiếc hộp ta đang sử dụng một cách sáng tạo, cách chúng ta luôn luôn làm, nhưng bên trong những điều đã khả hữu trong luật lệ và phong tục cũng như thần học của ta, điều này là một khởi điểm tốt hơn là chỉ nói: ‘ta hãy hoàn toàn tưởng nghĩ lại Giáo Hội’, trừ phi là chuyện tiểu thuyết khoa học giả tưởng”
3. Đông Phi kêu cứu vì nạn Cào cào Châu chấu
Liên Hiệp Quốc cho hay nạn Cào cào Châu chấu đang tàn phá Đông Phi một cách tệ hại nhất trong 70 năm qua và xứ sở này cần ít nhất 76 triệu đô để diệt trừ đại họa này và phục hồi cuộc sống.
Cho đến nay, người ta mới vận động được 15 triệu đô để giúp ngăn ngừa đại họa đang đe tình trạng đói khổ của hàng triệu người ở các quốc gia Kenya, Ethiopia, Somalia và nhiều nơi khác! Giám đốc cấp cứu của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ông Dominique Bourgeon cho hay trong một cuộc họp ngắn tại Rome.
Nạn Cào cào Châu chấu là đại họa tồi tệ nhất trong 70 năm qua, lý do vì tình trạng biến đổi khí hậu. Sự bùng phát đại họa này một phần do khí hậu thay đổi, hiện đang đe dọa lan tràn sang Nam Sudan và Uganda! Những cơn mưa mới trong những tuần tới sẽ làm nẩy mầm nhiều cây hạt mới… Nhưng đại họa về Cào cào Châu chấu, nếu không được kiểm soát cho đến tháng 6 khi thời tiết khô tạnh, thì số lượng Cào cào Châu chấu, thể tăng gấp 500 lần hiện nay!
Nông dân đã mất 90% vụ mùa vì nạn Cào cào Châu chấu.
Ông Dongyu, chủ tịch của Hiệp Hội Lương thực Quốc tế Thế giới cho hay nếu số tiền đó mãi tháng Tư mới có, thì sẽ ra vô dụng; vì vậy, thời điểm và địa điểm là rất quan trọng. Nạn Cào cào Châu chấu sẽ tăng vọt hàng tỷ con và phá hoại mùa màng… Người đại diện cho tổ chức ở Ethiopia cho hay một số nông dân ở Châu Phi, quốc gia đông dân thứ hai của châu này đã mất 90% sản lượng mùa màng vì nạn Cào cào Châu chấu! Những con vật này đang di chuyển về thung lũng Rift của Ethiopia, cái nôi nông sản nông nghiệp chính của đất nước.
Các nhà chức trách cho biết việc phun thuốc trừ sâu hiện nay không có hiệu quả, các quan chức ở Kenya và các nơi khác nói cần nhiều máy bay xịt thuốc trừ sâu hơn. Một bầy Cào cào Châu chấu mà thôi đã có thể lên tới 150 triệu con, chúng bay rập một chu vi nhiều cây số vuông tương tự như cả 250 sân bóng đá gom lại... Một bầy Cào cào Châu chấu lớn ở đông bắc Kenya bay dài cả 60 km và trải rộng cả 40 km (37 dặm dài 25 dặm rộng).
Cuộc sống phần đa dân chúng phụ thuộc vào mùa này, nên chúng tôi lo rằng Cào cào Châu chấu sẽ phá hủy vụ thu hoạch, làm thực phẩm bị thiếu hụt trầm trọng! Phải chờ đến tháng 10 của vụ mùa tới mới lại có lương thực! Ngay cả trước khi bộc phá nạn Cáo cào Châu chấu này, gần 20 triệu người đã phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực ở Đông Phi vì hạn hán và lũ lụt triền miên...
4. Sau Đông phi đến lượt Pakistan tuyên bố tình trạng khẩn trương vì Châu Chấu
Chính quyền Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc gia vào ngày 31 tháng 1 để chống lại sự lan tràn cuả loài châu chấu sa mạc đang phá hủy mùa màng ở tỉnh Punjab, sau khi đã phá hủy 22.000 mẫu Anh (8,900 ha) nông sản ở tỉnh Sindh.
Lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước, loại côn trùng này đã lan đến các tỉnh miền bắc, tới tận tỉnh biên giới cuả miền Tây Bắc là Khyber Pakhtunkhwa. Trước đây các tai ương cuả những năm 1993 và 1997 chỉ ảnh hưởng đến hai tỉnh Punjab và Sindh.
Theo ông Bộ trưởng Bộ An ninh lương thực quốc gia Makhdoom Khusro Bakhtiar, sự xâm nhập của châu chấu là do biến đổi khí hậu.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Imran Khan đã thành lập một ủy ban liên bang cấp cao.
