GIÁP TẾT
Một ngày giáp Tết, ba thành viên của Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đi tặng quà tết cho bà con giáo dân của hai giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho.
Đến cả hai nhà thờ, chúng tôi đều được quí cha chánh xứ tiếp đón và trợ giúp công việc. Nhà thờ Sông Xoài bên này sông, nhưng có Đức Mẹ được đặt trên một cù lao nhỏ nên chúng tôi phải đi ghe máy qua đó khoảng mười trên sông Vàm Cỏ Tây. Ngày xưa, nơi cù lao nhỏ này, người ta chôn những thi thể chết trôi vô thừa nhận; rồi một đài Đức Mẹ Mân Côi được dựng ngay giữa những ngôi mộ ấy, làm cho nơi này bớt hoang lạnh.
Xem Hình
Chúng tôi bước ra khỏi ghe, đi vào con đường nhỏ để đứng trước đài Đức Mẹ. Chúng tôi chào bà con giáo dân đã có mặt ở đó và cùng với họ đọc kinh, dâng hương trước Đức Mẹ. Sau đó ba người chúng tôi tặng phong bao lì xì cho bà con. Chụp hình chung với cha xứ và bà con nơi đây trước linh đài Đức Mẹ, lòng chúng tôi lâng lâng vui, thầm mong sẽ có một mùa xuân an lành đến với chúng tôi vì có Mẹ chở che.
Dưới trời trưa nắng, ngôi nhà thờ thứ hai nằm cạnh cây cầu đẹp, đó là giáo xứ Nước Trong. Ngày giáp Tết mà vắng lặng quá! Thay vì nghỉ trưa, chúng tôi trò chuyện cùng cha chánh xứ, một người đã ở tuổi trung niên, tuy để tóc đầu đinh nhưng trông cha vẫn hiền lành.
Khoảng một giờ sau, cha hướng dẫn chúng tôi đến giáo họ Đông Hòa của giáo xứ Nước Trong, cách đó vài cây số. Nắng xoáy xuống đầu. Trong khi chờ bà con đến, cha cùng ông chánh trương và chúng tôi ngồi trong nhà giáo dân; ở đây không có nhà nguyện, cha dâng lễ trong nhà một giáo dân, cũng tương đối khang trang sạch đẹp. Cha chỉ cho chúng tôi một nền nhà nguyện, đang xây dở dang thì bị dừng lại, đã hơn một năm rồi, chưa biết đến bao giờ được tiếp tục.
Chúng tôi phát quà trong một nhà kho. Ở đây, giáo dân người miền nam đơn sơ, chất phác. Một số người đến lác đác, đến trễ. Nán lại một chút, qua câu chuyện, chúng tôi mới biết bà con ở đây đa số trồng khoai mỡ, làm nông và đi làm mướn.Năm nay khoai được mùa mà giá thấp quá nên bà con bị lỗ vốn. Thôi thì, một chút sẻ chia chẳng bao giờ thừa! Chúng tôi hỏi một ông chống gậy: “Thưa, nếu tính năm nay thì ông bao nhiêu tuổi ạ?” Ông nói: “Tôi nay sáu mươi mốt!” Chúng tôi buột miệng: “Còn con thì sáu mươi lăm!”. Nói rồi chúng tôi bặm môi nín cười vì thấy mình nói “hớ” và “vô duyên” quá!
Trước khi về, chúng tôi hỏi thăm cha nhiều chuyện, có một chuyện tế nhị làm tôi nghĩ ngợi một chút. Cha cho biết, giáo họ chưa bao giờ họp mặt trong một bữa ăn thân tình, cha nói ra một con số mà tôi tính nhẩm chỉ khoảng 300 Usd.
Đường từ Thạnh hóa, Long An về Sài Gòn người ta bán nhiều hoa và cây trái. Chúng tôi ghé mua hoa, mua thơm, dưa... Một mùa xuân đến trên quê hương mà ở đó người giáo dân sống tĩnh lặng, hy vọng và phó thác.
THỜI KHẮC GIAO THỪA
Trước thời khắc giao thừa – một mốc thời gian con người đặt ra để đánh dấu lịch sử - chúng tôi tham dự thánh lễ trong giáo xứ của mình – Giáo xứ Vinh Sơn 3. Của lễ dâng hôm nay có cả bánh chưng, như có một chút hồn dân tộc, hương của quê hương, làm của lễ đêm nay khác với thánh lễ trọng khác. Sau thánh lễ, nhiều người vui vẻ chúc nhau, rồi chụp hình. Năm nay, giáo xứ chúng tôi có nhiều đổi mới: cha chánh xứ cũ có lòng thương người đã đổi đến một nơi....có nhiều người cần “thương đến” hơn; cha chánh xứ mới năng động, bầu khí của giáo xứ cũng có thay đổi một chút, dường như khiêm tốn hơn, trầm lặng hơn.
