Nhiều người đã thẳng thắn lên tiếng phê bình bộ phim The Two Popes. Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em bài phê bình sau đây của một vị Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Cha Robert Emmet Barron (sinh 19 tháng 11 năm 1959) là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, kể từ ngày 08 tháng 9 năm 2015. Trước đó, ngài là Giám Đốc chủng viện Mundelein của Tổng Giáo Phận Chicago. Đức Cha Barron là một thần học gia, một tác giả, một nhà truyền giáo nổi tiếng với chương trình Word On Fire (Lời Bừng Cháy).
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
The One Pope
by Bishop Robert Barron, January 2, 2020
Cuốn phim Một Vị Giáo Hoàng
Giám mục Robert Barron, ngày 2 tháng Giêng 2020
Bộ phim mới The Two Popes - Hai Vị Giáo Hoàng - được quảng cáo rất ồn ào của Netflix, lẽ ra phải được gọi là The One Pope – Một Vị Giáo Hoàng, vì trong khi nó thể hiện một bức chân dung có sắc thái, kết cấu và cảm thông về Đức Jorge Mario Bergoglio (Đức Giáo Hoàng Phanxicô), nó lại là một bức tranh biếm họa hoàn toàn về Đức Joseph Ratzinger (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI). Sự mất cân bằng này làm tổn hại nghiêm trọng đến bộ phim, mà mục đích của nó, dường như, là để cho thấy rằng Đức Bênêđíctô già nua gắt gỏng, vụ luật đã tìm thấy định hướng tâm linh của mình thông qua những trợ giúp của Đức Phanxicô thân thiện, có tầm nhìn hướng tới tương lai. Nhưng một quỹ đạo theo chủ đề như vậy cuối cùng chà đạp cả hai vị, và biến những gì lẽ ra là một nghiên cứu nhân vật cực kỳ thú vị thành một lời xin lỗi có thể dự đoán trước và thật tẻ nhạt của nhà làm phim về phiên bản của đạo Công Giáo mà ông ta ưa thích.
Sự kiện chúng ta đang đối diện với một bức tranh biếm họa về Đức Ratzinger trở nên rõ ràng ngay trong những phút đầu của bộ phim, Đức Hồng Y xứ Bavaria được trình bày như đang hoạch định một âm mưu đầy tham vọng để bảo đảm thắng lợi cho cuộc bầu cử mình thành Giáo hoàng vào năm 2005. Thực ra, ít nhất ba lần, Đức Hồng Y Ratzinger đã thực sự cầu xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho phép ngài rút lui khỏi vị trí người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin để tiếp tục cuộc sống nghiên cứu và cầu nguyện. Ngài ở lại chỉ vì Đức Gioan Phaolô II kiên quyết từ chối các thỉnh cầu này. Và vào năm 2005, sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II, ngay cả những người chống đối ý thức hệ của Đức Ratzinger cũng thừa nhận rằng vị Hồng Y bảy mươi tám tuổi bây giờ không muốn gì hơn là trở về Bavaria và viết các khảo luận về Kitô học của mình. Cố nhiên, phải có âm mưu tham vọng cho đúng tuồng tích của bức tranh biếm họa về một giáo sĩ “bảo thủ”, nhưng nó hoàn toàn không liên quan gì đến Đức Joseph Ratzinger bằng xương bằng thịt. Hơn nữa, trong cái cảnh miêu tả cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Bergoglio trong các khu vườn tại Castel Gandolfo, vị Giáo Hoàng già nua đã cau mày đả kích đồng nghiệp người Á Căn Đình của mình, chỉ trích cay đắng thần học của vị Hồng Y này. Một lần nữa, ngay cả những người thường gièm pha Đức Joseph Ratzinger cũng phải thừa nhận rằng “Rottweiler của Thiên Chúa” [tiếng Việt thường gọi là “Con chó nhà Đức Chúa Trời” – xuất phát từ hình ảnh con chó ngậm bó đuốc sáng rực biểu hiệu cho các nhà thuyết giáo, hỗ trợ vị Mục Tử Giêsu, canh chừng cho đoàn chiên khỏi sói rừng. Thuật ngữ này thường được nhắc đến trong thời gian ngài đảm trách chức vụ tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin – chú thích của người dịch] trong thực tế luôn là người từ ái, ăn nói nhỏ nhẹ, và dịu dàng khi giao tiếp với người khác. Một lần nữa hình ảnh một nhà tư tưởng đang sủa là một bức tranh biếm họa thường được dùng nhưng nó không gần gũi chút nào với con người thực của Đức Ratzinger.