Các Bộ trưởng và quan chức từ bốn tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động cho toàn quốc với số tiền là 7,3 tỷ rupee (48 triệu USD) để loại bỏ châu chấu.
Ông Manshad Asghar, tổng thư ký của Caritas tại Hyderabad, cho biết rằng các phương tiện truyền thông địa phương đã không công bố tin tức về các khu vực bị lâm nạn bởi vì họ lo sợ dân chúng bị báo động quá mức.
Tuy nhiên, châu chấu đã nhanh chóng tấn công “các quận nghèo, thiếu nước và thực phẩm”, ông nói.
Năm 2018, Caritas đã cung cấp nhiều khóa học về quản lý chăn nuôi, bảo quản thức ăn và thức ăn gia súc, lưu trữ hạt giống, quản lý cây trồng, bảo tồn đất và quản lý nước ở các huyện sa mạc Nagarparkar và Tharparkar. Năm nghìn người đã tham gia các khóa đào tạo, kết thúc vào tháng 3 năm 2019.
Vào cuối tuần trước ông Giám đốc Caritas Pakistan Amjad Gulzar đã họp khẩn cấp với toà khâm sứ Toà Thánh ở Balochistan, là nơi cào cào xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2019.
Chúng tôi đang lên kế hoạch phòng ngừa, ông nói, và đã đóng một vai trò lớn hơn trong việc nâng cao nhận thức của những người nông dân nghèo.
Đối với họ, việc trồng vây và chăn nuôi là phương tiện sinh sống duy nhất. Việc mất mùa có thể khiến các thực phẩm thiết yếu tăng giá.
Trong khi đó, Pakistan cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lúa mì nghiêm trọng ảnh hưởng đến các thành phố chính của nước này.
Giá bột và bánh mì tăng vọt vào tháng trước khi lúa mì biến mất khỏi các cửa hàng.
Để phản đối chính sách kiểm soát giá cả của chính phủ, các thợ làm bánh đã đình công.
Lúa mì là thực phẩm chính ở Pakistan, được trồng trên 60% diện tích nông nghiệp.
Theo ông Ashgar, tổng thư ký của Caritas, một ông bộ trưởng đã làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng những lời diễu cợt coi thường thiên tai này.
Tháng 11 năm ngoái, lan truyền ra một video của ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ở tỉnh Sindh, là Ismail Rahu. Ông đề nghị mọi người giải quyết thiên tai bằng cách ăn châu chấu: Chúng mà đến, thì mọi người cứ việc bắt chúng mà nhậu.
Ông Rahu nói rằng những người ở sa mạc thường ăn châu chấu, mọi người không nên lo lắng “vì chúng không có hại”.
5. Ðức Giáo hoàng Phanxicô xuất bản một cuốn sách cho trẻ em.
Một lần nữa Ðức Giáo hoàng Phanxicô lại đối thoại với các trẻ em, và lần này ngài thực hiện việc này qua một cuốn sách dành cho các em với những câu nói ngắn và đơn giản, với những hình ảnh sống động, khuyến khích các em chia sẻ, khoan dung và hòa bình.
“Trẻ em là hy vọng”, tập sách có tác giả là Ðức Giáo hoàng Phanxicô, đã được bán ở Ý từ hôm 30 tháng 01 năm 2020. Trong sách này, Ðức Giáo hoàng nói với các bạn nhỏ những câu như “hãy hạnh phúc khi ở bên người khác” hoặc “chơi với người khác như thể các con là một đội và tìm kiếm điều tốt cho mọi người.”
Những câu nói đơn giản và ngắn gọn của Ðức Giáo hoàng Phanxicô đã được cha Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí “Văn minh Kitô giáo” của dòng Tên, thu thập và được minh họa bởi các hình ảnh của nữ họa sĩ vẽ tranh minh họa trẻ em Sheree Boyd, cộng tác của các tờ báo như New York Times và tạp chí American Baby.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô đồng hành cùng những khoảnh khắc khác nhau trong ngày của trẻ em cách nhẹ nhàng, bằng cách gợi lên những điểm suy tư. Và như thế, khi nhìn thấy các em chơi đùa, ngài khuyên: “Hãy hạnh phúc khi ở bên người khác”, hoặc, tưởng tượng các em đang ở trong một khoảnh khắc khó khăn hay buồn bã, ngài khuyên: “Chúa Giê-su hiểu những vấn đề của con. Hãy cầu nguyện trong im lặng và để những lời nói được sinh ra từ nước mắt.”
Ðó là những lời khuyên nho nhỏ, giống như của một ông nội hay ông ngoại, để đồng hành cùng trẻ em, thông qua một hành trình với những hình ảnh độc đáo và đầy màu sắc.