Khuôn viên giáo xứ chúng tôi được trưng bày giống như là có một “đường hoa mi ni”, ngõ ngách nào cũng có hoa; giáo dân nô nức thay nhau chụp hình. Chúng tôi đi về nhà, thắp sáng điện trên bàn thờ Chúa và dâng hương lên bàn thời cha mẹ, thấy lòng ấm cúng lạ. Chắc chắn là không phải ấm cúng vì hương nhang mà vì đã rước Mình Thánh Chúa trước giờ khắc chuyển giao sang năm mới, mà vì đó còn là nguồn sống của những tháng ngày sắp tới nữa!
NGÀY MỒNG MỘT TẾT
Chiều mồng một Tết, chúng tôi xuất hành đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế để tham dự Hành Hương Minh Niên. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã chủ sự thánh lễ đầu tiên trong ba ngày hành hương này. Năm nào cộng đoàn tu viện và giáo dân ở đây cũng cung nghinh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng hẳn là tâm tình của mỗi người, mỗi năm có thay đổi khác nhau khi tỏ lòng cung kính người Mẹ hằng luôn cứu giúp, hộ phù nhiều người với những khát vọng riêng. Khán đài thì rực rỡ sắc hoa đèn, còn giáo dân thì đông và trật tự, làm cho thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng.
Nếu lời mở đầu của cha đại diện tu viện là một lời giới thiệu: “Theo truyền thống thì hằng năm, chúng con vẫn có ba ngày hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ngay khi bắt đầu, chúng con đã cùng với Mẹ Maria hành hương trong nửa giờ vì chúng con muốn được thấy chính Mẹ cùng đi với chúng con với biết bao gian nan thử thách. Và chúng con vui mừng hân hoan hơn nữa, được Đức Cha là vị chủ chăn của giáo phận, lại có mặt trong giờ phút linh thiêng, quí báu này...Và giờ đây xin Đức Cha dâng thánh lễ cầu bình an.” thì lời mở đầu thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục cũng thân thiện, đầy đủ và yêu thương:
“Kính thưa quí ông bà, anh chị em,
Chúng ta đã bước vào năm mới – năm Canh Tý. Hôm nay là ngày mồng một Tết, xin được gửi tới anh chị em lời chào năm mới, cùng với lời cầu chúc của Giáo Hội ân sủng, bình an và ơn thông hiệp của Chúa Ba Ngôi....Chúng ta dâng thánh lễ này cầu nguyện cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Đại Gia Đình Tổng giáo phận, cho cộng đoàn giáo xứ, cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cho mỗi người chúng ta. Điều chúng ta khao khát là xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an, và càng thêm một năm, chúng ta càng tăng trưởng trong đời sống đức tin, đức cậy và đức bác ái. Xin Chúa ban cho mọi người được ấm no hạnh phúc, được phát triển và được bảo vệ phẩm giá của mỗi một người. Xin cho cộng đoàn chúng ta càng ngày càng biết nghe theo lời Đức Mẹ, chúng ta tin vào Chúa, thực hành Lời Chúa, để sự bình an được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta. Trong tâm tình ấy, chúng ta cùng cất lên bài ca vinh danh Chúa để chúc tụng và tôn vinh.”
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Giuse không triết lý quá cao siêu mà xoáy vào lòng người những suy tư thực tế. Từ Lời Chúa trong bài đọc, Đức Cha dẫn dắt ra đời sống thực tế, đó là sống trong tâm tình phó thác, phải cầu nguyện, giãi bày những ưu tư với Thiên Chúa, tin vào Chúa quan phòng. Đặc biệt, lời cầu nguyện của người Kitô hữu không phải ở dạng “thông tin” cho Chúa biết, biến đổi ý của Chúa cho phù hợp với ý muốn của mình, mà phải cầu nguyện ngược lại, ý của mình phù hợp với ý Chúa. Mọi người nên bắt chước cách cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Người ta thường chúc nhau “Vạn Sự Như Ý”, nhưng người Kitô hữu thì phải cầu chúc “Vạn Sự Như Ý Chúa” mới đúng. Cứ trình bày nguyện vọng của chúng ta với Chúa để nói lên sự tùy thuộc của chúng ta, lòng trông cậy của chúng ta vào tình thương của Chúa và giao phó cho Chúa. Điều chúng ta tìm là sự sống, đó là sự sống tinh thần, sự sống tâm linh, là sự sống vĩnh cửu. Cầu nguyện với Chúa qua Đức Mẹ là điều rất hợp với ý Chúa Giêsu.