Nhưng sự bôi nhọ tính cách nhân vật nghiêm trọng nhất xảy ra vào cuối cuốn phim khi một Đức Bênêđíctô bị mất tinh thần, quyết tâm từ chức giáo hoàng, thừa nhận rằng ngài đã ngừng nghe tiếng nói của Chúa và ngài chỉ bắt đầu nghe lại được tiếng nói ấy qua tình bạn mới được tìm thấy nơi Đức Hồng Y Bergoglio! Xin nói ngay với anh chị em là khi nói những điều sau đây tôi không có ý muốn thể hiện một sự thiếu tôn trọng đối với con người thật của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng cho rằng một trong những người Công Giáo thông minh và nhạy bén về mặt siêu nhiên nhất trong một trăm năm qua mà phải cần đến sự can thiệp của Đức Hồng Y Bergoglio để nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa thì quá sức vô lý. Từ đầu đến cuối sự nghiệp của ngài, Đức Ratzinger/Bênêđíctô đã tạo ra một số kiệt tác thần học sáng ngời nhất trong truyền thống vĩ đại. Đến năm 2012, ngài mệt mỏi và ốm yếu về thể chất, và ngài cảm thấy không có khả năng cai quản bộ máy vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo, vâng, tất nhiên là như thế. Nhưng cho rằng ngài mất tinh thần thì xạo quá. Một lần nữa, một số người khuynh tả hoang tưởng rằng “những người bảo thủ” che dấu sự phá sản tinh thần của họ đằng sau một lớp vỏ các luật lệ và thói độc đoán, nhưng cố mà áp đặt cái lối diễn giải này lên Đức Joseph Ratzinger thì khó đấy.
Phần hay nhất của bộ phim này là những đoạn hồi tưởng về những giai đoạn trước trong cuộc đời của Đức Jorge Bergoglio, đã làm sáng tỏ đáng kể sự phát triển tâm lý và tâm linh của vị Giáo Hoàng tương lai. Cảnh mô tả cuộc gặp gỡ mạnh mẽ của ngài với một cha giải tội chết vì ung thư là đặc biệt xúc động, và cũng không thể chê vào đâu được là cảnh ngài đối phó với hai linh mục Dòng Tên thuộc thẩm quyền của mình trong “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” tại Á Căn Đình đã đi được một chặng đường dài nhằm giải thích sự dấn thân của ngài đối với người nghèo và sự đơn sơ của ngài trong cuộc sống. Điều có thể cải thiện rất lớn cho bộ phim, theo đánh giá khiêm tốn của tôi, là một cách đối xử tương tự đối với Đức Joseph Ratzinger. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về cậu bé mười sáu tuổi xuất thân trong một gia đình chống phát xít quyết liệt, lại bị ép buộc thi hành nghĩa vụ quân sự trong những ngày tàn của Đệ tam Quốc xã, thì chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự nghi ngờ sâu sắc của Đức Ratzinger đối với chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa toàn trị, và những nhóm cuồng tín suy tôn cá nhân. Phải chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng lại vị linh mục trẻ, cố vấn thần học cho Đức Hồng Y Frings, lãnh đạo phe tự do tại Công Đồng Vatican II và háo hức muốn từ bỏ chủ nghĩa bảo thủ tiền Công Đồng, chúng ta sẽ hiểu rằng ngài không phải là người nhắm mắt bảo vệ cho bằng được hiện trạng. Giá mà bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị giáo sư tại Đại Học Tübingen, kinh hoàng trước một thứ chủ nghĩa cực đoan hậu Công Đồng đang gây hại cho thần học, chúng ta có thể hiểu sự thận trọng của ngài đối với các chương trình ủng hộ cho những thay đổi chỉ vì muốn có sự đổi thay. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin sáng tác một tài liệu đầy sắc thái, vừa phê phán lại vừa đánh giá sâu sắc về Thần học Giải phóng, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề thờ ơ với hoàn cảnh của người nghèo.
Bây giờ, tôi nhận ra rằng nếu làm như thế thì bộ phim sẽ dài hơn rất nhiều, nhưng ai quan tâm chuyện đó? Tôi đã sẵn sàng bỏ ra ba tiếng rưỡi đồng hồ xem bộ phim khá tẻ nhạt The Irishman. Tôi sẽ rất vui khi bỏ ra bốn tiếng xem một bộ phim chân thực và sâu sắc về Đức Joseph Ratzinger cũng như về Đức Jorge Mario Bergoglio. Đó không chỉ là một nghiên cứu tâm lý hấp dẫn, mà còn là một cái nhìn sáng sủa về hai quan điểm giáo hội khác nhau nhưng bổ sung sâu sắc cho nhau. Nếu không, chúng ta lại chỉ có thêm một phim biếm họa.