Cuốn sách được giới thiệu: “Thông điệp của Ðức Giáo hoàng Phanxicô là phổ quát, gửi đến những người nhỏ nhất, bằng cách mời các em đón nhận tinh thần chia sẻ, khoan dung, hòa bình. Ðức Giáo hoàng nói với trẻ em một cách đơn giản và trực tiếp, mời gọi các em trở nên quảng đại, không sợ khóc, làm điều tốt trong cuộc sống, nhưng cũng phải mỉm cười, luôn luôn hợp sức, vui mừng và bộc phát niềm vui. Với một hình ảnh phản chiếu, trong đó mỗi đứa trẻ sẽ tìm thấy hình ảnh của mình.”
6. Những điều mang lại cuộc sống hạnh phúc - một cái nhìn chung giữa khoa học và lời dạy của Chúa Giêsu.
Nghiên cứu của Ðại Học Harvard đã theo dõi cùng một số người trong 80 năm và những phát hiện về những điều mang lại cuộc sống hạnh phúc được tiết lộ!
Bạn đã đọc gì về nghiên cứu mà Ðại Học Harvard theo đuổi trong suốt 80 năm, một việc đo lường sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống con người? Nghiên cứu bắt đầu trong những năm 1930 và tiếp tục cho đến ngày nay bằng việc thu thập dữ liệu về con cái của những người tham gia ban đầu. Cho đến nay, dữ liệu đã tiết lộ một vài xu hướng mạnh mẽ cho thấy những điều tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Ðiều thú vị là những phát hiện này tương đồng với những gì mà Chúa Giêsu và Tân Ước dạy. Dưới đây là 5 cách để vun đắp hạnh phúc từ những phát hiện của cuộc nghiên cứu và có liên hệ với những lời được trích từ Kinh Thánh.
1. Chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt khi bạn luống tuổi, phụ thuộc vào các mối tương quan của bạn
Một phát hiện lớn của nghiên cứu là những người có mối tương quan tốt, ổn định và những hệ thống hỗ trợ ở tuổi 50 thì thường có sức khỏe tốt hơn ở tuổi 80 so với những người nghèo nàn các mối tương quan tốt.
Chúa Giêsu cũng ủng hộ cho những mối tương quan và cộng đồng ổn định. Người sai cứ hai người một đi rao giảng (x. Lc 10,1). Người thành lập một cộng đoàn gồm 12 người (Tông Ðồ) và cùng với họ, Người rảo quanh làng mạc, dạy dỗ và trải nghiệm cuộc sống. Và Người nói rằng hình vi cao cả nhất của tình yêu là hy sinh tính mạng vì bạn hữu (x. Ga 15,13), cùng với lệnh truyền hãy yêu người lân cận như chính mình (x. Mc 12,31).
2. Ðời sống hôn nhân ổn định và thỏa mãn làm con người hạnh phúc hơn
Nghiên cứu nói rằng, khi con người sống trong hôn nhân hạnh phúc, họ có tâm trạng tốt vào những ngày mà họ trải nghiệm nhiều nỗi đau thể xác hơn so với bình thường. Mặt khác, những người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc cho biết, tâm trạng và thể xác đau đớn, tồi tệ hơn so với những ngày bình thường. Sự cô đơn cũng là nguyên nhân làm con người chết sớm hơn, với các nhà nghiên cứu cho rằng, nó nguy hiểm cho sức khỏe của bạn cũng giống như lạm dụng thuốc lá hoặc rượu.
Chúa Giêsu đòi buộc sự cam kết với người phối ngẫu của bạn bằng những tuyên bố chống lại ly dị (x. Mt 19). Sau này, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô, thánh Phaolô thôi thúc những người chồng và những người vợ hãy yêu thương nhau - điều này nhắm tới những mối tương quan yêu thương và tốt đẹp cho cả hai vợ chồng.
3. Hạnh phúc là khả năng ăn uống có chừng mực mà không lệ thuộc vào rượu bia hay thuốc lá
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có cuộc sống quân bình và hạnh phúc có thể quay ngược 180 độ nếu họ bắt đầu dính bén vào bia rượu trong nửa cuộc đời còn lại. Ðiều ngược lại cũng đúng - những người bị “chìm đắm” do lạm dụng rượu bia có thể trở lại cuộc sống trong nửa cuộc đời còn lại và tìm thấy hạnh phúc và sự quân bình.
Chúa Giêsu đồng ý rằng sự tiết độ là chìa khóa, khi Người rao giảng sự thanh thoát khỏi thế gian, và thay vào đó là sự gắn bó với Thiên Chúa. Người cật vấn rằng, được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích chi? (x. Mt 16,26). Trong nhiều lần, Người nói thật khó vào Thiên Ðàng nếu bạn quá gắn bó với những thứ thuộc thế gian (người giàu khó vào Nước Trời, vì anh ta tích trữ những kho báu dưới đất ngày một lớn, anh ta buồn bã bỏ đi vì không muốn chia tài sản của mình cho người nghèo).