Sau thánh lễ, nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ vị chủ chăn mới của TGP Sài Gòn trước khi xếp hàng đón nhận Lộc Chúa.
MỘT CHÚT TÂM TÌNH
Hôm nay, chúng tôi nhận được Lộc Chúa với câu: “Hãy luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người. (1Tx 5,15), chúng tôi hiểu được Chúa vẫn dùng chúng tôi “làm việc vặt” cho Ngài. Dẫu vậy, chúng tôi nghĩ việc “Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc...” có nhiều tính từ thiện hơn là tính xã hội nhưng việc này chẳng bao giờ cổ xưa, chẳng bao giờ cũ vì ở xã hội nào cũng có những người đói nghèo, bệnh tật.
Đầu năm mới, chúng tôi tạ ơn những việc làm đã qua và nếu Ngài còn muốn thì chúng tôi vẫn cất bước lên đường; cũng không có gì phải boăn khoăn lo lắng hay phải áy náy lương tâm nếu Ngài cho “nghỉ ngơi”, mà cứ an vui trong lòng mến mà thôi.
Một ngày giáp Tết, ba thành viên của Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đi tặng quà tết cho bà con giáo dân của hai giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho.
Đến cả hai nhà thờ, chúng tôi đều được quí cha chánh xứ tiếp đón và trợ giúp công việc. Nhà thờ Sông Xoài bên này sông, nhưng có Đức Mẹ được đặt trên một cù lao nhỏ nên chúng tôi phải đi ghe máy qua đó khoảng mười trên sông Vàm Cỏ Tây. Ngày xưa, nơi cù lao nhỏ này, người ta chôn những thi thể chết trôi vô thừa nhận; rồi một đài Đức Mẹ Mân Côi được dựng ngay giữa những ngôi mộ ấy, làm cho nơi này bớt hoang lạnh.
Xem Hình
Chúng tôi bước ra khỏi ghe, đi vào con đường nhỏ để đứng trước đài Đức Mẹ. Chúng tôi chào bà con giáo dân đã có mặt ở đó và cùng với họ đọc kinh, dâng hương trước Đức Mẹ. Sau đó ba người chúng tôi tặng phong bao lì xì cho bà con. Chụp hình chung với cha xứ và bà con nơi đây trước linh đài Đức Mẹ, lòng chúng tôi lâng lâng vui, thầm mong sẽ có một mùa xuân an lành đến với chúng tôi vì có Mẹ chở che.
Dưới trời trưa nắng, ngôi nhà thờ thứ hai nằm cạnh cây cầu đẹp, đó là giáo xứ Nước Trong. Ngày giáp Tết mà vắng lặng quá! Thay vì nghỉ trưa, chúng tôi trò chuyện cùng cha chánh xứ, một người đã ở tuổi trung niên, tuy để tóc đầu đinh nhưng trông cha vẫn hiền lành.
Khoảng một giờ sau, cha hướng dẫn chúng tôi đến giáo họ Đông Hòa của giáo xứ Nước Trong, cách đó vài cây số. Nắng xoáy xuống đầu. Trong khi chờ bà con đến, cha cùng ông chánh trương và chúng tôi ngồi trong nhà giáo dân; ở đây không có nhà nguyện, cha dâng lễ trong nhà một giáo dân, cũng tương đối khang trang sạch đẹp. Cha chỉ cho chúng tôi một nền nhà nguyện, đang xây dở dang thì bị dừng lại, đã hơn một năm rồi, chưa biết đến bao giờ được tiếp tục.
Trước khi về, chúng tôi hỏi thăm cha nhiều chuyện, có một chuyện tế nhị làm tôi nghĩ ngợi một chút. Cha cho biết, giáo họ chưa bao giờ họp mặt trong một bữa ăn thân tình, cha nói ra một con số mà tôi tính nhẩm chỉ khoảng 300 Usd.
Đường từ Thạnh hóa, Long An về Sài Gòn người ta bán nhiều hoa và cây trái. Chúng tôi ghé mua hoa, mua thơm, dưa... Một mùa xuân đến trên quê hương mà ở đó người giáo dân sống tĩnh lặng, hy vọng và phó thác.