Source:Word On FireThe One Pope
Đức Cha Robert Emmet Barron (sinh 19 tháng 11 năm 1959) là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, kể từ ngày 08 tháng 9 năm 2015. Trước đó, ngài là Giám Đốc chủng viện Mundelein của Tổng Giáo Phận Chicago. Đức Cha Barron là một thần học gia, một tác giả, một nhà truyền giáo nổi tiếng với chương trình Word On Fire (Lời Bừng Cháy).
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
The One Pope
by Bishop Robert Barron, January 2, 2020
Cuốn phim Một Vị Giáo Hoàng
Giám mục Robert Barron, ngày 2 tháng Giêng 2020
Bộ phim mới The Two Popes - Hai Vị Giáo Hoàng - được quảng cáo rất ồn ào của Netflix, lẽ ra phải được gọi là The One Pope – Một Vị Giáo Hoàng, vì trong khi nó thể hiện một bức chân dung có sắc thái, kết cấu và cảm thông về Đức Jorge Mario Bergoglio (Đức Giáo Hoàng Phanxicô), nó lại là một bức tranh biếm họa hoàn toàn về Đức Joseph Ratzinger (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI). Sự mất cân bằng này làm tổn hại nghiêm trọng đến bộ phim, mà mục đích của nó, dường như, là để cho thấy rằng Đức Bênêđíctô già nua gắt gỏng, vụ luật đã tìm thấy định hướng tâm linh của mình thông qua những trợ giúp của Đức Phanxicô thân thiện, có tầm nhìn hướng tới tương lai. Nhưng một quỹ đạo theo chủ đề như vậy cuối cùng chà đạp cả hai vị, và biến những gì lẽ ra là một nghiên cứu nhân vật cực kỳ thú vị thành một lời xin lỗi có thể dự đoán trước và thật tẻ nhạt của nhà làm phim về phiên bản của đạo Công Giáo mà ông ta ưa thích.
Sự kiện chúng ta đang đối diện với một bức tranh biếm họa về Đức Ratzinger trở nên rõ ràng ngay trong những phút đầu của bộ phim, Đức Hồng Y xứ Bavaria được trình bày như đang hoạch định một âm mưu đầy tham vọng để bảo đảm thắng lợi cho cuộc bầu cử mình thành Giáo hoàng vào năm 2005. Thực ra, ít nhất ba lần, Đức Hồng Y Ratzinger đã thực sự cầu xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho phép ngài rút lui khỏi vị trí người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin để tiếp tục cuộc sống nghiên cứu và cầu nguyện. Ngài ở lại chỉ vì Đức Gioan Phaolô II kiên quyết từ chối các thỉnh cầu này. Và vào năm 2005, sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II, ngay cả những người chống đối ý thức hệ của Đức Ratzinger cũng thừa nhận rằng vị Hồng Y bảy mươi tám tuổi bây giờ không muốn gì hơn là trở về Bavaria và viết các khảo luận về Kitô học của mình. Cố nhiên, phải có âm mưu tham vọng cho đúng tuồng tích của bức tranh biếm họa về một giáo sĩ “bảo thủ”, nhưng nó hoàn toàn không liên quan gì đến Đức Joseph Ratzinger bằng xương bằng thịt. Hơn nữa, trong cái cảnh miêu tả cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Bergoglio trong các khu vườn tại Castel Gandolfo, vị Giáo Hoàng già nua đã cau mày đả kích đồng nghiệp người Á Căn Đình của mình, chỉ trích cay đắng thần học của vị Hồng Y này. Một lần nữa, ngay cả những người thường gièm pha Đức Joseph Ratzinger cũng phải thừa nhận rằng “Rottweiler của Thiên Chúa” [tiếng Việt thường gọi là “Con chó nhà Đức Chúa Trời” – xuất phát từ hình ảnh con chó ngậm bó đuốc sáng rực biểu hiệu cho các nhà thuyết giáo, hỗ trợ vị Mục Tử Giêsu, canh chừng cho đoàn chiên khỏi sói rừng. Thuật ngữ này thường được nhắc đến trong thời gian ngài đảm trách chức vụ tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin – chú thích của người dịch] trong thực tế luôn là người từ ái, ăn nói nhỏ nhẹ, và dịu dàng khi giao tiếp với người khác. Một lần nữa hình ảnh một nhà tư tưởng đang sủa là một bức tranh biếm họa thường được dùng nhưng nó không gần gũi chút nào với con người thực của Đức Ratzinger.