4. Duy trì một sức khỏe cường tráng thì có ích cho hạnh phúc lâu dài
Ðiều này bao gồm duy trì hoạt động trong suốt cuộc đời bạn. Trong khi Chúa Giêsu không nói về việc ăn ở hợp lý, thì thánh Phaolô lại nhấn mạnh sự quan trọng của việc chăm lo cho thân xác chúng ta như là đền thờ Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6,19). Ngài cũng nhắc nhớ chúng ta tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.
5. Khả năng đương đầu với cuộc sống thăng trầm một cách lành mạnh là điều thiết yếu cho hạnh phúc
Ðó là những gì mà nghiên cứu cho thấy. Và Kitô giáo giúp đặt hoàn cảnh đổi thay của cuộc sống trong viễn cảnh: Chúa Giêsu nói rằng chúng ta không thuộc về thế gian (x. Ga 17,16) và Người sẻ chia sự đau khổ của chúng ta trong thế giới này thực sự giúp chúng ta sẵn sàng cho thế giới tương lai (x. Mt 5,3).
Vì vậy, làm thế nào chúng ta có được hạnh phúc? Nếu cả Chúa Giêsu và cả dọc dài nghiên cứu khoa học đều đồng tình rằng phải có sự tiết độ trong ăn uống, duy trì một ý nghĩa của niềm hy vọng và kiên nhẫn với cuộc sống, và dành ưu tiên cho các mối tương quan của chúng ta (đặc biệt là hôn nhân nếu chúng ta được chúc lành với người phối ngẫu), thì quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, bạn hãy bắt đầu như thế!
7. Ðức Tổng giám mục Giáo phận Erbil kêu gọi bình quyền cho các tín hữu Kitô Iraq.
Ðức Tổng giám mục Bashar Warda, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê ở Erbil, Iraq, kêu gọi sự bình quyền và phẩm giá cho các tín hữu Kitô tại nước này, giữa lúc những cuộc biểu tình phản đối chính quyền vẫn tiếp diễn tại Iraq.
Hãng tin Công Giáo CNA truyền đi hôm 30 tháng 01 năm 2020 từ Washington, cho biết trong cuộc thảo luận với một đại biểu quốc hội Mỹ ở thủ đô Mỹ, Ðức Tổng giám mục Bashar Warda tuyên bố rằng các tín hữu Kitô tại Iraq phải giữ một vai trò tích cực trong tương lai của đất nước, nếu họ muốn một nước Iraq hiệp nhất và đa tôn giáo.
Ðức Tổng giám mục đưa ra lời kêu gọi trên đây giữa lúc các cuộc biểu tình chống tham nhũng trong chính phủ Iraq kéo dài từ nhiều tháng nay. Cuộc biểu tình trong tuần lễ chót hồi tháng giêng vừa qua tại thủ đô Baghdad, có khoảng 200 ngàn người tham dự, trong đó đa số là người trẻ.
Hôm 28 tháng 01 năm 2020, trong cuộc gặp gỡ dân biểu Jeff Fortenberry, thuộc đảng Cộng hòa bang Nebraska, Ðức Tổng giám mục Warda cho biết “nạn tham nhũng tại Iraq hiện nay rất trầm trọng. Không có công ăn việc làm, không an ninh và cũng chẳng có tương lai. “Rất nhiều người trẻ Iraq không thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”. Họ cũng mong muốn một tương quan trong tinh thần tôn trọng nhau với cộng đồng quốc tế, chủ quyền Iraq được tôn trọng trên mọi bình diện chính trị, xã hội, tôn giáo.
Hồi tháng 12 năm 2019, Ðức Tổng giám mục Warda đã phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc, và cho biết những cuộc biểu tình tại Iraq là để bác bỏ chính phủ của Iraq sau năm 2003, đặc biệt là những chính phủ này được thành lập theo tinh thần phe phái. Theo Ðức Tổng giám mục Warda, các tín hữu Kitô cũng được chào đón khi tham gia các cuộc biểu tình, đó là một dấu chỉ cho thấy có sự yêu cầu một nước Iraq chân thực, đa tôn giáo, được xây dựng trên một hiến pháp không phản ánh luật Sharia của Hồi giáo, nhưng tôn trọng tự do tôn giáo.
Hôm Thứ Bảy 25 tháng 01 năm 2020, khi tiếp tổng thống Barham Salih của Iraq, Ðức Thánh cha nói đến nhu cầu ổn định để đất nước có tương lai và tầm quan trọng của các tín hữu Kitô trong việc duy trì kết cấu xã hội tại nước này.