THỜI KHẮC GIAO THỪA
Trước thời khắc giao thừa – một mốc thời gian con người đặt ra để đánh dấu lịch sử - chúng tôi tham dự thánh lễ trong giáo xứ của mình – Giáo xứ Vinh Sơn 3. Của lễ dâng hôm nay có cả bánh chưng, như có một chút hồn dân tộc, hương của quê hương, làm của lễ đêm nay khác với thánh lễ trọng khác. Sau thánh lễ, nhiều người vui vẻ chúc nhau, rồi chụp hình. Năm nay, giáo xứ chúng tôi có nhiều đổi mới: cha chánh xứ cũ có lòng thương người đã đổi đến một nơi....có nhiều người cần “thương đến” hơn; cha chánh xứ mới năng động, bầu khí của giáo xứ cũng có thay đổi một chút, dường như khiêm tốn hơn, trầm lặng hơn.
NGÀY MỒNG MỘT TẾT
Chiều mồng một Tết, chúng tôi xuất hành đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế để tham dự Hành Hương Minh Niên. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã chủ sự thánh lễ đầu tiên trong ba ngày hành hương này. Năm nào cộng đoàn tu viện và giáo dân ở đây cũng cung nghinh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng hẳn là tâm tình của mỗi người, mỗi năm có thay đổi khác nhau khi tỏ lòng cung kính người Mẹ hằng luôn cứu giúp, hộ phù nhiều người với những khát vọng riêng. Khán đài thì rực rỡ sắc hoa đèn, còn giáo dân thì đông và trật tự, làm cho thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng.
Nếu lời mở đầu của cha đại diện tu viện là một lời giới thiệu: “Theo truyền thống thì hằng năm, chúng con vẫn có ba ngày hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ngay khi bắt đầu, chúng con đã cùng với Mẹ Maria hành hương trong nửa giờ vì chúng con muốn được thấy chính Mẹ cùng đi với chúng con với biết bao gian nan thử thách. Và chúng con vui mừng hân hoan hơn nữa, được Đức Cha là vị chủ chăn của giáo phận, lại có mặt trong giờ phút linh thiêng, quí báu này...Và giờ đây xin Đức Cha dâng thánh lễ cầu bình an.” thì lời mở đầu thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục cũng thân thiện, đầy đủ và yêu thương:
“Kính thưa quí ông bà, anh chị em,
Chúng ta đã bước vào năm mới – năm Canh Tý. Hôm nay là ngày mồng một Tết, xin được gửi tới anh chị em lời chào năm mới, cùng với lời cầu chúc của Giáo Hội ân sủng, bình an và ơn thông hiệp của Chúa Ba Ngôi....Chúng ta dâng thánh lễ này cầu nguyện cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Đại Gia Đình Tổng giáo phận, cho cộng đoàn giáo xứ, cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cho mỗi người chúng ta. Điều chúng ta khao khát là xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an, và càng thêm một năm, chúng ta càng tăng trưởng trong đời sống đức tin, đức cậy và đức bác ái. Xin Chúa ban cho mọi người được ấm no hạnh phúc, được phát triển và được bảo vệ phẩm giá của mỗi một người. Xin cho cộng đoàn chúng ta càng ngày càng biết nghe theo lời Đức Mẹ, chúng ta tin vào Chúa, thực hành Lời Chúa, để sự bình an được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta. Trong tâm tình ấy, chúng ta cùng cất lên bài ca vinh danh Chúa để chúc tụng và tôn vinh.”
Sau thánh lễ, nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ vị chủ chăn mới của TGP Sài Gòn trước khi xếp hàng đón nhận Lộc Chúa.
MỘT CHÚT TÂM TÌNH
Hôm nay, chúng tôi nhận được Lộc Chúa với câu: “Hãy luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người. (1Tx 5,15), chúng tôi hiểu được Chúa vẫn dùng chúng tôi “làm việc vặt” cho Ngài. Dẫu vậy, chúng tôi nghĩ việc “Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc...” có nhiều tính từ thiện hơn là tính xã hội nhưng việc này chẳng bao giờ cổ xưa, chẳng bao giờ cũ vì ở xã hội nào cũng có những người đói nghèo, bệnh tật.
Đầu năm mới, chúng tôi tạ ơn những việc làm đã qua và nếu Ngài còn muốn thì chúng tôi vẫn cất bước lên đường; cũng không có gì phải boăn khoăn lo lắng hay phải áy náy lương tâm nếu Ngài cho “nghỉ ngơi”, mà cứ an vui trong lòng mến mà thôi.