Nhưng sự bôi nhọ tính cách nhân vật nghiêm trọng nhất xảy ra vào cuối cuốn phim khi một Đức Bênêđíctô bị mất tinh thần, quyết tâm từ chức giáo hoàng, thừa nhận rằng ngài đã ngừng nghe tiếng nói của Chúa và ngài chỉ bắt đầu nghe lại được tiếng nói ấy qua tình bạn mới được tìm thấy nơi Đức Hồng Y Bergoglio! Xin nói ngay với anh chị em là khi nói những điều sau đây tôi không có ý muốn thể hiện một sự thiếu tôn trọng đối với con người thật của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng cho rằng một trong những người Công Giáo thông minh và nhạy bén về mặt siêu nhiên nhất trong một trăm năm qua mà phải cần đến sự can thiệp của Đức Hồng Y Bergoglio để nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa thì quá sức vô lý. Từ đầu đến cuối sự nghiệp của ngài, Đức Ratzinger/Bênêđíctô đã tạo ra một số kiệt tác thần học sáng ngời nhất trong truyền thống vĩ đại. Đến năm 2012, ngài mệt mỏi và ốm yếu về thể chất, và ngài cảm thấy không có khả năng cai quản bộ máy vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo, vâng, tất nhiên là như thế. Nhưng cho rằng ngài mất tinh thần thì xạo quá. Một lần nữa, một số người khuynh tả hoang tưởng rằng “những người bảo thủ” che dấu sự phá sản tinh thần của họ đằng sau một lớp vỏ các luật lệ và thói độc đoán, nhưng cố mà áp đặt cái lối diễn giải này lên Đức Joseph Ratzinger thì khó đấy.
Phần hay nhất của bộ phim này là những đoạn hồi tưởng về những giai đoạn trước trong cuộc đời của Đức Jorge Bergoglio, đã làm sáng tỏ đáng kể sự phát triển tâm lý và tâm linh của vị Giáo Hoàng tương lai. Cảnh mô tả cuộc gặp gỡ mạnh mẽ của ngài với một cha giải tội chết vì ung thư là đặc biệt xúc động, và cũng không thể chê vào đâu được là cảnh ngài đối phó với hai linh mục Dòng Tên thuộc thẩm quyền của mình trong “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” tại Á Căn Đình đã đi được một chặng đường dài nhằm giải thích sự dấn thân của ngài đối với người nghèo và sự đơn sơ của ngài trong cuộc sống. Điều có thể cải thiện rất lớn cho bộ phim, theo đánh giá khiêm tốn của tôi, là một cách đối xử tương tự đối với Đức Joseph Ratzinger. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về cậu bé mười sáu tuổi xuất thân trong một gia đình chống phát xít quyết liệt, lại bị ép buộc thi hành nghĩa vụ quân sự trong những ngày tàn của Đệ tam Quốc xã, thì chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự nghi ngờ sâu sắc của Đức Ratzinger đối với chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa toàn trị, và những nhóm cuồng tín suy tôn cá nhân. Phải chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng lại vị linh mục trẻ, cố vấn thần học cho Đức Hồng Y Frings, lãnh đạo phe tự do tại Công Đồng Vatican II và háo hức muốn từ bỏ chủ nghĩa bảo thủ tiền Công Đồng, chúng ta sẽ hiểu rằng ngài không phải là người nhắm mắt bảo vệ cho bằng được hiện trạng. Giá mà bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị giáo sư tại Đại Học Tübingen, kinh hoàng trước một thứ chủ nghĩa cực đoan hậu Công Đồng đang gây hại cho thần học, chúng ta có thể hiểu sự thận trọng của ngài đối với các chương trình ủng hộ cho những thay đổi chỉ vì muốn có sự đổi thay. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin sáng tác một tài liệu đầy sắc thái, vừa phê phán lại vừa đánh giá sâu sắc về Thần học Giải phóng, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề thờ ơ với hoàn cảnh của người nghèo.
Bây giờ, tôi nhận ra rằng nếu làm như thế thì bộ phim sẽ dài hơn rất nhiều, nhưng ai quan tâm chuyện đó? Tôi đã sẵn sàng bỏ ra ba tiếng rưỡi đồng hồ xem bộ phim khá tẻ nhạt The Irishman. Tôi sẽ rất vui khi bỏ ra bốn tiếng xem một bộ phim chân thực và sâu sắc về Đức Joseph Ratzinger cũng như về Đức Jorge Mario Bergoglio. Đó không chỉ là một nghiên cứu tâm lý hấp dẫn, mà còn là một cái nhìn sáng sủa về hai quan điểm giáo hội khác nhau nhưng bổ sung sâu sắc cho nhau. Nếu không, chúng ta lại chỉ có thêm một phim biếm họa.
Source:Word On Fire